Bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sinh năm 1931, là con gái thứ bảy (nên còn có biệt danh Cô Bảy Mỹ Tho) trong một gia đình Công giáo ở Mỹ Tho có mười anh chị em.
Lúc còn niên thiếu, Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng người em gái Tám Hảo thường xuyên lên Sài Gòn để đi học và thăm thân nhân. Do gia đình quen biết với dược sĩ Huỳnh Văn Xuân, làm việc ở viện bào chế Trang Hai, hai chị em Bà được giới thiệu làm trình dược viên tại Viện bào chế Roussell. Chính ông Huỳnh Văn Xuân làm mai mối cho Nguyễn Văn Thiệu (lúc đó đang đeo lon Trung úy) quen Mai Anh. Mặt khác, cậu Mai Anh là Đặng Văn Quang cũng là bạn đồng khóa Trường Võ bị Đà Lạt với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nên cả hai người được se duyên thành vợ chồng, dù có đôi chút trở ngại vì Mai Anh theo đạo Công giáo. Ông Bà chính thức làm lễ cưới vào năm 1951. Sau này, vào năm 1958, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mới rửa tội theo Công giáo.
Ở cương vị là Phu Nhân của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Bà rất thông cảm với sự thiếu thốn những trung tâm y tế phục vụ người dân. Vì thế, sau nhiều năm hoạt động xã hội, Bà Nguyễn Thị Mai Anh là người đã gợi ý và khởi xướng thành lập một bệnh viện phục vụ người dân ngay tại thủ đô Saigon.
Bệnh viện Vì Dân tọa lạc tại ngã tư Bảy Hiền, thường được giới bình dân Sài Gòn hay kêu đó là bệnh viện Bà Thiệu. Bệnh viện được xây dựng do Bà vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm: Thân hào Nhân sĩ, Thương gia, Kỹ nghệ gia…
Bệnh viện Vì Dân là bệnh viện tư nhân, nhưng được điều hành như bệnh viện công. Người dân vào khám và chữa bệnh được miễn phí hoàn toàn. Sau khi Bác Sỹ khám bệnh xong thì bệnh nhân được phát thuốc theo toa. Nếu ai bị bệnh nặng thì được nằm lại bệnh viện để chữa bệnh.
Lễ đặt viên đá đầu tiên đã cử hành ngày 17 tháng 8 năm 1971. Nhờ sự
tín nhiệm và giúp đỡ của các nhà Hảo tâm, các Cơ quan Từ thiện trong
nước và ngoại quốc, các Cơ quan quốc tế, và các quốc gia bạn, nên việc
xây cất và trang bị các phương tiện y khoa được tiến hành một cách nhanh
chóng và đầy đủ.
Bệnh Viện Vì Dân được khánh thành ngày 20 tháng 3
năm 1973 với 400 giường bệnh và nhiều phân khoa khác nhau: khoa Ngoại và
Nội trú, khoa giải phẫu, khoa xét nghiệm, khoa tai mũi họng, khoa quang
tuyến, nhãn khoa, khoa nhi đồng, nhà thuốc tây…Bệnh Viện Vì Dân là bệnh
viện lớn và tân tiến nhất ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Bệnh viên có
nhiều vị Bác Sỹ và Y Tá chuyên môn, cũng như xử dụng những dụng cụ y
khoa tân tiến nhất. Sau khi Bà Nguyễn Thị Mai Anh phát biểu trong buổi
lễ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cùng với Phu nhân cắt băng khánh thành.
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, do những áp lực từ chiến trường, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức trên đài truyền hình. Sau đó Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng gia đình rời khỏi Việt Nam vào đêm 25 tháng 4 và bay tới Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch với tư cách là Đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa. Lúc đầu cả gia đình sang sống tại Đài Loan, nơi trước đó ông Nguyễn Văn Kiểu, anh ông Thiệu làm Đại sứ.
Sau khi con trai thứ hai, Nguyễn Quang Lộc sang Anh Quốc học, thì cả
nhà lại sang London định cư, và sống ở đó trong suốt 15 năm. Khi mấy
người con sang Mỹ để tiếp tục con đường học vấn năm 1985, thì cả nhà
cũng đến định cư tại thành phố Boston vì Bà Mai Anh muốn ở gần những
người con của mình.
Ông bà có 3 người con là:
– Nguyễn Thị Tuấn Anh (Trưởng nữ)
– Nguyễn Quang Lộc (Trưởng nam)
– Nguyễn Thiệu Long (Thứ nam)
Ngày 29 tháng 9 năm 2001, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ trần tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center thuộc thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ sau khi bị đột quỵ ở nhà. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được an táng tại Boston. Lúc mất ông hưởng thọ 78 tuổi.
Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói: “Tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả Ông Bà, và mang tro cốt của ổng (chồng, Nguyễn Văn Thiệu) về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng: “Nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang, nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi”, Bà nói như vậy về ước vọng của Bà như một phụ nữ Việt Nam bình thường không quên ơn Tổ tiên dòng họ.
Một người từng làm việc trong Dinh Độc Lập dưới thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói về Bà như sau: “Tôi luôn luôn giữ lòng quý mến đối với Tổng thống Phu nhân. Bà lúc nào cũng giữ nếp sống bình dị của người đàn bà phúc hậu, bao dung của sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đối với tôi, Bà Thiệu là hình ảnh một người mẹ, một người vợ hiền đảm đang hơn là một vị Đệ Nhất Phu nhân sống trong tột đỉnh của quyền thế và nhung lụa giàu sang. Bà Thiệu là người đáng kính, không có cái kênh kiệu của một người có quyền thế vì Bà là một người đứng cạnh chồng, chỉ biết lo cho gia đình mà thôi.
Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lúc nào cũng vui vẻ và thân thiện với tất cả mọi người chung quanh. Khuôn mặt phúc hậu và nhân cách của Bà làm người đối diện cảm thấy gần gũi và kính trọng. Bà không bao giờ câu nệ về cách cư xử của nhân viên thuộc cấp. Mỗi lần gặp mặt, Bà luôn luôn lên tiếng hỏi thăm sức khỏe chúng tôi trước, không kịp để chúng tôi chào Bà. Điều đặc biệt là Bà không bao giờ đề cập đến bất cứ chuyện gì có liên quan đến việc làm của Tổng Thống Thiệu với chúng tôi. Trong suốt thời gian làm việc tại đây, chỉ có một lần duy nhứt tôi nghe Bà than phiền với ông Thiệu bằng lời lẽ rất ôn tồn về một nhân vật có đầy quyền thế tại Phủ Tổng thống trong lúc tôi đang đứng bên cạnh.
Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thường đi ủy lạo Thương binh ở khắp bốn vùng chiến thuật cũng như tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Đồng thời bà còn tham gia rất nhiều hoạt động xã hội và từ thiện nữa. Nhận thấy xã hội còn nhiều nhiễu nhương nên Bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã thành lập “Hội Phụ Nữ Phụng Sự Xã Hội” vào ngày 1 tháng 6 năm 1968 để an ủi và giúp đỡ người dân. Bà nói: “Xã hội bây giờ đang nhiễu nhương. Phụ nữ phải tham gia làm công tác xã hội với sự yêu thương và đồng cảm để có thể xoa dịu phần nào sự đau khổ của họ“.
Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu dành hầu hết thì giờ của mình để cứu trợ những người tỵ nạn chiến tranh, quả phụ mất chồng trong cuộc chiến và đặc biệt là những cô nhi bị bỏ rơi. Trong một lần đi thăm trẻ em mồ côi ở cô nhi viện Don Bosco tại Saigon thì Bà bồng một em bé lên, với khuôn mặt rạng rỡ và nụ cười rất tươi Bà nói với mọi người hiện diện rằng: “Một trong những đặc ân mà tôi thích nhất là cái ngày mà tôi được quyền gọi các em cô nhi là các con của tôi.“
Nhân lúc bế giảng khóa học dành cho những bà vợ của thành viên nội các tại Dinh Độc Lập vào ngày 30 tháng 4 năm 1968, Phu Nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói: “Phụ nữ, ngoài nhiệm vụ ở hậu phương là yểm trợ tiền tuyến bằng cách giúp băng bó những vết thương mà còn có thể xông pha ngoài chiến trận để đánh giặc như Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị nữa. Tôi nghĩ rằng phụ nữ nên tự nguyện học một khóa căn bản về quân sự để có chút hiểu biết hầu có thể giúp đỡ tiền tuyến lúc cần thiết“.
Không những thường xuyên đi hiến máu, Bà còn khuyến khích mọi người đi hiến máu như Bà. Năm nào Bà cũng tham dự ngày lễ diễn hành nhân ngày giỗ Hai Bà Trưng. Ngay cả hiện tại ở Mỹ Bà vẫn tham dự ngày lễ giỗ Hai Bà hằng năm.
Mặc dầu là vợ của một Tổng Thống, nhưng vì sinh trưởng ở Mỹ Tho, nên giọng nói và tánh tình của Bà hiền hậu và dễ thương như những người sinh trưởng ở miền Nam.
Vào năm 1972, một người Hoa Kỳ làm việc tại Việt Nam đã xin phép lấy tên Bà Nguyễn Thị Mai Anh đặt cho một giống Lan: Brassolaeliocattleya Mai Anh. Nhân dịp này tên của Bà Đinh Thúy Yến (Phu nhân Thủ tướng Trần Thiện Khiêm) cũng được đặt tên cho một giống Lan: Brassolaeliocattleya Dinh Thuy Yen.
Năm 2009 Bà dọn qua sống với gia đình con trai là anh Nguyễn Quang Lộc tại Orange County thuộc tiểu bang California vì Bà muốn ở gần con cháu của mình. Bây giờ Bà đã lớn tuổi nên sức khỏe của Bà không còn được như xưa.
Người viết : David Tran
https://www.cochinchine-saigon.com/vai-hang-nho-lai-ba-nguyen-thi-mai-anh-phu-nhan-cua-tong-thong-nguyen-van-thieu/
* *
CỰU ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TỔNG THỐNG VNCH - NGUYỄN THỊ MAI ANH (1931 - 2021)
Bà vừa từ trần 15 Tháng Mười 2021, tại nhà riêng ở Đông Bắc San Diego County, Nam California, hưởng thượng thọ 90 tuổi.
* *
Rhyncholaeliocattleya Nguyen Thi Mai-Anh
Là phong lan mang tên cu'a Bà Nguyên thi Mai Anh , phu nhân cu'a TT. Nguyên V Thiêu.
môt loai Phong lan minh đã rât yêu thich từ hơn 40 nam qua, mà minh cũng như nhiêu bạn đã khg hê biết hoa này đã được chinh thức mang tên bà từ năm 1974.
Người ta đã dùng tên hoa đẹp mà đặt cho người và những trường hợp lấy tên người đặt cho hoa cũng không phải là hiếm.
Tên các giống hoa lan thường được dặt tên theo mầu sắc, hình dáng, địa danh còn có tên các nhà khoa học gia, tên những người có công trong việc tìm kiếm, nuôi trồng để vinh danh những vị này.
Như vậy cũng chưa đủ, người ta lại còn lấy tên của các mệnh phụ phu nhân mà đặt tên cho hoa nữa.
Nếu bạn là người yêu thích hoa lan, khi vào mấy trang Web để tìm những bông hoa khác lạ, bạn sẽ thấy tên hoa Brassolaeiliocattleya nguyên thi mai Anh.
. Bạn không khỏi ngạc nhiên khi thấy hàng loạt vườn lan nổi tiếng ở Hoa kỳ, Pháp, Brasil quảng cáo cho cây lan này. Bạn lạ lùng tự hỏi người phụ nữ Việt Nam này là ai mà lại có tên xuất hiện trong danh mục hoa lan quốc tế?
Truy cập theo tài liệu ghi chép trong danh bạ các hoa lan của hội Royal Horticulture Society (RHS) Anh quốc, nơi công nhận chủ quyền thương mại của các giống hoa lan.
Và Năm 1974 nhà nuôi lan danh tiếng tại Florida Hoa kỳ JONES & SCULLY đã đăng ký bản quyền thương mại của cây lan Brassiolaeliocattleya viết tắt là Blc. nguyên thi Mai Anh.
Thanhly suu tâm.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire