samedi 10 juillet 2021

NHỮNG NĂM “CẢI TẠO” Ở BẮC VIỆT (Trần Huỳnh Châu)

TIỂU SỬ TÁC GIẢ 
Ông Trần Huỳnh Châu sinh năm 1937 tại Nha Trang. Thời chiến tranh trước năm 1954 ông theo gia đình tản cư về nguyên quán tức vùng rừng núi Quảng Nam. Tới năm 1952 ông trốn về vùng do chính quyền Quốc Gia kiểm soát, trở lại Nha Trang rồi vào Ba Ngòi làm giáo viên ở một trường tiểu học tư thục. Một năm sau, ông trở về Nha Trang, tiếp tục theo học trường Võ Tánh cho đến khi đổ văn bằng Tú Tài phần nhất. Vào Sài Gòn theo học trường Chu Văn An rồi thi vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh năm 1958. 
Vốn thuộc gia đình cách mạng nên Trần Huỳnh Châu luôn luôn có những tư tưởng và hành động tích cực trong tâm niệm là phải làm một cái gì cho tổ quốc. Cho nên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã được nhiều người chú ý. Một năm sau khi tốt nghiệp, Trần Huỳnh Châu đã giữ một nhiệm vụ rất quan trọng, đó là Chánh sự vụ Sở Thông Tin Đô Thành. Ba năm sau, ông được cử làm Phó Tỉnh Trưởng Quảng Ngãi. Năm 1968, ông nhập ngũ theo lệnh động viên vào khóa 3/68 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Khi nhận cấp bậc chuẩn úy trừ bị, ông lại được biệt phái về Bộ Nội Vụ để đi làm Phó Tỉnh Trưởng Kiến Hòa. Tên tuổi ông trong giới hành chánh mỗi ngày một nổi bật và được coi là một trong những cán bộ trẻ có tài. Năm 1973, ông được mời giữ chức Tổng Thư Ký Bộ Nội Vụ. 
 
 Chuyện tù “cải tạo” của Phó Tổng Thanh Tra Ngân Hàng Quốc Gia VNCH - Trần  Đỗ Cung

Khi miền Nam lọt vào tay Cộng sản , Trần Huỳnh Châu bị bắt đi “cải tạo” ở trại Long Thành từ tháng 6/1975 đến tháng 10/1975. Ông bị đưa ra Bắc tháng 11/1975, lao động khổ sai ở Quảng Ninh. Tới tháng 8/1978 Cộng sản chuyển ông vào trại cải tạo Lý Bá Sơ ở Thanh Hóa.

Tháng 4/1980 ông mang được một người con trai lên chín tuổi, bỏ vợ và hai người con ở lại, dùng thuyền vượt biển tới Thái Lan. Với uy tín của ông, đồng bào trong trại tị nan Sonkhla đã đề cử ông giữ chức vụ trưởng trại. Cũng chính trong thời gian này, ông đã dành thì giờ để viết tập hồi ký này. Nhưng tập Hồi ký này lại được hoàn tất ở trại tị nạn Ga Lang (Nam Dương) và ngay sau đó đã được chuyển sang Hoa Kỳ, giao cho Ban Chấp hành Hội Cựu Sinh Viên Quốc Ga Hành Chánh để tùy hoàn cảnh mà phổ biến.

Tập Hồi Ký của ông Trần Huỳnh Châu do Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh và Tạp chí Tiểu Thuyết Nguyệt San hợp tác ấn hành bằng Vịệt ngữ . Hiện (1981) Hội này đang gấp rút dịch sang Anh ngữ để giao cho một tổ chức quốc tế, mục tiêu là tranh đấu cho nhân quyền, xuất bản và phổ biến khắp thế giới.

—>Tựa

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
*
*     *
 

NHỮNG NĂM “CẢI TẠO” Ở BẮC VIỆT (Trần Huỳnh Châu)

MỤC LỤC

 

II- Những người Phục Quốc bị đày ra Bắc

III- Đói

IV-Rét, Nóng và Bệnh Tật

V- Khổ Sai

VI- Khai Báo, Kiểm Điểm

VII- Vụ Đấu Tranh tại Trại số 5 Thanh Hoá

VIII- Thư Từ, Tiếp Tế, Thăm Nuôi

IX- Xã hội Miền Bắc qua cái nhìn hạn chế của một người tù

X- Trên đường về Nam

XI- Một vài cảm nghĩ

—>Tiểu sử tác giả

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire