Phần 3: Chuyện đấu đá trong nội bộ CSVN
Có người cho rằng “Cộng sản Việt Nam dù có nhiều lỗi lầm với dân
tộc nhưng phải công nhân nhận chúng rất đoàn kết nên chúng ta chưa làm
gì được chúng.”. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy, có nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan trong đó có việc sắt máu và lừa dối có bài bản
thì cộng sản chưa sụp bởi có một nguyên nhân trong đó là: Cộng sản tuy
không tử tế đoàn kết mà thực tế rất mâu thuẫn, tranh nhau ăn nhưng chúng
sẵn sàng cùng nắm tay bề ngoài để đàn áp người dân. Trong khuôn khổ bài
viết này sẽ đề cập đến vấn đề đấu đá của nội bộ CSVN.- Ác độc với đồng chí của mình
Những cái chết được coi là bất thường của quan chức cộng sản Việt Nam từ trước đến nay, từ già tới trẻ, từ quan nhỏ đến quan to… rất nhiều. Ở đây xin được nêu ra một vài dẫn chứng điển hình.
Bên cạnh những cái chết trong nội bộ đảng về ung thư, bệnh khó chữa… thì Đảng CSVN cũng sáng tạo ra những cái chết vì đột tử. Xin được điểm qua vài ví dụ như sau.
Đại Biểu QH Dương Bạch Mai (1904-1964), từng du học Pháp, Liên Xô, bị đột tử khi uống ly nước giữa 2 phiên họp Quốc Hội trước khi đọc diễn văn phản đối xã hội kiểu trại lính của Trung Cộng.
Từ trái sang phải: Dương Bạch Mai, Ernst Frey / Nguyễn Dân, Trường Chinh, X, Georges Wächter / Hồ Chí Thọ, Rudy Schröder / Lê Đức Nhân (Bộ ảnh sưu tầm của H. Schütte)
Đại Tướng Chu Văn Tấn (1909-1984), nguyên là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã chết bất đắc kỳ tử.
Đại Tướng Tham Mưu Trưởng Hoàng Văn Thái (1915-1986) khi chuẩn bị lên làm Bộ Trưởng Quốc Phòng thay thế Văn Tiến Dũng thì chết đột ngột ngày 2/7/1986.
Đại Tướng Lê Trọng Tấn, tên thật là Lê Trọng Tố (1914-1986), Viện Trưởng Học Viện Quân Sự Cao Cấp, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam , Tổng tham mưu trưởng Quân Đội Nhân dân Việt Nam, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Phó Tư Lệnh Quân Giải Phóng Miền Nam, chết đột tử ngày 5/12/1986.
Thượng Tướng Đinh Đức Thiện (1913-1987), Chủ Nhiệm Tổng Cục Hậu Cần, Phó Tư Lệnh Chiến Dịch Hồ Chí Minh, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, tên thật là Phan Đình Dinh, anh em ruột của Lê Đức Thọ và Mai Chí Thọ , bị “lạc đạn” chết trong lúc đi săn, nhưng nhà cầm quyền CSVN nói là tai nạn giao thông. Theo tin không chính thức thì Đinh La Thăng – Bộ trưởng GTVT của CSVN chính là con rơi của Đinh Đức Thiện
Trung Tướng Phan Bình (1934-1987), Cục Trưởng Cục Quân Báo, sau khi vừa bị Lê Đức Anh tước mất quyền, bị giết bằng cách bắn vào đầu ngày 13/12/1987 tại Sài Gòn, nhưng nhà cầm quyền cho là tự sát.
Thủ Tướng CSVN Phạm Hùng (1912-1988), tên thật là Phạm Văn Thiện, tại nhiệm 1987-1988. Chết đột ngột ngày 10/3/1988 tại Sài Gòn, khi đang tại chức.
Phạm Quý Ngọ (24/12/1954 – 18/2/2014), quê ở Thái Bình, Thượng tướng Công an CS Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam. Phạm Quý Ngọ là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam). Sáng ngày 7 tháng 1 năm 2014, Dương Chí Dũng khai trong phiên tòa xử em trai là Dương Tự Trọng rằng Phạm Quý Ngọ là người điện thoại nói cho ông ta biết về việc quyết định khởi tố, bắt tạm giam mình đã được phê chuẩn, bảo ông ta tránh đi một thời gian.Trả lời phỏng vấn, Phạm Quý Ngọ phủ nhận liên quan đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn. Dương Chí Dũng khai rằng mình hối lộ Phạm Quý Ngọ hai lần, lần đầu với 10 nghìn đô la Mỹ ở Tuần Châu, Quảng Ninh, nơi ông Ngọ đang nghỉ mát. Bà Phạm Thị Mai Phương, vợ Dương Chí Dũng cũng khai trước tòa rằng ngày 29-4 đã cùng chồng đi thăm vợ chồng Phạm Quý Ngọ ở Tuần Châu và có đưa tiền cho Phạm Quý Ngọ. Lần thứ hai vào ngày 2 tháng 5 năm 2013 tại nhà riêng Ngọ với số tiền là 500 nghìn đô la Mỹ. Ngoài ra, Dũng cũng đã khai là đã giúp bà Lan của Công ty Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn của an hem Trương Mỹ Hoa – Cựu phó chủ tịch nước CSVN) ở Sài Gòn vào năm 2010 chuyển khoản tiền hối lộ 1 triệu USD cho Phạm Quý Ngọ. Ngọ đột ngột từ trần ngày 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108, Hà Nội mà theo CSVN là do bệnh ung thư gan mặc cho trước đó Ngọ vẫn khỏe khoắn như thường, người nhà nói ông ta không có bệnh tật gì cả.
Phạm Quý Ngọ đã chết vì đã bị Dương Chí Dũng khai ăn hối lộ…
Nguyễn Bá Thanh (18/4/1953 – 13/2/2015), quê ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Việt Nam. Thanh cũng từng là phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng – cơ quan trực thuộc Bộ chính trị. Nguyễn Bá Thanh đã bị chết vì đấu đá nội bộ và cái chết của Thanh đã được báo trước với đủ chứng cứ cho thấy Thanh đã chết ở Mỹ từ lâu và đưa quan tài về Việt Nam chứ không phải ngày 13/2 như tài liệu thông báo. Ở đây chúng ta tạm lấy mốc đó để đề cập. Nguyễn Bá Thanh chết vì đấu đá nội bộ và trang mạng Chân Dung Quyền Lực đã thông báo trung khớp với báo RFA theo tin một bác sĩ cho biết Thanh đã bị “bị nhiễm phóng xạ và cần phải ghép tủy”, vì vậy phải sang một bệnh viện ở Hoa Kỳ điều trị. Tại bệnh viện của Hoa Kỳ cũng đưa ra kết quả chẩn đoán trùng khớp với chẩn đoán của bệnh viện C Đà Nẵng là nhiễm độc phóng xạ mà chính sau này CSVN đã thừa nhận. Vụ án đấu đá nội bộ của Nguyễn Bá Thanh có thể xem thêm tại đây: (Links: http://covangvietnam.com/uncategorized/chan-dung-quyen-luc-hay-buc-tranh-nhieu-sac/ )
Chiều 22/1/2015, Nguyễn Hữu Thắng – Cục trưởng Đường sắt Việt Nam được phát hiện chết tại phòng làm việc. Cơ quan công an đã khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân nhưng chẳng có gì xảy ra để kết luận cả…
Đó là những gì điểm qua về những cái chết của quan chức lớn trong bộ máy CSVN. Hàng năm, trong đồn công an cũng có hàng nghìn người chết vì “tự treo cổ, đột tử…” mà nguyên nhân thì ai cũng biết cả đó là do bàn tay của côn an còn đảng còn mình. Nhắc đến người dân thường, chúng ta không thể quên cái chết của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ.
Nhà văn Lưu Quang Vũ là một trong số rất ít những người thuộc thành phần trí thức thời bấy giờ đã dám hưởng ứng cái gọi là phong trào “Nói Thẳng, Nói Thật” mà lịch sử đã chứng minh chỉ là một cái bẫy để tiêu diệt những thành phần bất mãn trong nội bộ đảng, và những người bất đồng chính kiến hay còn gọi là phong trào “cởi trói, trăm hoa đua nở” của Nguyễn Văn Linh và bộ sậu đảng CSVN.
Gia đình nhà văn Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh và con trai đã chết vì đòn thù CSVN
Bằng ngòi bút vô cùng sắc bén của mình, nhà văn Lưu Quang Vũ đã viết nên những tác phẩm, những vở kịch vô cùng độc đáo để châm biếm và lên án một chế độ cộng sản độc tài, bất công, hủ lậu, xấu xa, và ngu dốt. Những tác phẩm của anh đã tố cáo và vạch trần sự gian trá, xảo quyệt, bịp bợm của chủ nghĩa cộng sản và của các đảng viên cộng sản tại Việt Nam. Những vở kịch như: Tôi Và Chúng Ta, Chiếc Ô Công Lý, Ông Không Phải Là Bố Tôi, Lời Nói Dối Cuối Cùng, Hồn Trương Ba da Hàng Thịt v.v… đã lột trần bộ mặt giả dối, độc ác, và vô nhân của chế độ cộng sản Việt Nam. Những vở kịch này cũng đã nói lên được những điều mà người dân Việt Nam cả hai miền Nam, Bắc thấy được nhưng không có đủ can đảm để vạch trần.
Cuối cùng thì việc sẽ đến đã đến vì CSVN muốn bịt miệng ông. Ngày 29/08/1988 cả nước đau đớn và bàng hoàng khi nghe tin Lưu Quang Vũ, nhà thơ Xuân Quỳnh vợ ông là nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ tình như Thuyền và Biển, Sóng… mà chính người viết đã từng học qua và ngưỡng mộ. Hai vợ chồng Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh cùng với con trai Lưu Quỳnh Thơ bị tử nạn trong một vụ tai nạn giao thông ở Hải Dương. Gia đình công đã bị chết bởi bàn tay giàn xếp của CSVN.
b. Giáng chức, cắt chức:
Ngoài những cái chế thì CSVN cũng thanh trừ bằng cách cắt chức, giáng chức hoặc làm nhục đồng đội mình.
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2011), Bộ Trưởng Quốc Phòng, bị nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn cho là theo xét lại của Liên Xô và chống đảng, tìm cách hạ bệ qua vụ án “Xét Lại Chống Đảng” năm 1967, có tên chính thức là “Vụ án Tổ chức chống đảng, chống nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài.”. Võ Nguyễn Giáp bị bắt lỗi từ việc nhận 1 lá thư của TĐS Liên Xô mà không báo cáo theo nội quy đảng…Năm 1980, Võ Nguyễn Giáp bị thôi chức Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Năm 1983, bị hạ nhục khi cho làm Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia Dân Số và Sinh Đẻ Có Kế Hoạch khi ủy ban này được thành lập, năm 1991, chính thức nghỉ hưu. Có lúc nhóm Lê Duẩn còn định quản chế Giáp ở một nơi biệt lập. Từ khoảng năm 1965, 67, hàng 50 năm sau cùng của đời ông, Giáp thường chỉ ra mặt mang tính hình thức, không có quyền hành gì (Vụ Tổng Công Kích Mậu Thân năm 1968 hay Chiến Dịch Hồ Chí Minh năm 1975 kể như không có Giáp, còn bị nhóm cực đoan giáo điều Lê Duẩn cho là hèn nhát). Xin xem thêm tại đây (Links: http://ngaycu.blogspot.be/2013/09/nhung-su-that-can-phai-biet-phan-19-su.html )
Đại Tướng Văn Tiến Dũng (1917-2002), Ủy Viên Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân, tư lệnh “Chiến Dịch Hồ Chí Minh” chiếm miền Nam năm 1975. Tác giả cuốn “Đại Thắng Mùa Xuân” ra vào tháng 5/1976. Từ tháng 12/1980 đến 1986, giữ chức Bộ Trưởng Quốc Phòng. Thuộc phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ. Vợ là Nguyễn Thị Kỳ (tên thật là Cái Thị Tám), cũng là cán bộ CS. Sau năm 1975, khi nắm quyền tột đỉnh, hai vợ chồng ngang nhiên tham nhũng, dùng cả quân xa của đơn vị H12, H14 thuộc Tổng Cục Hậu Cần cướp tài sản quân đội… miền Nam chở ra Bắc và máy bay vận tải quân sự như Antonov An-24 hay An-26 buôn lậu hàng từ Bắc vào Nam bán cho người Hoa… Năm 1986, trong Đại Hội Đảng Bộ Toàn Quân, Dũng bị chỉ trích là tướng mà đi buôn lậu gây tai tiếng chưa từng có cho quân đội nên không được bầu làm Đại Biểu Chính Thức đi dự Đại Hội Đảng VI (dù Lê Đức Thọ bênh vực Dũng, đòi bỏ phiếu lại nhưng vẫn không đủ số). Ngay sau đó, Dũng mất ghế trong Bộ Chính Trị và mất chức Bộ Trưởng Quốc Phòng. Từ năm đó cho tới khi chết, tuy không được nắm giữ bất cứ chức vụ nào và hầu như không còn được nhắc nhở tới nữa.
Thượng Tướng Nguyễn Nam Khánh (1927-), chính ủy Sư Đoàn 304 Tây Nguyên, Bí Thư Đảng Ủy Sư Đoàn 3, Quân Khu 5, tháng 6/1978, làm Viện Trưởng, Bí Thư Đảng Ủy Học Viện Chính Trị Quân Sự. Từ tháng 4/1979 đến năm 1996, Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Nhân Dân VN, Ủy Viên Quân Ủy Trung Ương…Đứng tố giác Tổng Cục 2 lợi dụng chức vụ vu oan giá họa các đồng chí cao cấp kể cả Võ Nguyên Giáp… nên bị trù dập tơi bời.
Trung Tướng Trần Độ, tên thật là Tạ Ngọc Phách (1923-2002), năm 1946, ở tuổi 23, làm Chính Ủy Mặt Mrận Hà Nội. Năm 1950, làm Chính Ủy Trung đoàn Sông Lô, rồi Chính Ủy Đại Đoàn (SĐ) 312. Năm 1955, Trần Độ lúc 32 tuổi là Chính Ủy Quân khu 3 (Quân Khu Tả Ngạn) và đến năm 1958 được phong hàm Thiếu Tướng, năm 1974, được phong hàm Trung Tướng…Ông còn làm Phó Chủ Tịch Quốc Hội khóa 7, Chủ Nhiệm Ủy Ban Văn Hóa và Giáo Dục của QH. Ông là Tướng võ kiêm văn, có tư tưởng cải cách, cởi mở. Thời Đổi Mới, “cởi trói” tư tưởng của TBT Nguyễn Văn Linh, ông thuộc Ban Văn Hóa Đảng, là người soạn Nghị Quyết số 5, được Bộ Chính Trị thông qua vào tháng 12/1986, cho phép tự do sáng tạo và sách báo được lưu hành dễ dãi hơn nếu không có nội dung “phản động“… từ đó nhiều tác phẩm bị cấm như của những nhân vật trong Phong Trào Nhân Văn – Giai Phẩm… được tái bản. Nhưng khi Đông Âu lung lay và phong trào sinh viên xuống đường nổ ra ở Thiên An Môn, đảng CSVN e ngại sụp đổ theo, bắt đầu xiết lại. Tháng 3/1989, trong cuộc họp kỳ 6 của Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN, Nguyễn Văn Linh đòi đình chỉ những “cởi trói” trong 3 năm vừa qua. Trần Độ vẫn ủng hộ tiến trình nới lỏng, tạp chí “Phê Bình và Dư Luận” do ông chủ trương, có nội dung đả trích nhà cầm quyền, nên sau khi ra được 1 số thì bị cấm. Trần Độ bị chỉ trích và bị Lê Đức Thọ cách chức, khai trừ năm 1999 (lúc đó 58 tuổi đảng)
Sau viết “Nhật Ký Rồng Rắn” lên án chế độ CS không tiếc lời, bị công an theo tịch thu khi trên đường đi sao ra nhiều bản, nhưng ông còn bản gốc, đã phổ biến khắp nơi, bị cấm xuất bản trong nước. Trong có đoạn: “… Cuộc cách mạng ở Việt Nam đã đập tan và xóa bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã hội chưa tốt đẹp, còn nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, của một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…”.
Thiếu Tướng Lê Thiết Hùng, tên thật là Lê Văn Nghiệm, (1908-1986), theo Lê Hồng Phong qua Thái Lan, rồi theo lệnh tổ chức, tham gia quân đội Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch làm tới Đại Tá, 2 lần sang Nhật gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, làm chính trị viên đội vũ trang đầu tiên gồm 12 người, Tư Lệnh Binh Chủng Pháo Binh, Hiệu Trưởng Trường Lục Quân Việt Nam, Cục Trưởng Cục Quân Huấn, Tổng Thanh Tra Quân Đội, là tướng được phong đầu tiên…, bị bắt vì cho là cùng phe Võ Nguyên Giáp…
Thiếu Tướng Đặng Kim Giang (1910-1983), tên thật là Đặng Rao, quê ở Kiến Xương, Thái Bình. Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Hậu Cần Quân Đội NDVN, tham gia trận Điện Biên Phủ 1954, Đại Biểu Quốc Hội, bị bắt giam 6 năm (có lúc cũng tại Hỏa Lò nơi bị Pháp giam) và 7 năm quản chế vì cho là chủ trương chia ruộng đất và khuyến khích tư sản, theo xét lại cùng phe Võ Nguyên Giáp. Từ năm 1980, gia đình Đặng Kim Giang hơn 10 người sống chen chúc trong một túp nhà tranh vách đất rách nát 14 mét vuông… và Giang chết trong khi nước mưa dột rơi vào người.
Đặng Kim Giang và gia đình
Thiếu Tướng Lê Quảng Ba, tên thật là Đàm Văn Mông, dân tộc Tày (1914-1988), nguyên Tư Lệnh đầu tiên Quân Khu Việt Bắc năm 1949, năm 1951, làm Đại Đoàn Trưởng đầu tiên Đại Đoàn 316, bị kết tội cùng phe Hoàng Văn Hoan (?).
Cựu Phó Thủ Tướng CSVN Đoàn Duy Thành (1929-), tác giả cuốn hồi ký “Làm Người Là Khó”, chủ trương làm khoán (bị cho là phạm chính sách, bị Đỗ Mười trù dập). Được coi là thân với Lê Duẩn, khi dự đám tang Lê Duẩn năm 2006, các con của Lê Duẩn đã hỏi ông Đoàn Duy Thành “Họ có giết chúng cháu không!?”.
Ủy Viên Bộ Chính Trị Trần Xuân Bách, tên thật là Vũ Thiện Tuấn (1924-2006), vì có tư tưởng đổi mới, kêu gọi đa nguyên, đa đảng sau khi đi quan sát sự sụp đổ của Đông Âu, bị khai trừ.
Hoàng Minh Chính (1920-2008), năm 1947 từng tham gia lãnh đạo trận đánh sân bay Gia Lâm, được đảng CSVN cử làm Tổng Thư Ký đảng Dân Chủ thành lập năm 1944 để tập hợp giới tư sản và trí thức. Năm 1957, được cử sang Liên Xô theo học Trường Đảng Cao Cấp. Năm 1960, về nước, được bổ nhiệm Viện Trưởng Viện Triết Học Mác-Lênin, bị bắt biệt giam 6 năm không xét xử, bị quản chế ở Sơn Tây từ 1973 đến 1976 vì cho là trong nhóm xét lại. Năm 1995, ông Hoàng Minh Chính còn bị kết án 1 năm tù vì tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Sau 3 lần bị Thọ bỏ tù mà không khuất phục nổi ý chí của Hoàng Minh Chính, Thọ đã định bí mật thủ tiêu. Ông Chính đã đanh phải thép tuyên bố: “Có bắn thì bắn trước mặt, bắn sau lưng là hèn.”. Tổng cộng ông đã bị 12 năm tù, 9 năm quản chế. Sau này, khi lên tiếng tranh đấu Dân Chủ và phục hoạt đảng Dân Chủ thì bị trù dập.
Nguyễn Hộ (1916-2009), gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937. Năm 1940, ông bị nhà cầm quyền Pháp ghép tội kích động đình công ở xưởng đóng tàu Ba Son, bị tuyên án tù 5 năm ở Côn Đảo. Sau 1975, lãnh đạo Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ, ông nói: Ngày xưa nếu CNCS đã cứu đất nước khỏi ách thực dân, thì bây giờ chính CNTB sẽ cứu đất nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Năm 1989, tổ chức này cũng bị nhà cầm quyền giải tán. Bất bình, ông từ bỏ đảng năm 1991 sau hơn 53 năm trong đảng. Sau đó ông bị bắt và quản thúc tại gia vì tội “chống đảng”. Ông đưa ra “Giải Pháp Hòa Hợp Hòa Giải” và cuốn sách “Quan Điểm Và Cuộc Sống”. Sách của ông kêu gọi đảng CSVN hãy từ bỏ Chủ Nghĩa Mac-Lênin. Vì vậy ông bị nhà cầm quyền bắt lần thứ 2 năm 1994. Theo ông Việt Nam ở thời điểm năm 2008 chỉ có độc lập chứ không có tự do…
Nguyễn Văn Trấn (1914-1998), Chính Ủy Bộ Tư Lệnh Khu 9, Năm 1938, ông sáng lập tờ Le Peuple (Dân chúng). Ngày 25/8/1945, ông lãnh đạo cuộc đảo chính cướp chính quyền ở Sài Gòn. Do có những hành động quyết liệt với các phần tử đối kháng, ông bị gọi là hung thần Chợ Đệm. Có giả thuyết cho rằng Nguyễn Văn Trấn cũng từng là “hung thần”, là một trong 3 người đã thực hiện việc giết Tạ Thu Thâu (1906-1945), 2 người kia là Kiều Đắc Thắng và Nguyễn Văn Tây. Năm 1954, tập kết ra Bắc, trở thành Giảng Viên trường Nguyễn Ái Quốc, rồi Vụ Phó Ban Tuyên Huấn Trung Ương…Trong những năm cuối đời, ông nghi ngờ về vai trò của đảng CSVN, tham gia Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ và ký vào bản kiến nghị 100 người năm 1988 kêu gọi thay đổi cách thức bầu cử. Ông viết cuốn “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội” nói lên mặt trái của chế độ, bị cấm lưu hành trong nước.
Nguyễn Cơ Thạch có tên khai sinh Phạm Văn Cương, sinh ngày 15 tháng 5 năm 1921 tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông tham gia Tổ chức Thanh niên Dân chủ rồi Thanh niên Phản đế tại Nam Định (1937–1939), bị thực dân Pháp bỏ tù tại Nam Định, Hoà Bình, Sơn La (1940-1945). Năm 1943, trong nhà tù Sơn La, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 9 năm 1945 về công tác tại Bộ Quốc phòng, làm Bí thư cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp; sau đó giữ chức vụ Chánh Văn phòng Quân uỷ Trung ương, Bí thư đảng uỷ các cơ quan Bộ Quốc phòng và Tổng tư lệnh (1947–1949)… Nguyễn Cơ Thạch là bố của Phạm Bình Minh- Bộ trưởng ngoại giao CSVN, ông ta mất chức vì dám tiết lộ bí mật của hội nghị bán nước Thành Đô giữa Bắc Kinh và CSVN.
Đó chỉ là những vụ nổi bật trong hàng ngàn những cái chết mà bàn tay thanh toán nội bộ và cả những đồng chí của mình của CSVN. Điều đó cho thấy bề ngoài CSVN hô hào đoàn kết để diệt sức phản kháng của người dân, còn thực tế thì chúng giết lẫn nhau và giết những ai bất đồng quan điểm với chúng dù là đồng chí của chúng.
- Câu chuyện về cái chết Nguyễn Chí Thanh
Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh (1914-1967), Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam, kiêm Chính Ủy Quân Giải Phóng Miền Nam,gần sáng ngày 6/7/1967 bị nôn ra máu chết, đúng vào ngày định trở lại miền Nam lần thứ 2 . Báo chí CSVN lúc đó tuyên truyền rằng bị “máy bay Mỹ “ ném bom chết. Nhưng thực tế đã có nhiều người từng là lính tráng, cán bộ CSVN nói rằng họ đã không thấy quan tài sắt chở xác Nguyễn Chí Thanh từ Miền Nam ra có xác ông, sau đó xác mới được bỏ từ ngoài vào. Tin tức được giấu kín và chỉ có vài người biết. Vậy cái chết của Nguyễn Chí Thanh thực tế như thế nào ?
Nguyễn Chí Thanh và Hồ Chí Minh
Để chứng minh Nguyễn Chí Thanh đã không chết tại chiến trường mà chết tại Hà Nội và những điều xung quanh nó chúng ta có thể đọc những dẫn chứng dưới đây.
Thứ nhất, báo Vietnamnet của CSVN đã cho biết tiểu sử và cái chết của Nguyễn Chí Thanh như sau: “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 01/01/1914, quê làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Tháng 7/1937, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1938, đồng chí được cử làm Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên. Từ năm 1938 đến năm 1943, đồng chí bị thực dân Pháp bắt ba lần, bị kết án và giam cầm tại các nhà lao Thừa Phủ (Huế), Lao Bảo, Buôn Ma Thuột .
Sau khi ra tù và trở lại hoạt động, đồng chí được bầu làm Bí thư Khu ủy khu IV và được cử đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào (8/1945). Trong Đại hội Đảng ở Tân Trào, đồng chí được đặt bí danh là Nguyễn Chí Thanh, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức giành chính quyền tại Trung Kỳ trong Cách mạng tháng 8.
Từ năm 1948 đến 1950, đồng chí được giao nhiệm vụ Bí thư Liên khu ủy IV. Cuối năm 1950, đồng chí giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), đồng chí là ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1959, đồng chí được phong quân hàm Đại tướng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được cử vào Bộ chính trị và Ban Bí thư. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, BCH TW Đảng điều đồng chí trở lại quân đội.
Từ năm 1965 đến năm 1967, đồng chí được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam. Thời gian này đồng chí có bí danh là Sáu Vi. Khi viết báo, đồng chí thường lấy bút danh là Trường Sơn. Ông mất ngày 06/7/1967 tại Hà Nội do một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo với Bác Hồ về tình hình miền Nam…”. (Links: http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-thong-tin-vien-thong/156369/chuyen-hau-ky-cua-bo-tem-ve-dai-tuong-nguyen-chi-thanh.html ).
Rõ ràng như vậy những tuyên truyền của CSVN về cái chết của Nguyễn Chí Thanh trước đây chỉ là lừa dối mà thôi. Nguyễn Chí Thanh không chết ở chiến trường vì “bom Mỹ” mà chết ở Hà Nội trong cái gọi là “đột tử”…
Vợ chồng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở phân khu Bình Trị Thiên năm 1948 (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân)
Thứ hai, Nguyễn Chí Thanh có con trai út là Nguyễn Chí Vịnh, năm 2010 là Trung Tướng, nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Nguyễn Chí Thanh thực tế đã bị chết thình lình sau khi dùng cơm chia tay với HCM ở Phủ Chủ Tịch về nhà, thì đêm hôm đó, gần sáng ngày 6/7/1967 bị ói ra máu chết, đúng vào ngày định trở lại miền Nam lần thứ 2 (nhà cầm quyền CSVN nói chết vì bệnh tim sau đó). Điều đó đã được sách của Trung Cộng ghi như sau: “ Có một số điều đáng ngờ trong cái chết của tướng Nguyễn Chí Thanh, có nhiều tin từ cục tình báo Hoa Nam cho biết tướng Thanh phải chết vì ông ta sẽ là nguy cơ lớn cho một cuộc tiếm xưng tại Miền Nam. Ông Thanh được đánh giá là tướng tài của quân đội giải phóng Miền Nam…”. Tác giả Hà Cẩn thuộc Viện văn học Trung Quốc, cho in cuốn sách “Mao chủ tịch của tôi” năm 1997 và tái bản năm 2000, tại trang 299 đã viết.
Thực tế thì lúc đó với chiến tích là phát triển chiến thuật “nắm thắt lưng mà đánh” của Nguyễn Chí Thanh lúc đầu đang gây một số khó khăn cho quân đội Mỹ và quân lực VNCH mặc cho nó chỉ là chiến thuật du kích dựa vào địa hình sông nước Miền Nam. Tuy nhiên CSVN sợ Nguyễn Chí Thanh sẽ có uy thế nắm được Nam bộ và làm vua xứ đó, tạo phản nên đã ra tay thủ tiêu.
Mộ Nguyễn Chí Thanh tai nghĩa trang Mai Dịch – Hà Nội
Thứ ba, Trong một bài luận của Merle Pribbenow viết về vụ tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, có một đoạn viết cái chết của ông như sau: “A Death and a Palace Coup
In the early morning hours of July 6, 1967, following a day-long round of eating and drinking at a series of farewell parties before his planned return to the southern battlefields, General Nguyễn Chí Thanh suffered a heart attack at his residence in Hà Nội. He was immediately taken to Military Hospital 108, the best medical facility in all of North Vietnam, but at nine o’clock in the morning his heart finally stopped beating and he was pronounced dead.”
Tạm dịch : “Rạng sáng ngày 6/7/1967, sau một ngày dài ăn uống trong các buổi tiệc liên hoan trước khi ông trở lại chiến trường phía Nam, Tướng Nguyễn Chí Thanh bị nhồi máu cơ tim tại tư gia của ông ở Hà Nội. Ông lập tức được chuyển vào Bệnh viện quân sự 108, nơi mà phương tiện y khoa thuộc vào hàng tốt nhất ở Bắc Việt Nam lúc bấy giờ, nhưng đến 9 giờ sáng thì tim ông ngừng đập, và ông được tuyên bố là đã qua đời.”
Vàcuốn sách cũng trích dẫn nguồn tài liệu:
“Dr. Nguyễn Thị Bảo, ‘Những ngày cuối cùng của anh Nguyễn Chí Thanh’ [The Last Days of Nguyen Chi Thanh], in Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Nhà chính trị quân sự lỗi lạc [Senior General Nguyễn Chí Thanh: An Outstanding Political and Military Figure] (Hà Nội: Quân Đội Nhân Dân, 1997), 350–360. The many reports by US and RVN sources, some of which are still credited by present-day authors, that Nguyễn Chí Thanh was killed in the South by a US B-52 bombing strike are clearly mistaken. The communist account of his death rings true and certainly does not reflect any credit on their side. The Vietnamese communists clearly would rather be able to claim that Nguyễn Chí Thanh had died a hero on the front lines, killed by a barbaric American bombing attack, than to have to admit to the mundane and unflattering death that they describe — a heart attack brought on by stress, overwork, and massive overindulgence in food and drink at a round of parties back home in Hà Nội“.
Tạm dịch: “Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Bảo, trong bài ‘Những ngày cuối cùng của anh Nguyễn Chí Thanh’ in trong sách Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Nhà chính trị quân sự lỗi lạc (Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 1997), trang 350–360: Có nhiều thông tin từ Mĩ và Quân đội miền Nam, một số vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay, Nguyễn Chí Thanh chết ở miền Nam killed do trúng bom B-52 của Mỹ, nhưng rõ ràng thông tin này sai. Thông tin từ phía cộng sản về cái chết của ông có lẽ đúng với sự thật, và thông tin này chẳng hay ho gì cho họ. Giới cộng sản chắc chắn muốn ông chết như là một anh hùng ngoài chiến trận, do hành động dội bom man rợ của Mỹ, hơn là thú nhận về một cái chết khá trần thế và không có gì để tâng bốc như họ mô tả — nhoềi máu cơ tim do làm việc quá sức, thần kinh căng thẳng, và ăn uống quá độ trong các buổi tiệc liên hoan ở Hà Nội.“.
Đây là thêm một bằng chứng cho thấy Nguyễn Chí Thanh đã chết ở Hà Nội mà không phải chiến trường như CSVN vẫn nói láo. Điều đó càng có bằng chứng đề tin những gì Hà Cẩn và các nguồn tin khác đáng tin cậy rằng Nguyễn Chí Thanh bị đầu độc chết. Có thể đọc thêm đoạn văn trong cuốn sách của Bác Sỹ Nguyễn Thị Bảo tại ngay báo của CSVN: (Links: http://www.baomoi.com/Nhung-ngay-cuoi-cung-cua-Dai-tuong-Nguyen-Chi-Thanh/121/6575930.epi )
Tướng Nguyễn Chí Thanh và con trai
Thứ tư, Theo Bà Nguyễn Thanh Hà gái trưởng của Tướng Thanh kể lại trong bài Kỷ Niệm Về Cha Tôi đăng trên báo Thanh Niên , Việt Báo vào năm 2007 trong đó có đoạn : “Khi ba từ miền Nam ra, cả nhà được báo trước đứng chờ ba ở cửa – mệ, mẹ, mấy chị em và tất cả mọi người. Chờ mãi không thấy, sau lâu lắm mới thấy ông về, ba bảo: “Ba phải vào thăm và báo cáo tình hình với Bác trước hết, rồi mới về nhà được”.
Mấy tháng sau, vào hôm trước khi ông lên đường vào Nam lần thứ 2, cả nhà chờ cơm rất muộn, hỏi ra mới biết, ba được Bác gọi vào ăn cơm chia tay, cơm xong phải đi gặp một vài người bàn nốt công việc. Sau đó không hiểu sao, ông lại quay vào Phủ Chủ tịch, ngồi dưới nhà sàn, lưu luyến mãi không muốn về.
Ông nói với chú Vũ Kỳ: “Tôi đi lần này chắc sẽ hoàn thành việc Bác giao, chỉ băn khoăn một điều là sức khỏe của Bác…”. Không ngờ sáng sớm hôm sau ba mất, không thực hiện được ước mơ của mình là đưa Bác vào Nam thăm đồng bào chiến sĩ…”. (Links: http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Ky-niem-ve-cha-toi/45245358/111/ ).
Như vậy, điều đó có nghĩa là gì ? Có nghĩa là: Nguyễn Chí Thanh không hề chết như cách CSVN tuyên truyền đó là chết ở chiến trường do “bom đạn giặc” mà Thanh chết đột tử. Những chuyện mà con và bác sỹ cho biết tướng Thanh hoàn toàn khỏe mạnh. Không có bất cứ tài liệu và nhân chứng nào nói ông ta bị bệnh tim tiền sử. Rõ ràng tướng Thanh bị hạ sát bởi chính đồng đội mình như theo tài liệu sau đây nhận xét : “ Có những chuyện đã xảy ra trong bí mật tại Miền Bắc Việt Nam như chuyện cái chết của tướng Nguyễn Chí Thanh, một người rất giỏi cầm quân đối đầu với người Mỹ tại Miền Nam. Cái chết của tướng Thanh khiến Xô Viết tin rằng có sự sắp đặt từ nội bộ…..” (Trích: “Đường dài xã hội chủ nghĩa”, Trang 289. Cuốn sách này là tổng kết những phát biểu về xã hội chủ nghĩa Liên Xô và thế giới của Lê Nin, Stalin, Breznep… được viết bởi N. Badasov – một nhà nghiên cứu lịch sử tại Liên Xô – đảng viên đảng cộng sản Liên Xô).
Rõ ràng qua những dẫn chứng đó, chúng ta thấy rằng tướng Nguyễn Chí Thanh đã bị chính nội bộ đảng CSVN giết hại. Tướng Nguyễn Chí Vinh là một kẻ nhan hiểm nắm trong tay tổng cục 2, có lẽ tướng Vịnh cũng đã và đang nghiên cứu về cái chết của cha mình. Ra tay đi chứ Nguyễn Chí Vịnh !!!
- Kết luận:
Đặng Chí Hùng
23/06/2015
http://covangvietnam.com/uncategorized/nhung-su-that-can-phai-biet-quyen-3-phan-3-chuyen-dau-da-trong-noi-bo-csvn/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire