lundi 3 décembre 2018

Saigon Thành Phố Kỷ Niệm

Saigon Thành Phố Kỷ Niệm
Thơ Vũ Hối-Ngâm thơ Thúy Vân
SaiGon Trong Tôi
NNT-Hồng Mơ
*
*     *
SaiGon Chờ Ta
Sáng tác Mẫn Nguyễn

SÀI-GÒN CHỜ TA
Đừng! Xin đừng! Anh đừng!
Đừng nói rằng "vĩnh biệt Sài-gòn".
Sài-gòn còn đó trên mắt môi anh,
Sài-gòn còn đó trong trái tim anh,
Sài-gòn còn đó giữa lòng bao triệu người Việt Nam.

Đừng! Xin đừng! Anh đừng!
Đừng tiếc gì kỷ niệm ngày nào,
Kỷ niệm đời trên cao ốc pha lê,
Kỷ niệm tình trong đêm trắng si mê,
Kỷ niệm giòng sông êm đềm mong chờ người từ xa.

Nay phố thênh thang, chân đếm đau thương
những con đường nắng quái hồng
tràn lấp trên lối xưa.
Đêm vắng mưa giăng, ngõ tối âm u
những con người vẫn đi tìm ...
đi tìm người tình mơ.

Còn! Anh còn! Tôi còn!
Còn Sài-gòn đói khổ nghèo nàn.
Sài-gòn ngày nay em bé lang thang,
Sài-gòn ngày nay dân sống hoang mang,
Sài-gòn chờ ta mau về xây lại nhà Việt Nam.
*
*     *
Khi Xa SaiGon
Lê Uyên Phương
*
*     *
Mai Ai Về SaiGon
Bùi Phạm Thành & Mỹ Hương
*
*     *
Cho một thành phố mất tên
Nhạc Phạm Đình Chương-Thơ Hoàng Ngọc Ẩn-Hải Lý trình bày
CD Sàigòn Ngày Dài Nhất - Nhà văn Duyên Anh viết chủ đề, Dạ Lan (ĐTNQĐ) diễn đọc
*
*     *
Mưa SaiGon Còn Buồn Không Em
Sáng tác & trình bày Nguyệt Ánh 
*
*     *
Sài Gòn còn đó nỗi buồn
Nhạc Ngô Thụy Miên-Tiếng hát Lệ Thu
CD Sàigòn Ngày Dài Nhất
Nhà văn Duyên Anh viết chủ đề, Dạ Lan (ĐTNQĐ) diễn đọc
*
*     *
Saigon Của Tôi
Nhạc Phan Kiên-Tiếng hát Julie Quang
*
*     *
Nắng Paris, Nắng Sài Gòn
Nhạc Ngô Thụy Miên-Tiếng hát Sĩ Phú
CD Sàigòn Ngày Dài Nhất
Nhà văn Duyên Anh viết chủ đề, Dạ Lan (ĐTNQĐ) diễn đọc
*
*     *
SaiGon Chiều Mưa
Diễm Liên trình bày
*
*     *
SàiGòn Thuở Đó Làm Sao Quên
Sáng tác & trình bày: Lê Khắc Bình
*
*      *
Hát Cho Người Ra Đi
Nhạc: Ngô Thụy Miên-Duy Quang trình bày
Hát cho người ra đi
(Ngô Thụy Miên) 1982

Em còn nhớ không em
Nhớ Saigon mưa rơi thật nhiều
Nhớ Saigon bao nhiêu là chiều
Nhớ Saigon từng tiếng hát đêm

Em còn nhớ không em
Nhớ vòm trời đưa em vào đời
Nhớ chuyện mình yêu nhau một thời
Nhớ hai mùa chợt nắng hay mưa

Khi em ra đi mặt trời đã chết
Nắng đã tàn rồi trên ngọn chiều rơi
Khi em ra đi Saigon đã hết
Ðã hết nụ cười giọng hát đêm khuya

Khi em ra đi vào miền giông tố
Bao nhiêu xôn xao để riêng chốn này
Bao nhiêu cô đơn và nghìn nỗi nhớ
Con đường ngày nào vẫn nằm mơ em

Khi người đã ra đi
Quán hẹn hò đêm khuya đợi chờ
Lá ngậm ngùi rơi rơi từng giờ
Thoáng đâu về giọng hát như mơ...
*
*     *
Hẹn Em SaiGon - Gởi Em Quê Nhà
Dòng nhạc Hà Thúc Sinh
Tiếng hát Châu Đình An
*
*     *
Sài Gòn Chỉ Vui Khi Các Anh Về
Tác giả: Bảo Chương
Tiếng hát Khánh Ly
Lời dẫn nhập Duyên Anh

Nhưng Sàigòn ra sao? Nước mắt vẫn cần cho thành phố bất hạnh đó. Một thi sĩ viết:
Sàigòn trong nhà gửi nỗi buồn
Ra sân, ra ngõ trống, đời trơn
Ra phường, ra phố, ra tăm tắp
Nơi những đề lao giữa núi rừng
Sàigòn trong nhà mẹ ngóng con
Mắt sông cát lấp đã rêu cồn
Miệng thầm kinh nguyện lòng nghi hoặc
Ôi mãi cầu xin vẫn mỏi mòn
Sàigòn trong nhà vợ nhớ chồng
Nhớ khùng, nhớ dại, nhớ lung tung
Nhớ nhiều, nhớ mãi. không quên nhớ
Buổi tối tay anh bị siết còng
Sàigòn trong nhà con đợi cha
Năm sáu mùa xuân bố vắng nhà
Bao giờ bố mới về đây bố
Con lớn khôn rồi biết xót xa
Sàigòn trong nhà đầy ưu phiền
Rất hài hoà cảnh tượng chìm đen
Tủ giường. bàn ghế, nồi, xoong, chảo
Cùng với người chung một nỗi niềm
Sàigòn trong nhà vắng như tờ
Lâu lâu giọt nhỏ vọng hồn xua
Chú thạch thùng quen thôi tặc lưỡi
Và con nhện cũng chán giăng tơ
Sàigòn trong nhà, Sàigòn ơi
Hãy thinh không nhé, hãy trùng khơi
Hãy im lặng đến thời lên tiếng
Vì tiếng em cao vọng tuyệt vời
Sàigòn trong nhà buồn bã, Sàigòn ngoài phố ủ ê. Khuôn mặt chính xác của phồn vinh không giả tạo của xã hội chủ nghĩa đã phơi bày rõ rệt dưới ống kính trung thực của Tây phương. Nó là phần thưởng cao quý của những kẻ đòi hòa bình tức khắc ở Việt Nam. Hòa bình rồi đó. Hòa bình lâu rồi đó. Người đổi đời sống với ma ở nghĩa địa. Người lượm từng chiếc túi ny-lông dơ bẩn rửa sạch để bán kiếm tiền mua gạo chợ đen. Hòa bình rồi đó. Thù hận khởi sự, nhân quyền bị chà đạp, nhà tù mở rộng cửa lùa con người vô tội vào. Hòa bình rồi đó, một hòa bình rỗng tuếch, đói khổ. Thiên đường bánh vẽ Cộng Sản lộ nguyên hình. Cách mạng cai trị bằng chính sách gạo.
Ngày xưa roi điện thì còn
Ngày nay roi gạo hao mòn thịt xương
Vẫn thứ roi gạo phũ phàng đã quất nát bao tử dân miền Bắc, lại quất ê chề bao tử dân miền Nam. Ông Hồ Chí Minh hứa hẹn: “Đánh xong giặc Mỹ ta sẽ xây dựng lại bằng mười năm xưa.” Chẳng phải thế đâu, chẳng bao giờ có xây dựng mà chỉ có băng hoại, băng hoại đến cả tình người. Con người tưởng đã được đoàn tụ trong khốn cùng, vẫn bị cưỡng bức ra đi. Lưu đầy tại quê nhà? Đi đâu? Những miền tù ngục ngụy trang kinh tế mới. Phấn cách mạng, son giải phóng đã nham nhở trên mặt hề chế độ Cộng Sản. Người Việt Nam lại đi, lại đói khổ, lại lếch thếch, lại bơ vơ. Và đó là định nghĩa tự do, hạnh phúc của Việt Nam dân chủ cộng hòa biến thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những ai còn ảo tưởng Cộng Sản nữa đây? Hãy nghe dân gian lên tiếng:
Từ khi ta có Bác Hồ
Nhân dân chẳng được ăn no ngày nào…
Mãi mà là khó khăn, là con người oằn vai, cong lưng thay trâu bò trong một xã hội tô son khẩu hiệu “Xã hội Cộng Sản không còn người bóc lột người”. Cái xã hội tồi tệ đó, lãnh tụ ăn đặc táo và dân chúng ăn khoai mì, ngô, gạo hẩm ròng rã ba chục năm và sẽ ngàn năm…
Ai sinh ra cái củ mì
Hỏi: Để làm gì? Đáp: Để mà ăn
Nước nhà mãi mãi khó khăn
Dân mình mãi mãi phải ăn củ mì
Con người bị nô lệ hóa, bị bóc lột tận cùng sức lao động, bị đói khổ, bệnh hoạn. Vậy mà chế độ cứ trơ trẽn khoác lác “Lao động là vinh quang”. Vậy mà Tố Hữu cứ nịnh hót Hồ Chí Minh:
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa của em thơ, lụa tặng già
Sữa nào tặng em thơ? Lụa nào tặng cụ già? Cụ già nằm rên rỉ trên nền đất trong căn nhà ọp ẹp vùng kinh tế mới. Em thơ vừa nhay vú mẹ vừa khóc vì mẹ ăn khoai mì vú làm sao căng sữa? Đảng thay người bóc lột người. Và người lam lũ, khốn nạn gấp trăm lần người dưới ách thống trị thực dân, đế quốc. Người đã có cách mạng, vẫn lao động thi đua với trâu bò. Người đã bị cưỡng bức “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” tồi tệ.
Và đây là Cung Thiếu Nhi của xã hội chủ nghĩa ấy, là trường học dạy bài “trồng người” của ông Hồ Chí Minh. Ở Cung Thiếu Nhi, ở Nhà Trẻ, ở Mẫu Giáo, ở Tiểu Học Cộng Sản, tuổi thơ đập đá mưu sinh, đập nát hồn nhiên hoa bướm. Tuổi thơ vừa đập đá vừa hát:
Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Lời Bác nay thành chiến thắng huy hoàng
Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông
Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến
đã thành công…
Kháng chiến đã thành công. Và hạnh phúc của tuổi thơ là đập đá. Em bé Sàigòn ơi, ngưng đập đá một chút, được không? Người chị dân công phẫn nộ, quắc mắt diều hâu chống đối Cộng Sản bóc lột sức lao động ơi, ngưng phẫn nộ một chút, được không? Em gái Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt ơi, ngưng cấy lúa một chút được không? Cho tôi hỏi:
- Sàigòn vui không em?
Và chúng ta đã nghe câu trả lời:
- Sàigòn chỉ vui khi các anh về.
*
*     *
Saigon Niềm Nhớ Không Tên
Nhạc Nguyễn Đình Toàn-Lưu Hồng trình bày
*
*     *
Vĩnh Biệt Sài Gòn (Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt)
Nhạc Lam Phương-Tiếng hát Ngọc Hải
Sài Gòn ơi xin giã từ em,
thành phố yêu ơi, xa cách muôn đời
biết nhìn đâu, và còn tìm đâu
sóng biển nào đưa ta vào cơn mơ tình ái
một thoáng mưa bay
sầu dâng tê tái
nép nhau chờ
chờ đến bây giờ, chợt tỉnh cơn mơ,
mới hay rằng ta vĩnh biệt em

Nhớ ôi là nhớ từng lời yêu tình mặn nồng
những đêm lạnh lẽo sao hồi hương về ngập lòng
dòng nước mắt này gởi về cho cố nhân
thương quá khi em chờ mong
cuộc tình thì theo cơn lốc bay
cuộc đời thì giờ đôi tay trắng
biết bao giờ và đến bao giờ trở lại quê hương
hay muôn đời ta vĩnh biệt em

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire