Mây Trôi - Trôi Hết Một Đời"
Thơ Nguyễn Xuân Quang, Phạm Duy phổ nhạc,
Ngọc Hải trình bày
Mây Trôi, Trôi Hết Một Đời
Thơ Nguyễn Xuân Quang
Chiều nay nơi đây, nơi đây quê người
Ngồi trông mây trôi, mây trôi, mây trôi
Trôi trong đáy cốc rượu vơi
Ngẩn ngơ em ơi đã hết cuộc đời
Chung thân biệt xứ, bao giờ cùng thấy mặt trời
Chiều nay mây trôi, trôi hết một đời...
Giờ em nơi đâu, nơi đâu, nơi nào
Ở trong hang sâu hay trên non cao
Hay nơi đất mới khổ đau
Giờ em lao đao nơi công trường nào
Em mang nợ máu hay là em đã qua cầu
Hoặc em ra khơi cưỡi sóng bạc đầu?
Em, tiểu thơ rừng thiêng kinh tế
Em, công chúa Lọ Lem nơi nông trường
Em, Thúy Kiều mán rừng cây quế
Em, ni cô địa ngục khám đường
Máu em nồng quỷ uống mềm môi
Thịt trầm hương quỷ đói say mồi
Đã cơn say thế rồi lũ quỷ
Bỗng ngu ngơ vuốt mặt thành người
Người mà lại phản bội người
Người mà lại hận thù người
Người mà lại hành hạ người
Không nhận mình là người...
Chiều nay nơi đây, nơi đây quê người
Ngồi trông mây trôi, mây trôi, mây trôi
Trôi trong đáy cốc rượu vơi
Ngẩn ngơ em ơi đã hết cuộc đời
Chung thân biệt xứ, bao giờ cùng thấy mặt trời
Chiều nay mây trôi, trôi hết một đời...
Thơ Nguyễn Xuân Quang
Chiều nay nơi đây, nơi đây quê người
Ngồi trông mây trôi, mây trôi, mây trôi
Trôi trong đáy cốc rượu vơi
Ngẩn ngơ em ơi đã hết cuộc đời
Chung thân biệt xứ, bao giờ cùng thấy mặt trời
Chiều nay mây trôi, trôi hết một đời...
Giờ em nơi đâu, nơi đâu, nơi nào
Ở trong hang sâu hay trên non cao
Hay nơi đất mới khổ đau
Giờ em lao đao nơi công trường nào
Em mang nợ máu hay là em đã qua cầu
Hoặc em ra khơi cưỡi sóng bạc đầu?
Em, tiểu thơ rừng thiêng kinh tế
Em, công chúa Lọ Lem nơi nông trường
Em, Thúy Kiều mán rừng cây quế
Em, ni cô địa ngục khám đường
Máu em nồng quỷ uống mềm môi
Thịt trầm hương quỷ đói say mồi
Đã cơn say thế rồi lũ quỷ
Bỗng ngu ngơ vuốt mặt thành người
Người mà lại phản bội người
Người mà lại hận thù người
Người mà lại hành hạ người
Không nhận mình là người...
Chiều nay nơi đây, nơi đây quê người
Ngồi trông mây trôi, mây trôi, mây trôi
Trôi trong đáy cốc rượu vơi
Ngẩn ngơ em ơi đã hết cuộc đời
Chung thân biệt xứ, bao giờ cùng thấy mặt trời
Chiều nay mây trôi, trôi hết một đời...
*
* *
* *
Sài Gòn Chỉ Vui Khi Các Anh Về
Tác giả: Bảo Chương -
Tiếng hát Khánh Ly
Lời dẫn nhập Duyên Anh
Nhưng Sàigòn ra sao? Nước mắt vẫn cần cho thành phố bất hạnh đó. Một thi sĩ viết:
Sàigòn trong nhà gửi nỗi buồn
Ra sân, ra ngõ trống, đời trơn
Ra phường, ra phố, ra tăm tắp
Nơi những đề lao giữa núi rừng
Sàigòn trong nhà mẹ ngóng con
Mắt sông cát lấp đã rêu cồn
Miệng thầm kinh nguyện lòng nghi hoặc
Ôi mãi cầu xin vẫn mỏi mòn
Sàigòn trong nhà vợ nhớ chồng
Nhớ khùng, nhớ dại, nhớ lung tung
Nhớ nhiều, nhớ mãi. không quên nhớ
Buổi tối tay anh bị siết còng
Sàigòn trong nhà con đợi cha
Năm sáu mùa xuân bố vắng nhà
Bao giờ bố mới về đây bố
Con lớn khôn rồi biết xót xa
Sàigòn trong nhà đầy ưu phiền
Rất hài hoà cảnh tượng chìm đen
Tủ giường. bàn ghế, nồi, xoong, chảo
Cùng với người chung một nỗi niềm
Sàigòn trong nhà vắng như tờ
Lâu lâu giọt nhỏ vọng hồn xua
Chú thạch thùng quen thôi tặc lưỡi
Và con nhện cũng chán giăng tơ
Sàigòn trong nhà, Sàigòn ơi
Hãy thinh không nhé, hãy trùng khơi
Hãy im lặng đến thời lên tiếng
Vì tiếng em cao vọng tuyệt vời
Sàigòn trong nhà buồn bã, Sàigòn ngoài phố ủ ê. Khuôn mặt chính xác của phồn vinh không giả tạo của xã hội chủ nghĩa đã phơi bày rõ rệt dưới ống kính trung thực của Tây phương. Nó là phần thưởng cao quý của những kẻ đòi hòa bình tức khắc ở Việt Nam. Hòa bình rồi đó. Hòa bình lâu rồi đó. Người đổi đời sống với ma ở nghĩa địa. Người lượm từng chiếc túi ny-lông dơ bẩn rửa sạch để bán kiếm tiền mua gạo chợ đen. Hòa bình rồi đó. Thù hận khởi sự, nhân quyền bị chà đạp, nhà tù mở rộng cửa lùa con người vô tội vào. Hòa bình rồi đó, một hòa bình rỗng tuếch, đói khổ. Thiên đường bánh vẽ Cộng Sản lộ nguyên hình. Cách mạng cai trị bằng chính sách gạo.
Ngày xưa roi điện thì còn
Ngày nay roi gạo hao mòn thịt xương
Vẫn thứ roi gạo phũ phàng đã quất nát bao tử dân miền Bắc, lại quất ê chề bao tử dân miền Nam. Ông Hồ Chí Minh hứa hẹn: “Đánh xong giặc Mỹ ta sẽ xây dựng lại bằng mười năm xưa.” Chẳng phải thế đâu, chẳng bao giờ có xây dựng mà chỉ có băng hoại, băng hoại đến cả tình người. Con người tưởng đã được đoàn tụ trong khốn cùng, vẫn bị cưỡng bức ra đi. Lưu đầy tại quê nhà? Đi đâu? Những miền tù ngục ngụy trang kinh tế mới. Phấn cách mạng, son giải phóng đã nham nhở trên mặt hề chế độ Cộng Sản. Người Việt Nam lại đi, lại đói khổ, lại lếch thếch, lại bơ vơ. Và đó là định nghĩa tự do, hạnh phúc của Việt Nam dân chủ cộng hòa biến thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những ai còn ảo tưởng Cộng Sản nữa đây? Hãy nghe dân gian lên tiếng:
Từ khi ta có Bác Hồ
Nhân dân chẳng được ăn no ngày nào…
Mãi mà là khó khăn, là con người oằn vai, cong lưng thay trâu bò trong một xã hội tô son khẩu hiệu “Xã hội Cộng Sản không còn người bóc lột người”. Cái xã hội tồi tệ đó, lãnh tụ ăn đặc táo và dân chúng ăn khoai mì, ngô, gạo hẩm ròng rã ba chục năm và sẽ ngàn năm…
Ai sinh ra cái củ mì
Hỏi: Để làm gì? Đáp: Để mà ăn
Nước nhà mãi mãi khó khăn
Dân mình mãi mãi phải ăn củ mì
Con người bị nô lệ hóa, bị bóc lột tận cùng sức lao động, bị đói khổ, bệnh hoạn. Vậy mà chế độ cứ trơ trẽn khoác lác “Lao động là vinh quang”. Vậy mà Tố Hữu cứ nịnh hót Hồ Chí Minh:
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa của em thơ, lụa tặng già
Sữa nào tặng em thơ? Lụa nào tặng cụ già? Cụ già nằm rên rỉ trên nền đất trong căn nhà ọp ẹp vùng kinh tế mới. Em thơ vừa nhay vú mẹ vừa khóc vì mẹ ăn khoai mì vú làm sao căng sữa? Đảng thay người bóc lột người. Và người lam lũ, khốn nạn gấp trăm lần người dưới ách thống trị thực dân, đế quốc. Người đã có cách mạng, vẫn lao động thi đua với trâu bò. Người đã bị cưỡng bức “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” tồi tệ.
Và đây là Cung Thiếu Nhi của xã hội chủ nghĩa ấy, là trường học dạy bài “trồng người” của ông Hồ Chí Minh. Ở Cung Thiếu Nhi, ở Nhà Trẻ, ở Mẫu Giáo, ở Tiểu Học Cộng Sản, tuổi thơ đập đá mưu sinh, đập nát hồn nhiên hoa bướm. Tuổi thơ vừa đập đá vừa hát:
Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Lời Bác nay thành chiến thắng huy hoàng
Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông
Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến
đã thành công…
Kháng chiến đã thành công. Và hạnh phúc của tuổi thơ là đập đá. Em bé Sàigòn ơi, ngưng đập đá một chút, được không? Người chị dân công phẫn nộ, quắc mắt diều hâu chống đối Cộng Sản bóc lột sức lao động ơi, ngưng phẫn nộ một chút, được không? Em gái Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt ơi, ngưng cấy lúa một chút được không? Cho tôi hỏi:
- Sàigòn vui không em?
Và chúng ta đã nghe câu trả lời:
- Sàigòn chỉ vui khi các anh về.
Nhưng Sàigòn ra sao? Nước mắt vẫn cần cho thành phố bất hạnh đó. Một thi sĩ viết:
Sàigòn trong nhà gửi nỗi buồn
Ra sân, ra ngõ trống, đời trơn
Ra phường, ra phố, ra tăm tắp
Nơi những đề lao giữa núi rừng
Sàigòn trong nhà mẹ ngóng con
Mắt sông cát lấp đã rêu cồn
Miệng thầm kinh nguyện lòng nghi hoặc
Ôi mãi cầu xin vẫn mỏi mòn
Sàigòn trong nhà vợ nhớ chồng
Nhớ khùng, nhớ dại, nhớ lung tung
Nhớ nhiều, nhớ mãi. không quên nhớ
Buổi tối tay anh bị siết còng
Sàigòn trong nhà con đợi cha
Năm sáu mùa xuân bố vắng nhà
Bao giờ bố mới về đây bố
Con lớn khôn rồi biết xót xa
Sàigòn trong nhà đầy ưu phiền
Rất hài hoà cảnh tượng chìm đen
Tủ giường. bàn ghế, nồi, xoong, chảo
Cùng với người chung một nỗi niềm
Sàigòn trong nhà vắng như tờ
Lâu lâu giọt nhỏ vọng hồn xua
Chú thạch thùng quen thôi tặc lưỡi
Và con nhện cũng chán giăng tơ
Sàigòn trong nhà, Sàigòn ơi
Hãy thinh không nhé, hãy trùng khơi
Hãy im lặng đến thời lên tiếng
Vì tiếng em cao vọng tuyệt vời
Sàigòn trong nhà buồn bã, Sàigòn ngoài phố ủ ê. Khuôn mặt chính xác của phồn vinh không giả tạo của xã hội chủ nghĩa đã phơi bày rõ rệt dưới ống kính trung thực của Tây phương. Nó là phần thưởng cao quý của những kẻ đòi hòa bình tức khắc ở Việt Nam. Hòa bình rồi đó. Hòa bình lâu rồi đó. Người đổi đời sống với ma ở nghĩa địa. Người lượm từng chiếc túi ny-lông dơ bẩn rửa sạch để bán kiếm tiền mua gạo chợ đen. Hòa bình rồi đó. Thù hận khởi sự, nhân quyền bị chà đạp, nhà tù mở rộng cửa lùa con người vô tội vào. Hòa bình rồi đó, một hòa bình rỗng tuếch, đói khổ. Thiên đường bánh vẽ Cộng Sản lộ nguyên hình. Cách mạng cai trị bằng chính sách gạo.
Ngày xưa roi điện thì còn
Ngày nay roi gạo hao mòn thịt xương
Vẫn thứ roi gạo phũ phàng đã quất nát bao tử dân miền Bắc, lại quất ê chề bao tử dân miền Nam. Ông Hồ Chí Minh hứa hẹn: “Đánh xong giặc Mỹ ta sẽ xây dựng lại bằng mười năm xưa.” Chẳng phải thế đâu, chẳng bao giờ có xây dựng mà chỉ có băng hoại, băng hoại đến cả tình người. Con người tưởng đã được đoàn tụ trong khốn cùng, vẫn bị cưỡng bức ra đi. Lưu đầy tại quê nhà? Đi đâu? Những miền tù ngục ngụy trang kinh tế mới. Phấn cách mạng, son giải phóng đã nham nhở trên mặt hề chế độ Cộng Sản. Người Việt Nam lại đi, lại đói khổ, lại lếch thếch, lại bơ vơ. Và đó là định nghĩa tự do, hạnh phúc của Việt Nam dân chủ cộng hòa biến thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những ai còn ảo tưởng Cộng Sản nữa đây? Hãy nghe dân gian lên tiếng:
Từ khi ta có Bác Hồ
Nhân dân chẳng được ăn no ngày nào…
Mãi mà là khó khăn, là con người oằn vai, cong lưng thay trâu bò trong một xã hội tô son khẩu hiệu “Xã hội Cộng Sản không còn người bóc lột người”. Cái xã hội tồi tệ đó, lãnh tụ ăn đặc táo và dân chúng ăn khoai mì, ngô, gạo hẩm ròng rã ba chục năm và sẽ ngàn năm…
Ai sinh ra cái củ mì
Hỏi: Để làm gì? Đáp: Để mà ăn
Nước nhà mãi mãi khó khăn
Dân mình mãi mãi phải ăn củ mì
Con người bị nô lệ hóa, bị bóc lột tận cùng sức lao động, bị đói khổ, bệnh hoạn. Vậy mà chế độ cứ trơ trẽn khoác lác “Lao động là vinh quang”. Vậy mà Tố Hữu cứ nịnh hót Hồ Chí Minh:
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa của em thơ, lụa tặng già
Sữa nào tặng em thơ? Lụa nào tặng cụ già? Cụ già nằm rên rỉ trên nền đất trong căn nhà ọp ẹp vùng kinh tế mới. Em thơ vừa nhay vú mẹ vừa khóc vì mẹ ăn khoai mì vú làm sao căng sữa? Đảng thay người bóc lột người. Và người lam lũ, khốn nạn gấp trăm lần người dưới ách thống trị thực dân, đế quốc. Người đã có cách mạng, vẫn lao động thi đua với trâu bò. Người đã bị cưỡng bức “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” tồi tệ.
Và đây là Cung Thiếu Nhi của xã hội chủ nghĩa ấy, là trường học dạy bài “trồng người” của ông Hồ Chí Minh. Ở Cung Thiếu Nhi, ở Nhà Trẻ, ở Mẫu Giáo, ở Tiểu Học Cộng Sản, tuổi thơ đập đá mưu sinh, đập nát hồn nhiên hoa bướm. Tuổi thơ vừa đập đá vừa hát:
Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Lời Bác nay thành chiến thắng huy hoàng
Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông
Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến
đã thành công…
Kháng chiến đã thành công. Và hạnh phúc của tuổi thơ là đập đá. Em bé Sàigòn ơi, ngưng đập đá một chút, được không? Người chị dân công phẫn nộ, quắc mắt diều hâu chống đối Cộng Sản bóc lột sức lao động ơi, ngưng phẫn nộ một chút, được không? Em gái Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt ơi, ngưng cấy lúa một chút được không? Cho tôi hỏi:
- Sàigòn vui không em?
Và chúng ta đã nghe câu trả lời:
- Sàigòn chỉ vui khi các anh về.
*
* *
* *
Vĩnh Biệt Sài Gòn (Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt)
Nhạc Lam Phương-Tiếng hát Ngọc Hải
Sài Gòn ơi xin giã từ em,
thành phố yêu ơi, xa cách muôn đời
biết nhìn đâu, và còn tìm đâu
sóng biển nào đưa ta vào cơn mơ tình ái
một thoáng mưa bay
sầu dâng tê tái
nép nhau chờ
chờ đến bây giờ, chợt tỉnh cơn mơ,
mới hay rằng ta vĩnh biệt em
thành phố yêu ơi, xa cách muôn đời
biết nhìn đâu, và còn tìm đâu
sóng biển nào đưa ta vào cơn mơ tình ái
một thoáng mưa bay
sầu dâng tê tái
nép nhau chờ
chờ đến bây giờ, chợt tỉnh cơn mơ,
mới hay rằng ta vĩnh biệt em
Nhớ ôi là nhớ từng lời yêu tình mặn nồng
những đêm lạnh lẽo sao hồi hương về ngập lòng
dòng nước mắt này gởi về cho cố nhân
thương quá khi em chờ mong
cuộc tình thì theo cơn lốc bay
cuộc đời thì giờ đôi tay trắng
biết bao giờ và đến bao giờ trở lại quê hương
hay muôn đời ta vĩnh biệt em
Sao anh đành bỏ em để ra đi một mình
Giữa đêm Xuân lạnh lùng
Chim xa bầy còn thương tổ ấm
Huống chi người tội lắm anh ơi
*
* *
những đêm lạnh lẽo sao hồi hương về ngập lòng
dòng nước mắt này gởi về cho cố nhân
thương quá khi em chờ mong
cuộc tình thì theo cơn lốc bay
cuộc đời thì giờ đôi tay trắng
biết bao giờ và đến bao giờ trở lại quê hương
hay muôn đời ta vĩnh biệt em
*
* *
* *
Sài Gòn Đẹp Lắm
Nhạc Y Vân - Phương Hồng Quế, Sơn Ca, Băng Châu trình bày
*
* *
* *
Tiếng Hò Miền Nam
Nhạc Phạm Duy - Băng Châu trình bày
*
* *
* *
Tưởng Như Còn Người Yêu
Lời dẫn nhập của Duyên Anh
- Thơ Lê Thị Ý, Phạm Duy phổ nhạc-Hương Lan trình bày
*
* *
* *
Tình Ca
Lời dẫn nhập của Duyên Anh -
Nhạc Phạm Duy-Thái Thanh trình bày
*
* *
*
* *
Xuất Quân
- Tác giả: Phạm Duy - Hợp ca
*
* *
* *
Lính Nghĩ Gì?
- Nhạc Hoài Linh-Tiếng hát Thanh Phong
Lời dẫn nhập (Duyên Anh)
Tổ quốc gọi, tuổi trẻ lên đường. Vất bỏ lại những phù phiếm vật chất và chấp nhận cuộc đời gian nan. Bởi vì, đã là lính, đã tình nguyện vào nơi gió cát. Những vầng trán kiêu hãnh ngẩng cao: Danh dự, Trách nhiệm, Tổ quốc, Vinh quang bao giờ cũng phải trả giá bằng nhiệt tình và lòng tự phụ. Nhiệt tình là phóng thẳng lên phía quân thù, là chỉ biết tiến không biết lùi, là chỉ biết thắng không biết bại, là thèm sống vinh và sợ chết nhục. Tự phụ là vừa chiến đấu bảo vệ non sông ngoài tiền tuyến vừa bảo vệ hạnh phúc cho đồng bào ở hậu phương.
Tổ quốc gọi, tuổi trẻ lên đường. Vất bỏ lại những phù phiếm vật chất và chấp nhận cuộc đời gian nan. Bởi vì, đã là lính, đã tình nguyện vào nơi gió cát. Những vầng trán kiêu hãnh ngẩng cao: Danh dự, Trách nhiệm, Tổ quốc, Vinh quang bao giờ cũng phải trả giá bằng nhiệt tình và lòng tự phụ. Nhiệt tình là phóng thẳng lên phía quân thù, là chỉ biết tiến không biết lùi, là chỉ biết thắng không biết bại, là thèm sống vinh và sợ chết nhục. Tự phụ là vừa chiến đấu bảo vệ non sông ngoài tiền tuyến vừa bảo vệ hạnh phúc cho đồng bào ở hậu phương.
*
* *
* *
Chuyện Buồn Ngày Xuân
Nhạc Lam Phương-Tiếng hát Giao Linh
Giữa đêm Xuân lạnh lùng
Chim xa bầy còn thương tổ ấm
Huống chi người tội lắm anh ơi
Xuân năm nào có nhau mình chung ly rượu đào
Mùi quê hương thơm ngạt ngào
Nhưng bây giờ người đi kẻ nhớ
Đến bao giờ lòng hết bơ vơ.
ĐK:
Trùng dương sóng gào đưa anh vào tương lai mờ tối
Em biết anh vì xôn xao trong phút giây kinh hoàng
Đời anh đâu muốn phụ phàng
Nhưng tình vẫn ngăn đôi
Khi bước chân lên tàu
Là ngàn năm ta chia phôi
Thương anh em mới biết đêm dài
Mưa hay nước mắt tuôn trào vì anh...
Em xin dành trái tim đã yêu anh nồng nàn
Khắc tên anh đời đời
Mai cho dù ngàn năm sau còn nhớ
Đến câu chuyện buồn của đôi ta ...
Mùi quê hương thơm ngạt ngào
Nhưng bây giờ người đi kẻ nhớ
Đến bao giờ lòng hết bơ vơ.
ĐK:
Trùng dương sóng gào đưa anh vào tương lai mờ tối
Em biết anh vì xôn xao trong phút giây kinh hoàng
Đời anh đâu muốn phụ phàng
Nhưng tình vẫn ngăn đôi
Khi bước chân lên tàu
Là ngàn năm ta chia phôi
Thương anh em mới biết đêm dài
Mưa hay nước mắt tuôn trào vì anh...
Em xin dành trái tim đã yêu anh nồng nàn
Khắc tên anh đời đời
Mai cho dù ngàn năm sau còn nhớ
Đến câu chuyện buồn của đôi ta ...
*
* *
* *
Kỹ vật cho Em-Hoa Xuân-Xuất Quân
*
* *
1954 - 1975
Tác giả: Phạm Duy - Elvis Phương trình bày
Một ngày năm bốn, cha bỏ quê xa
Chốn đã chôn nhau, cắt rốn bao nhiêu đời
Một ngày năm bốn, cha bỏ phương trời
Một miền Bắc âm u, mưa phùn rơi
Một ngày năm bốn, cha bỏ Sơn Tây
Dắt díu con thơ, vô sống nơi Biên Hòa
Dù là xa đó, cũng là nước nhà
Và miền nắng soi vui gia đình ta
Chốn đã chôn nhau, cắt rốn bao nhiêu đời
Một ngày năm bốn, cha bỏ phương trời
Một miền Bắc âm u, mưa phùn rơi
Một ngày năm bốn, cha bỏ Sơn Tây
Dắt díu con thơ, vô sống nơi Biên Hòa
Dù là xa đó, cũng là nước nhà
Và miền nắng soi vui gia đình ta
Một ngày bảy lăm, con bỏ nước ra đi
Hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ
Giờ cha lưu đày, ở ngay trên đất ta
Mà giờ con lưu đày, ở đây nơi xứ lạ
Một ngày năm bốn, cha lìa quê hương
Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường
Một ngày bảy lăm, đứng ở cuối đường
Loài quỷ dữ xua con ra đại dương
Một ngày năm bốn, xa mộ ông cha
Với lũy tre xanh, khóm chuối bên sau nhà
Một ngày năm bốn, cha phải chia lìa
Một mảnh đất, nóc gia cha làm ra
Một ngày năm bốn, ôi Thành Đô ơi
Tiễn bước cha đi, vẫn giữ tên muôn đời
Hà Nội yêu quý không thể ngăn người
Vì người đã ra đi theo Tự Do
Một ngày bảy lăm, con bỏ hết giang sơn
Hai mươi năm tình, yêu người yêu cuộc sống
Giờ nơi nước mình, niềm đau thay nỗi vui
Sài-gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người
Một ngày dĩ vãng, ôi gần hay xa
Đất nước hai phen chứng kiến bao chia lìa
Đời của cha con, hai lần vẫy chào
Chào từ giã quê hương trong hận đau
Đời hai lần ta bỏ quê bỏ nước
Phải nuôi ngày mai về ôm Tổ Quốc.
Hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ
Giờ cha lưu đày, ở ngay trên đất ta
Mà giờ con lưu đày, ở đây nơi xứ lạ
Một ngày năm bốn, cha lìa quê hương
Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường
Một ngày bảy lăm, đứng ở cuối đường
Loài quỷ dữ xua con ra đại dương
Một ngày năm bốn, xa mộ ông cha
Với lũy tre xanh, khóm chuối bên sau nhà
Một ngày năm bốn, cha phải chia lìa
Một mảnh đất, nóc gia cha làm ra
Một ngày năm bốn, ôi Thành Đô ơi
Tiễn bước cha đi, vẫn giữ tên muôn đời
Hà Nội yêu quý không thể ngăn người
Vì người đã ra đi theo Tự Do
Một ngày bảy lăm, con bỏ hết giang sơn
Hai mươi năm tình, yêu người yêu cuộc sống
Giờ nơi nước mình, niềm đau thay nỗi vui
Sài-gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người
Một ngày dĩ vãng, ôi gần hay xa
Đất nước hai phen chứng kiến bao chia lìa
Đời của cha con, hai lần vẫy chào
Chào từ giã quê hương trong hận đau
Đời hai lần ta bỏ quê bỏ nước
Phải nuôi ngày mai về ôm Tổ Quốc.
*
* *
* *
Bài Ca Chiến Thắng -
Tác giả: Minh Du-Hợp ca
Kìa đoàn quân chiến thắng trở về dưới nắng hồng
Cùng nhau hòa câu hát thành công
Lớp áo xanh phai mầu
Thấy phất phơ ngang đầu
Ngọn cờ tung bay cuối phố
Cùng nhau hòa câu hát thành công
Lớp áo xanh phai mầu
Thấy phất phơ ngang đầu
Ngọn cờ tung bay cuối phố
Kìa đoàn quân chiến thắng trở về với phố phường
Thành công còn ghi máu đầu súng
Những tấm gương kiêu hùng
Phất phới vui trong lòng
Cả trời thủ đô đón mừng
Thủ Đô ơi, Thủ Đô
Ðoàn quân ta về đây
Tiếng reo hoan hô dậy một trời
Lớp lớp tinh kỳ bay trong gió
Thủ Đô ơi, Thủ Đô
Ðàn con yêu đã về đây
Ôi bao nhiêu ngày luôn ước mơ
Giờ chiến thắng quay về chốn xưa
Ai về Ðồng Tháp, hỏi thăm cây cỏ lá hoa
Quân Cộng tàn ác, chiều nao thây đổ máu sa
Giữa gió mưa âm u tiếng cười ngàn đời vờn
trên xác không mồ nằm đó
Tiếng súng ta như mưa khiến thù gục đầu
dường như vẫn còn nghe
Thủ Đô ơi, Thủ Đô
Ðoàn quân ta về đây
Chiến công xin dâng đều người người
Siết tay trong niềm tin yêu mới
Thủ Đô ơi, Thủ Đô
Ðoàn con yêu đã về đây
Xua bao quân cộng nô nát thây
Ngày chiến thắng bóng cờ tung bay
Thành công còn ghi máu đầu súng
Những tấm gương kiêu hùng
Phất phới vui trong lòng
Cả trời thủ đô đón mừng
Thủ Đô ơi, Thủ Đô
Ðoàn quân ta về đây
Tiếng reo hoan hô dậy một trời
Lớp lớp tinh kỳ bay trong gió
Thủ Đô ơi, Thủ Đô
Ðàn con yêu đã về đây
Ôi bao nhiêu ngày luôn ước mơ
Giờ chiến thắng quay về chốn xưa
Ai về Ðồng Tháp, hỏi thăm cây cỏ lá hoa
Quân Cộng tàn ác, chiều nao thây đổ máu sa
Giữa gió mưa âm u tiếng cười ngàn đời vờn
trên xác không mồ nằm đó
Tiếng súng ta như mưa khiến thù gục đầu
dường như vẫn còn nghe
Thủ Đô ơi, Thủ Đô
Ðoàn quân ta về đây
Chiến công xin dâng đều người người
Siết tay trong niềm tin yêu mới
Thủ Đô ơi, Thủ Đô
Ðoàn con yêu đã về đây
Xua bao quân cộng nô nát thây
Ngày chiến thắng bóng cờ tung bay
*
* *
* *
Chuyện Một Đêm -
Nhạc Anh Bằng-Tiếng hát Giao Linh
Chuyện một đêm khuya nghe tiếng nổ nổ vang trời
Chuyện một đêm khuya ôi máu đổ đổ lệ rơi
Chuyện một đêm khuya nghe tiếng than trong xóm nghèo
Mái tranh lửa cháy bốc lên ngun ngút trời cao
Bà mẹ đau thương như muối đổ đổ trong lòng
Chạy giặc ôm con qua những cảnh cảnh lầm than
Chuyện một đêm khuya ôi máu đổ đổ lệ rơi
Chuyện một đêm khuya nghe tiếng than trong xóm nghèo
Mái tranh lửa cháy bốc lên ngun ngút trời cao
Bà mẹ đau thương như muối đổ đổ trong lòng
Chạy giặc ôm con qua những cảnh cảnh lầm than
Và người con yêu đã chết trên tay lúc nào
Xót xa vạt áo trắng hôm nay hoen máu đào
Ai,ai giết con tôi
Ai cướp con tôi giữa cơn mộng đêm thái bình
Ôi thương lời nói tội tình,hàm bao đớn đau
Giờ mẹ con đành cách nhau
Bà đặt con lên đám cỏ phủ sương mờ
Tội gì con ơi khi lứa tuổi tuổi còn thơ
Bà nhẹ đưa môi hôn trán con yêu giá lạnh
Vuốt ve lần cuối trước khi xa con suốt đời
Xót xa vạt áo trắng hôm nay hoen máu đào
Ai,ai giết con tôi
Ai cướp con tôi giữa cơn mộng đêm thái bình
Ôi thương lời nói tội tình,hàm bao đớn đau
Giờ mẹ con đành cách nhau
Bà đặt con lên đám cỏ phủ sương mờ
Tội gì con ơi khi lứa tuổi tuổi còn thơ
Bà nhẹ đưa môi hôn trán con yêu giá lạnh
Vuốt ve lần cuối trước khi xa con suốt đời
*
* *
* *
Mời Em Về -
Việt Dzũng-Y Phương trình bày
Tôi muốn mời em về
Thăm lại Hà Nội xưa
Cổ Ngư chiều đổ lá
Trong mưa buồn lưa thưa.
Thăm lại Hà Nội xưa
Cổ Ngư chiều đổ lá
Trong mưa buồn lưa thưa.
Tôi muốn mời em về
Thăm lại Sài Gòn xưa
Duy Tân chiều say nắng
Uống môi nồng hương xưa.
Tôi muốn mời em về
Nhưng quê hương tôi quá xa
Bên kia bờ Thái Bình bao la.
Tôi muốn mời em về
Nhưng chim đã gãy cánh
Nhưng mây đã ngừng bay
Cho tôi còn lại nơi này.
Tôi muốn mời em về
Thăm lại căn nhà xưa
Có mẹ ngồi đâu đó
Sợi tóc bạc đong đưa.
Tôi muốn mời em về
Thăm lại phố phường xưa
Những chiều trời mưa phủ
Lời yêu nói sao vừa...
Thăm lại Sài Gòn xưa
Duy Tân chiều say nắng
Uống môi nồng hương xưa.
Tôi muốn mời em về
Nhưng quê hương tôi quá xa
Bên kia bờ Thái Bình bao la.
Tôi muốn mời em về
Nhưng chim đã gãy cánh
Nhưng mây đã ngừng bay
Cho tôi còn lại nơi này.
Tôi muốn mời em về
Thăm lại căn nhà xưa
Có mẹ ngồi đâu đó
Sợi tóc bạc đong đưa.
Tôi muốn mời em về
Thăm lại phố phường xưa
Những chiều trời mưa phủ
Lời yêu nói sao vừa...
*
* *
* *
Tracklist:
01. Kỷ vật cho em (Phạm Duy) – Nhật Trường
02. Hoa xuân (Pham Duy) – Phương Hồng Quế & Phương Đại
03. Đường mòn Hồ Chí Minh
04. Xuất quân (Phạm Duy) – Hợp ca
05. Trại huấn luyện
06. Lính nghĩ gì (Hoài Linh) – Thanh Phong
07. Diễn binh lính dù
08. Người ở lại Charlie (Trần Thiện Thanh) – Duy Quang & Phương Hồng Ngọc
09. Tưởng như còn yêu (Phạm Duy) – Hương Lan
10. Tết mậu thân 1968
11. Chuyện một đêm (Anh Bằng) – Giao Linh
12. Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương) – Phượng Mai
13. Sài Gòn 30/04/1975
14. 1954-1975 (Phạm Duy) – Elvis Phương
15. Vĩnh biệt Sài Gòn (Lam Phương) – Ngọc Hải
16. Trại học tập cải tạo
17. Kinh tế mới
18. Sài Gòn chỉ vui khi các anh về (Bảo Chương) – Khánh Ly
19. Bài ca chiến thắng – Hợp ca
01. Kỷ vật cho em (Phạm Duy) – Nhật Trường
02. Hoa xuân (Pham Duy) – Phương Hồng Quế & Phương Đại
03. Đường mòn Hồ Chí Minh
04. Xuất quân (Phạm Duy) – Hợp ca
05. Trại huấn luyện
06. Lính nghĩ gì (Hoài Linh) – Thanh Phong
07. Diễn binh lính dù
08. Người ở lại Charlie (Trần Thiện Thanh) – Duy Quang & Phương Hồng Ngọc
09. Tưởng như còn yêu (Phạm Duy) – Hương Lan
10. Tết mậu thân 1968
11. Chuyện một đêm (Anh Bằng) – Giao Linh
12. Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương) – Phượng Mai
13. Sài Gòn 30/04/1975
14. 1954-1975 (Phạm Duy) – Elvis Phương
15. Vĩnh biệt Sài Gòn (Lam Phương) – Ngọc Hải
16. Trại học tập cải tạo
17. Kinh tế mới
18. Sài Gòn chỉ vui khi các anh về (Bảo Chương) – Khánh Ly
19. Bài ca chiến thắng – Hợp ca
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire