“Nếu mọi người đều nghĩ: một ai đó sẽ làm điều gì đó. Cuối cùng… sẽ chẳng có ai làm!” Bàn loạn cùng Leo”
Trần Phong Vũ
15-11-2016
* Toàn dân ta đều hướng về bầu cử… Mỹ!
Một Linh mục già Dòng Phanxicô Khó Khăn thuộc lứa tuổi tôi ở trong nước vừa chuyển cho người viết một clip video nói về hiện tượng cả nước Việt Nam bao gồm báo chí lề đảng hào hứng, nô nức bàn chuyện bầu cử ở Mỹ. Theo tôi, nội dung clip video này trên cả sự tuyệt vời.
Trước khi lên tiếng, anh post hình ảnh hai ứng cứ viên Hillary Clinton và Donald Trump thuộc hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng Thống hôm Thứ Ba 08-11 vừa qua. Bên cạnh ghi “bàn loạn cùng Leo”[1].
Anh mở đầu bằng những lời lẽ ngỡ ngàng, sôi nổi: “chưa bao giờ trong đời tôi được sống trong không khí hào hứng như thế này các bạn ạ. Người người quan tâm bầu cử. Nhà nhà quan tâm bầu cử. Facebook, livestream đều đua nhau nói về bầu cử. Báo chí cũng tự do, thoải mái bàn về bầu cử.”
Đưa bàn tay phải đặt lên ngực nơi có trái tim, anh nói: “đây là giây phút tôi ghi nhớ trọn đời. Làm như toàn bộ dân ta đều hướng về bầu cử các bạn ạ!”
Ngừng lại một giây, hít thật sâu, rồi với nét mặt thảng thốt, Leo buột miệng nói nhanh hàm ngụ thái độ kinh ngạc: “Mà bầu cử Mỹ!”. Anh ngơ ngác dằn mạnh “Mỹ!”
Bỗng dưng anh ngỡ ngàng nêu lên những câu hỏi:“Liên quan cái gì? Mà tại sao lại Mỹ? Đây là Việt Nam mà?! Tại sao người Việt Nam lại quá quan tâm tới bầu cử của Mỹ như zậy? …Hả??? Các bạn đọc kỹ comment này đi, Nó ngắn gọn nhưng mà nó đầy đủ”.
‘Bầu cử Mỹ sẽ là một phần nào đó ảnh hưởng đến Việt Nam! Chúng ta nên biết’ Còn ở mình thì chưa bầu đã biết rồi. A! Nói thế chả nghe hợp lý tí nào!’
* ‘Mày ăn rau muống mà dám bàn chuyện chính trị hả?!’
Ngừng lại để khán thính giả đọc hết comment, rồi với giọng ngậm ngùi Leo nói: “Cái chuyện liên quan một phần tới đất nước chúng ta thôi thì còn có thể quan tâm. Chứ chuyện liên quan toàn phần tới cuộc sống đất nước của chúng ta không thể nào quan tâm được!… Bó tay!
Các bạn nhớ vào lúc đó không?Lúc có bầu cử mà nhắn tin chữ bầu, ‘bầu cử’. Và cái gì mà liên quan tới hai chữ đó, có dấu hay không dấu đều không thể gởi được. Thế thì làm sao mà bàn?… Facebook nói về bầu cử thế nào cũng có đứa dùng comment.”
Anh đổi giọng nạt nộ, hạch xách của ai đó “Mày phản động à? Mày đã làm được gì cho đất nước chưa mà mày…? Mày ăn rau muống rồi bàn chuyện chính trị hả?”
Anh nghiêm trang hỏi lại: “OK! Bây giờ tao phải ăn cái gì mới được bàn chuyện chính trị đây? Hãy cho tao biết đi? Thực đơn nào để bàn về chính tri? Sao không có ai trả lời zậy?… Sao mọi người im lặng?… Như vậy làm sao có thể bàn về chuyện bầu cử ở Việt Nam?”
* Nước Mỹ kỳ cục… thua xa Việt Nam ta!
Anh tiếp tục nhái giọng ai đó: “Bây giờ nước Mỹ là một cường quốc. Nước nó mạnh nên quan tâm tới nó là chuyện đương nhiên.”
Sau tiếng cười, với giọng châm biếm của một diễn viên hài, Dưa Leo nói: “A ha! Mỹ đúng là một giấc mơ của rất nhiều người Việt Nam. Tỷ lệ ít thôi! Khoảng 99,9 phần trăm. Nếu bây giờ Mỹ đột nhiên mở cửa tự do cho người Việt Nam nhập cư thoải mái. Chỉ một đêm thôi tất cả người mình, ai có chân đều biến mất! Cột điện mà nó có chân cũng đi lâu rồi.
Mà lạ lắm cơ, cái nước Mỹ gì mà kỳ cục. Bầu cử Tổng Thống gì mà cho đến bây giờ vẫn chưa biết ai là Tổng Thống?… Mà kỳ cục thiệt! Nó thua xa Việt Nam mình!
Một nước bầu cử gì mà phát livestream, phát trực tiếp, sống động phơi bày toàn bộ chuyện bầu cử cho nhân dân và thế giới ai cũng biết hết…rồi từng ‘vốt’ từng ‘vốt’ người này hơn người kia bao nhiêu, người kia thua người nọ bao nhiêu! Cho nên bầu cử Mỹ thua xa Việt Nam ta! Ha Ha… Bởi zậy… cường quốc chi mà kỳ cục!!!”
Vì sao Mỹ trở thành một cường quốc?
Sau nét cười nửa miệng với vẻ diễu cợt, Leo nghiêm trang nói: “Mà các bạn có bao giờ tự hỏi: tại sao Mỹ nó là một cường quốc còn Việt Nam thì phải xòe tay đi xin tiền viện trợ không?
Cái mục đích của tôi khi làm clip này là ở chỗ này đây.
Nước Mỹ có tự nhiên đẻ ra đã là cường quốc đâu các bạn. Ngày xưa nó là một thuộc địa của Anh – thuộc địa của Anh, một vùng đất của người da đỏ có đủ thứ hiểm họa rình rập hết. Người từ châu Âu khi bỏ xứ sở ra đi coi như bỏ lại toàn bộ, một đi không biết có ngày trở lại….
Điều tôi muốn nói với các bạn là Mỹ sinh ra không phải là một cường quốc. Nó được như ngày hôm nay là nhờ rất nhiều người đã hy sinh vì nó. Hy sinh vì nó. Cốt yếu là nằm ở chỗ đó… Mỹ trước vốn là một quốc gia sỡ hữu nô lệ. Người da đen nó coi còn tệ hơn chó mèo, nó muốn bán thì bán, muốn đánh thì đánh, muôn giết thì giết. Nhưng bây giờ nó có một vị Tổng Thống da đen đầu tiên trên thế giới.”
Màn hình hiện ra cả một rừng người trong ngảy ông Obama tuyên bố nhận chức Tổng Thống Hoa Kỳ. Trong vài diễn văn của ông trước nhân dân Mỹ, có những câu: “Tôi chỉ là một phần của nước Mỹ… Tôi đứng đây hôm nay là nhờ rất nhiều người đã đi trước mở đường cho tôi… Và tôi mang nợ nơi họ…” .
Nhưng theo anh, sự kiện một người da đen trở thành người đứng đầu Hiệp Chủng Quốc cũng không thể có trong đầu hôm, sớm mai. Nó là kết quả của những hy sinh to lớn qua nhiều thế hệ. Đã có biết bao người da đen đở máu, đã ngã xuống để mới có được ngày hôm nay. Họ có một mục tiêu, một lý tưởng, một ý thức trách nhiệm cao độ để hướng tới. Khi anh đề cập tên mục sự Luther King thì trên màn hình hiện ra hình ảnh vị lãnh đạo người da đen từng đấu tranh cho đến hơi thở cuối cùng để dành quyền sống quyền làm người cho đồng bào của ông với câu nói bất hủ “I have a dream”.
* ‘Mọi chuyện… để Nhà Nước Lo!’
Nhưng giấc mơ chỉ thành hiện thực khi toàn dân, từng người, muôn người như một cùng nhau biết chung lưng đấu cật, biết hy sinh tư lợi, biết chấp nhận gian khổ, cương quyết theo đuổi giấc mơ ấy. Người thực hiệp clip video này dành trọn nửa phần sau để nói rõ cái căn nguyên sâu xa khiến cho nước Mỹ hùng cường như ngày nay. Từ đấy anh nêu lên những suy nghĩ về trách nhiệm của từng người Việt Nam trước hiện tình quê hương và dân tộc hôm nay.
Sau khi nhắc lại tâm thức của nhiều người anh có dịp gặp gỡ thường ngày lúc nào cũng chỉ biết loay hoay với những câu hỏi bâng quơ ‘phải chi thế này, phải chi thế khác’. Anh ví von: một gia đình đông người, tối đến ai cũng nghĩ rằng sẽ có một ai đó lo đóng cửa, cuối cùng cửa nẻo mở toang suốt sáng chẳng ai đóng, mặc tình cho kẻ gian tư do tung hoành. Người ta ngồi đó để chờ đợi. Với những loại người như thế tuồng như trách nhiệm về sự tồn vong của đất nước thuộc về ai khác chứ không phải của mình. ‘Phải chi có ai đó, một người nào đó đứng lên?’ Tệ hơn nữa người ta còn buông xuôi: “Thôi! Mọi chuyện để Nhà Nước lo!”
Anh chua chat nói thẳng suy nghĩ của mình: nếu người dân Mỹ cũng ươn hèn bám cứng vào lối nghĩ ‘để nhà nước lo’ thì ngày nay họ cũng không khác gì hoàn cảnh Việt Nam là ngửa tay đi xin viện trợ!
Nhấn mạnh tới thái độ tự nguyện và ý thức trách nhiệm của từng người đối với chuyện nước non, anh nhắc tới câu nói của ông Obama đọc trước giới trẻ ở Hànội trong chuyến viếng thăm Việt Nam. Màn hình post tấm ảnh ông Obama khoanh tay với nụ cười trên môi, cặp mắt sáng nhìn về phía trước kèm câu nói bất hủ in bên cạnh:
“Thay đổi sẽ không đến nếu chúng ta trông chờ vào người khác hay đợi thời điểm khác. Chúng ta chính là những người mà chúng ta đang chờ đợi. Chúng ta chính là sự đổi thay mà chúng ta đang cùng nhau tìm kiếm”.
Chính tư tưởng nòng cốt trên đây là căn nguyên khiến nước Mỹ trở thành một siêu cường thế giới như ngày nay. Quan niệm này nằm trong tâm thức của từng người dân Mỹ, từ giới thượng lưu trí thức tới những thành phần công thương gia hay công nhân lao động. Nó thúc đẩy họ biết tôn trọng lá phiếu và quyền công dân của mình, không ỷ lại vào ai khác, biết tận dụng sức mạnh vạn năng của lá phiếu và quyền năng thiêng liêng mà Thượng đế đã ban cho mình để làm nên một nước Mỹ tự do, hùng cường như ngày nay.
Gợi lại cuộc đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp dành lại độc lập cho quốc gia thế kỷ trước, anh nhấn mạnh tới sức mạnh toàn dân. Khi anh nhấn mạnh “Lịch sử ghi rõ: Sức mạnh của toàn dân” hiển nhiên với chủ ý cho mọi người hiểu rằng cuộc cách mạng mùa thu năm 1945 không phải do cá nhân, hay bất cứ phe nhóm, đảng phái nào khác đã làm nên khúc quanh lịch sử ấy.
* Khi người viết phải ‘lách’, Leo cũng không có luật trừ
Lắng nghe thật kỹ từ đầu đến cuối những lời lẽ phát ra từ cửa miệng Dưa Leo, người diễn viên hài ở quốc nội, nhất là những so sánh đầy tính mỉa mai châm biếm, ở phần cuối khi post lên màn hình trích đoạn có nói tới họ Hồ, ai cũng hiểu ngay thực chất nó chỉ mang dụng ý như một thứ “thang” để dẫn một “liều thuốc đắng đót” khó nuốt tại một xứ sở nằm dưới một chế độ độc tài chuyên chính, công an trị như Việt Nam.
Trong phần cuối clip video, giọng anh càng trở nên sôi nổi, như muốn gởi gấm tất cả tâm tình thiết tha của một công dân thành tâm yêu nước đến với những bạn trẻ quanh anh. Nhấn mạnh về lý do khiến Mỹ trở nên đệ nhất siêu cường như ngày nay anh nhắc đi nhắc lại nhiều lần những đóng góp to lớn, nhưng hy sinh xương máu của biết bao nhiêu người dân Hiệp Chủng Quốc. Nhìn lại Việt Nam anh nói: Nếu mọi người đều nghĩ chuyện nước non để Nhà Nước lo thì sẽ không bao giờ hết thực phẩm bẩn, sẽ không bào giờ hết tham nhũng, cũng sẽ không bao giờ chấm dứt tình trạng bất công mà người lương dân thấp cổ bé họng đã và đang phải gánh chịu hiện nay!
Dự kiến về một ngày nào đó trong tương lai đất nước sẽ khá hơn, anh nói những cuộc bầu cử ở Việt Nam cũng sẽ được công khai lên facebook, lên livestream cho toàn thế giới quan sát. Rồi với giọng xúc động như muốn khóc anh nói tiếp: ngày ấy sợ rằng bản thân cũng không còn hiện diện.
Chắp hai tay với cặp mắt nẩy lửa, hướng về phía trước, nhìn thẳng vào mắt những đối tượng đang theo dõi, anh dẳn giọng như muốn gửi tới mọi người một tín điệp khẩn:
“Ngày ấy sẽ xảy ra. Nhưng để có ngày ấy, chắc chắn sẽ phải có hy sinh, sẽ phải có mất mát đau đớn! Và muốn có ngày ấy, rất cần sự hy sinh, đóng góp không phải ai khác mà chính bạn. Vâng, chính bạn!”
Trần Phong Vũ
15-11-2016
* Toàn dân ta đều hướng về bầu cử… Mỹ!
Một Linh mục già Dòng Phanxicô Khó Khăn thuộc lứa tuổi tôi ở trong nước vừa chuyển cho người viết một clip video nói về hiện tượng cả nước Việt Nam bao gồm báo chí lề đảng hào hứng, nô nức bàn chuyện bầu cử ở Mỹ. Theo tôi, nội dung clip video này trên cả sự tuyệt vời.
Trước khi lên tiếng, anh post hình ảnh hai ứng cứ viên Hillary Clinton và Donald Trump thuộc hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng Thống hôm Thứ Ba 08-11 vừa qua. Bên cạnh ghi “bàn loạn cùng Leo”[1].
Anh mở đầu bằng những lời lẽ ngỡ ngàng, sôi nổi: “chưa bao giờ trong đời tôi được sống trong không khí hào hứng như thế này các bạn ạ. Người người quan tâm bầu cử. Nhà nhà quan tâm bầu cử. Facebook, livestream đều đua nhau nói về bầu cử. Báo chí cũng tự do, thoải mái bàn về bầu cử.”
Đưa bàn tay phải đặt lên ngực nơi có trái tim, anh nói: “đây là giây phút tôi ghi nhớ trọn đời. Làm như toàn bộ dân ta đều hướng về bầu cử các bạn ạ!”
Ngừng lại một giây, hít thật sâu, rồi với nét mặt thảng thốt, Leo buột miệng nói nhanh hàm ngụ thái độ kinh ngạc: “Mà bầu cử Mỹ!”. Anh ngơ ngác dằn mạnh “Mỹ!”
Bỗng dưng anh ngỡ ngàng nêu lên những câu hỏi:“Liên quan cái gì? Mà tại sao lại Mỹ? Đây là Việt Nam mà?! Tại sao người Việt Nam lại quá quan tâm tới bầu cử của Mỹ như zậy? …Hả??? Các bạn đọc kỹ comment này đi, Nó ngắn gọn nhưng mà nó đầy đủ”.
‘Bầu cử Mỹ sẽ là một phần nào đó ảnh hưởng đến Việt Nam! Chúng ta nên biết’ Còn ở mình thì chưa bầu đã biết rồi. A! Nói thế chả nghe hợp lý tí nào!’
* ‘Mày ăn rau muống mà dám bàn chuyện chính trị hả?!’
Ngừng lại để khán thính giả đọc hết comment, rồi với giọng ngậm ngùi Leo nói: “Cái chuyện liên quan một phần tới đất nước chúng ta thôi thì còn có thể quan tâm. Chứ chuyện liên quan toàn phần tới cuộc sống đất nước của chúng ta không thể nào quan tâm được!… Bó tay!
Các bạn nhớ vào lúc đó không?Lúc có bầu cử mà nhắn tin chữ bầu, ‘bầu cử’. Và cái gì mà liên quan tới hai chữ đó, có dấu hay không dấu đều không thể gởi được. Thế thì làm sao mà bàn?… Facebook nói về bầu cử thế nào cũng có đứa dùng comment.”
Anh đổi giọng nạt nộ, hạch xách của ai đó “Mày phản động à? Mày đã làm được gì cho đất nước chưa mà mày…? Mày ăn rau muống rồi bàn chuyện chính trị hả?”
Anh nghiêm trang hỏi lại: “OK! Bây giờ tao phải ăn cái gì mới được bàn chuyện chính trị đây? Hãy cho tao biết đi? Thực đơn nào để bàn về chính tri? Sao không có ai trả lời zậy?… Sao mọi người im lặng?… Như vậy làm sao có thể bàn về chuyện bầu cử ở Việt Nam?”
* Nước Mỹ kỳ cục… thua xa Việt Nam ta!
Anh tiếp tục nhái giọng ai đó: “Bây giờ nước Mỹ là một cường quốc. Nước nó mạnh nên quan tâm tới nó là chuyện đương nhiên.”
Sau tiếng cười, với giọng châm biếm của một diễn viên hài, Dưa Leo nói: “A ha! Mỹ đúng là một giấc mơ của rất nhiều người Việt Nam. Tỷ lệ ít thôi! Khoảng 99,9 phần trăm. Nếu bây giờ Mỹ đột nhiên mở cửa tự do cho người Việt Nam nhập cư thoải mái. Chỉ một đêm thôi tất cả người mình, ai có chân đều biến mất! Cột điện mà nó có chân cũng đi lâu rồi.
Mà lạ lắm cơ, cái nước Mỹ gì mà kỳ cục. Bầu cử Tổng Thống gì mà cho đến bây giờ vẫn chưa biết ai là Tổng Thống?… Mà kỳ cục thiệt! Nó thua xa Việt Nam mình!
Một nước bầu cử gì mà phát livestream, phát trực tiếp, sống động phơi bày toàn bộ chuyện bầu cử cho nhân dân và thế giới ai cũng biết hết…rồi từng ‘vốt’ từng ‘vốt’ người này hơn người kia bao nhiêu, người kia thua người nọ bao nhiêu! Cho nên bầu cử Mỹ thua xa Việt Nam ta! Ha Ha… Bởi zậy… cường quốc chi mà kỳ cục!!!”
Vì sao Mỹ trở thành một cường quốc?
Sau nét cười nửa miệng với vẻ diễu cợt, Leo nghiêm trang nói: “Mà các bạn có bao giờ tự hỏi: tại sao Mỹ nó là một cường quốc còn Việt Nam thì phải xòe tay đi xin tiền viện trợ không?
Cái mục đích của tôi khi làm clip này là ở chỗ này đây.
Nước Mỹ có tự nhiên đẻ ra đã là cường quốc đâu các bạn. Ngày xưa nó là một thuộc địa của Anh – thuộc địa của Anh, một vùng đất của người da đỏ có đủ thứ hiểm họa rình rập hết. Người từ châu Âu khi bỏ xứ sở ra đi coi như bỏ lại toàn bộ, một đi không biết có ngày trở lại….
Điều tôi muốn nói với các bạn là Mỹ sinh ra không phải là một cường quốc. Nó được như ngày hôm nay là nhờ rất nhiều người đã hy sinh vì nó. Hy sinh vì nó. Cốt yếu là nằm ở chỗ đó… Mỹ trước vốn là một quốc gia sỡ hữu nô lệ. Người da đen nó coi còn tệ hơn chó mèo, nó muốn bán thì bán, muốn đánh thì đánh, muôn giết thì giết. Nhưng bây giờ nó có một vị Tổng Thống da đen đầu tiên trên thế giới.”
Màn hình hiện ra cả một rừng người trong ngảy ông Obama tuyên bố nhận chức Tổng Thống Hoa Kỳ. Trong vài diễn văn của ông trước nhân dân Mỹ, có những câu: “Tôi chỉ là một phần của nước Mỹ… Tôi đứng đây hôm nay là nhờ rất nhiều người đã đi trước mở đường cho tôi… Và tôi mang nợ nơi họ…” .
Nhưng theo anh, sự kiện một người da đen trở thành người đứng đầu Hiệp Chủng Quốc cũng không thể có trong đầu hôm, sớm mai. Nó là kết quả của những hy sinh to lớn qua nhiều thế hệ. Đã có biết bao người da đen đở máu, đã ngã xuống để mới có được ngày hôm nay. Họ có một mục tiêu, một lý tưởng, một ý thức trách nhiệm cao độ để hướng tới. Khi anh đề cập tên mục sự Luther King thì trên màn hình hiện ra hình ảnh vị lãnh đạo người da đen từng đấu tranh cho đến hơi thở cuối cùng để dành quyền sống quyền làm người cho đồng bào của ông với câu nói bất hủ “I have a dream”.
* ‘Mọi chuyện… để Nhà Nước Lo!’
Nhưng giấc mơ chỉ thành hiện thực khi toàn dân, từng người, muôn người như một cùng nhau biết chung lưng đấu cật, biết hy sinh tư lợi, biết chấp nhận gian khổ, cương quyết theo đuổi giấc mơ ấy. Người thực hiệp clip video này dành trọn nửa phần sau để nói rõ cái căn nguyên sâu xa khiến cho nước Mỹ hùng cường như ngày nay. Từ đấy anh nêu lên những suy nghĩ về trách nhiệm của từng người Việt Nam trước hiện tình quê hương và dân tộc hôm nay.
Sau khi nhắc lại tâm thức của nhiều người anh có dịp gặp gỡ thường ngày lúc nào cũng chỉ biết loay hoay với những câu hỏi bâng quơ ‘phải chi thế này, phải chi thế khác’. Anh ví von: một gia đình đông người, tối đến ai cũng nghĩ rằng sẽ có một ai đó lo đóng cửa, cuối cùng cửa nẻo mở toang suốt sáng chẳng ai đóng, mặc tình cho kẻ gian tư do tung hoành. Người ta ngồi đó để chờ đợi. Với những loại người như thế tuồng như trách nhiệm về sự tồn vong của đất nước thuộc về ai khác chứ không phải của mình. ‘Phải chi có ai đó, một người nào đó đứng lên?’ Tệ hơn nữa người ta còn buông xuôi: “Thôi! Mọi chuyện để Nhà Nước lo!”
Anh chua chat nói thẳng suy nghĩ của mình: nếu người dân Mỹ cũng ươn hèn bám cứng vào lối nghĩ ‘để nhà nước lo’ thì ngày nay họ cũng không khác gì hoàn cảnh Việt Nam là ngửa tay đi xin viện trợ!
Nhấn mạnh tới thái độ tự nguyện và ý thức trách nhiệm của từng người đối với chuyện nước non, anh nhắc tới câu nói của ông Obama đọc trước giới trẻ ở Hànội trong chuyến viếng thăm Việt Nam. Màn hình post tấm ảnh ông Obama khoanh tay với nụ cười trên môi, cặp mắt sáng nhìn về phía trước kèm câu nói bất hủ in bên cạnh:
“Thay đổi sẽ không đến nếu chúng ta trông chờ vào người khác hay đợi thời điểm khác. Chúng ta chính là những người mà chúng ta đang chờ đợi. Chúng ta chính là sự đổi thay mà chúng ta đang cùng nhau tìm kiếm”.
Chính tư tưởng nòng cốt trên đây là căn nguyên khiến nước Mỹ trở thành một siêu cường thế giới như ngày nay. Quan niệm này nằm trong tâm thức của từng người dân Mỹ, từ giới thượng lưu trí thức tới những thành phần công thương gia hay công nhân lao động. Nó thúc đẩy họ biết tôn trọng lá phiếu và quyền công dân của mình, không ỷ lại vào ai khác, biết tận dụng sức mạnh vạn năng của lá phiếu và quyền năng thiêng liêng mà Thượng đế đã ban cho mình để làm nên một nước Mỹ tự do, hùng cường như ngày nay.
Gợi lại cuộc đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp dành lại độc lập cho quốc gia thế kỷ trước, anh nhấn mạnh tới sức mạnh toàn dân. Khi anh nhấn mạnh “Lịch sử ghi rõ: Sức mạnh của toàn dân” hiển nhiên với chủ ý cho mọi người hiểu rằng cuộc cách mạng mùa thu năm 1945 không phải do cá nhân, hay bất cứ phe nhóm, đảng phái nào khác đã làm nên khúc quanh lịch sử ấy.
* Khi người viết phải ‘lách’, Leo cũng không có luật trừ
Lắng nghe thật kỹ từ đầu đến cuối những lời lẽ phát ra từ cửa miệng Dưa Leo, người diễn viên hài ở quốc nội, nhất là những so sánh đầy tính mỉa mai châm biếm, ở phần cuối khi post lên màn hình trích đoạn có nói tới họ Hồ, ai cũng hiểu ngay thực chất nó chỉ mang dụng ý như một thứ “thang” để dẫn một “liều thuốc đắng đót” khó nuốt tại một xứ sở nằm dưới một chế độ độc tài chuyên chính, công an trị như Việt Nam.
Trong phần cuối clip video, giọng anh càng trở nên sôi nổi, như muốn gởi gấm tất cả tâm tình thiết tha của một công dân thành tâm yêu nước đến với những bạn trẻ quanh anh. Nhấn mạnh về lý do khiến Mỹ trở nên đệ nhất siêu cường như ngày nay anh nhắc đi nhắc lại nhiều lần những đóng góp to lớn, nhưng hy sinh xương máu của biết bao nhiêu người dân Hiệp Chủng Quốc. Nhìn lại Việt Nam anh nói: Nếu mọi người đều nghĩ chuyện nước non để Nhà Nước lo thì sẽ không bao giờ hết thực phẩm bẩn, sẽ không bào giờ hết tham nhũng, cũng sẽ không bao giờ chấm dứt tình trạng bất công mà người lương dân thấp cổ bé họng đã và đang phải gánh chịu hiện nay!
Dự kiến về một ngày nào đó trong tương lai đất nước sẽ khá hơn, anh nói những cuộc bầu cử ở Việt Nam cũng sẽ được công khai lên facebook, lên livestream cho toàn thế giới quan sát. Rồi với giọng xúc động như muốn khóc anh nói tiếp: ngày ấy sợ rằng bản thân cũng không còn hiện diện.
Chắp hai tay với cặp mắt nẩy lửa, hướng về phía trước, nhìn thẳng vào mắt những đối tượng đang theo dõi, anh dẳn giọng như muốn gửi tới mọi người một tín điệp khẩn:
“Ngày ấy sẽ xảy ra. Nhưng để có ngày ấy, chắc chắn sẽ phải có hy sinh, sẽ phải có mất mát đau đớn! Và muốn có ngày ấy, rất cần sự hy sinh, đóng góp không phải ai khác mà chính bạn. Vâng, chính bạn!”
[1]
Leo, tức Dưa Leo, tên thật Nguyễn Phúc Gia Huy, diễn viên hài độc thoại
(stand up comedy), sinh ngày 20 tháng 10 năm 1982. Anh từng lọt vào
vòng bán kết trong một cuộc thi Got Talent năm 2012 (Nguồn: google)
https://anhbasam.wordpress.com/2016/11/16/10-749-bau-cu-cua-my-qua-tu-duy-mot-nguoi-tre-trong-nuoc/
*
* *
* *
Bầu cử và Hy sinh - Bình loạn với Leo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire