dimanche 30 avril 2023

TÊN 250 BẢNG NHẠC VÀNG ĐƯỢC GHÉP LẠI THÀNH MỘI BÀI THƠ

TÊN 250 BẢNG NHẠC VÀNG ĐƯỢC GHÉP LẠI THÀNH MỘI BÀI THƠ



Em Nhớ Màu Cờ - Nguyệt Ánh

băng nhạc đấu tranh đầu tay của Nguyệt Ánh có tựa đề "Em Nhớ Màu Cờ" được phát hành vào năm 1980. Trong vòng 3 tháng, phải tái xuất bản...và tái xuất bản....
Sau đó tái xuất bản dưới hình thức CD.
(Trong CD có lời bằng Anh Ngữ.)
 

vendredi 28 avril 2023

Nhạc sĩ Ngân Giang và những ca khúc nổi tiếng

Nhạᴄ sĩ Nɡân Gianɡ là một trᴏnɡ nhữnɡ nhạᴄ sĩ tiêu biểu ᴄủa dònɡ nhạᴄ vànɡ Việt Nam, là táᴄ ɡiả ᴄủa nhữnɡ ᴄa khúᴄ quеn thuộᴄ đượᴄ ᴄônɡ ᴄhúnɡ thuộᴄ nằm lònɡ suốt hơn nừa thế kỷ qua: Tôi Vẫn Nhớ, Anh Về Kẻᴏ Mưa, Đườnɡ Tình Đôi Nɡả, Nɡười Tình Khônɡ Đến, Nối Lại Tình Xưa, Tâm Sự Nànɡ Buram, Đêm Trên Đỉnh Sầu, đặᴄ biệt là ᴄa khúᴄ Tình Nàᴏ Trᴏnɡ Mắt Em (bị nhiều nɡười nhầm thành Đôi Mắt Nɡười Xưa).

mardi 25 avril 2023

Có bao giờ Em hỏi ? - Thơ Duyên Anh

Ngày xưa tôi tiếc không chú ý đến Duyên Anh vì tôi không ngờ một tài năng như vậy. Tôi đã nói với Vũ Đức Nghiêm: “Giá mà Duyên Anh sống lại, tôi nói với anh ấy rằng tôi cảm phục anh ấy“. Tôi sướng lắm bời vì lúc bấy giờ tôi đã coi thường Duyên Anh bởi những bài viết chuyên “đả kích” ký tên Thương Sinh. Nhưng khi đọc tập thơ này thì tôi cảm nhận được ra Duyên Anh quả thật là một nhân tài. Tôi chưa bao giờ thấy một người nào viết thơ tranh đấu đạt đến bằng Duyên Anh.

Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn

Vâng, mỗi Người Việt/Mỗi Người Việt Miền Nam cần thắp sáng cho nhau một ngọn đèn để hy vọng, để vượt sống 47 năm sau lần miền Nam sụp vỡ, Sài Gòn mất tên. Sài Gòn ơi! Bản thân người viết cũng như bao nhiêu người Sài Gòn vẫn còn nguyên Mối Đau. Sài Gòn ơi, Ta mất Người như người đã mất tên. Như giòng sông nước quẩn quanh buồn. Như người đi cách mặt xa lòng. Sài Gòn! Ta mất người như người đã mất tên. Như mộ bia đá lạnh hương nguyền. Như trời sâu đã bỏ đất sầu.

samedi 22 avril 2023

QĐ3 Phòng Tuyến Phan Rang

* Tổng lược tình hình 7 tỉnh Cao nguyên của Quân khu 2 trước khi Quân đoàn 3 thành lập phòng tuyến Phan Rang
Như đã trình bày, kể từ ngày 10/3/1975 ,ngày Cộng quân (CQ) mở trận tấn công cường tập vào thị xã Ban Mê Thuột, tỉnh lỵ tỉnh Đắc Lắc, cho đến ngày 3 tháng 4/1975, trong vòng 23 ngày, CQ đã chiếm vùng Cao nguyên sau khi lực lượng VNCH triệt thoái, theo trình tự sau đây.
-Ban Mê Thuột (tỉnh lỵ tỉnh Darlac) thất thủ ngày 11/3/1975; ngày 16-18/4/1975, lực lượng Quân đoàn 2 triệt thoái khỏi hai tỉnh Pleiku và Kontum, và CQ đã chiếm 2 tỉnh này mà không qua các cuộc giao chiến. Ngày 19/3/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 nhận được báo cáo Phú Bổn thất thủ. Ngày 22/3/1975, trên địa bàn tỉnh Quảng Đức, Cộng quân đã mở nhiều cuộc tấn công và pháo kích. Tỉnh Quảng Đức được ghi nhận là thất thủ vào ngày này.

Tại Xuân Lộc

 
Ngày 12 tháng 4 năm 1975, đồng bào bỏ chạy khi việt cọng tới Xuân Lộc và người thanh niên xấu số này đã gục ngã trong vòng lửa đạn trên quốc lộ 1

Gs Nguyễn Ngọc Huy & Lm Cao Văn Luận tiết lộ Bí Ẩn 30.4.1975



 1) Ai đã làm sụp đổ Bức Tường Bá Linh ?  
Trong dịp kỷ niệm 20 năm ngày Bức Tường Bá Linh sụp đổ, chúng tôi đã trình bày cái nhìn độc đáo của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy về vấn đề " Ai đã làm sụp đổ Bức Tường Bá Linh ? "  

ngochuy7-large-contentĐối với đa số người Việt đã từng sống trải qua, ngày 30.04.1975 là một biến cố khó quên nhứt của đời người. Trong khi đó dư luân quốc tế nhận định cho rằng sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh vào ngày 9.11.1989 là biến cố lịch sử quan trọng nhứt của thế kỷ 20. Thực ra cả hai biến cố lịch sử này đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến người Việt chúng ta. Cho nên cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy - một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, đã nổi tiếng với những bài nhận định thời cuộc "Tình hình thế giới trong tháng vừa qua" đăng tải trên nhiều tờ báo tại Âu Mỹ - từng đề cập công khai trực tiếp hoặc kín đáo gián tiếp trả lời những câu hỏi về hai biến cố lịch sử đặc biệt nêu trên.

Koh Kra, một đêm trên đảo “địa ngục”… 22.03.2016 - Lưu Dân & Lý Nhân

https://vietbao.com/images/file/7-9LfEVk0wgBAGEn/w600/1-chiec-ghe-ko-kra.jpg(Đặc biệt của Việt Báovietbao.com)

Hai chiếc ghe đánh cá và 1 taxi đổ bộ, 36 người hành hương từ 5 quốc gia, 1 tấn lương thực và dụng cụ, 5 giờ hải hành và 1 đêm không ngủ…

Những con số thoạt nghe thật đơn giản nhưng phía sau đó là cả ngàn chuyện không tên và hơn chục vỉ thuốc nhức đầu; từ những việc hành (là) chính đến các vấn đề an ninh, di chuyển, ăn ở và cả chuyện… vệ sinh.

Dù vậy, những người tham dự đã không hé nửa lời phàn nàn về điều kiện sinh hoạt thiếu thốn hoặc đoạn đường cực nhọc gian nan mà ngược lại, mọi người đều cảm thấy thân ái, nhẹ nhàng và hạnh phúc. Niềm an lạc đó, có lẽ từ nỗi mong chờ được toại nguyện, từ ước vọng được chia sẻ… và cũng có thể từ những duyên lành kỳ lạ suốt cuộc hành trình.

Cựu Tổng trưởng Hoàng Đức Nhã: Đồng minh bội ước - Nam Nguyên, phóng viên RFA

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/exclu-interw-vn-formr-minis-04092015061915.html/TT-N-V-Thieu.jpg/@@images/2c8b6772-95f9-496a-93d7-23c63f687fcc.jpegCuộc chiến ý thức hệ quốc-cộng ở Việt Nam kết thúc ngày 30/4/1975 với sự chiến thắng của miền bắc cộng sản. Tại sao chế độ VNCH đã đứng vững 21 năm lại nhanh chóng sụp đổ như vậy. Nhân đánh dấu 40 năm ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, Nam Nguyên phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã, cựu tổng trưởng Dân vận Chiêu hồi, cựu bí thư Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để tìm hiểu một số khía cạnh liên quan. Ông Hoàng Đức Nhã 73 tuổi hiện cư trú tại Chicago tiểu bang Illinois Hoa Kỳ.

Đừng Đem Bố Về - Thơ Trần Văn Lương

ddbv1 

Tôi, đứa con người tù học tập cải tạo – Hồi Ức Về Cha - Lê Xuân Mỹ

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj01w_Vt-afth_nbvWofvFkufI4aHl_CPk-iV0Y8Hvh-a_tdnawDfNmeotkhPbRPjUgFUBT24hW7884_oIR8zBj9cH2U0TptZRyalojqa9ZG1jJ_PqXDVgqVy4JP32omQbdMi52LI0Mvxdb/s640/44+2+April+%C3%81p+gi%E1%BA%A3i+l%C3%ADnh+VNCH+%C4%91i+tr%C3%ACnh+di%E1%BB%87n,+%E1%BA%A3nh+do+ph%C3%B3ng+vi%C3%AAn+H%C3%A0n+Qu%E1%BB%91c+ch%E1%BB%A5p.jpgXin trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết của Anh Lê Xuân Mỹ. Một bài viết mà khi đọc đã nhạt nhoà nước mắt. Không màu mè bóng bẩy, chỉ là hồi ức về một giai đoạn cùng khổ mà tất cả người miền nam VN chúng ta đều trải qua khi mất nước, nhưng người đọc không thể không bùi ngùi, xúc động dù đã nhiều năm trôi qua.
Đó cũng là một trong những lý tại sao chúng ta không thể quên, không thể tha thứ, càng không thể hoà hợp hoà giải .. hay có thể nào chấp nhận luận điệu: hãy quên quá khứ để hướng về tương lai?


Lịch sử nhìn từ âm bản - Đặng Thơ Thơ

https://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/look-history-inside-dtt-04212015131219.html/pic18.jpg/@@images/05f204ce-b44b-41c2-86bc-be7eb42c3a5d.jpegHàng năm cứ vào tháng tư, lúc cơn gió Hạ Lào khắc nghiệt xoáy về thành phố, những đám mây màu da cam lại bắt đầu phát sáng trên không, ký ức của tôi lại bừng sống dậy với những hình ảnh của một cuộc chiến không thể nào tàn. [1]
30 tháng 4 năm 1975 là ngày miền Nam tiếp thu miền Bắc. Xe tăng Việt Nam Cộng Hòa đi từ năm cửa ô tiến vào đường Thanh Niên. Dân chúng đứng hai bên đường cầm cờ vàng ba sọc đỏ vẫy chào. Gió lùa lên từ hai phía hồ Tây và hồ Trúc Bạch phe phẩy những giải khăn tang trắng cột trước nòng đại bác. Những người lính thuộc nhiều binh chủng đều bị trọng thương, nhưng họ vẫn đứng nghiêm trong tư thế trình diện nhân dân Hà Nội. Xe tăng đi ngang Văn Miếu, vòng quanh chùa Một Cột rồi chuyển hướng tiến về phía quảng trường Ba Đình. Buổi trưa, tiếng xích sắt chiến xa nghiến rát bỏng trên mặt đường tráng nhựa.

jeudi 20 avril 2023

Ra Biển Gọi Thầm (Thơ Trần Trung Đạo)

Ta ra biển gọi thầm tên đất nước
Gọi quãng đời chìm khuất giữa cơn mê
Đồng đội ta ơi, ai còn ai mất
Bao người đi và bao kẻ không về  


lundi 3 avril 2023

Bản Tin Tức Cuối Cùng của Đài Phát Thanh Sàigòn ngày 29-04-1975

THÁNG TƯ ĐEN Hoàng Nguyên xin gởi lại bản tin cuối cùng của đài phát thanh VNCH nầy để chúng ta cùng nhớ lại ngày Quốc Hận 30-4-1975. 
 



dimanche 2 avril 2023

Nhạc: DânChủCa (Nguyễn văn Thành)

Cuộc thảm sát thường dân qua lời một nhân chứng - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Trong cuộc chiến 12 ngày đêm chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã diễn ra một cuộc tàn sát thường dân tại xã Tân Lập, bây giờ gọi là Xuân Lập, thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai và câu chuyện này được Hạ sĩ Trần Đức Thạch, phân đội trưởng trinh sát bộ đội miền Bắc, người tham gia trận đánh đã chứng kiến cuộc tàn sát man rợ đó kể lại với Mặc Lâm của đài chúng tôi sau đây.

Thơ Tôn- Nữ Thu- Dung

Lơ đãng hồn níu bóng
Hạnh ngộ níu tàn phai
Giữa cõi người tuyệt vọng
Tôi níu vào tay ai?

Trong lửa đỏ, giữa sự chết, trên quê hương! - Phan Nhật Nam

p1Phan Nhật Nam

Tai ương Việt Nam, thảm họa miền Nam thăm thẳm vô bờ với mùa xuân uất hận không thể nào quên dẫu hôm nay đã 40 năm sau 1975.

12 ngày đêm trận chiến Xuân Lộc - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEgIH9Q2nhiO69QlBrR5hR_5W1QYYfkHF24aY0rhCwZea0DSwllklGNJz4VIL109bAsx8HE6yrfGVcpbvJaWstOObptJz54GHp_mRTmI_eIQhnRn6Ul0SMRKGdk6RI1HHdl57t0c9Obz5Move3NesKAnb-CDP8AkHcu5puPqRjv7SROy6NP7iDsFAcUZĐúng vào ngày 8 tháng 4 năm 1975 bốn mươi năm về trước trận chiến 12 ngày đêm tại Xuân Lộc vẫn còn sống mãi trong lòng rất nhiều người đặc biệt là các đơn vị tham gia trực tiếp.
Mặc Lâm được dành riêng một cuộc phỏng vấn với Thiếu tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh sư đoàn 18 Bộ binh cũng là vị tướng mang trọng trách bảo vệ vành đai Xuân Lộc trước cuộc tấn công của quân đội miền Bắc nhằm chiếm lĩnh Biên Hòa và tiến về Sài Gòn sau đó.

Trả Lại Tên Cho Người Chiến Sĩ Bị Mất Tên - Orchid Thanh Lê

http://aihuubienhoa.com/images/file/1-Aef1JP0ggBAthq/w800/phicong4.pngOrchid Thanh Lê sinh trưởng tại Sài Gòn, định cư tại Hoa Kỳ tháng 9 năm 1997. Hiện là Phó Giáo Sư Tiến Sĩ tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Monterey, California, có nhiệm vụ hỗ trợ tiếng Việt cho Văn Phòng Tìm Quân Nhân Mỹ Mất Tích Trong Chiến Tranh Việt Nam.

Bài viết của cô năm 2014 kể việc cô -do nhân duyên- đã tìm được tên của một binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa tử thương trong một phi vụ hỗn hợp với quân nhân Hoa Kỳ vào thời chiến. Sau đây là bài mới - viết trong nỗi thổn thức của niềm đau tháng tư - kể về buổi lễ ngày 23-5-2015, khi chính phủ Hoa Kỳ chính thức trao huy chương và gắn lại bảng tên cho người chiến sĩ bị mất tên.

Bốn Mươi Năm, Kể Lại - Khôi An

https://vietbao.com/images/file/K0agHU9Q0ggBAPRO/image001.jpgTác giả từng phải rời bố mẹ để vượt biển từ tuổi học trò, đến Mỹ năm 1984, hiện là một kỹ sư điện tử, cư dân San Jose. Với nhiều bài viết giá trị, Khôi An đã nhận Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013. và là một trong những tác giả đạt số lượng người đọc nhiều nhất trên Việt Báo online. Bài mới của Khôi An là chuyện kể về một nhóm sinh viên VNCH du học tại Hoa Kỳ vào thời điểm tháng Tư 1975.

Ghi Lại Một Phần Đời - Nguyễn Trần Diệu Hương

 
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi," kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài viết mới của cô là chuyện về một bé gái thuyền nhân chào đời trên con thuyền giữa đại dương.


Thần Công Lý, trước Pháp đình tự sát!

một thế giới điêu linh !




samedi 1 avril 2023

Hơi Thở Viêt Nam - Trần Trung Ðạo

HƠI THỞ VIỆT NAM ( Ðể tưởng niệm Trung Tá Cảnh Sát Long, người đã tự sát dưới chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến tại Sài Gòn sáng ngày 30-4-1975)
   

THẺ BÀI THÁNG TƯ - Như Thương

Tháng Tư này, em khóc và tôi khóc,
Dân tộc mình bao giờ hết tang thương.
Để ta về thăm lại từng cột mốc…
Của quê hương và của bãi chiến trường!