Nhà thơ Toại Khanh, hay còn gọi là Thượng Toạ Thích Giác Nguyên từng
nói rằng có những ca khúc, mà sau khi đến với người nghe, chúng ta không
biết nên cảm ơn nhà thơ, hay nhạc sĩ, hay người ca sĩ. Bởi vì từ một
bài thơ, trở thành một ca khúc, và qua một giọng hát, thì đọng lại cho
cuộc đời là một tuyệt phẩm.
Một nhạc sĩ rất thành công trong việc chuyển hồn nhạc vào thơ, đó là Trần Duy Đức, người mà thi sĩ Du Tử Lê trong một bài viết của mình nói rằng “Âm nhạc, với Trần Duy Đức, là chiếc bóng đã bầu bạn, đã ở cùng anh, những năm lên năm, lên sáu. Âm nhạc, với Trần Duy Đức, là thực phẩm vô hình nuôi anh lớn, tháp thêm cho anh đôi cánh mộng ảo, đem anh vào đời.”
“Ngoài trời vẫn còn mưa
Người nằm dưới mộ sâu
Ôi thiên thu phôi phai hình hài
Hỡi người ơi tủi lòng
Hỡi người ơi tủi lòng
Bao năm tháng cô đơn nằm đây
Bên bia xanh ai qua từng ngày
Cơn mưa xuống nuôi xanh cỏ hoang
Trên quê hương xương khô mộ gầy
Đã ngủ yên một ngày
Anh đã ngủ yên một đời…”
Một nhạc sĩ rất thành công trong việc chuyển hồn nhạc vào thơ, đó là Trần Duy Đức, người mà thi sĩ Du Tử Lê trong một bài viết của mình nói rằng “Âm nhạc, với Trần Duy Đức, là chiếc bóng đã bầu bạn, đã ở cùng anh, những năm lên năm, lên sáu. Âm nhạc, với Trần Duy Đức, là thực phẩm vô hình nuôi anh lớn, tháp thêm cho anh đôi cánh mộng ảo, đem anh vào đời.”
“Ngoài trời vẫn còn mưa
Người nằm dưới mộ sâu
Ôi thiên thu phôi phai hình hài
Hỡi người ơi tủi lòng
Hỡi người ơi tủi lòng
Bao năm tháng cô đơn nằm đây
Bên bia xanh ai qua từng ngày
Cơn mưa xuống nuôi xanh cỏ hoang
Trên quê hương xương khô mộ gầy
Đã ngủ yên một ngày
Anh đã ngủ yên một đời…”
Vào một buổi chiều trú mưa ở Nghĩa trang quân đội Biên Hoà, người
lính không quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) vừa cởi bỏ áo tù quay về quê
nhà, tình cờ lạc vào nơi yên nghỉ của những người đồng đội, họ đang ngủ
giấc ngủ cuối cùng của đời người chiến sĩ…
“Khi tôi viết bài hát đó là năm 1976, lúc tôi được thả tù. Lúc từ
trại tù ở Nha Trang về lại Sài Gòn, nhà mình, thì tôi phải đón xe từng
chặng đường. Mãi đến khi về lại Biên Hoà, mưa tầm tã, lúc đó tôi quá
giang trên 1 chiếc xe tải, chiếc xe cũ kỹ bị chết máy. Những người quá
giang như tôi lại cuốc bộ. Tôi đi một đỗi tôi nhìn thấy bức tượng ở
nghĩa trang quân đội nằm dưới đất…”
“Anh đã ngủ yên trên quê hương” ra đời ngay trong buổi chiều ấy.
Giây phút ấy, một cảm xúc mà giờ đây nhớ lại, Trần Duy Đức gọi đó là
“cảm giác tủi thân của một người tù tội”. Trong buổi chiều mưa lạnh đó,
đứng giữa đồng hoang với bia xanh, huyệt lạnh, biết rõ dưới lòng đất kia
là những người đồng đội của mình, ông chia sẻ với họ tất cả niềm cảm
xúc “mủi lòng, tủi hờn” đang dâng trào trong tâm hồn. Ông khóc cho mình,
cho đồng đội, cho đất nước, cho niềm tin phụ người. Ông gọi đó là “Mặc
niệm cuối”. Rồi hơn 20 năm sau, “Mặc niệm cuối” được danh ca Khánh Ly
gợi ý đổi thành “Anh đã ngủ yên trên quê hương”.
Ca khúc đầu tiên
Trần Duy Đức là một người yêu thơ. Nhưng ông tự nhận có lẽ ông tơ bà
nguyệt không cho ông nối sợ chỉ hồng với cuộc đời thi sĩ. Cho nên, một
ngày, ông chợt nghĩ rằng, nếu ông kết hợp giữa lời thơ và điệu nhạc thì
sẽ dễ dàng giúp ông nói ra một điều gì đó trọn vẹn hơn.
“Khi còn trẻ tôi cảm thấy mình bất lực trước những bài thơ mình
làm. Lúc đó tôi nghĩ rằng tại sao mình không viết ca khúc? Âm nhạc sẽ hỗ
trợ trọn vẹn cho điều mình muốn nói trọn vẹn hơn chăng?”
Khởi đi từ ý tưởng đó, “Khúc mưa sầu”, ca khúc đầu tiên của Trần Duy Đức được ông viết năm ông 18 tuổi.
“Nằm nghe ngày tháng rơi đều
Ngoài hiên mưa đọng bọt bèo
Tình nằm trong nấm mộ rêu
Trở mình nghe những quạnh hiu
Ôi nằm nghe ngoài hiên giọt rớt bên thềm
Nằm yên ta gọi tình quên
Biệt ly gởi gắm đôi lời
Trời mưa ru mảnh hồn rời
Hồn rời xa mãi ngàn khơi
Sầu người viễn xứ tả tơi
Ôi ngày qua bàn chân nào đếm ưu phiền
Đường xa chân mỏi tình quên…”
Nhà thơ Du Tử Lê gọi tiếng đàn trong ca khúc này là tiếng cổ cầm
Koto. Tiếng hát trong vắt như sương của cố ca sĩ Ngọc Lan cùng với âm
điệu mềm mỏng, luyến láy rung rẩy của tiếng Koto làm Khúc mưa sầu, nhạc
phẩm đầu tay của Trần Duy Đức chất chứa đầy những thanh âm hoang lạnh.
“Tôi viết năm 1972. Năm đó, tôi 18 tuổi, tôi đã vào quân đội, binh
chủng không quân. Tôi đóng ở Pleiku. Chính những cơn mưa ở Pleiku đã
làm cho tôi viết lên ca khúc này.”
Và chính ông cũng không hiểu vì sao ca khúc đầu đời của mình lại chất
chứa những ca từ khó hiểu và mênh mang đến thế. Không phải chỉ riêng ca
khúc này, tất cả những nhạc phẩm do ông viết lời, đều có cùng một sắc
thái như Khúc mưa sầu. Ông chỉ biết rằng mình đã vận dụng những kỹ thuật
ẩn dụ, liên tưởng trong thơ để đặt vào ca khúc này. Ông nhìn thấy ngày
tháng rơi đều, ông nhìn thấy ngày đi lang thang. Ông cầm tay được cả một
cánh hoa tàn. Ông nghe được cả tiếng hồn hoa thở than.
Nhà thơ Du Tử Lê đã từng viết, ca khúc đầu tay ấy không khác gì một căn phòng khép kín của Trần Duy Đức.
“Những luyến láy, như những bậc cao nức nở vỡ tan, lần lần trên
những nấc thang đi lên cõi hoang lạnh, được nghe lại bằng đôi tai hôm
nay, đôi tai của một tài năng âm nhạc chín muồi.” (Du Tử Lê)
Ý thơ, hồn nhạc
Từ cổ chí kim, khi người nhạc sĩ viết lên một ca khúc, thi sĩ viết
lên một bài thơ thì thường họ viết cho chính cuộc tình của mình, hoặc
cho một những điều nhân gian gọi là “thế thái nhân tình”. Trần Duy Thức
phổ nhạc từ những bài thơ ông cảm được, cũng vì ông tìm thấy ở đấy một
phần đời mình trong đó.
“Khi mình cảm nhận một bài thơ hay thì ít nhất nội dung, ý tưởng
của bài thơ gần giống với tâm trạng của mình thì mình dễ dàng cảm nhận,
dễ dàng xúc động hơn. Như vậy, nó ít nhiều có ảnh hưởng từ chính cuộc
đời mình.”
Như đã từng nói, khi ông đọc và cảm nhận một bài thơ hay một tứ thơ
nào đấy, ông sẽ rất dễ dàng thổi hồn nhạc của mình vào trong thơ, chuyển
thành những thanh âm để nói lên những điều ông muốn nói.
Có đến hơn 20 bài thơ của Du Tử Lê đã chạm vào cõi nhạc của người nhạc sĩ này.
“Là một con người, theo tôi hiểu, tôi nghĩ, ai cũng mang trong
mình một nỗi nhớ, ít nhiều. Có người có nhiều nỗi nhớ. Có người chỉ có
duy nhất một nỗi nhớ, mà nó đã hết đời. Đó là một cơ duyên. Khi anh Du
Tử Lê làm bài thơ ấy, anh thốt lên ‘chỉ nhớ người thôi đủ hết đời’ là
tôi cảm nhận được một điều…”
“Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
Chim về góc biển. Bóng ra khơi
Lòng tôi lũng thấp. Tâm hiu quạnh
Chẳng chiến chinh mà cũng lẻ đôi
Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời
Em còn gương lược dấu bên ngôi?
Nằm mơ thấy tóc thơm vai hẹn
Và quãng trời xanh đến rợn người
Chỉ nhớ người thôi
Ôi đủ hết đời…”
“Tôi phổ bài đó vào một ngày mà mình nhìn thấy nỗi nhớ của mình
lên đầy. ‘Một ngày lên đầy nỗi nhớ’. Nó giúp cho tôi hoàn tất bài hát
đó. Bài thơ đó gồm 6 đoạn, tôi chỉ sử dụng 5 đoạn vì khuôn khổ của một
ca khúc. Tôi gần như giữ trọn vẹn nguyên bản của bài thơ, chỉ thay đổi
bố cục của bài thơ thôi.”
Triết lý hiện sinh
Những bài thơ đi vào nhạc của Trần Duy Đức đều được ông trân trọng
giữ lại nguyên bản của tác giả. Với những sáng tác đó, ông gọi là phổ
nhạc. Và soạn thành ca khúc là đối với những bài thơ ông không giữ
nguyên bản của tác giả. “Trong tay thánh nữ có đời ta” là một trong
những ca khúc ông phổ nhạc từ bài thơ của thi sĩ Du Tử Lê.
“Hãy hỏi Chúa đi rồi em sẽ hay
Tôi buồn như phố cũ như tay
Bàn chân từng ngón ngưng không thở
Lạc mất đường đi tận dấu bày
Hãy hỏi nắng đi rồi em sẽ hay
Tôi gầy như lá, lá như mây
Rừng khuya thổi suốt bao tâm sự
Thiên đàng tôi là người hay ai?”
Hầu như những phẩm của Trần Duy Đức đều chất chứa những âm thanh mang
dáng dấp nhân sinh. Từ ca khúc đầu tay Khúc mưa sầu cho đến những sáng
tác ông thực hiện sau này ở hải ngoại. Vì ông chọn những bài thơ cũng
mang sứ mệnh nói về triết lý hiện sinh như thơ Mai Thảo, của Du Tử Lê,
của Ngô Tịnh Yên… và nhiều người nữa. Người nghe sẽ tìm thấy trong nhạc
của Trần Duy Đức một màu sắc sắc không không. Đó là cái sắc của hiện
tại, tốt với tôi thì tốt bây giờ, đừng để ngày mai khi tôi đã xa người;
và cái không của sự vô thường.
“Cát bụi làm sao mà biết mỉm cười
Rộn ràng một nỗi đau
Nghẹn ngào một nỗi vui
Dịu dàng một nỗi đau
Ngậm ngùi một nỗi vui…”
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire