lundi 30 mai 2016

Người Góa Phụ và Ngọn Đồi 31- Phùng Annie Kim

http://vvnm.vietbao.com/images/file/PZY-rFqI0wgBAMw5/ng-vanduong.jpg1. Anh không chết đâu anh

Vào đầu năm một chín bảy mươi mốt, đài truyền hình thành phố Sài gòn phát hình nhạc cảnh nhạc sĩ Nhật Trường trong vai đại úy Nguyễn Văn Đương, mặc quần áo lính, trên đầu vết đạn còn rướm máu. Anh hiện về trong giấc ngủ chập chờn của người vợ ở hậu phương, chị Nguyễn Thị Lệ. Ca sĩ Thanh Lan đóng vai chị Lệ.

Từ khung cửa, bóng ma Nguyễn văn Đương hiện về báo mộng "…Anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con"… "…Không, anh không chết đâu em, anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua…". Đại úy Nguyễn Văn Đương đã tự sát bằng viên đạn bắn vào đầu vì không muốn rơi vào tay kẻ thù. Phát súng "lẻ loi", "nhiệm mầu" và "sau cùng" đã làm nên bài hát đi vào lịch sử âm nhạc thời chiến tranh "Anh Không Chết Đâu Anh".

samedi 28 mai 2016

Nghĩ gì về chuyến đi của TT Obama tại VN?


Tại sao người ta khom lưng? - Ngô Nhân Dụng



Sau khi Tổng Thống Mỹ Barack Obama rời Việt Nam, trên mạng Internet có người đem hai bức hình ra so sánh. Bức hình thứ nhất chụp ngày 25 Tháng Năm, một ông “quan nhỏ bước ra khỏi xe hơi, trong lúc mặt đường ngập lụt. Một anh quân hầu vội vác chiếc ghế tới cửa xe cho quan bước lên, rồi một anh khác khom lưng cõng ông vào bậc thềm, cách cửa xe hai mét. Bức hình thứ hai chụp trước đó, cảnh ông Obama đang ở Việt Nam, tay cầm dù che cho hai nhân viên cùng bước với mình sau khi xuống máy bay gặp trận mưa lớn.
Một công dân mạng bình phẩm: “Không cần phải nói nhiều, hai tấm hình này cũng đủ nói lên bản chất của hai chế độ.”


mercredi 25 mai 2016

Obama, Nguyễn Du, Lý Thường Kiệt - Ngô Nhân Dụng

http://ichef.bbci.co.uk/wsimagechef/ic/640x360/amz/worldservice/live/assets/images/2016/05/25/160525051910_obama-5.jpgSau khi ông Obama tuyên bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh tỏ ý hoan nghênh, nói, “Trung Quốc cũng muốn Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí!” Sau vụ tàn sát ở Thiên An Môn năm 1989, các nước Tây đã ngưng bán bom đạn cho Trung Cộng.

Nhưng các nhà bình luận bên Tàu không nói “ngoại giao” như vậy. Tân Hoa Xã đe rằng không nên kết thân với nhau để “đe dọa và làm thiệt hại quyền lợi chiến lược của một nước thứ ba!” Ai cũng hiểu họ nói nước thứ ba nào. Giáo Sư Nghê Nhạc Hùng, (Ni Lexiong), một chuyên gia về hàng hải Ðại Học Thượng Hải, nói rõ hơn, rằng quyết Washington và Hà Nội đã lập một “liên minh gần như quân sự, nhắm vào Trung Quốc.”

mardi 24 mai 2016

Vũ khí, Boeing, xô thức ăn cá, bún chả và nhân dân

http://tinhdongchuacuuthe.com/media/uploads/2016/05/20160524-Bai-Obama-CamChau_Anh1-320x240.jpgNgày làm việc đầu tiên 23/5 của Tổng thống Hoa Kỳ tại Việt Nam diễn ra tốt đẹp “gần như” dự kiến. Bên cạnh nội dung chính theo lịch trình, thông tin về các hoạt động bên lề của chuyến thăm được truyền thông trong nước tập trung tường thuật sôi động, dày đặc, từng li từng tí một. Không ít những pha “ly kỳ” do ống kính phóng viên hay cả người dân ghi lại khiến một lần nữa, “người Việt nằm nhớ nước non”.
Tốt đẹp “gần như” dự kiến?
Các nội dung chính không gây bất ngờ, vì đã được dự báo từ trước, là các ký kết, thông báo trong cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ông Obama mở đầu bằng hai chữ tiếng Việt “Xin chào” để thông báo cho cả thế giới biết việc Hoa Kỳ chính thức bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí quân sự (vũ khí sát thương) đối với Việt Nam.

vendredi 20 mai 2016

samedi 14 mai 2016

Khúc Sinh Ca & Rửa Bằng Máu Con Tim Mình

Khúc Sinh Ca (Nhạc Trầm Tử Thiêng-Miên Đức Thắng)
Rửa Bằng Máu Con Tim Mình (Tiếng hát: Bắc Giang Nhạc: Thiên-Anh Hòa âm: Trần Thái Nguyên)

jeudi 12 mai 2016

30 tháng 4 - Nguyễn Thanh Việt

(cám ơn Hiền Lê về bản dịch)
http://usedbookstorevn.com/wp-content/uploads/2016/04/cam-tinh-vien-1.jpgHôm nay là ngày mà nhiều người Việt trong cộng đồng hải ngoại gọi là “Tháng Tư Đen”. Với họ, đó là ngày tưởng niệm sự sụp đổ của Sài Gòn. Tôi hiểu cảm xúc đó. Lớn lên trong cộng đồng Việt Nam tại San Jose, tôi thấu hiểu những ký ức và nỗi đau không thể diễn tả thành lời này. Bản thân gia đình tôi cũng chịu cảnh chia cắt và phân ly, người thân và tài sản phải bỏ lại khi ra đi. Dù vậy, tôi chưa bao giờ toàn tâm chấp nhận một cảm xúc như vậy về sự mất mát và đau khổ, tôi chưa hề bao giờ mở miệng nói “ Tháng Tư Đen.” (Bởi ít ra để tả về tang tóc chúng ta nên gọi dùng “Tháng Tư Trắng,” dù cách gọi này sẽ chẳng được nhìn nhận ở một nước Mỹ của người da trắng). Tương tự như nhân vật trong the Sympathizer, tôi luôn nhìn vấn đề từ hai phía. Tôi biết, với một số người Việt, 30 tháng 4 không phải là ngày đau buồn mà là dịp để ăn mừng. Đối với vài người ngày đó là Sài Gòn Sụp Đổ, nhưng với vài người khác, đó lại là Ngày Giải Phóng.

lundi 9 mai 2016

Unforgotten: Phim tài liệu về tù cải tạo Thanh Trúc, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/doc-abt-form-pris-of-war-06042015062923.html/diem-thuy-720.jpg/@@images/3f3f2ba8-3848-45aa-a396-1fa297254d71.jpegĐó là bộ phim tài liệu mang tên Unforgotten, Không Bao Giờ Quên, như một đóng góp nhỏ nhoi nhưng cần thiết vào kho tài liệu về tù binh miền Nam trong những trại tập trung của miền Bắc sau 1975, để những người trong cuộc có thể trình bày những nỗi oan khuất họ phải chịu, và để thế hệ trẻ hiểu được suy nghĩ của cha chú là những người lính buộc phải buông súng với nỗi đau có thể không bao giờ phai nhòa.
Tâm tư và ước muốn
Đó cũng là tâm tư và ước muốn của tác giả bộ phim, nhà văn, nhà báo, người sáng lập kiêm đạo diện của Potbelly Pig Films, cô Diễm Thúy.

dimanche 8 mai 2016

Biển đang chết và ngư dân đang khóc - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/the-sea-is-dying-and-fishermen-are-crying-ml-05062016141835.html/000_A469B-622.jpg/imageVậy là đã đúng một tháng từ ngày những con cá chết đầu tiên tại Vũng Án, Hà Tĩnh xảy ra khiến cả nước như rơi vào vùng không khí rỗng, hụt hẫng và đau xót trước những thân cá nằm phơi mình suốt hàng trăm cây số dọc chiều dài của bờ biển miền Trung. Cả nước bàn tán xôn xao và nhà nước thì lúng túng chưa đưa ra được một kết quả miễn cưỡng nào. Cá vẫn tiếp tục chết và ngư dân tiếp tục ngồi trên bờ nhìn ra biển xa.
Có điều việc cá chết hàng loạt lần này không những được theo dõi một cách triệt để mà người dân còn đưa ra khá nhiều ý kiến, phản hồi những thông tin mà họ nhận được trên trang mạng xã hội, nơi mỗi người dân làm chủ một tờ báo cho riêng mình. Trên những tờ báo xem chừng khá giống nhau ấy thật ra chứa đựng rất nhiều thông tin và mỗi thông tin lại điển hình cho sở thích, khuynh hướng hay quan điểm của chủ trang Facebook hay Twitter.