Tôi có thể ngồi đồng cả ngày trên mạng,
nhảy tường lửa, đọc tài liệu, đọc báo nhăng nhít, nhưng chưa bao giờ
xem/nghe trọn một chương trình ca nhạc, dù là ở nhà hay trên những
chuyến xe đò đường dài. Xem không trọn chỉ vì ngủ… gật, đúng hơn, trình
độ thưởng thức của tôi chỉ tới cỡ đó. Vậy mà chiều nay tôi đã xem trọn
một chương trình ca nhạc.
Vũ Thế Thành
“….Trả súng đạn này, khi sạch nợ sông núi rồi
Anh trở về quê, trở về quê, tìm tuổi thơ mất nơi nao…”
(Một mai giã từ vũ khí – Trịnh Lâm Ngân)
Ở Việt Nam, các DVD ca nhạc hải ngoại Thuý Nga, Vân Sơn,… dễ kiếm, nhưng Asia thì khó. Asia “phản động” lắm, lỡ bị phát hiện, sẽ bị tịch thu cả xe, hết đường sống, những người bán DVD dạo nói thế.
Nhưng bây giờ, chỉ cần 1 media hub, người ta có thể tải từ internet đủ loại chương trình giải trí để xem qua TV. Ngủ gật cũng sướng như ăn vụng. Thỉnh thoảng tôi cũng click đại một liveshow nào đó để ru mình ngủ…gật. Và chiều nay, tôi muốn ngủ gật với Asia, để xem “phản động” tới đâu. Tôi chọn chủ đề “55 năm nhìn lại” vì đoán là nói miền Nam từ thời di cư 54.
Không chỉ là chương trình ca nhạc, mà đan xen vào đó là những thước phim tài liệu, những hình ảnh năm xưa, khỏi cần thuyết minh, tôi cũng nhớ ra gần hết. Chuyện hôm nay mau quên, chứ chuyện ngày xưa thì nhớ dai lắm. Con tàu há mồm “Passage to freedom”, Đệ I, đệ II Cộng hoà, kinh tế, giáo dục, văn hoá, mùa hè đỏ lửa, đại lộ kinh hoàng… Mọi thứ như mới đâu đây, tưởng như chạm tay vào được. Hai mươi năm trước, cha bỏ xứ ra đi. Hai mươi năm sau, con bỏ nước ra đi. Bỏ đi không đành, con ngu hơn cha, nên bây giờ mới ngồi lẩn thẩn.
Nhiều bản nhạc từ lâu lắm rồi, bây giờ mới nghe lại. Nghe lại mà có thể hát theo trong đầu được. Những ca khúc thanh bình thưở xưa đó, ngày trước nghe hờ hững, bây giờ lại thấy hay. Dĩ vãng sao êm đềm quá! Chưa bao giờ tôi nghe “Một mai giã từ vũ khí” với một cảm xúc ngậm ngùi như thế, như nuốt từng lời ca tiếng nhạc vào tim óc.
Chương trình này cũng khéo “dụ” được bà Dương Nguyệt Ánh làm MC. Cho dù là kịch bản đi nữa, thì MC Dương Nguyệt Ánh giống như nhà toán học có khiếu làm thơ: ngôn ngữ chắc nịch và giọng nói biểu cảm.
Tôi cũng lần đầu nhìn lại nhiều khuôn mặt ca sĩ quen thuộc. Cận cảnh mới thấy thời gian nghiệt ngã. Son phấn không thể cứu vãn, kỹ thuật âm thanh cũng phải bó tay. Khi giọng hát vút lên đuối hơi, những đường gân hiện trên cổ thấy rõ. Con tằm đang nhả những sợi tơ cuối cùng cho đời…
Tôi đọc đâu đó, có lần y sĩ ca sĩ Trung Chỉnh phải nhảy trực thăng xuống vùng chiến sự để cấp cứu. Ông nhảy thoát được, nhưng túi đồ nghề thuốc men bị bắn bể. Ông y sĩ đành lấy tiếng hát thay thuốc men để làm dịu cơn đau của thương binh. Chuyện thật bao nhiêu phần trăm không rõ, nhưng sao thấy thiệt đậm “chất người” giữa làn ranh sống chết.
Thời gian cứ thế trôi ngược theo hình ảnh và âm thanh…
Hai mươi năm sau, tôi sống lại cảm giác này khi đọc “Sống và chết ở Thượng Hải” của Trịnh Niệm. Người đàn bà cứng cỏi này, dù bị áp lực, ngược đãi tới đâu, cũng nhất định không nhận tội “phản động”, nhưng đã phải cuống quýt van nài bọn Hồng vệ binh, xin hãy tịch thu hết bộ sưu tập đồ cổ tranh quý của bà, nhưng đừng đập phá, dày xéo chúng. Cái cảm giác lạnh buốt chạy dọc theo sống lưng…
Vài năm trước, một đạo diễn trẻ, bà Lê Phong Lan làm bộ phim tài liệu để chứng minh thảm sát Mậu Thân ở Huế chỉ là xuyên tạc. Và mới đây, phó giáo sư tiến sĩ sử học Vũ Quang Hiển, trả lời phỏng vấn đài BBC: làm gì có chuyện ngược đãi tù đày những người thua cuộc sau 75, chỉ là tập trung học tập cải tạo cho thông đường lối chính sách, thế thôi.
Nhiều người hải ngoại phản ứng gay gắt. Tôi thì quen rồi. Những điều “vẫn thế” như bao điều “vẫn thế” ở đất nước này. Trước họ còn những G. Porter (Mỹ) chứng minh (bằng cách “chặt chém” số liệu của người khác) rằng, thảm sát Mậu Thân chỉ là chuyện bôi nhọ. Lùi lại hơn chục năm, vị giáo sư này cũng cho rằng, xử chết “quá tay” trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc cũng là chuyện bôi nhọ luôn. Nhà báo W.Burchett (Úc) đã từng “đi dạo” ở Củ Chi thập niên 60 để viết bình luận, cũng lại là người hết lời ca tụng “Bước đại nhảy vọt” và “Đại cách mạng văn hoá” của Mao Trạch Đông. Thế đấy!
Tôi phục họ. Bước ra khỏi ranh giới của nhân cách đâu phải ai cũng dám làm.
Lịch sử có thể được nhìn dưới nhiều góc cạnh khác nhau, nhưng sự thật lịch sử thì chỉ có một. Nhân chứng còn đó, và lịch sử vẫn còn đó.
Bây giờ, những ngày cuối tháng tư này, nơi đây đốt pháo hoa ăn mừng. Bên kia cúi đầu tưởng niệm. Triệu người vui, triệu người buồn. Vui nhiều kiểu, mà buồn chỉ một kiểu. Vui vì tự hào là người chiến thắng. Buồn thì chưa chắc đã vì chiến bại, mà hậu quả chiến bại thì đúng hơn. Bốn mươi năm rồi chứ đâu ngắn ngủi. Về kinh tế, chỉ cần nhìn qua các nước lân cận cũng đủ thở dài rồi. Giáo dục thúc đẩy bản năng nhiều hơn, cướp giựt chợ hoa, leo rào bơi miễn phí,… Mỗi năm khoảng 5.000 phụ nữ Việt bị đưa qua Malasia và Singapore bán dâm. Đó là con số chính thức, thực tế nhiều hơn. Và đó cũng chỉ mới nói đến 2 thị trường, còn Campuchia, Thái Lan, và nhất là Trung Quốc còn khủng nữa.
Nhưng cũng có những niềm vui vô tư vì “ngày giải phóng” là ngày nghỉ dài, đi chơi thoả thích. Rồi cũng có những nỗi buồn lẩm cẩm với quá khứ, nằm nhà nghe nhạc. Vui buồn, hiểu theo nghĩa tuyệt đối, thì mỗi năm sẽ thêm triệu triệu người vui. Còn buồn, thì vài ngàn, vài trăm, rồi vài chục, chỉ còn tí tẹo. Đất nước có chỉ số hạnh phúc cao là thế. Ngẫm lại mới thấy hội chứng Stockholm sao thiệt éo le !
Đã“sạch nợ sông núi rồi”. Mệnh Trời bắt thế, chỉ là lực bất tòng tâm thôi. Đâu cần phải đấm ngực mea culpa…mea culpa. Cái đó nên dành cho những chính khách salon, những người ba rọi. Sự thật là sự thật. Người lính bên nào lại chẳng đau, mỗi bên đau mỗi kiểu. Cuộc chiến tàn rồi. Ván cờ thế bày ra, không có cửa cho những tay chơi cờ thí chốt.
Tháng tư nào trời chẳng mưa. Quá khứ đâu dễ gì quên được. Hai mươi năm đau thương của chiến cuộc, cũng may mắn có được những năm tháng bình yên. Rồi thêm bốn mươi năm nữa, học được biết bao chuyện trò đời,… Nhưng vẫn còn sót lại đâu đó chút tình người, phải thế không?
Xin kết thúc bài viết bằng lời nhạc: “… Xin cám ơn, xin cám ơn… người nằm xuống…”
Vũ Thế Thành, Đà Lạt 27-04-2015
Vũ Thế Thành
“….Trả súng đạn này, khi sạch nợ sông núi rồi
Anh trở về quê, trở về quê, tìm tuổi thơ mất nơi nao…”
(Một mai giã từ vũ khí – Trịnh Lâm Ngân)
Ở Việt Nam, các DVD ca nhạc hải ngoại Thuý Nga, Vân Sơn,… dễ kiếm, nhưng Asia thì khó. Asia “phản động” lắm, lỡ bị phát hiện, sẽ bị tịch thu cả xe, hết đường sống, những người bán DVD dạo nói thế.
Nhưng bây giờ, chỉ cần 1 media hub, người ta có thể tải từ internet đủ loại chương trình giải trí để xem qua TV. Ngủ gật cũng sướng như ăn vụng. Thỉnh thoảng tôi cũng click đại một liveshow nào đó để ru mình ngủ…gật. Và chiều nay, tôi muốn ngủ gật với Asia, để xem “phản động” tới đâu. Tôi chọn chủ đề “55 năm nhìn lại” vì đoán là nói miền Nam từ thời di cư 54.
Không chỉ là chương trình ca nhạc, mà đan xen vào đó là những thước phim tài liệu, những hình ảnh năm xưa, khỏi cần thuyết minh, tôi cũng nhớ ra gần hết. Chuyện hôm nay mau quên, chứ chuyện ngày xưa thì nhớ dai lắm. Con tàu há mồm “Passage to freedom”, Đệ I, đệ II Cộng hoà, kinh tế, giáo dục, văn hoá, mùa hè đỏ lửa, đại lộ kinh hoàng… Mọi thứ như mới đâu đây, tưởng như chạm tay vào được. Hai mươi năm trước, cha bỏ xứ ra đi. Hai mươi năm sau, con bỏ nước ra đi. Bỏ đi không đành, con ngu hơn cha, nên bây giờ mới ngồi lẩn thẩn.
Nhiều bản nhạc từ lâu lắm rồi, bây giờ mới nghe lại. Nghe lại mà có thể hát theo trong đầu được. Những ca khúc thanh bình thưở xưa đó, ngày trước nghe hờ hững, bây giờ lại thấy hay. Dĩ vãng sao êm đềm quá! Chưa bao giờ tôi nghe “Một mai giã từ vũ khí” với một cảm xúc ngậm ngùi như thế, như nuốt từng lời ca tiếng nhạc vào tim óc.
Chương trình này cũng khéo “dụ” được bà Dương Nguyệt Ánh làm MC. Cho dù là kịch bản đi nữa, thì MC Dương Nguyệt Ánh giống như nhà toán học có khiếu làm thơ: ngôn ngữ chắc nịch và giọng nói biểu cảm.
Tôi cũng lần đầu nhìn lại nhiều khuôn mặt ca sĩ quen thuộc. Cận cảnh mới thấy thời gian nghiệt ngã. Son phấn không thể cứu vãn, kỹ thuật âm thanh cũng phải bó tay. Khi giọng hát vút lên đuối hơi, những đường gân hiện trên cổ thấy rõ. Con tằm đang nhả những sợi tơ cuối cùng cho đời…
Tôi đọc đâu đó, có lần y sĩ ca sĩ Trung Chỉnh phải nhảy trực thăng xuống vùng chiến sự để cấp cứu. Ông nhảy thoát được, nhưng túi đồ nghề thuốc men bị bắn bể. Ông y sĩ đành lấy tiếng hát thay thuốc men để làm dịu cơn đau của thương binh. Chuyện thật bao nhiêu phần trăm không rõ, nhưng sao thấy thiệt đậm “chất người” giữa làn ranh sống chết.
Thời gian cứ thế trôi ngược theo hình ảnh và âm thanh…
*
Những ngày sau 75, nếu chết chưa chắc là
hết, thì sau khi chết, tôi sẽ không quên được cảnh tượng các em thiếu
niên đi tịch thu sách vở “đồi truỵ phản động”, quẳng rầm rầm lên xe ba
gác, như chuyển hết căm thù vào đó, vừa quăng vừa dạy đời người lớn.Hai mươi năm sau, tôi sống lại cảm giác này khi đọc “Sống và chết ở Thượng Hải” của Trịnh Niệm. Người đàn bà cứng cỏi này, dù bị áp lực, ngược đãi tới đâu, cũng nhất định không nhận tội “phản động”, nhưng đã phải cuống quýt van nài bọn Hồng vệ binh, xin hãy tịch thu hết bộ sưu tập đồ cổ tranh quý của bà, nhưng đừng đập phá, dày xéo chúng. Cái cảm giác lạnh buốt chạy dọc theo sống lưng…
Vài năm trước, một đạo diễn trẻ, bà Lê Phong Lan làm bộ phim tài liệu để chứng minh thảm sát Mậu Thân ở Huế chỉ là xuyên tạc. Và mới đây, phó giáo sư tiến sĩ sử học Vũ Quang Hiển, trả lời phỏng vấn đài BBC: làm gì có chuyện ngược đãi tù đày những người thua cuộc sau 75, chỉ là tập trung học tập cải tạo cho thông đường lối chính sách, thế thôi.
Nhiều người hải ngoại phản ứng gay gắt. Tôi thì quen rồi. Những điều “vẫn thế” như bao điều “vẫn thế” ở đất nước này. Trước họ còn những G. Porter (Mỹ) chứng minh (bằng cách “chặt chém” số liệu của người khác) rằng, thảm sát Mậu Thân chỉ là chuyện bôi nhọ. Lùi lại hơn chục năm, vị giáo sư này cũng cho rằng, xử chết “quá tay” trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc cũng là chuyện bôi nhọ luôn. Nhà báo W.Burchett (Úc) đã từng “đi dạo” ở Củ Chi thập niên 60 để viết bình luận, cũng lại là người hết lời ca tụng “Bước đại nhảy vọt” và “Đại cách mạng văn hoá” của Mao Trạch Đông. Thế đấy!
Tôi phục họ. Bước ra khỏi ranh giới của nhân cách đâu phải ai cũng dám làm.
Lịch sử có thể được nhìn dưới nhiều góc cạnh khác nhau, nhưng sự thật lịch sử thì chỉ có một. Nhân chứng còn đó, và lịch sử vẫn còn đó.
Bây giờ, những ngày cuối tháng tư này, nơi đây đốt pháo hoa ăn mừng. Bên kia cúi đầu tưởng niệm. Triệu người vui, triệu người buồn. Vui nhiều kiểu, mà buồn chỉ một kiểu. Vui vì tự hào là người chiến thắng. Buồn thì chưa chắc đã vì chiến bại, mà hậu quả chiến bại thì đúng hơn. Bốn mươi năm rồi chứ đâu ngắn ngủi. Về kinh tế, chỉ cần nhìn qua các nước lân cận cũng đủ thở dài rồi. Giáo dục thúc đẩy bản năng nhiều hơn, cướp giựt chợ hoa, leo rào bơi miễn phí,… Mỗi năm khoảng 5.000 phụ nữ Việt bị đưa qua Malasia và Singapore bán dâm. Đó là con số chính thức, thực tế nhiều hơn. Và đó cũng chỉ mới nói đến 2 thị trường, còn Campuchia, Thái Lan, và nhất là Trung Quốc còn khủng nữa.
Nhưng cũng có những niềm vui vô tư vì “ngày giải phóng” là ngày nghỉ dài, đi chơi thoả thích. Rồi cũng có những nỗi buồn lẩm cẩm với quá khứ, nằm nhà nghe nhạc. Vui buồn, hiểu theo nghĩa tuyệt đối, thì mỗi năm sẽ thêm triệu triệu người vui. Còn buồn, thì vài ngàn, vài trăm, rồi vài chục, chỉ còn tí tẹo. Đất nước có chỉ số hạnh phúc cao là thế. Ngẫm lại mới thấy hội chứng Stockholm sao thiệt éo le !
*
Vậy mà 40 năm trôi qua rồi. Chiều nay
tình cờ xem “55 năm nhìn lại”, đôi khi phải bám chặt tay vào thành ghế…
Biết bao tâm tư chất chứa, cũng muốn một lần trải lòng, nhưng rồi lại
thấy, bà Dương Nguyệt Ánh đã “giành” nói hết cả rồi, nói từ 5 -6 năm
trước, nói ngắn, gọn và đủ, nói cả những điều nhỏ nhặt mà lịch sử đã
quên, đang quên và có lẽ cũng sẽ quên luôn: “Người lính ra trận với vũ khí kém cõi. Lỡ thua thì bị chê bai, nhưng nếu thắng thì chỉ những người bạn lớn được nói đến”. Tủi quá! Xin cám ơn bà.Đã“sạch nợ sông núi rồi”. Mệnh Trời bắt thế, chỉ là lực bất tòng tâm thôi. Đâu cần phải đấm ngực mea culpa…mea culpa. Cái đó nên dành cho những chính khách salon, những người ba rọi. Sự thật là sự thật. Người lính bên nào lại chẳng đau, mỗi bên đau mỗi kiểu. Cuộc chiến tàn rồi. Ván cờ thế bày ra, không có cửa cho những tay chơi cờ thí chốt.
Tháng tư nào trời chẳng mưa. Quá khứ đâu dễ gì quên được. Hai mươi năm đau thương của chiến cuộc, cũng may mắn có được những năm tháng bình yên. Rồi thêm bốn mươi năm nữa, học được biết bao chuyện trò đời,… Nhưng vẫn còn sót lại đâu đó chút tình người, phải thế không?
Xin kết thúc bài viết bằng lời nhạc: “… Xin cám ơn, xin cám ơn… người nằm xuống…”
Vũ Thế Thành, Đà Lạt 27-04-2015
MỘT MAI GIÃ TỪ VŨ KHÍ (Ngân Khánh) - Duy Khánh
Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn.
Anh chẳng còn chi chẳng còn chi ngoài con tim héo...em ơi!
Xin trả lại đây, bỏ lại đây thép gai dăng với luỹ hào sâu
lỗ châu mai với những địa lôi, đã bao phen máu anh tuôn cho còn lại đến bây giờ
Trả súng đạn này quét sạch nợ sông núi rồi
Anh trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao
Vui cùng ruộng nương cùng đàn trâu
Với cây đa khóm trúc hàng cau với con đê có chiếc cầu tre
Đã bao năm vắng chân anh nên trở thành hoang phế rong rêu
Rồi anh sẽ dựng căn nhà xưa, rồi anh sẽ đón cha mẹ về
Rồi anh sẽ sang thăm nhà em, với miếng cau với miếng trầu ta làm lại từ đầu.
Rồi anh sẽ dìu em tìm thăm mộ bia tím trong nghĩa địa buồn
Bạn anh đó đang say ngủ yên, xin cám ơn xin cám ơn người nằm xuống...
Để có một ngày có một ngày cho chúng mình
Ta lại gặp ta còn vòng tay mở rộng thương mến bao la
Chuông chùa làng xa chiều lại vang bếp ai lên khói ấm tình thương
Bát cơm rau thắm mối tình quê
Có con trâu có nương dâu, thiên đường này mơ ước bao lâu
Anh chẳng còn chi chẳng còn chi ngoài con tim héo...em ơi!
Xin trả lại đây, bỏ lại đây thép gai dăng với luỹ hào sâu
lỗ châu mai với những địa lôi, đã bao phen máu anh tuôn cho còn lại đến bây giờ
Trả súng đạn này quét sạch nợ sông núi rồi
Anh trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao
Vui cùng ruộng nương cùng đàn trâu
Với cây đa khóm trúc hàng cau với con đê có chiếc cầu tre
Đã bao năm vắng chân anh nên trở thành hoang phế rong rêu
Rồi anh sẽ dựng căn nhà xưa, rồi anh sẽ đón cha mẹ về
Rồi anh sẽ sang thăm nhà em, với miếng cau với miếng trầu ta làm lại từ đầu.
Rồi anh sẽ dìu em tìm thăm mộ bia tím trong nghĩa địa buồn
Bạn anh đó đang say ngủ yên, xin cám ơn xin cám ơn người nằm xuống...
Để có một ngày có một ngày cho chúng mình
Ta lại gặp ta còn vòng tay mở rộng thương mến bao la
Chuông chùa làng xa chiều lại vang bếp ai lên khói ấm tình thương
Bát cơm rau thắm mối tình quê
Có con trâu có nương dâu, thiên đường này mơ ước bao lâu
*
* *
* *
Một Ngày Tàn Chiến Tranh -
Nhạc: Song Ngọc-Tiếng hát: Thiên Trang
Nếu chiến tranh tàn tôi đưa em về thăm lại vùng quê
Thăm làng thôn xưa bao ngày qua vẫn hoài thương nhớ
Ta sẽ đưa nhau rời đô thị
Xa chốn kinh đô.. về quê đồng
Quê mình còn đây sau chiến tranh vết hằn còn ghi
Bến cũ con đò bao lâu cách trở biết giờ còn không ?
Nơi vườn rau xưa Mẹ già ơi có còn hôm sớm ?
Em bé quê ta.. còn ra đồng
Cô gái thôn xa.. còn qua chợ
Sau cuộc giông mưa yêu dấu ơi đổi dời hay chưa ??
ĐK:
Anh đưa em qua những vùng quê lửa binh lang tràn
Dấu đạn in mái tranh quê nghèo
Nương rẫy ngày nào xây chiến hào...
Tôi đưa em đi thăm những người dân chốn thôn quê
Bao tháng ngày buồn đau chất chồng
Giờ mừng vui xây lại ngày mới
Nếu chiến tranh tàn tôi đưa em về phố thị ngoài kia
Thăm Hà Nội yêu đã từ lâu mỏi mòn thương nhớ
Ta sẽ đi chung một con tàu
Băng núi qua sông đường Xuyên Việt
Nghe lòng nao nao núi sông dứt cuộc binh đao...!!!
Nếu chiến tranh tàn anh đưa em về thăm lại vùng quê
Thăm lại thôn xưa xatừ khi lửa đầy binh biến
Ta sẽ đưa nhau về đô thị
Xa chốn kinh đô về quê đồng
Quê mình còn đây sau chiến tranh vết hận còn ghi
Bến cũ con đò bao lâu cách trở biết giờ còn không?
Nơi vườn rau xưa Mẹ già ơi có còn hôm sớm?
Em Bé quê ta còn ra đồng
Cô gái thôn xưa còn qua chợ
Sau cuộc dầm mưa yêu dấu ơi đổi dời hay chưa??
ĐK:
Anh đưa em qua những vùng quê lửa binh lang tràn
Dấu đạn in mái tranh quê nghèo
Nương rẫy ngày nào xây chiến hào.
Anh đưa em đi thăm những người dân chốn thôn quê
Bao tháng ngày buồn đau chất chồng
Giờ mừng vui xây lại ngày mới.
Nếu chiến tranh tàn anh đưa em về phố thị ngày xưa
Thăm lại vùng quê bao ngày qua vẫn hoài thương nhớ
Ta sẽ đi chung một con tàu
Băng núi qua sông đường Xuyên Việt
Nghe lòng nao nao ta sẽ đi khắp vùng Quê Hương....!!!
Thăm làng thôn xưa bao ngày qua vẫn hoài thương nhớ
Ta sẽ đưa nhau rời đô thị
Xa chốn kinh đô.. về quê đồng
Quê mình còn đây sau chiến tranh vết hằn còn ghi
Bến cũ con đò bao lâu cách trở biết giờ còn không ?
Nơi vườn rau xưa Mẹ già ơi có còn hôm sớm ?
Em bé quê ta.. còn ra đồng
Cô gái thôn xa.. còn qua chợ
Sau cuộc giông mưa yêu dấu ơi đổi dời hay chưa ??
ĐK:
Anh đưa em qua những vùng quê lửa binh lang tràn
Dấu đạn in mái tranh quê nghèo
Nương rẫy ngày nào xây chiến hào...
Tôi đưa em đi thăm những người dân chốn thôn quê
Bao tháng ngày buồn đau chất chồng
Giờ mừng vui xây lại ngày mới
Nếu chiến tranh tàn tôi đưa em về phố thị ngoài kia
Thăm Hà Nội yêu đã từ lâu mỏi mòn thương nhớ
Ta sẽ đi chung một con tàu
Băng núi qua sông đường Xuyên Việt
Nghe lòng nao nao núi sông dứt cuộc binh đao...!!!
Nếu chiến tranh tàn anh đưa em về thăm lại vùng quê
Thăm lại thôn xưa xatừ khi lửa đầy binh biến
Ta sẽ đưa nhau về đô thị
Xa chốn kinh đô về quê đồng
Quê mình còn đây sau chiến tranh vết hận còn ghi
Bến cũ con đò bao lâu cách trở biết giờ còn không?
Nơi vườn rau xưa Mẹ già ơi có còn hôm sớm?
Em Bé quê ta còn ra đồng
Cô gái thôn xưa còn qua chợ
Sau cuộc dầm mưa yêu dấu ơi đổi dời hay chưa??
ĐK:
Anh đưa em qua những vùng quê lửa binh lang tràn
Dấu đạn in mái tranh quê nghèo
Nương rẫy ngày nào xây chiến hào.
Anh đưa em đi thăm những người dân chốn thôn quê
Bao tháng ngày buồn đau chất chồng
Giờ mừng vui xây lại ngày mới.
Nếu chiến tranh tàn anh đưa em về phố thị ngày xưa
Thăm lại vùng quê bao ngày qua vẫn hoài thương nhớ
Ta sẽ đi chung một con tàu
Băng núi qua sông đường Xuyên Việt
Nghe lòng nao nao ta sẽ đi khắp vùng Quê Hương....!!!
*
* *
* *
Một Ngày Sau Chiến Tranh -
Nhạc: Nguyễn Đình Toàn - Tạ Chương trình bày
MỘT NGÀY SAU CHIẾN TRANH
Một ngày trên quê hương chúng ta không còn chinh chiến nữa
Một người thanh niên xưa lúc đi khi về thấy mình già
Dẫu sao lòng anh vẫn đầy bao nỗi vui
Đóa xương rồng sắc tươi hồng trong bó gai.
Ơi gió mát trời xanh ơi.
Sông sâu chôn những hồn ai
Cây cao đã héo bao nhiêu nụ đời
Chàng ngồi bên sông xưa lắng nghe âm thầm trong nước cuốn
Mặt trời che khăn đưa máu ai sáng ngời cuối trời buồn
Tháo đôi giầy gỡ khuy cài nghe tóc bay
Máu trong người bỗng như ngừng trong phút giây.
Thôi đã hết ngày không may
Duyên chia ai thấy lại ai
Hương thiêng xin thắp cho ai xa rồi.
Này đường, xa xưa tôi đi lá rơi, trên cành chim nhớ mãi
Và người đưa tôi đi đã xa nhưng còn khóc mùi hoài
Đến bây giờ cây đã già chim đã xa
Núi non buồn cũng khô dần sương thiết tha.
Trên đá cũ còn xanh ghi, ý như những lúc nằm mê.
Quê hương có những ai đi không về
À, à a a, à a, a á à
Từ người xưa ra đi khóm cây bao lần thay lá nhớ
Giòng đời trôi quanh co có khi xui người lỗi hẹn hò
Gió Xuân nồng đã bao lần khua thức ai
Nhớ thương người chốn chân trời xa khuất mây
Đêm thánh thót giọt mưa rơi trăng soi trên vách tả tơi
Cơn mơ thôi cũng tan trong ngậm ngùi
Kìa chùa xưa chuông lan nhắc nhân gian đừng ai oán nữa
Dù đời ai chia tan hãy quên vui cùng những ngày còn
Qua một ngày chiến tranh nầy như tái sinh
Dẫu trên người vẫn in hằn đôi vết thương
Nhưng nước mắt làm quên ngay mai ta sẽ cố cùng trâu ngoan
Gieo bông xóa hết dấu bom chưa mòn.
À a a, à a, a á à
Một ngày trên quê hương chúng ta không còn chinh chiến nữa
Một người thanh niên xưa lúc đi khi về thấy mình già
Dẫu sao lòng anh vẫn đầy bao nỗi vui
Đóa xương rồng sắc tươi hồng trong bó gai.
Ơi gió mát trời xanh ơi.
Sông sâu chôn những hồn ai
Cây cao đã héo bao nhiêu nụ đời
Chàng ngồi bên sông xưa lắng nghe âm thầm trong nước cuốn
Mặt trời che khăn đưa máu ai sáng ngời cuối trời buồn
Tháo đôi giầy gỡ khuy cài nghe tóc bay
Máu trong người bỗng như ngừng trong phút giây.
Thôi đã hết ngày không may
Duyên chia ai thấy lại ai
Hương thiêng xin thắp cho ai xa rồi.
Này đường, xa xưa tôi đi lá rơi, trên cành chim nhớ mãi
Và người đưa tôi đi đã xa nhưng còn khóc mùi hoài
Đến bây giờ cây đã già chim đã xa
Núi non buồn cũng khô dần sương thiết tha.
Trên đá cũ còn xanh ghi, ý như những lúc nằm mê.
Quê hương có những ai đi không về
À, à a a, à a, a á à
Từ người xưa ra đi khóm cây bao lần thay lá nhớ
Giòng đời trôi quanh co có khi xui người lỗi hẹn hò
Gió Xuân nồng đã bao lần khua thức ai
Nhớ thương người chốn chân trời xa khuất mây
Đêm thánh thót giọt mưa rơi trăng soi trên vách tả tơi
Cơn mơ thôi cũng tan trong ngậm ngùi
Kìa chùa xưa chuông lan nhắc nhân gian đừng ai oán nữa
Dù đời ai chia tan hãy quên vui cùng những ngày còn
Qua một ngày chiến tranh nầy như tái sinh
Dẫu trên người vẫn in hằn đôi vết thương
Nhưng nước mắt làm quên ngay mai ta sẽ cố cùng trâu ngoan
Gieo bông xóa hết dấu bom chưa mòn.
À a a, à a, a á à
Nhạc phẩm "Một ngày sau chiến tranh" là chủ đề chương trình. Bài hát dài
gồm một chuỗi những ca từ tiếp nối là một câu chuyện kể được Tạ Chương
thể hiện trọn vẹn cái "hồn" của bài hát. Với 1 giọng hát nhẹ nhưng lôi
cuốn và mênh mang cảm xúc, anh đã nói lên được tâm sự của 1 người lính
trở về sau chiến tranh. người lính tháo đôi giầy cũ, gỡ khuy cài chiếc
áo trận bạc màu để đón làn gió xuân nồng thanh bình không tanh mùi máu,
không mặn đắng nước mắt ly tan. Khi đi anh còn xanh tóc, lúc về tóc đã
bạc màu theo cuộc chiến quá dài. Chiến tranh tàn phá quê hương, con
người mệt mỏi, đau đớn với những nấm mồ, xương phơi trắng núi. Anh lính
nghe chuông chùa mà mơ giấc mơ gieo hạt hoa để hoa thơm nở khắp chốn,
xóa đi các dấu bom chưa mòn.
Tuy nhiên giấc mơ anh lính kia, hạt chưa nảy mầm, hoa chưa kịp trổ để che vết đạn bom, thì những nấm mồ lại âm thầm mọc lên. Người chết trong lao tù, ngoài ruộng nương hay nơi rừng thiêng nước độc. Bao xác người rã nát trong miệng cá mập hay vùi thây ngoài biển khơi là tang chứng cho một cuộc chiến ý thức hệ lại tái diễn.(TTThuy)
"Tôi đã sống những ngày
Như con sâu mỏi
Co thân gầy đo nỗi bơ vơ
Nghe mưa về,
Nghe gió ra đi
Tôi đã sống những ngày
Thôi sống cho qua" (NĐT)
Nhạc NĐT xoay quanh Tình Yêu và Thân Phận, cái đẹp của tình yêu trong xáo trộn của thời cuộc và nỗi chán chường bi đát của thân phận lưu đày trên chính quê hương mình.
Tuy nhiên giấc mơ anh lính kia, hạt chưa nảy mầm, hoa chưa kịp trổ để che vết đạn bom, thì những nấm mồ lại âm thầm mọc lên. Người chết trong lao tù, ngoài ruộng nương hay nơi rừng thiêng nước độc. Bao xác người rã nát trong miệng cá mập hay vùi thây ngoài biển khơi là tang chứng cho một cuộc chiến ý thức hệ lại tái diễn.(TTThuy)
"Tôi đã sống những ngày
Như con sâu mỏi
Co thân gầy đo nỗi bơ vơ
Nghe mưa về,
Nghe gió ra đi
Tôi đã sống những ngày
Thôi sống cho qua" (NĐT)
Nhạc NĐT xoay quanh Tình Yêu và Thân Phận, cái đẹp của tình yêu trong xáo trộn của thời cuộc và nỗi chán chường bi đát của thân phận lưu đày trên chính quê hương mình.
VongNgayXanh Sưu tập
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire