jeudi 29 octobre 2015

Anh Quốc trở mặt với Hoa Kỳ?

Đến nay, chính quyền Mỹ tin rằng những nhà lãnh đạo của Anh đã đổi ý khi muốn có một mối quan hệ tốt đẹp đối với Trung Quốc. Việc kết thân với Trung Quốc cũng giống như Anh đang theo đuổi một canh bạc lớn, được ăn cả, ngã về không.
http://baocalitoday.com/userfiles/image/News_Pictures/2015/10-27-2015_Cali_Wed/greeting.jpgCali Today News - Trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm nước Anh và hứa sẽ đầu tư lớn tại đây, cụm từ "khấu đầu - kowtow" chắc hẳn đã được nghe nhiều trên quốc tế. Theo định nghĩa của từ điển Oxford thì "kowtow" là một hành động quỳ lạy dùng trong thờ phượng hoặc thể hiện sự kính trọng và sẵn sàng phục tùng mệnh lệnh của một người bậc dưới đối với những người có địa vị cao hơn mình. Tất cả những ý nghĩa trên đều có thể dùng để nói về chuyến thăm của ông Tập tại Anh Quốc mới đây.


lundi 26 octobre 2015

Sự khác biệt của chữ “Yêu nước” (Đặng Chí Hùng)

http://lasvegasbao.com/hinh%20anh/GIF%20VNCH%20FLAG.gifNền cộng hòa tại Miền Nam Miền Nam được hình thành và phát triển qua hai thời kỳ và kết thúc khi bị CSVN cưỡng chiếm, hay nói chính xác là cướp đoạt vào ngày 30/4/1975. Ngày đó là dấu mốc của một quá trình đau thương cho cả dân tộc. Mặc cho hai nền Cộng hòa tại Việt Nam đã cố gắng đem lại hòa bình, no ấm, phồn vinh cho cả một nửa đất nước. Nhân dịp ngày giỗ của Cựu tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, người đã khai sinh là nền đệ Nhất cộng hòa tạo đà cho sự phát triển của đệ Nhị sau này, bình ổn xã hội và kinh tế, chính trị vv..thật xuất sắc. Những thành tựu đó đã được nêu cuốn 1 và cuốn 2 “Những sự thật cần phải biết”. Trong bài viết này, không đề cập đến những thành tựu đó. Cũng không nói đến cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ Ngô Đình Nhu. Bài này cũng không phân tích những điều còn thiếu xót của cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong bài này chỉ đơn giản nói đến chữ “Yêu nước” của VNCH mà cụ thể là đệ nhất Cộng Hòa với khái niệm của cộng sản Việt Nam.

dimanche 25 octobre 2015

Người vợ của Bùi Giáng


http://nld.vcmedia.vn/images/uploaded/nvhung/2009/02/01/11-bui-giang.jpgĐọc thơ Bùi Giáng, người ta nghĩ ông chỉ có những tình yêu viễn mộng. Ít ai biết ông đã có một người vợ đẹp và những bài thơ tình hay nhất của ông là dành cho vợ. Người phụ nữ ấy chỉ sống với ông trên đời có 3 năm.
Tháng 7.2012, tôi trở lại thăm quê nhà ông – làng Thanh Châu (xã Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam). Ghé thăm nhà thờ tộc Bùi, được người phụ nữ chăm lo hương khói nơi đây cho xem gia phả của tộc. Qua câu chuyện, tôi khẳng định một điều mới mẻ: Nhà thơ Bùi Giáng đã có vợ. Hình tượng của bà và tình thương yêu, tiếc nuối ông dành cho bà là nội dung chủ đạo trong 4 tập thơ của ông: Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột và Màu hoa trên ngàn (in tại Sài Gòn từ năm 1962 – 1964).

Ung thư, kẻ nội thù - Giao Chỉ, San Jose

https://vietbao.com/images/file/n7UDS8zc0ggBAMhO/ung-thu-nam-40.jpgVào buổi trưa thứ năm giữa tháng 10/2015  cô luật sư Jenny Đỗ đứng trước bức tường hình ảnh tù cải tạo tại Việt Museum để TV Dân Sinh phỏng vấn. Dung mạo rất trang nhã và bình tĩnh, người bệnh ung thư ở giai đoạn hiểm nghèo nhất, 49 tuổi vẫn vui vẻ trả lời các câu hỏi.
     Cô kể lại thời thơ ấu Sài Gòn gia đình ở bên chùa. Nhà trong hẻm, muốn ra đường phố phải đi qua chùa. Tuổi thơ sống trong nhang khói pha mùi hương khuynh diệp.  Chín năm cô gái lai sống  với Việt Nam Cộng Hòa. Tiếp theo là 9 năm với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Cô sống trọn vẹn suốt thời kỳ bao cấp rồi ra đi trước khi đổi mới. Cô nói về sinh hoạt cộng đồng tại Hoa Kỳ. Về cuộc đời con lai làm cho sở xã hội, làm cho sở cảnh sát, đi học, ra luật sư và mở văn phòng. Tay phải làm luật sư, tay trái làm việc xã hội. Nhưng không phải công việc xã hội tại Mỹ. Cô lo việc xã hội lầm than của trẻ em, thiếu nữ tại Việt Nam. Tổ chức bạn của Huế ra đời. Mở trung tâm sinh hoạt cộng đồng tại Huế để nuôi những đứa con Việt Nam bất hạnh. 

samedi 24 octobre 2015

Tuổi Thơ Trên Dòng Nước Lũ Dưới Tượng Bác Hồ

http://www.vietthuc.org/wp-content/uploads/2015/09/2015-SEP-20-TU%E1%BB%94I-TH%C6%A0-N%C6%AF%E1%BB%9AC-L%C5%A8.3001.jpg“…Tôi có một thằng em bé nhỏ Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông….”
Nhà thơ Quang Dũng khi tả cảnh chiến tranh cũng còn mong ước rằng “Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa.”  Không ngờ đã 40 năm sau chiến tranh, xác trẻ chết trôi sông vẫn còn thấy trên khắp đất Việt, không phải chết vì vượt sông chạy loạn, mà chết vì phải băng sông để đi học.
 Muốn qua sông đến trường, trẻ con Việt nhiều nơi phải đu dây cáp băng sông đi học, hoặc chui vào bao nylon để người lớn vừa bơi vừa đẩy sang sông, chỉ lỡ tay là mất mạng đứa trẻ. Sẽ còn bao nhiêu xác trẻ trôi sông vì nhà nước Việt Nam không chịu xây cầu cho trẻ con đi học được an toàn?

mardi 20 octobre 2015

Phim tài liệu Vietnamerica trong mắt khán giả trẻ - Trà Mi-VOA


  
Phim tài liệu Vietnamerica trong mắt khán giả trẻ 
Trà Mi-VOA

Khóc, buồn và vui với Vietnamerica ở Newseum - Hà Giang/Người Việt

WASHINGTON DC (NV) - Đúng sáu chiều Thứ Bảy, 17 tháng Mười, đồng hương người Việt ở Washington D.C., và vùng phụ cận rộn ràng cùng nhau bước vào Viện Bảo Tàng Truyền Thông Newseum, tham dự buổi tiếp tân và ra mắt phim “Vietnamerica,” cuốn phim tài liệu do Hội Bảo Tồn Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF) sản xuất.



Khán giả đứng lên trong một phút tưởng niệm thuyền nhân tại Newseum
trước giờ chiếu phim. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

vendredi 16 octobre 2015

samedi 3 octobre 2015

Võ Phiến: Nghìn Năm Mây Trắng Lê Thê - Phan Tấn Hải

Trọn đời nhà văn Võ Phiến (1925-2015) là những trang giấy, nơi đó ông đi nhiều hơn ngồi, ông động nhiều hơn tĩnh, ông gây bất ngờ cho độc giả nhiều hơn là lưu giữ sự lặng lẽ trên giấy.

Và chính đời ông cũng đã trải qua những chuyến đi xa, những chuyến đi ảnh hưởng tới trọn văn nghiệp của ông, khi rời thành để tham gia Việt Minh chống Pháp, rời bỏ bộ đội để về thành khi thấy không phù hợp với chủ nghĩa cộng sản, rời Miền Trung để vào Sài Gòn, và rời đất nước năm 1975.

jeudi 1 octobre 2015

HÃY CHO TÔI BUỒN - Trần Văn Lương

HÃY CHO TÔI BUỒN

Dẫn nhập :
Có một số người có lẽ gần "đắc đạo" (?!) đã khuyên bảo tôi: - Bốn mươi năm rồi sao vẫn còn thù hận, buồn bã đau lòng làm gì? Chuyện mất nước đã qua rồi, quá khứ không kéo lại được thì than khóc thương nhớ mà làm gì?
Một số người khác lại bảo: - Già rồi, sao không chịu "hoà hợp hoà giải" (sic) và bỏ hết tất cả buồn phiền cho lòng thanh thản rồi về "thăm quê hương" (sic), du lịch, chụp ảnh, làm "từ thiện" (sic) và "tham quan" (sic) các nơi? Đẹp lắm, rẻ lắm và vui lắm.

Xin cám ơn các bạn!