Vương quốc Bỉ, từ dân số (11 triệu người) đến diện tích lãnh thổ
(30.500 km2), được coi là nước nhỏ trong số 195 nước có chủ quyền trên
thế giới. Tuy nhiên, khi xem xét dữ liệu lớn (big data) về dịch bệnh
viêm phổi Vũ Hán (hay còn gọi là viêm phổi Trung Cộng, COVID-19) trên
toàn cầu thì hơn một tuần qua Bỉ luôn nằm trong top 10 nước nghiêm trọng
nhất thế giới.
Tính đến 17:00 ngày 14/4, số ca nhiễm tại
Bỉ được xác nhận đã công bố là 31.119, số ca tử vong là 4.157, và tỷ lệ
tử vong là 13,36%. Ngày hôm đó tỷ lệ tử vong này ở Bỉ đứng đầu thế
giới. Vị trí thứ hai là Ý với 12,83%, vị trí thứ ba là Anh với 12,78%.
Nhiều
năm qua, từ Hoàng gia đến Chính phủ Bỉ đã liên hệ chặt chẽ với ĐCSTQ,
đã lún sâu theo sáng kiến “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ.
Hai trong số các cảng quan trọng nhất của Bỉ đang phục vụ cho “Vành đai và Con đường”
Mặc
dù diện tích lãnh thổ Bỉ khá nhỏ nhưng lại nằm ở vị trí địa lý ưu trội.
Phía bắc là Hà Lan, phía nam là Pháp, phía đông là Luxembourg và Đức, ở
phía tây là Biển Bắc, bên kia bờ biển là nước Anh.
Cảng
lớn nhất của Bỉ là Antwerp (Port of Antwerp, BE), là cảng trung tâm lớn
thứ hai ở châu Âu sau cảng Rotterdam ở Hà Lan. So với nhiều cảng lân
cận, cảng Antwerp có vị trí thuận lợi nhất đối với nhiều trung tâm sản
xuất và tiêu thụ tại châu Âu, cảng sâu vào đất liền 80 cây số nên mối
liên kết càng chặt chẽ hơn với vùng nội địa của châu Âu. Đây là lợi thế
độc đáo của cảng. Một trung tâm hậu cần như vậy chắc chắn sẽ trở thành
mục tiêu đáng thèm muốn trên bản đồ “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ.
Theo
tờ “Tài chính” (JRJ) trụ sở tại Bắc Kinh, vào tháng 8/2015, cảng
Antwerp đã thành lập nhóm phụ trách “Vành đai và Con đường” để đáp ứng
với sáng kiến “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ. Là một dự án sớm tham
gia vào “Vành đai và Con đường”, cảng Antwerp đã phân định một khu vực
trong phạm vi quyền hạn của cảng để cùng với Ngân hàng Phát triển Trung
Quốc và một công ty Trung Quốc xây dựng “Trung tâm Thương mại và Hậu cần
Quốc tế Trung Quốc-Châu Âu-Châu Phi”.
Để
tăng cường hợp tác với các cảng chính của Trung Quốc, cảng Antwerp đã
ký các thỏa thuận quan hệ đối tác thân thiện hoặc ký bản ghi nhớ hợp tác
để chia sẻ thông tin liên quan cùng các cảng của Trung Quốc như cảng
Thượng Hải, cảng Thâm Quyến, cảng Ninh Ba, cảng Thiên Tân, cảng Thanh
Đảo và cảng Đại Liên, qua đó đề nghị khách hàng mục tiêu hợp tác và đào
tạo các chuyên gia hàng hải cho Trung Quốc. Trung tâm đào tạo hàng hải
tại cảng Antwerp là cơ sở đào tạo cảng châu Âu duy nhất được Cục Quản lý
đối ngoại của ĐCSTQ công nhận. Hiện tại, khoảng 3800 chuyên gia hàng
hải Trung Quốc đã được đào tạo tại cảng này.
Cảng
Zeebrugge trên bờ biển phía bắc của Bỉ là cảng thương mại quan trọng
thứ hai ở Bỉ, nằm trên bờ Biển Bắc, bờ phía đối diện là nước Anh, từ
thời cổ đại đã là một tuyến giao thông chính. Ngày nay vẫn có những
chuyến tàu qua lại giữa cảng Zeebrugge và các cảng của Anh như Hull và
Dover.
Ngày 22/1/2018 trang mạng Quân sự Trung Quốc (81.cn) của Bộ Quốc phòng ĐCSTQ có động thái khác thường khi có bài “Dự án ‘Vành đai và Con đường’ ở Zeebrugge của Bỉ”,
cho biết vào ngày hôm đó tại trụ sở cảng Zeebrugge ở thủ đô Brussels
của Bỉ, hãng Vận tải biển Trung Quốc (China Shipping) của nhà nước Trung
Quốc đã ký kết thỏa thuận nhượng quyền thương mại với khu cảng
container Zeebrugge. Tại sao thông tin dân sự và thương mại không đáng
kể như vậy mà khiến Bộ Quốc phòng ĐCSTQ chú ý mừng rỡ? Có thể thấy đối
với ĐCSTQ thì cảng Zeebrugge có mục đích chính trị và quân sự quan
trọng.
Tuy
vậy, có vẻ Phó thủ tướng và Bộ trưởng kinh tế của Bỉ là ông Kris
Peeters, người đã tham gia nghi thức ký kết thỏa thuận không nhận thấy ý
đồ nguy hiểm của ĐCSTQ khi ông phát biểu rằng thỏa thuận “không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ thương mại giữa hai nước, còn nâng cao vị thế quốc tế của Zeebrugge.”
Hợp tác “Đầu tư Trung Quốc” và “Công nghệ châu Âu” trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường”
Nhà
máy sản xuất xe hơi Ghent ở Bỉ có diện tích hơn 490.000 mét vuông, vốn
là nhà máy lắp ráp xe hơi lớn nhất bên ngoài Thụy Điển của hãng xe
Volvo. Nhà máy lắp ráp xe hơi lớn nhất của Bỉ là Volvo Ghent được thành
lập vào năm 1965, đã gặp rắc rối trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu năm 2008, năm 2010 đã được Tập đoàn Geely Trung Quốc mua lại với giá
1,8 tỷ đô la Mỹ, trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên sở hữu một
thương hiệu xe hơi cao cấp xuyên nước.
Vào
tháng 4/2014, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã đến thăm nhà máy Volvo
Ghent cùng với vua Philippepe của Bỉ. Ông Tập Cận Bình và vua Philippepe
đã cùng vén màn chiếc xe thứ 300.000 của công ty xuất khẩu sang Trung
Quốc.
Với sự phổ biến ngày càng tăng
của xe Volvo tại thị trường Trung Quốc, sản lượng xe của thương hiệu này
không ngừng đạt những kỷ lục mới, vậy là nhà máy Volvo Ghent đã dần trở
thành một điểm tựa quan trọng trong bố cục toàn cầu của Tập đoàn Geely.
Các
chuyên gia và kỹ sư của nhà máy Ghent đã tham gia vào nhà máy Volvo mới
ở Đại Khánh – Trung Quốc, họ vô tư truyền đạt kinh nghiệm kỹ thuật để
giúp nhà máy mới có chất lượng và khả năng cạnh tranh như các nhà máy
khác trên thế giới. Như Hạo Hội Long (Hao Huilong) – Phó tỉnh trưởng Hắc
Long Giang cho biết: “Volvo đã mang công nghệ sản xuất xe hơi tiên tiến nhất thế giới đến Đại Khánh”.
Ba
năm sau, vào giữa tháng 5/2017, khi Phó Thủ tướng Bỉ Peeters đến Trung
Quốc để tham dự Diễn đàn Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Quốc tế “Vành đai
và Con đường”, ông đã thực hiện một chuyến bay đặc biệt đến Đại Khánh để
chứng kiến Lễ ra mắt hoạt động thử nghiệm của chiếc xe hạng sang Volvo
S90 do Volvo Đại Khánh xuất khẩu sang Bỉ thông qua “con đường tơ lụa trên đất liền”
là vận tải đường sắt Trung Quốc (China Railway Express). Ngày 30/5, lô
xe Volvo S90 do Trung Quốc sản xuất đã được vận chuyển đến cảng
Zeebrugge ở Bỉ thông qua tuyến đường sắt Á-Âu để đưa đến Ghent. Sau đó,
một số lượng lớn xe hơi sang trọng mới được sản xuất tại Trung Quốc đã
được tập trung tại nhà máy xe hơi Ghent để tỏa ra thị trường châu Âu.
Vào
tháng 6/2017, Thủ tướng Lý Khắc Cường của ĐCSTQ cùng với Thủ tướng Bỉ
khi đó là ông Charles Michel đến thăm Triển lãm Thành tựu Đổi mới Geely –
Volvo. Lãnh đạo của cả hai bên đã chứng kiến chiếc xe mới cao cấp “Made
in China” Volvo S90 do nhà máy Volvo Đại Khánh của Trung Quốc sản xuất
đã lên chuyến tàu Trung Quốc-châu Âu tới Bỉ, sau đó bán trực tiếp cho
các nước châu Âu. Vào tháng 7/2019, chiếc Volvo XC60 “Made in China” đã
từ nhà máy Thành Đô ở Trung Quốc đến Ghent của Bỉ.
Việc
mua lại 1,8 tỷ của Geely chỉ là quyền cổ phần của nhà máy Ghent, còn
chuyện có thành công đến đâu thì vào thời điểm đó vẫn chưa thể chắc
chắn. Nhưng bây giờ có vẻ như Trung Quốc đã có những gì họ muốn: 100%
thương hiệu xe hơi Thụy Điển do Trung Quốc đầu tư đã thể hiện thuyết
phục sản phẩm chất lượng “Made in China” ở châu Âu và thế giới. Đây
chính xác là ảnh hưởng mà ĐCSTQ muốn gặt hái trong việc thực hiện sáng
kiến “Vành đai và Con đường”.
Nhà máy xe hơi Volvo Ghent được ông Tập Cận Bình ca ngợi là “mô hình hợp tác kinh tế, công nghệ giữa Trung Quốc, Bỉ và Thụy Điển”.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp xe hơi Bỉ tìm kiếm sự hợp tác đầu tư và
kinh doanh với Trung Quốc không phải là chuyện lợi bất cập hại. Nhiều
nước thành viên EU đã lên tiếng rằng dự án “Vành đai và Con đường” đối
nghịch với đề xuất thương mại tự do của EU. Bởi vì các công ty Trung
Quốc này được chính phủ trợ cấp nên gây tình trạng cạnh tranh không công
bằng giữa các bên tham gia hợp tác, không thể thực hiện được mục tiêu
hai bên cùng có lợi.
Các chính trị gia tích cực thúc đẩy “Vành đai và Con đường”
Từ
2014 đến 2019 khi ông Kris Peeters là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ
Kinh tế và Việc làm của Bỉ, đã đến thăm Trung Quốc nhiều lần. Về sáng
kiến ”Vành đai và Con đường”, ông đã nhiều lần bày tỏ Bỉ sẵn sàng hợp
tác với Trung Quốc để thúc đẩy xây dựng “Vành đai và Con đường”, và “đóng góp” cho thành công của sáng kiến này.
Vào
ngày 23/3/2017, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) đã phê
duyệt 13 thành viên mới trong đó có Bỉ, nâng tổng số thành viên ngân
hàng lên 70 thành viên. Về vấn đề này, ông Peeters ca ngợi: “AIIB có
tham vọng làm gương cho các ngân hàng phát triển trong và ngoài nước
thông qua áp dụng tiêu chuẩn toàn cầu tốt nhất nhằm bảo đảm về kinh tế,
tài chính, thân thiện môi trường cũng như vấn đề xây dựng xã hội bền
vững.”
Ngày 4/5/2017, khi trả lời
phỏng vấn của Tân Hoa Xã ĐCSTQ, ông Peeters đã ca ngợi sáng kiến
“Vành đai và Con đường” là một tầm nhìn tuyệt vời: Tất cả các bên liên
quan đều cần tham gia, không chỉ chính quyền trung ương, chính quyền
địa phương và doanh nghiệp, mà những cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng
trực tiếp nhất càng nên tham gia.
Ngày
27/3/2018 khi đến thăm nhà máy xe hơi Ghent, ông đã khẳng định mạnh mẽ
chiến lược châu Âu của thương hiệu xe hơi tại Lectra thuộc Bỉ dưới đầu
tư của Geely Trung Quốc, qua đó ông chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ thương
mại của Chính phủ Mỹ là thiếu sáng suốt, qua đó phản đối việc Mỹ áp thuế
đối với các sản phẩm của Trung Quốc.
Vào
ngày 27/10/2019, trong trả lời phỏng vấn của Nhật báo Đô thị phương Nam
của ĐCSTQ, cựu Thủ tướng Bỉ Yves Leterme cho biết rằng Bỉ là một cửa sổ
vào thị trường châu Âu, một trung tâm hậu cần châu Âu, có nhiều cảng có
thể tỏa khắp châu Âu. Ông đề nghị chính phủ Bỉ nên xúc tiến nghiên cứu
để đánh giá tính khả thi của việc Bỉ tham gia thỏa thuận khung của “Vành
đai và Con đường”, qua đó tiết lộ rằng (họ) đang thảo luận và đang
trong lịch trình làm việc.
Ông Peeters
và cựu Thủ tướng Bỉ thường xuất hiện vào những dịp mà ĐCSTQ thúc đẩy
sáng kiến “Vành đai và Con đường” tại các nơi trên thế giới để bày tỏ ý
kiến ủng hộ, kêu gọi các nước thành viên EU khác tham gia sáng kiến
này.
Ngoài 6 Học viện Khổng Tử, còn có 50 trường học dùng tài liệu giảng dạy “tẩy não” và hơn 100 lần trao đổi văn hóa mỗi năm
Hiện
tại, ĐCSTQ và Bỉ đã hợp tác để mở 6 Học viện Khổng Tử, Bỉ còn hơn 50
trường học cung cấp các khóa học Trung văn. Nội dung của sách giáo khoa
là tất cả các tài liệu giảng dạy “tẩy não” đã được ĐCSTQ xem xét nghiêm
ngặt.
Ngoài ra hàng năm hai bên còn tổ
chức giao lưu hơn 100 lần qua các buổi biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật,
mỹ thuật, Trung tâm văn hóa Trung Quốc Brussels mới thành lập là nơi
hoạt động rất sôi nổi.
Năm 2017, ĐCSTQ
đã phát hành tem kỷ niệm “Vành đai và Con đường”. Ngày 28/9 Viện Khổng
Tử tại Đại học Leuven đã tổ chức Triển lãm Trao đổi Quốc tế Tem “Vành
đai và Con đường” Trung Quốc để kỷ niệm “Ngày Học viện Khổng Tử toàn
cầu”. Tham dự triển lãm có nhiều quan chức như Phó Thị trưởng của
Leuven, Tổng thư ký Hiệp hội Tem Hoàng gia Bỉ, Giám đốc Ủy ban Kinh tế
và Thương mại Bỉ – Trung Quốc, Cố vấn Hiệu trưởng Đại học Leuven, Chủ
nhiệm học thuật của Hội đồng Học viện Khổng Tử. Lấy sở thích sưu tập tem
làm điểm nhấn, Viện Khổng Tử đã nói về “Vành đai và Con đường”. Giám
đốc Ủy ban Kinh tế và Thương mại Bỉ – Trung Quốc là Eric Famir đã có
bài phát biểu ca ngợi sáng kiến “Vành đai và Con đường” là một “dự án mang tính lịch sử” không chỉ có lợi cho châu Á mà còn các khu vực khác trên thế giới.
Nhưng
các chuyên gia hiểu về ĐCSTQ biết rằng “Vành đai và Con đường” của
ĐCSTQ chắc chắn không chỉ là các sáng kiến kinh tế và các dự án kinh
tế, nó còn thúc đẩy các giá trị tà ác của ĐCSTQ trên các lĩnh vực như
ngoại giao chính trị, quân sự, văn hóa giáo dục. Các nhiệm vụ chính của
Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài cũng như Học viện
Khổng Tử là nhân cơ hội này để quảng bá “Vành đai và Con đường”, thúc
đẩy quảng bá về Trung Quốc.
Vua Philippe ca ngợi “kinh nghiệm chống dịch bệnh” của ĐCSTQ
Theo
Tân Hoa Xã của ĐCSTQ đưa tin ngày 2/4, khi ông Tập Cận Bình nói chuyện
điện thoại với vua Philippe của Bỉ, vua Philippe nói rằng kinh nghiệm
của Trung Quốc có “ý nghĩa quan trọng” đối với các nước khác, đã “cung cấp hỗ trợ” và “đóng góp” cho cuộc chiến chống dịch bệnh của các nước. Cảm ơn “Trung Quốc đã cung cấp vật tư bảo hộ y tế khẩn cấp”.
Tân Hoa Xã là cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, thật khó để thế giới bên
ngoài xác thực được liệu Quốc vương Bỉ có thực sự nói điều đó hay không.
Những từ đó rất giống luận điệu rập khuôn của ĐCSTQ, rất khó khiến
người ta tin đó là lời của vua Philippe, nhưng dù sao mối quan hệ chặt
chẽ với ĐCSTQ là rất rõ.
Ngay sau cuộc
trò chuyện đầy thiện chí này, Thời báo Brussels (Brussels Times) đã đưa
tin về ba triệu chiếc khẩu trang Trung Quốc hoàn toàn không đủ tiêu
chuẩn. Bỉ tuyên bố sẽ thông qua các kênh hợp pháp để yêu cầu Trung Quốc
trả lại khoản thanh toán tạm ứng.
Trớ trêu thay, ngay sau khi Vua Philippe cảm ơn Trung Quốc và ông Tập Cận Bình cam kết Trung Quốc “thực hiện các biện pháp giám sát chất lượng nghiêm ngặt để cung cấp nhiều nhất có thể vật tư bảo hộ cho dịch bệnh toàn cầu”,
thì đã xảy ra bê bối ba triệu chiếc khẩu trang kém chất lượng do Trung
Quốc sản xuất. Thực trạng minh chứng thật khó để có thể tin ĐCSTQ, ai
tin vào họ sẽ sớm vỡ mộng.
Từ hoàng
gia đến các chức sắc của vương quốc Bỉ đang ủng hộ “Vành đai và Con
đường”, cuộc thảo luận về thỏa thuận khung “Vành đai và Con đường” mà
Chính phủ Liên bang tham gia đã được đưa vào chương trình nghị sự. Tình
trạng dịch bệnh khủng khiếp ở một nước nhỏ như Bỉ có thể là lời cảnh báo
để quốc gia này nhìn nhận lại về mối giao hảo với ĐCSTQ.
Ngọc Thanh Tâm (theo Epoch Times)
(Ghi
chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ
Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự
thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và
tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người
bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho
Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này
nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)
Thanh Tâm
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire