Trong một lá thư gửi cho nhạc sĩ Trúc Hồ, ông Nam Lộc viết:
“Dear Mr. Hồ, Never see anything like this!” hay “Trúc Hồ thân mến, chưa
bao giờ thấy cảnh tượng như thế này!” Cảnh tượng đó là gì? Là trên hai
ngàn khán giả cùng đứng dậy, vẫy cờ vàng rực cả rạp, và cùng hát theo
một cách cuồng nhiệt theo những ca khúc đấu tranh. Nhiều người còn muốn
nhảy cả lên sân khấu để cùng trình diễn! Wow, không thể nào tưởng tượng
nổi dân chúng San Jose thắp lên bùng cháy lửa đấu tranh, lửa yêu nước
như đêm nay.
Cali Today News - Bỗng dưng hai tiếng Sài Gòn lừng lững hiện về, hiện về bằng tâm tưởng, hiện về bằng da thịt, bằng tất cả những hình ảnh rõ rệt, tùy theo cảm nhận của mỗi người đối với Sài Gòn.
Ông nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng thì nhớ nó như thế nầy: “Đêm nhớ về Sài Gòn, Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi, những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi.Đường im nghe quá khứ trong sâu, đường chia ly vẫn ngóng tin nhau. Tình lẻ loi canh thâu. Đêm nhớ về Sài Gòn, tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa, ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa. Ai sầu trong quán úa. Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song, mắt người tình một trời mênh mông. Gợi bao nhiêu cho cùng”.
Cali Today News - Bỗng dưng hai tiếng Sài Gòn lừng lững hiện về, hiện về bằng tâm tưởng, hiện về bằng da thịt, bằng tất cả những hình ảnh rõ rệt, tùy theo cảm nhận của mỗi người đối với Sài Gòn.
Ông nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng thì nhớ nó như thế nầy: “Đêm nhớ về Sài Gòn, Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi, những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi.Đường im nghe quá khứ trong sâu, đường chia ly vẫn ngóng tin nhau. Tình lẻ loi canh thâu. Đêm nhớ về Sài Gòn, tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa, ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa. Ai sầu trong quán úa. Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song, mắt người tình một trời mênh mông. Gợi bao nhiêu cho cùng”.
Lực lượng sĩ quan Thủ Đức thực hiện nghi thức ngày Quốc Hận. Photo by Trương Xuân Mẫn
Ông nhạc sĩ Nam Lộc thì nhớ Sài Gòn như vầy: “Sài Gòn ơi, tôi đã
mất người trong cuộc đời, Sài gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời.
Giờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôi những nụ cười nát trên môi
những giọt lệ ôi sầu đắng…”.
Những ông nhạc sĩ hay nhà thơ thường nhớ, và nhớ một mình, rồi đem
nỗi nhớ đó viết thành lời, thành nhạc, thành thơ; nhưng, ông nhà báo
Nguyễn Xuân Nam, nhật báo Cali Today, thì nhớ một cách khác, không nhớ
một mình, ông rủ vài ngàn người đến cùng ông nhớ Sài Gòn. Ông rủ hàng
chục ca sĩ đến với ông cùng hát về Sài Gòn, đem hàng ngàn lá cờ cùng mọi
người phất cao ngọn cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tưởng niệm Sài Gòn. Tưởng cũng
nên nói như vầy “Đúng là độc nhất vô nhị, có một không hai trên cõi
đời.”
Nhiều đồng hương cảm thấy xúc động
khi thấy các vị niên trưởng, bô lão, hai vị chủ tịch cộng đồng, và nhiều
lãnh đạo cao cấp của quân đội VNCH dâng hương và hoa lên bàn thờ tử sĩ.
Photo: Trương Xuân Mẫn
Trong một lá thư gửi cho nhạc sĩ Trúc Hồ, ông Nam Lộc viết: “Dear
Mr. Hồ, Never see anything like this!” hay “Trúc Hồ thân mến, chưa bao
giờ thấy cảnh tượng như thế này!” Cảnh tượng đó là gì? Là trên hai ngàn
khán giả cùng đứng dậy, vẫy cờ vàng rực cả rạp, và cùng hát theo một
cách cuồng nhiệt theo những ca khúc đấu tranh. Nhiều người còn muốn nhảy
cả lên sân khấu để cùng trình diễn! Wow, không thể nào tưởng tượng nổi
dân chúng San Jose thắp lên bùng cháy lửa đấu tranh, lửa yêu nước như
đêm nay.
Còn các ca sĩ cũng chưa hết bàng hoàng đến ngày hôm sau. Họ tíu tít
kể cho các ca sĩ khác và bạn bè về không khí lạ lùng tại San Jose, mà
họ vừa cùng trải qua đêm trước. Text messages, email, facebooks tràn
ngập trên các chiếc cell phones của ca sĩ.
.
Đọc điếu văn truy điệu các anh hùng tử sĩ đã anh dũng hy sinh trong ngày 30 tháng 4.
Photo: Trương Xuân Mẫn
Nam Lộc nói: “Các buổi ca nhạc quốc hận ở Úc, ở Mỹ… đều rất hay,
nhưng không khí San Jose trở thành độc nhất, khiến chúng tôi nhớ mãi và
vẫn còn rung động. Cuối tuần này, chúng tôi sẽ hát ở Dallas, và tôi sẽ
kể lại cho mọi người hiện tượng San Jose. Sáng nay, tôi đã nói trên đài
SBTN về hiện tượng quá xúc động này, đánh dấu mùa quốc hận 40 năm nay.”
Khán giả San Jose còn chưa hết bàn tán cho nhau đêm ca nhạc này do hệ thống truyền thông Cali Today tổ chức.
Bàn thờ và di ảnh của các anh hùng tuẩn tiết vào ngày 30 tháng 4, 1975.
Cái ý tưởng đó, “Nhớ Về Sài Gòn”, ông Nguyễn Xuân Nam cho biết nhóm
của ông đã nung nấu trong lòng ông hơn một năm qua. Ông cho biết như
vậy. Và 3 tháng qua, nó đã biến thành buổi Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận lần
thứ 40. Không có buổi tưởng niệm Quốc Hận nào trong vòng 20 năm qua có
đông người đến dự như thế (đó là chưa kể người tham dự đông mà còn phải
mua vé để được tham dự). Và cũng không có buổi ca nhạc nào lại có lễ
chào cờ trang nghiêm, lễ truy điệu và niệm hương cảm động đến như thế,
do Lực LượngSĩ Quan Thủ Đức thực hiện. Những ai đến tham dự đều nhìn
thấy và nhận xét như vậy. Màn nhung vừa mở ra thì trên sân khấu cao Toán
Chào Cờ đã trang nghiêm, sừng sững, sẵn sàng; bên cạnh đó là Trung
Nghĩa Đài.
Các chị “Thủ Đức” cũng đóng góp phần không nhỏ cho sự thành công,
vì các chị đã mặc áo dài xanh, phát cờ và dặn dò cho từng khán giả. Chưa
kể, hai tuần trước đó, sau vườn nhà của một đồng hương, hàng chục các
nhà tranh đấu khác ẩn dật đã trải qua hai ngày chủ nhật để dán cờ, và
chuẩn bị cho 2,200 lá cờ theo lời đề nghị của Ban Tổ Chức...
Ông Nguyễn Hồng Dũng, giáo sư tiến sĩ, phó giám đốc Hệ thống truyền thông Cali Today
đọc diễn văn khai mạc.
Cả một lực lượng hùng hậu cùng nhau âm thầm lo cho đêm nhạc quốc
hận này, để cuối cùng có điều mà Nam Lộc và các nghệ sĩ khác nhận xét là
“độc đáo nhất, xúc động nhất, đáng nhớ nhất” trong mùa quốc hận 40 năm.
Để có sự thành công cho đêm đó còn có 1,000 điều khác phải nói, như
sự đóng góp rất nhiều và rất “ẩn”, chỉ trong bóng tối, là các anh em
thân hữu trong Hội Cảnh Sát VNCH như anh Thái Văn Hòa, Trần Đức Túc,
Nguyễn Ngọc Thụy, và nhiều nữa. Các anh đi im lặng trong bóng tối để giữ
an ninh và trật tự, và đề phòng kẻ ác phá hoại...
Khán giả thưởng thức chương trình.
Thật là dễ thương làm sao, khi nhìn qúy anh chị lặng lẻ làm việc
trong bóng tối để giữ cho đêm nhạc hội diễn ra bình an, suông sẻ.
Một người là một tấm lòng, cùng với hàng ngàn đôi chân (bước đến
rạp), và hàng ngàn đôi tay (vẫy cờ) và hàng ngàn tấm lòng tâm huyết của
khán giả, hàng chục bảo trợ viên, thì sẽ không có đêm nay.
Tất cả đều chung tay làm nên đêm văn nghệ tuyệt vời ấy. Đó là nổ lực của mọi người, đâu phải của riêng ai.
Trước khi vào đến bên trong người ta đã thấy một hàng dài người và
người trật tự đứng sắp hàng ngay ngắn, kiên nhẫn để vào xem, vào dự.
Trong bà hàng dài của khách đứng đợi, người đừng đầu, bước vào cửa đầu
tiên là cụ bà Lê Văn Cao, và cô con gái Lê Thị Cẩm Vân; cũng đáng lưu ý
và ghi nhận làm gương cho tuổi trẻ là trong số khách đứng đợi trong hàng
còn có cụ Trương Đình Sữu vị cao niên hơn 90 tuổi. Có những khán giả
100 tuổi và cũng có khán gỉa mới 6 tuổi. Đây là điểm son của người tham
dự, không trể nãi, trật tự, gọn gàng. Có buổi ca nhạc nào như thế trước
đây? Nếu không nhốn nhào, ồn ào, thì cũng lai rai chen lấn…và giờ khai
mạc trể vì đợi khách đến cho đủ.
Ca khúc bế mạc: Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói.
Chương trình có dàn dựng, có mục đích, có ý nghĩa. Nội dung trải
dài từ 1954 đến 1975 và đến 2015. Từ tiết mục nói lên ý nghĩa của buổi
ca nhạc tưởng niệm. Giai đoạn một: Chia ly, đất nước bị chia cắt, đến
gia đoạn 2 là xây dựng, hòa bình, no ấm sung túc, đến giai đoạn ba là
bảo vệ tổ quốc, bảo vệ tự do cho người dân, là thực thi “thanh niên là
rường cột nước nhà” là “anh đi chiến dịch xa vời để cứu người lầm than”
…là tình yêu đôi lứa, là thơ một, đợi chờ là sự mất mát trong chiến
tranh là nhà ta cửa nát vì bọn giặc phương Bắc vô thần, rồi đến gia đoạn
chia ly lần thứ 2. Lần nầy là đi xa hơn, là nguy hiểm hơn là mất Sài
Gòn, là mất tất cả, rồi cũng đến nơi, tuy có mất mát chia lìa. Làm lại
từ đầu, thành công nhưng vẫn không quên đất tổ, là những đấu tranh để về
quê hương….
Một điểm độc đáo khác, theo lời một người gần gủi biết chuyện kể
lại. Chương trình nhịp nhàng, ăn khớp như thế nhưng…ban nhạc, ca sĩ, và
người điều khiển chương trình (MC) chỉ mới gặp nhau có một lần, vào
trước ngày khai diễn để “tập dượt”. Cách tổ chức như một “assembly line”
đều nhịp và ăn khớp.
Khán giả chúc mừng ông Giám đốc Nguyễn Xuân Nam khi show kết thúc thành công.
Tất cả đêm nhạc tưởng niệm là một khối, một thể, một tư tưởng thống
nhất, tình tiết đang quyện vào nhau để nói lên một tâm cảm “Đã mất Sài
Gòn, nhưng trong lòng người Việt tha hương Sài Gòn vẫn còn đó.” Đêm nhớ
về Sài Gòn là để nung nấu, giữ gìn cho Sài Gòn không mất, là sự truyền
thừa của thế hệ thứ nhất đến các thế hệ nối tiếp.
Câu đáng nhớ của Nam Lộc trong đêm (đại loại) là “Việt Cộng muốn
làm sống tên HCM, nhưng tên HCM đã chết, còn VC muốn chôn sống Sài Gòn,
thì Sài Gòn vẫn sống”.
Cờ vàng rực rỡ trong đêm nhạc hội tưởng niệm quốc hận 30 tháng 4
Tuy nhiên, có người nói “Như vậy là buổi tưởng niệm. Đêm ca nhạc là
toàn bích, là không có khuyết điểm?” Xin thưa ngay rằng: Làm sao, việc
gì trên cõi đời nầy toàn bích? Buổi ca nhạc có khuyết điểm chớ. BTC qua
giáo sư Nguyễn Hồng Dũng đã thấy điều đó và xin lỗi ngay khi vừa mở màn.
Khuyết điểm đó là giờ mở cửa không đúng với giờ ghi trên vé vào cửa, bị
trễ. Nhưng đó lại là điểm son của người tham dự. Đến trước giờ không để
người khác đợi chờ.
Đêm tưởng niệm quốc hận 40 năm tại San Jose đã qua, nhưng làn hương và sự xúc động còn đó trong lòng mọi người...
Lê Bình
http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/cong-dong/dem-nho-ve-sai-gon-buoi-ca-nhac-co-mot-khong-hai.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire