samedi 5 septembre 2015

Syria - Sự thất bại của chính quyền Obama

http://baocalitoday.com/userfiles/boy(2).jpgMột bé trai mặc một chiếc áo thun màu đỏ bị chết đuối và trôi vào một bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ. Hình ảnh đó đã trở thành mỗi ám ảnh đối với nhiều người trên thế giới. Chưa hết, hơn 200,000 người thiệt mạng ở Syria, 4 triệu người tị nạn đang trốn chạy khỏi chính đất nước của mình, 7.6 triệu người phải rời bỏ ngôi nhà mà họ đang sinh sống. Đó không chỉ là những con số thống kê đơn thuần, mà nó còn đại diện cho một sự thất bại của một hệ thống lãnh đạo.


Cali Today News - Một bé trai mặc một chiếc áo thun màu đỏ bị chết đuối và trôi vào một bờ biển của Thổ Nhĩ Kỳ. Hình ảnh đó đã trở thành mỗi ám ảnh đối với nhiều người trên thế giới. Chưa hết, hơn 200,000 người thiệt mạng ở Syria, 4 triệu người tị nạn đang trốn chạy khỏi chính đất nước của mình, 7.6 triệu người phải rời bỏ ngôi nhà mà họ đang sinh sống. Đó không chỉ là những con số thống kê đơn thuần, mà nó còn đại diện cho một sự thất bại của một hệ thống lãnh đạo.
Trong suốt bốn năm, chính quyền Obama đã tham gia vào những gì mà Frediric Hof - cựu cố vấn đặc biệt của quá trình chuyển đổi ở Syria - gọi là "màn kịch câm đầy phẫn nộ". Bốn năm của những cuộc biểu tình bằng ngôn từ, các cuộc họp khẩn cấp và những lần kêu gọi đàm phán. Nhưng tất cả những biện pháp trên đều bị xem như những biện pháp vô dụng thay thế cho những hành động có hữu ích. Các bên tiếp tục "lên tiếng" để át đi tiếng nói trong chính lương tâm của họ. Trong năm 2013, Tổng thống Obama đã "lên lớp" Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vì đã "hầu như không đưa ra bất kỳ hành động nào".  Ông Obama vẫn luôn lặp đi lặp lại rằng:
"Công việc của Tổng thống Hoa Kỳ không phải là suốt ngày giải quyết tất cả những vấn đề ở Trung Đông. Chúng ta phải sửa đổi niềm tin của chúng ta rằng Hoa Kỳ không thể nào chống lại mọi thế lực đen tối hay sự dữ."
Lý lẽ của ông Obama có vẻ đúng, nhưng ở đây chúng ta không nói đến việc Hoa Kỳ phải đối đầu và giải quyết với tất cả các vấn đề của Trung Đông. Mà vấn đề ở đây là sự thất bại nhân đạo lớn nhất của thời đại Obama, hay nói cách khác là thất bại chiến lược lớn nhất của chính phủ này. Theo lời ông Obama nói thì việc sửa đổi niềm tin của Hoa Kỳ cũng đồng nghĩa với việc nhắm mắt làm ngơ trước những thế lực tàn bạo. Các máy bay chiến đấu của Tổng thống Bashar al-Assad vẫn tiếp tục thả những thùng bom chứa đầy mảnh bom và chất chlorine. Trong những cuộc tấn công gần đây tại thị trấn Marea, quân của Nhà nước Hồi giáo ISIS đã sử dụng khí mù tạt khiến da phồng rộp và còn triển khai 50 vụ đánh bom tự sát chỉ trong vài ngày. Chúng ta đã chứng kiến sự hoành hành của nạn đói, bắt cóc, chém đầu và hơn 10,000 trẻ em thiệt mạng trên vùng đất Trung Đông.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thay đổi quy tắc tị nạn của đất nước mình để chào đón những người dân tị nạn đến từ Syria. Những người tị nạn đã gọi bà Merkel là "Mẹ Merkel, mẹ của những con người bị ruồng bỏ". Vậy thử hỏi họ sẽ gọi Tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama, là gì đây?
Trong suốt bốn năm qua, thậm chí chỉ cần một hành động nhỏ của ông Obama cũng có thể làm giảm con số thương vong của người dân Syria. Có phải việc tiêu diệt nhữung chiếc máy bay trực thăng thả bom ở những khu dân cư là quá khó khăn với chính quyền Hoa Kỳ? Một số những biện pháp ngắn hạn khác cũng có thể gây nên những ảnh hưởng lớn, giúp giảm sức mạnh huỷ diệt của chế độ Bashar al-Assad và tăng cường tính chiến đấu của các lực lượng có trách nhiệm. Nhưng trong tất cả những biện pháp hữu ích kể trên, không một biện pháp nào được thực hiện. 
Cuộc khủng hoảng ở Trung Đông không chỉ là vấn đề nhân đạo của một vùng đất cách xa trung tâm lợi ích của Hoa Kỳ. Mà nó là nơi hội tụ của những thế lực xấu xa nhất trên thế giới. Nhưng chính quyền Obama đã lựa chọn cách khoanh tay đứng nhìn thế lực ấy ngày càng mạnh lên và tung hoành ngang dọc. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Leon Panetta và Giám đốc CIA David Petraeus đã ủng hộ việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Trung Đông. Các đồng minh trong khu vực cũng đã lên tiếng kêu gọi, rồi cầu Hoa Kỳ can thiệp vào khu vực bất ổn này. Nhưng tất cả đều bị bác bỏ, hoặc bị bỏ qua. 
Syria đã trở thành nghĩa địa của sự tín nhiệm của Hoa Kỳ. Còn nhớ vào năm 2011, ông Obama từng lên tiếng "kêu gọi" rằng:
"Đã đến lúc Tổng thống Assad nên từ chức."
Nhưng nhiều người cho rằng thời gian cầm quyền của ông Assad thậm chí sẽ còn kéo dài hơn cả ông Obama. Vậy vì đâu mà ông Obama lại có thể nhẫn nhịn trước sự tàn bạo đang hoành hành ở Syria như vậy? Chế độ của Syria được xem là do Iran đứng đàng sau. Mỗi năm Iran yểm trợ cho Syria hàng tỷ Mỹ Kim. Và dĩ nhiên ông Obama vốn đang muốn đạt được thoả thuận hạt nhân với Iran sẽ không dám can thiệp quá sâu vào vấn đề Syria. Sự nhượng bộ của ông Obama tại Syria chỉ là một trong những điều kiện mà Tổng thống Hoa Kỳ phải làm theo, nếu muốn đạt được thoả thuận. Thoả thuận này quan trọng đến nỗi ông Obama có thể nhắm mắt làm ngơ trước việc hàng chục tỷ Mỹ Kim có thể sẽ tiếp tục được hỗ trợ cho quân của Assad. Bỏ qua luôn việc đế chế Assad chính là một trong những công cụ tuyển dụng của ISIS và các nhóm gốc Sunni khác. Chính sự làm ngơ này đã tạo nên một cuộc chiến mà có thể không ai thắng nổi, góp phần nuôi dưỡng mối đe doạ an ninh khu vực và toàn cầu, ném một sinh linh bé nhỏ trong một chiếc áo thun màu đỏ xuống một bờ biển xa xôi.
Linh Lan (Theo Business Insider)

http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/the-gioi/syria-su-that-bai-cua-chinh-quyen-obama.html

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire