jeudi 25 mai 2023

Tân nhạc Việt Nam sau 30 năm (1975-2005): Ai còn ai mất ? - Trường Kỳ

Trong những ngày cuối tháng 4 năm 75, rất nhiều tin đồn được tung ra về sự mất còn của giới nghệ sĩ trong tình trạng rối loạn của Sài Gòn. Người nào còn ở lại, người nào quyết định ra đi. Người nào bị bắt, người nào đi thoát. Trong cảnh hỗn độn và náo loạn đó, những tin đồn trên đã gây hoang mang không ít nơi những người yêu nhạc đối với những tiếng hát trước đó từng mang đến cho họ những giây phút thoải mái về tinh thần. Tin đồn gây xúc động nhất là tin Khánh Ly đã bỏ xác trên biển Đông khi tìm đường vượt biên, trong khi xác Elvis Phương trôi dạt vào bãi biển Vũng Tầu... 

mercredi 24 mai 2023

TÔ THUỲ YÊN. KINH KHỔ - Từ Thức

Tô Thuỳ Yên ra đi ngày 21 tháng 5/2019.

Những lúc lạc lõng, không biết mình đang ở đâu, đi đâu, nhiều người quay về với thơ phú, với thi sĩ. Nhất là một thi sĩ, ngoài cái ngổn ngang tâm sự riêng, còn chia cái đau chung của đồng bào. Một thi sĩ chứng nhân của một cơn ác mộng, một thời đại khủng khiếp, một thi sĩ mang cái đau của mình để nói lên cái đau chung của cả một dân tộc. Dùng ngôn ngữ rất riêng tư, cái nhìn rất riêng tư, để nói thay những người đau, nhưng không biết diễn tả cái đau của mình

samedi 20 mai 2023

Nhìn lại 10 năm qua … những ca nhạc sĩ đã ra đi vĩnh viễn - Thy Nga, RFA

10 năm qua, khu vườn ca nhạc Việt Nam có nhiều mất mát. Chúng ta hãy cùng nhìn lại để tưởng nhớ những giòng nhạc, những tiếng ca đã không còn nữa.
10 năm là quãng thời gian đáng kể trong đời người. Như lá rụng rơi, nhiều nhạc sĩ đã rời xa …

vendredi 19 mai 2023

Nhạc sĩ Thu Hồ và ca khúc “Quê Mẹ”

Nhạc sĩ Thu Hồ, tên thật là Hồ Thu, sinh năm 1919 tại làng Tân Mỹ, gần cửa biển Thuận An thuộc tỉnh Thừa Thiên. Ông là tác giả của ca khúc Quê Mẹ nổi tiếng, cũng là thân phụ của nữ ca sĩ Mỹ Huyền nổi tiếng thập niên 1990 tại hải ngoại.

Vào buổi bình minh của Tân nhạc Việt Nam cuối thập niên 1930, Thu Hồ cũng là một trong những ca sĩ đầu tiên tham gia trong phong trào phổ biến và phát triển tân nhạc khi mới 17 tuổi.

jeudi 18 mai 2023

Giã Biệt Sài Gòn - Thúy Nga Paris 10

Thúy Nga Video 10 - Giã Biệt Sài Gòn là băng video thứ 10 do trung tâm Thuý Nga thực hiện và phát hành năm 1986. Trong đó, phần lời diễn giải được viết bởi nhà văn Duyên Anh (tác giả của tiểu thuyết Điệu Ru Nước Mắt) và trình bày bởi xướng ngôn viên Đào Thị Ngọc Xuân.

 

Cây Đa Bến Cũ - TNCD268

TNCD268 - Cây Đa Bến Cũ là album thứ 252, thuộc thể loại nhạc quê hương, nhạc trữ tình do trung tâm Thúy Nga phát hành. Album bao gồm toàn bộ các ca khúc được trình bày trong Paris By Night 59 - Cây Đa Bến Cũ.


mercredi 17 mai 2023

“Nick Út” - tác giả và tác phẩm

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgutWny4sLdHkxawLg-_lM__aVZprI-vo_J9fzF6xGILmd4PRB2Sounn4jQxZN_xQc-Pxp1BnUkKHEO8mRnzRsaPJRSvaQtnezjxkTynQLut6XDCDlhe8zNSYD5LwCpcJuQQUpt19atjyk/s1600/NickUt-09-danlambao.jpgHoàng Thanh Trúc (Danlambao) - 43 năm từ khi nó sinh ra, không biết bao nhiêu lượt, thêm một lần nữa “phó nhòm” Nick Út lại vác đứa con của mình “Em bé Napalm” ra khoe với thiên hạ để tìm thêm một hào quang thắng lợi. Lần này là tại Hà Nội. Vì vậy nghẫu nhiên khiến người ta nghĩ đến lời nhận xét về thắng lợi của một ông Tướng CSVN người Hà Nội: “Nhiều người nói rằng đảng CSVN ăn cái sái (sái thuốc phiện) của thắng lợi quá nhiều lần. Người ta ăn sái thuốc phiện đến sái 3 sái 4 là hết, còn sái thắng lợi thì “đảng ta” ăn đến sái thứ 100 rồi mà vẫn chưa chán...” (Tướng Trần Độ - nhật ký Rồng Rắn).

CÓ GÌ ĐỂ TỰ HÀO VỀ BỨC ẢNH “Em bé Napalm”? (Đức Hồng)

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhja8oHI65wvNwowvYWvPFmYK8xblbC-oKttlue4fk5vfG4gX27UOtexrdjKAW4opKgOW0TXdEKPGWUOqIgqQd6j39XfP53GqZwQSGaQth8RdZmKZC0svT4RPBhLlWML8zaIFEFBG0wZ7g/s400/160912_FT_napalm-girl.jpg.CROP.promo-xlarge2.jpg Vài tháng trước, tôi có tình cờ biết được Phan Thị Kim Phúc – cô gái trong bức ảnh “Em bé Napalm” hiện đang sống tại Canada.

Một chút thắc mắc hiện ra trong đầu: tại sao một người là nạn nhân của “Chủ nghĩa tư bản” lại sống dưới vòm trời của một trong những trùm tư bản quốc tế, lại đi sang đất nước mà Quốc hội thông qua luật 30/4 – tức coi ngày 30 tháng 4 là ngày quốc lễ Canada để tưởng niệm những nạn nhân cộng sản Việt Nam đã liều chết vượt biên ra đi tìm tự do?

Không có lý gì như thế cả, cô ấy phải là một người yêu Chủ nghĩa Cộng sản, căm thù đế quốc Mỹ và những đồng lõa của nó vì đã gây ra vết thương không bao giờ có thể xóa mờ trên cơ thể và tâm trí mới phải.


NICK ÚT và ĐOÀN CÔNG TÍNH (Tuấn Khanh)

Câu chuyện về nhà nhiếp ảnh Nick Út và bức ảnh “Em bé Napalm”, mới đây được nhà bình luận Đức Hồng viết trên BBC tiếng Việt, đã khởi đi rất nhiều tranh luận của người Việt trong và ngoài nước. Bằng giọng văn thuyết phục và quả quyết, ông Đức Hồng cho thấy sau bức ảnh “Em bé Napalm” đó còn nhiều điều chưa nói hết, khiến lâu nay nhiều người Việt Nam vẫn lầm tưởng.
Bài viết đặt một câu hỏi – rất hiển nhiên – mà cũng rất cay đắng, vì sao cái gọi là nạn nhân chiến tranh xâm lược của Đế Quốc Mỹ, cuối cùng đã tìm cách đào thoát và được giúp tị nạn ở phương Tây, chứ không ở lại Việt Nam. Nạn nhân đó cũng không muốn được hưởng vinh quang như một biểu tượng chống chiến tranh. Và rồi cô Kim Phúc, nhân vật chính trong bức ảnh đó, có hài lòng cho cuộc đời trở thành điểm tựa đẹp nhất cho quân đội miền Bắc Việt Nam hay không?

Đằng trước và đằng sau - Trần Hoài Thư

http://media.baotintuc.vn/2017/08/31/17/55/b1.JPGMột tấm hình gây xúc động lớn trong trận bão lụt Harvey vừa qua là tấm hình chụp một cảnh sát viên thuộc SWAT bế hai mẹ con người Việt Nam giữa biển nước lụt mênh mông. Đặc biệt là hình ảnh đứa bé ngủ ngon lành trên lòng mẹ.
Chuyện này được ký giả Hương Giang (AP) tường thuật qua bài “Bão Harvey: Hình SWAT bế mẹ con phụ nữ gốc Việt đầy sức mạnh” được post rộng rãi trên Internet. Chúng tôi xin trích lại một đoạn trong bài báo:
“Tấm hình bé Aiden Phạm 13 tháng tuổi ngủ ngon lành trên ngực mẹ, và hai mẹ con được một cảnh sát đặc nhiệm SWAT bế khỏi vùng nước lụt mênh mông đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt, gây xúc động mạnh.

Trần Hoài Thư: Từ tấm hình “Napalm Girl”…

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhja8oHI65wvNwowvYWvPFmYK8xblbC-oKttlue4fk5vfG4gX27UOtexrdjKAW4opKgOW0TXdEKPGWUOqIgqQd6j39XfP53GqZwQSGaQth8RdZmKZC0svT4RPBhLlWML8zaIFEFBG0wZ7g/s400/160912_FT_napalm-girl.jpg.CROP.promo-xlarge2.jpgSau đây là hai câu hỏi được đặt ra: 
1.Tại sao lại có một đoàn quân phóng viên ngọai quốc và  phóng viên bản xứ  làm việc cho các hãng thông tấn ngọai quốc hiện diện một cách đông đảo ? Ai cho tin hay là họ có mặt tình cờ ?
2.. Việc máy bay ném bom không phải tự nhiên mà có. Phi công phải được lệnh. Lệnh đó do từ đâu ? Dĩ nhiên là trung tâm hành quân, không trợ, sau khi nhận được yêu cầu từ đơn vị tham chiến dưới đất. Vậy  đơn vị tham chiến là đơn vị nào? Trung đoàn nào, tiểu đoàn nào của Sư đoàn 25 BB ?

CÓ MỘT CÂU CHUYỆN KHÁC VỀ TẤM ẢNH” EM bÉ NAPALM”

Tác phẩm ảnh báo chí” Em bé Napalm” được chụp năm 1972 tại Trảng Bàng( Tây Ninh, Việt Nam) đã mang lại cho hãng tin AP giải Pulizter danh giá. Nó được gắn với tên tuổi của Nick Út, người trước đó hoàn toàn vô danh.

Khi gởi tấm ảnh đó về tổng hành dinh hãng AP, trưởng văn phòng AP tại Sài Gòn Horst Faas ko nghĩ rằng nó sẽ được trao giải.

lundi 15 mai 2023

Mẹ - Thúy Nga CD146

TNCD146 - Mẹ - Volume 1 là album thứ 132, thuộc thể loại nhạc trữ tình do trung tâm Thuý Nga thực hiện và phát hành. Tất cả bài hát trong CD này đã được trình bày trong chương trình Paris By Night 40 - Mẹ.


Chiến Tranh và Hoà Bình - Nhật Trường 11

Chiến Tranh và Hoà Bình - Nhật Trường 11




samedi 13 mai 2023

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và ca khúc “Khi Người Yêu Tôi Khóc”

Trần Thiện Thanh là một những ca sĩ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng nhất của nhạc vàng Việt Nam. Tài năng của ông được hầu hết những người yêu nhạc công nhận, đồng thời xưng tụng là một trong “tứ trụ nhạc vàng”, với rất nhiều bài hát đã trở thành bất hủ không thể kể hết, như Hoa Trinh Nữ, Rừng Lá Thấp, Biển Mặn, Mùa Xuân Lá Khô, Đám Cưới Đầu Xuân, Tạ Từ Trong Đêm, Từ Đó Em Buồn… 
Nhắc về giọng hát và tác phẩm Nhật Trường – Trần Thiện Thanh, nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã nhận xét:
Giọng ca ngọt ngào, trau chuốt, và vừa đủ lãng mạn để hát những tình khúc của ông, những tình khúc luôn có một vẻ gì đó nửa thật, nửa mộng, dỗ dành, năn nỉ.

48 Năm, Ngày Mất Nhà Báo, Nhà Văn Chu Tử - Vương Trùng Dương

Nhà báo, nhà văn Chu Tử vào thập niên 1960, chủ nhiệm nhật báo Sống, tác giả những cuốn tiểu thuyết chỉ một chữ với tác phẩm đầu tay như Yêu (1963) đến Sống (1963), Loạn (1964), Ghen (1964), Tiền (1965).
Với tác phẩm Sống, Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế đánh giá: “Sống quả là một tác phẩm ‘sống’ rất linh động, sâu sắc, mà gần mười năm nay, mới thấy xuất hiện trên mảnh đất văn nghệ hời hợt, giả tạo của chúng ta”.
Với bút hiệu Kha Trấn Ác trong mục Ao Thả Vịt trên nhật báo Sống, rất hấp dẫn nên thu hút độc giả ở miền Nam VN.
 

vendredi 12 mai 2023

Nhật Trường /Trần Thiện Thanh

Image associée- Người Bên Lề Cõi Sống                                     
 - Những Ca Khúc Trần Thiện Thanh
-  Nhạc lính Nhật Trường/Trần Thiện Thanh tuyển chọn
-  Gọi Tên Anh Là Lính
- Trả Lại Em Thành Phố Này
- Thi Ca Yêu Nước-Trần Thiện Thanh tiếng ca hòa tiếng súng
- Đài Phát Thanh trước 1975 - Chương Trình Nhạc Mùa Chinh Chiến



Người Ở lại Charlie - Sáng Tác Trần Thiện Thanh

Résultat de recherche d'images pour "Người Ở lại Charlie" 

Nhật Trường Trần Thiện Thanh, người viết sử thi cho nhạc lính - Vương Trùng Dương

Image associéeTrong bài viết của Trần Doãn Nho về “Nhạc Lính” đã ghi nhận: “Có khá nhiều tác giả viết về người lính: Y Vân, Trần Thiện Thanh, Nhật Ngân, Nguyễn Văn Đông, Lê Dinh, Anh Bằng, Minh Kỳ, Hoài Linh, Huỳnh Anh, Phạm Thế Mỹ, Đinh Miên Vũ, Phạm Đình Chương, Tuấn Khanh, Lam Phương, Trúc Phương, Trầm Tử Thiêng, Nguyên Đàm, Nguyên Diệu, Phan Trần… Trong số đó, Trần Thiện Thanh là nhạc sĩ viết nhiều nhất…”. Còn có thêm Văn Giảng (Nguyên Đàm), Song Ngọc, Anh Thy, Duy Khánh, Mạnh Phát, Nhật Lệ, Hùng Cường, Mạc Phong Linh… hay Anh Việt Thu (cùng làm việc chung với Nhật Trường ở Phòng Văn Nghệ, Cục Tâm lý Chiến và Đài Phát thanh Quân Đội) nhưng chỉ có một vài bài.

Ca Nhạc sĩ Nhật Trường, Trần Thiện Thanh

Trần thiện thanh có 2 tên, một tên thật cho sáng tác nhạc là Trần Thiện Thanh, và một biệt danh là Nhật Trường, là ca sĩ khi ông đứng trên sân khấu. Bạn bè thường gọi ông là Nhật Trường chứ ít ai gọi tên thật. Nhưng dù sao cả hai tên Nhật Trường, Trần Thiện Thanh đều nỗi tiếng và nhất là được quý mến.
Trong số những ca khúc của Trần Thiện Thanh có Chân Trời Tím. Nhạc sĩ làm ngay sau khi đọc truyện dài Chân Trời Tím của nhà văn Văn Quang và người hát đầu tiên bài hát này là nữ danh ca Minh Hiếu. Và đó cũng là một ca khúc thành công nhất của Minh Hiếu.

Trần Thiện Thanh: Tình Lính, Âm Nhạc và Quê Hương

Résultat de recherche d'images pour "TrầnThiệnThanh"Tôi còn nhớ vào khoảng giữa thập niên 60, người láng giềng nhà tôi vốn mê một nhạc phẩm bất hủ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, ông nghe say sưa, nghe triền miên. Tôi nhớ giờ prime time của bản nhạc này là 6 hay 7 giờ sáng trước khi ông đi làm và giờ 7 đến 8 giờ tối trước khi đi ngủ. Ngày đó, nếu tôi nhớ không lầm thì ca sĩ là Hà Thanh đã ru chúng tôi ngủ hay đánh chúng tôi thức qua tình khúc "Không Bao Giờ Ngăn Cách":

Nhạc sĩ Xuân Tiên

Mai Hoa (SBS) trò chuyện cùng nhạc sĩ Xuân Tiên 
 Nhạc sĩ Xuân Tiên, tác giả của Khúc Hát Ân Tình, Duyên Tình, Về Dưới Mái Nhà, Hận Đồ Bàn..., người nhạc sĩ sống qua bốn chế độ từ thời Pháp thuộc đến hai đời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà và đến đời Cộng Sản, nhân chứng của một chiều dài lịch sử Việt Nam. Ông chào đón sinh nhật lần thứ 98 của mình vào ngày 29 tháng 1 này. 

jeudi 11 mai 2023

Nhạc sĩ Xuân Tiên 102 tuổi

Nhạc sĩ Xuân Tiên vừa bước qua tuổi 102 trong những ngày cuối tháng Một này, có thể là người nhạc sĩ thế hệ xưa thọ nhất trong làng âm nhạc Việt Nam. 
Nhạc sĩ Xuân Tiên sinh ngày 28 tháng 1 năm 1921 tại Hà Nội và vào Sài Gòn từ năm 1952. Ông từng chơi nhạc trong ban nhạc đài Phát Thanh Quân Đội trước năm 1975 và sau 1975 có tham gia trình diễn cùng vài đoàn kịch, cải lương như Kim Cương, Minh Tơ... cho đến khi sang định cư tại Úc.

dimanche 7 mai 2023

NGƯỜI THƯƠNG BINH VIỆT NAM - NON SÔNG NỢ ƠN NGƯỜI!

Cuộc chiến Việt Nam, chấm dứt ngày 30 tháng Tư 1975, để lại 20.000 thương binh Việt Nam Cộng Hòa với mức độ thương tật nặng nhẹ khác nhau, trong đó số bị tàn phế, cụt tay, cụt chân, bị mù mắt, bị mất sức lao động là từ 3.000 đến 5.000 người.

 

Nhớ lại những hình ảnh sau ngày 30/4/1975

Những con thuyền ngơ ngác ra khơi sau 30/4/75 

 

 

mercredi 3 mai 2023

Những ca khúc trong các tháng năm sau biến cố 1975 - Thy Nga

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Songs-Remembering-The-Historical-1975-TNga-05042008141622.html/NAMLOC1975SSGOVB-200.jpgNhững chứng tích ấy cần thiết cho các thế hệ sau được hiểu về giai đoạn đó của lịch sử nước nhà, chương lịch sử mà không thế lực nào có thể lấp liếm hoặc bóp méo.    
Âm nhạc chuyển tải cảm xúc đến với người nghe, nếu bản nhạc phổ biến thì tác động có thể rộng rãi hơn cả sách báo nữa. Các ca khúc viết vào những tháng năm sau biến cố 1975 đã làm thổn thức bao tâm hồn xa xứ. Sau này thì mỗi lần tưởng niệm biến cố, các nhạc bản đó được hát lại, hoặc nhắc đến, vẫn gây nhiều xúc động.
Chương trình kỳ này, Thy Nga mời quý vị nghe lại, nhìn lại chặng đường đó. Trong tâm trạng bàng hoàng lúc ấy, có lẽ người đầu tiên ôm đàn, viết nhạc, là nhạc sĩ Nam Lộc. Đó là vào cuối năm 75, Nam Lộc viết nhạc bản “Saigon ơi! Vĩnh biệt” trong tình cảnh mà anh thuật lại với nghệ sĩ Trường Kỳ như sau:
Tôi nhớ tôi viết cái bài đó vào ngày 12 tháng 11. Tôi vừa viết tôi vừa hát, tất cả những ý tưởng trôi ra trong vòng 45 phút, tự nhiên nó ra, những ý tưởng tồn đọng từ mấy tháng nay trong trại tỵ nạn, giờ đây là cái giây phút lắng đọng với mình, thế là viết ra hết.

CD Mẹ, Giọt Lệ Cuối Cùng

 

mardi 2 mai 2023

Trần Mộng Tú và tuyển tập “Thơ Tuyển Bốn Mươi Năm1969-2009”

Nhà thơ Trần Mộng Tú là khuôn mặt quen thuộc của giới thưởng ngoạn thơ hải ngoại từ đầu những thập niên 80 khi bà vừa đặt chân đến Mỹ với tư cách một người tỵ nạn.

 

 

Quốc hận 30/4/75

Ngày 30 tháng 4 là dịp để chúng ta tưởng niệm và vinh danh các anh hùng, tử sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã nêu cao tinh thần chiến đấu chống kẻ thù đến hơi thở cuối cùng. Nhất định không sống dưới chế độ độc tài Cộng Sản.
Những anh hùng vô danh của Quân Lực VNCH được nhắc nhở đến với tinh thần “anh hùng tử, khí hùng nào tử” (Người anh hùng chết nhưng chí khí anh hùng không chết). Các vị tướng lãnh đã tuẫn tiết được nhớ đến như “sinh vi tướng, tử vi thần” (Sống làm tướng, chết thành thần).

lundi 1 mai 2023

Nói chuyện với Duy Trác, những ngày tháng ở lại

HOUTSON, đầu thu 1992. Cuối tháng Tám vừa qua, ca sĩ Duy Trác tức luật sư Khuất Duy Trác, hay nhà báo Khuất Duy cùng gia đình từ Việt Nam tới Houston, Texas để đoàn tụ với gia đình một người con gái. Trong nhiều dịp đến thăm anh Duy Trác hiện ở nhà cô con gái tại vùng Tây Nam Houston, tôi đã có dịp nghe anh nói nhiều về những ngày ở lại Việt Nam sau tháng Tư 1975. Anh đã nói về cuộc đời ca hát của mình, một cái nghiệp chứ không phải nghề suốt hơn hai thập niên trong quá khứ và sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Anh đã nói say sưa về những kỷ niệm cay đắng trong lao tù cộng sản, về hình ảnh bạn bè, anh em mọi giới cùng cảnh ngộ mất tự do dưới bàn tay sắt máu của Việt Cộng.