...Ai biết được, về đâu, hàng hàng lớp lớp những xác thân quấn vội
poncho để lại bên lề đường, dưới lùm cây, bên bờ suối, trong rừng, trên
núi, giữa kinh rạch, trong bưng biền với bao cơm sấy có tấm giấy nhàu
nát viết vội: Đây là binh nhì..., binh nhất..., hạ sĩ..., thiếu úy...,
đại úy... nhờ quí vị hảo tâm nhắn tin về địa chỉ… như một cố gắng cuối
cùng của đồng đội dành cho nhau. Ai biết được ra sao, những đơn vị,
những người lính, chiến đấu đơn độc, và chết thầm lặng ở một nơi nào. Ai
biết được ra sao, bây giờ, những mồ hoang bên bờ rào trại giam ở Cổng
Trời, Sơn La, Vĩnh Phú, Kum Tum, La Hai, Đồng Phú... Nhiều lắm, nhiều
lắm, những người lính không biết nghĩa trang, những người lính không kịp
về nằm cạnh bạn bè ở quê hương cuối cùng của mình. Những người lính
sống lặng lẽ và chết vô danh. Người lính. Bao năm qua, giờ này, anh ở
đâu?...
mardi 28 mars 2017
Nhà Thơ Trạch Gầm Ra Mắt Tập “Nhốt Vòng Nhớ Thương”
Trạch Gầm tên thật là Nguyễn Đức Trạch, sinh quán tại Quảng Ngãi năm
1942, cựu Sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, xuất thân khóa 21 Liên
Trường Võ Khoa Thủ Đức. Là một lính chiến, anh đã lê chân trên khắp các
chiến trường Miền Đông Nam Bộ, qua những địa danh nổi tiếng như Chiến
Khu D, Chiến Khu Dương Minh Châu, Phước Bình Thành, Đồng Xoài, Phức
Long, An Lộc... “Nhốt Vòng Nhớ Thương” là một tuyển tập Thơ, Văn mà anh
đã ghi lại những kỷ niệm một thời vào sanh ra tử.
Trạch Gầm “Bên Lề Cuộc Chiến” - Bình Sa
Sau bốn mươi năm Trạch Gầm vẫn còn đi lượm những kỷ niệm rời viết lên
trang sách để lại cho thế hệ mai sau. Từ sau năm 1975 một số người đã
viết những tập hồi ký, bút ký nhưng họ đã quên hết, những mẩu chuyện nhỏ
nhớ đời. Nhưng Trạch Gầm thì không, anh có trí nhớ hơn người, những gì
dù lớn hay nhỏ đã qua đời anh là còn nguyên trong tâm trí anh để bây giờ
anh lần lược kể lại, nhắc nhở cho những đồng đội may mắn còn sống sót
cùng nhau hồi tưởng về một qúa khứ đau thương!
Trạch Gầm:
“Người đi lượm kỷ niệm rời,
Viết lên trang sách để đời mai sau
Một thời sống chết bên nhau.
Chút tình huynh đệ trước sau một lòng.”
Trạch Gầm:
“Người đi lượm kỷ niệm rời,
Viết lên trang sách để đời mai sau
Một thời sống chết bên nhau.
Chút tình huynh đệ trước sau một lòng.”
lundi 27 mars 2017
Nguyễn Văn Tuấn (Tuấn’s Blog): Tại sao những ca khúc trước 1975 ở miền Nam được ưa chuộng?
Nhân sự việc
các quan chức văn hoá cấm hát 5 ca khúc được sáng tác trước 1975, tôi có cảm hứng
chia sẻ cùng các bạn vài cảm nhận của tôi về dòng nhạc bị vùi dập đó. Câu hỏi đặt
ra là tại sao những bài ca đã được sáng tác hơn nửa thế kỉ trước mà đến nay vẫn
còn được giới thưởng ngoạn, từ bình dân đến lịch lãm, đều ưa thích. Tôi nghĩ đến
4 lí do và cũng là đặc điểm của những ca khúc trước 1975 ở miền Nam: tính nhân văn,
tự do tư tưởng, tính phong phú, và giàu chất nghệ thuật.
dimanche 26 mars 2017
Những đứa con của mẹ (sáng tác Việt Dzũng)
Những đứa con của mẹ (sáng tác Việt Dzũng)
Asia Golden 3 - Hùng Ca Sử Việt 2 ( giòng nhạc Việt Dzũng và Nguyệt Ánh )(2013)
vendredi 24 mars 2017
Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái - Vũ Đông Hà
Nếu ai hỏi tôi rằng sau ngày 30 tháng
4, 1975 cái gì mà cộng sản không thể "giải phóng" được; cái gì vẫn âm
thầm nhưng vũ bão giải phóng ngược lại tâm hồn khô khốc của người dân
miền Bắc lẫn nhiều cán binh cộng sản; cái gì vẫn miệt mài làm nhân chứng
cho sự khác biệt giữa văn minh và man rợ, giữa nhân ái và bạo tàn, giữa
yêu thương và thù hận; cái gì đã kết nối tâm hồn của những nạn nhân
cộng sản ở cả hai miền Nam Bắc... Câu trả lời là Âm Nhạc Miền Nam.
mardi 21 mars 2017
Phạm Tín An Ninh: Đọc “Trên Vòm Trời Lửa Đạn” của Vĩnh Hiếu
Cuộc
chiến đã chấm dứt từ bao nhiêu năm qua. Thời gian đủ để chôn xóa tất cả
mọi dấu tích bom đạn trên quê hương, nhưng vẫn chưa lành được vết
thương trong lòng những người đã từng tham dự và chịu hệ lụy từ cuộc
chiến ấy. Đặc biệt, người lính miền Nam, một thời chiến đấu dũng cảm
trên các chiến trường để rồi phải đành bỏ cuộc nửa đường trong đớn đau
tức tưởi. Những máu xương mà họ đã cống hiến cho đất nước và dân tộc,
thời gian vẫn chưa đủ xa để có thể trôi vào quên lãng.
dimanche 19 mars 2017
mardi 14 mars 2017
Trận đánh cuối cùng của một Đại úy Bộ binh VNCH (Hòa Ái, phóng viên RFA)
Các trận đánh cuối cùng của những người lính thuộc Quân lực VNCH
trước khi có lệnh buông súng vào ngày 30/4/1975 luôn ám ảnh những cựu
quân nhân trong suốt 40 năm qua. Sau đây là hồi ức về 1 trận đánh ở
chiến trường Quận Tân Uyên, phía Nam chiến khu D của cựu Đại úy Bộ binh
Nguyễn Văn Thanh mà ông cho rằng sẽ không bao giờ quên cho đến ngày nhắm
mắt. Bắt đầu cuộc trò chuyện với Hòa Ái, ông Nguyễn Văn Thanh chia sẻ:
Với tôi là 1 quân nhân đã tham gia nhiều chiến trường nhưng với trận đánh này vẫn nằm trong tâm khảm của tôi suốt 40 năm qua. Khía cạnh tôi muốn nói ngày hôm nay không phải ở phương diện giao tranh với súng đạn mà là sự gắn kết giữa người chỉ huy với những người lính thuộc quyền trong những giờ phút thật là đặc biệt, tức là hơn 10 tiếng đồng hồ nữa là chấm dứt một cuộc chiến tranh tương tàn giữa Nam và Bắc.
Với tôi là 1 quân nhân đã tham gia nhiều chiến trường nhưng với trận đánh này vẫn nằm trong tâm khảm của tôi suốt 40 năm qua. Khía cạnh tôi muốn nói ngày hôm nay không phải ở phương diện giao tranh với súng đạn mà là sự gắn kết giữa người chỉ huy với những người lính thuộc quyền trong những giờ phút thật là đặc biệt, tức là hơn 10 tiếng đồng hồ nữa là chấm dứt một cuộc chiến tranh tương tàn giữa Nam và Bắc.
lundi 13 mars 2017
samedi 11 mars 2017
vendredi 10 mars 2017
mercredi 8 mars 2017
mardi 7 mars 2017
Tổng thống Thiệu ra lệnh khai hỏa ở Hoàng Sa - Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng
Vào tháng 2 năm 1959 ngư thuyền Trung Quốc đưa người vào đánh cá
trên Hoàng Sa. Không biết là dân chài thật hay dân chài giả, Tổng thống
Ngô Đình Diệm cho lệnh bắt giữ rồi trục xuất ra ngay.
Bộ Ngoại Giao Mỹ dưới sự lãnh đạo của Ngoại trưởng Foster Dulles không e ngại TQ trả đũa, cũng không ngăn chặn Tổng thống Diệm.
Tới năm 1974, ngư thuyền Trung Quốc lại quay về Hoàng sa, nhưng lần này có chiến hạm đi theo. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh 'mời' những tàu này ra.
Khi chiến hạm cứ tiến vào, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã khai hỏa. Trận chiến kéo dài một ngày. Lập tức Bộ Ngoại Giao Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông Kissinger liền khẩn cấp can ngăn Tổng thống Thiệu hãy ngừng lại, đừng đụng độ với Trung Quốc thêm nữa!
Bộ Ngoại Giao Mỹ dưới sự lãnh đạo của Ngoại trưởng Foster Dulles không e ngại TQ trả đũa, cũng không ngăn chặn Tổng thống Diệm.
Tới năm 1974, ngư thuyền Trung Quốc lại quay về Hoàng sa, nhưng lần này có chiến hạm đi theo. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh 'mời' những tàu này ra.
Khi chiến hạm cứ tiến vào, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã khai hỏa. Trận chiến kéo dài một ngày. Lập tức Bộ Ngoại Giao Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông Kissinger liền khẩn cấp can ngăn Tổng thống Thiệu hãy ngừng lại, đừng đụng độ với Trung Quốc thêm nữa!
dimanche 5 mars 2017
Inscription à :
Articles (Atom)