Đêm thanh vắng anh mới hát mấy câu
Gió đưa văng vẳng đến lầu cô Mỵ Nương.
Cô Mỵ Nương nghe tiếng hát thì thương..
Gió đưa văng vẳng đến lầu cô Mỵ Nương.
Cô Mỵ Nương nghe tiếng hát thì thương..
Năm 1981 tôi – CTHĐ Hoàng Hải Thủy – được biết Dương Hùng Cường viết, gửi sang Paris cho Trần Tam Tiệp bài “Nếu anh Trương Chi đẹp trai.” Tôi không được Cường cho đọc bài đó trước khi anh gửi đi, anh viết tay nên không có bản thảo giữ lại.
Một trong những “tội phản động “làm cho DH Cường bị bắt tù và chết thảm trong tù là bài “Nếu anh Trương Chi đẹp trai.” Hai
mươi năm sau khi đến Paris tôi có ý tìm đọc bài viết của DH Cường;
nhưng người tôi có thể hỏi về bài đó là anh Trần Tam Tiệp thì khi ấy anh
đã bị tai biến bệnh não trở thành gần như phế nhân. Anh sống trong một
căn phòng nhỏ, nói khó và ngọng, anh ngồi xe lăn, bao nhiêu sách, văn
liệu của anh mất hết. Anh quên gần hết chuyện cũ. Tôi thất vọng vì không
được đọc bài “Nếu anh Trương Chi đẹp trai.” Trong nhiều năm tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ được đọc bài viết cuối cùng của Lão Dương Dê Húc Càn Dương Hùng Cường.
Lại 20 năm sống ở Kỳ Hoa vèo qua. Đêm khuya đầu Tháng Tư 2014, lang bang trên Internet tôi tình cờ tìm được bài “Nếu anh Trương Chi đẹp trai “của
Dương Hùng Cường. “Tình cờ ” vì tôi không cố ý tìm, bài viết hiện lên
trên màn hình computer của tôi trong đêm khuya xứ người, phòng ấm, đèn
vàng, ngoài trời đêm tuyết rơi. Tôi ngậm ngùi đọc“Nếu anh Trương Chi đẹp trai.”
Đoạn văn giới thiệu “Nếu anh Trương Chi đẹp trai” đăng trên báo Nhất Việt:
“Nếu anh Trương Chi đẹp trai” của
Dương Hùng Cường, viết ở Sài Gòn năm 1981, gửi lén ra ngoại quốc, đăng
trong báo Nhất Việt ở Paris số Tháng 4-1982. Chủ đề của bài là“Mối tình Truơng Chi– cộng sản miền Bắc – và Mị Nương– tư sản Miền Nam.”
Mị Nương nghe tiếng hát của Trương Chi, chưa gặp mặt đã thầm yêu trộm
nhớ, đến khi gặp mặt Ngày 30 Tháng Tư 1975, thì cuộc gặp là một sự thật
phũ phàng, thất vọng đau đớn ê chề cho Mị Nương.
Nhà
văn Dương Hùng Cường sau khi học tập cải tạo sĩ quan về, lại bị Cộng
sản bắt giam cùng với các văn nghệ sĩ Khuất Duy Trác, Doãn Quốc Sỹ,
Hoàng Hải Thủy, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Trần ngọc Tư, Lý Thụy Ý … Công An
Hà Nội gán cho những văn nghệ sĩ này là “Những tên Biệt Kích Cầm Bút.”.
Dương
Hùng Cường chết trong sà-lim Trung Tâm Thẩm Vấn Số 4 Phan Đăng Lưu, Gia
Định, ngày 22 tháng 1-1988. Ông là một nhà văn quân đội, binh chủng
Không quân, viết với những bút hiệu Dê Húc Càn, Lão Húc, Lão Dương.
Bài “Nếu Anh Trương Chi đẹp trai” được viết như một bức thư gửi cho người bạn ở Paris.
Sáng ngày 1 Tháng 5, 1975 một số dân Sài Gòn lộn mặt, lộn cờ đi chào đón bọn cướp nước.
*
* *
* *
“Nếu chàng Trương Chi đẹp trai”
Anh thân,
Trong
những cái lo hàng ngày như chuyện cơm áo, chuyện thường trú, tạm trú,
chuyện hộ khẩu, chuyện hồi hương lập nghiệp, đi xây dựng vùng kinh tế
mới, tôi lại thêm một cái lo nữa. Nhưng không sao, tôi sẽ viết, vì từ
lâu tôi cũng muốn viết. Có nhiều thứ chất chứa trong đầu quá rồi !
Tôi bắt đầu bằng một truyện ký.
Khi anh biết tôi viết “Nếu chàng Trương Chi đẹp trai” anh
đã gửi trong thư vài hàng góp ý. Cảm ơn anh nhiều lắm. Tôi cũng định
hạn chế cho mình là cái truyện ký này, chỉ nên viết từ hai trăm tới ba
trăm trang. Kéo dài, dài mãi thì cũng được đấy, vì tới bây giờ chàng vô
sản Trương Chi vẫn còn quản lý cái tài sản của nàng “tư sản phong kiến”
Mị Nương, và cứ mỗi ngày lại lòi ra một cái xấu mới. Thành ra khó lòng
mà làm một phát chấm hết truyện ký “Nếu chàng Trương Chi đẹp trai”
Khi
bắt đầu vào truyện tôi nghĩ ngay tới ngày đầu mà ông Thưà tướng cho gọi
Trương Chi vào phủ để gặp Mị Nương. Tôi dám chắc rằng ông Thừa tướng
không để cho chàng kịp sửa sang lại nhan sắc. Có thể lúc đó chàng đang
mặc một bộ quần áo bẩn nhất, rách nhất. Có thể lúc đó, chàng vừa chèo
xong một chuyến đò dọc đưa “khứa” vất vả, chưa kịp tắm rửa nên đen đủi
hôi hám.
Ông
Thưà tướng cáo già phải lựa lúc nào chàng bẩn nhất, xấu nhất, hôi nhất,
tuy rằng lúc bình thường chàng đã bẩn, đã xấu, đã hôi. Đúng cái lúc đó
cho chàng gặp Mị Nương. Người viết truyện là tôi thì cho cái ngày mà
chàng vô sản Trương Chi gặp nàng tiểu thư tư sản phong kiến Mị Nương là
ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Bắt đầu câu chuyện là thế đấy, anh ạ.
Vậy tại sao ta lại gọi Ngày 30 Tháng Tư 1975 là Ngày Bại Trận ?
Ngày
Thưà tướng cho Mị Nương gặp Trương Chi để cho cô thấy hết cái xấu của
chàng vô sản để rồi chê anh chàng hơi kỹ, là ngày thua của ông Thừa
tướng cáo già hay sao ? Không, ngày đó ông ta thắng chứ, mà lại thắng
lớn. Tiếng hát của chàng vô sản Trương Chi, từ đây không còn “ép phê”
với cô tiểu thư Mị Nương nữa rồi.
Tôi
đã được nghe một bà già ở Bến Tre nói những câu làm mình mát long, mát
dạ. Bến Tre, quê hương Đồng Khởi đấy nhé. Bà ta nói oang oang không một
chút sợ sệt tránh né :
“Các
ông có biết không, ngày xưa tôi nuôi nhiều đứa lắm. Tôi rút nõ trái
mít, khoét hết ruột rồi đổ gạo vô cho đầy, đậy cái nõ lại mang gạo đi
nuôi chúng nó. Tôi dấu chúng nó dưới hầm kín. Nếu mà biết như thế này
thì hồi trước gạo có dư tôi nuôi thêm vài ba con chó. Bây giờ có chuyện
gì chúng nó trốn vào trong quần tôi, tôi cũng vén cái quần lên cho nó
lòi cái mặt chó nó ra !”
Ấy
đấy, cái ngày 30-4-1975 đã làm thay đổi cả một hệ thống tư tưởng, suy
nghĩ, hành động của một giai cấp được đặt lên đỉnh cao trung kiên, thì
dù ai muốn nói thế nào cũng mặc, tôi vẫn cho Ngày 30-4-1975 là ngày
chúng ta đại thắng.
Chàng vô sản Trương
Chi mọi người đều biết là giỏi về nghề hót. Chàng đã hót rất kỹ về ba
cái chiến thắng. Chiến thắng Điện Biên. Chiến thắng Tết Mậu Thân. Chiến
tháng 30-4-1975. Một cái thực và hai cái hư, tạo nên cái hư hư thực thực
để người ta dễ lầm, thật giả khó phân. Chiến thắng Điện biên là thực,
vì dù sao, chín năm kháng chiến đánh Tây chưa lòi cái bộ mặt quốc tế vô
sản ra, chúng nó còn có được chính nghĩa. Như vậy thì chiến thắng Điện
Biên của 1954 không phải là của riêng giai cấp vô sản mà của toàn dân.
Ai là người Việt Nam cũng có quyền chia phần hãnh diện. Nhưng hai cái
chiến thắng giả tạo là chiến thắng Tết Mậu Thân và chiến thăn 30-4-1975.
Ôi cái Tết Mậu thân bỉ ổi đê hèn mà chúng mình đã chứng kiến, cái chiến
thắng ấy mới thê thảm làm sao. Chúng nó đã lùa vào thành phố một đám
con nít ngớ ngẩn, đường lối trong thành phố còn mù tịt, dù có cho phép
đi thong thả dạo chơi thì cũng lạc đường như một lũ mán về thành, còn
đánh đấm cái gì ? Ông Tướng Trưởng đã gọi là nhử cọp vào nhà, đóng cửa
lại mà thọi. Ấy thế mà cũng huyênh hoang là chiến thắng ! Tôi nhớ là
phải ngoảnh mặt đi, ói mửa khi thấy xe xúc đất, xúc từng tảng xác chết
đó đổ xuống một cái hố chôn tập thể ở đầu đường bay Tân Sơn Nhất. Vài ba
tháng sau còn có những xác chết thối rữa trên trần nhà. Cứ nghĩ tới là
nguyền ruả. Thế mà là chiến thắng đấy. Anh Trương Chi đã hát sai điệu.
Rồi tới chiến thắng
30-4-1975. Đến bài hát này anh Trương Chi đã trình bày giọng ca vô sản
lên tới cái mức trơ trẽn và trưng tráo nhất. Trong một bài hồi ký kềnh
càng của tên Đại úy Bùi Đức Nhung, tả chiến công tiến chiếm Dinh Độc
Lập, đã kể rằng trên đường đi hắn đã mấy lần nhảy từ xe thiết giáp xuống
hỏi thăm dân Sài Gòn đường đi tới dinh Độc Lập. Mẹ kiếp, đường đi còn
chưa rõ thế mà vẫn khoác lác là sửa soạn kỹ, nào là tập lâu ngày bằng
bản đồ với sa bàn. Chưa thấy đứa nào dối trá, láo xược bằng cái thằng vô
sản Trương Chi.
Có chiến thắng là phải
có xác chết. Bài ca mà chàng vô sản Trương Chi coi là sở trường của
chàng “nghề của chàng” là bài ca Buôn Xác Chết. Cái gì chứ xác chết mang
đi buôn lời là cái chắc. Người ta đi buôn chỉ mong một vốn bốn lời,
nhưng đi buôn xác chết thì chẳng mất vốn, mà lời lại quá kỹ, vậy thì
muôn năm Bài Ca Xác Chết.
Thảm cảnh 30 Tháng Tư 1975.
Chiến
thắng Điện Biên… Ôi nhiều xác chết quá, tha hồ mà buôn. Kéo pháo qua
núi qua đèo, một xu cơ giới không có thì ta ca lên “Dốc núi cao nhưng
lòng người quyết tâm của ta còn cao hơn núỉ”. Một đám kéo pháo, một đám
đun đít pháo một kéo một đẩy. Cứ thế mà nhúc nhích. Nhưng đến lưng chừng
dốc thì phựt một phát, dây kéo pháo đứt. Chết mẹ mấy thằng đun đít
pháo. Pháo thụt lùi. Mấy thằng ở hai bên, trong lúc phản ứng cấp thời,
nhảy vội sang bên cạnh để cứu lấy mạng. Những thằng đứng giữa, nhảy về
bên nào cũng kẹt, lại vướng mấy thằng đứng ngoài. Lúc nhảy được thì lại
đụng vào bánh xe pháo nên bị cán lòi phèo, chì còn ngáp vài cái là thành
ngay cái xác chết. A, có xác chết rồi ! Phải ca lên bản “Bài ca buôn
xác chết”. Đồng chí nào đấy ? A, đồng chí Tô Vĩnh Điện. Mấy anh nhà báo,
nhà văn đâu ? Làm ngay bài ca tụng người anh hùng “lấy thân chèn pháo”.
Phổ biến ngay tới các đơn vị, hành động anh hùng lấy thân chèn pháo,
các đơn vị đang làm nhiệm vụ kéo pháo phải học tập ngay buổi tối hôm
nay. Đồng chí Tô Vĩnh Điện, nhờ thành xác chết mà được bốc thơm hơi kỹ.
Xong một Bài Ca Buôn Xác Chết.
Ô
hô, bài ca buôn xác chết ấy, một phát tên mà bắn trúng tới vài ba con
chim. Đồng chí Tô Vĩnh Điện có thành xác chết thì cũng khoái đến phải
gật gù cái đầu. Các đồng chí lãnh tụ cũng khoái, vì đã che lấp được cái
bất cẩn của mình. Chỉ cần một khúc gỗ chèn, nhích được tới đâu chèn ngay
tới đó, thì dù cho dây có đứt cũng chẳng đến nỗi. Hơn nữa , dây dợ ra
sao phải kiểm soát chứ, để cho nửa chừng đứt gánh, trách nhiệm đó về ai ?
Xác
chết mà buôn được thì một phần thân thể mà chết đi cũng có thể mà buôn
được. Đồng chí La Văn Cầu trong lúc xung phong, bị đạn, gãy một cánh
tay, thấy cánh tay gãy lủng lẳng vướng víu, đồng chí vừa rút mã tấu,
chặt phăng cái tay gẫy rồi tiếp tục xung phong. Bài ca Buôn Cánh Tay
Chết ca lên nghe cũng hay hay. Đồng chí La Văn Cầu được yết kiến Hồ Chủ
Tịch và được Bác tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng nhì. Bài ca
này khi được mang ra học tập tại lớp Học Tập Ba Ngày, mở ra sau này, đã
được một anh đội Ngụy bổ túc thêm cho một đoạn.
Khi
đưọc yết kiến Bác, đồng chí La Văn Cầu cứ thắc mắc về cái huân chương
Kháng chiến hạng nhì. Đồng chí nói với Bác là nếu đồng chí chặt cả hai
cánh tay thì đồng chí có bắt được cái hạng nhất không ? Bác gật đầu. Ấy
thế là đồng chí đã dũng cảm xuống ngay dưới bếp của Bác, vớ con dao phay
chặt phăng cánh tay còn lại. Cả lớp học tập ấy đã vỗ tay hoan hô đồng
chí La Văn Cầu quá xá cỡ. Nhưng khi ra khỏi lớp học anh Cai Dù Ngụy hỏi
anh Đội Ngụy rằng làm sao mà đồng chí La Văn Cầu lại tự chặt được cánh
tay còn lại, thì được trả lời bằng những tiếng cười hì hì xỏ lá….
Chiến
thắng Tết Mậu Thân…. Cái chiến thắng này thì nhiều xác chết thật đấy
nhưng vì nó gấp quá, quen thuộc quá với dân thành phố Miền Nam, nên
chàng vô sản Trương Chi không đủ can đảm trâng tráo trơ trẽn để mà ngồi
xổm bài tiết ra những bài ca Buôn Xác Chết. Đành phải nhai lại cái xác
chết Nguyễn văn Trỗi. Nhưng cái xác chết này đã từng ngâm mình ở con
sông dưới cầu Công Lý, tục gọi là Bến Tắm Ngựa, nên có vẻ hơi nặng mùi.
Chiến thắng Tết Mậu Thân thành ra vắng Bài Ca Buôn Xác Chết.
Rồi
tới chiến thắng 30-4-1975 . Cái chiến thắng này thì lại khác hẳn, vì
không có xác chết. Thì nào có đánh đấm cái mẹ gì đâu mà có xác chết ? Ở
cái chỗ nào cũng vậy, thường là sau khi kết thúc một trận chiến, lại bày
ra một cảnh đổ vỡ tan hoang, nhiều khi không còn viên gạch nào nguyên
vẹn. Nhưng mà ở đây không sứt mẻ, không sây sứt môt tí tẹo nào. Như vậy
thì sao gọi là cuộc chiến đã kết thúc ? Đường số 1 không gãy một cây cầu
! Mấy con đường xe cộ vẫn chạy phom phom, không môt khúc nào bị cắt
đứt. Cả một thành phố Sài Gòn chỉ đổ có cái cổng Dinh Độc lập vì cái
thằng lái xe thiết giáp loạng quạng, ra cái điều hách dịch phách lối,
húc đánh rầm một phát. Nếu nó ngừng tại chỗ cho người ta mở cổng, rồi đi
vào thơ thới hân hoan, thì Sài Gòn sẽ được tiếng là còn nguyên si,
chưa rụng một cái sợi lông sợi tóc.
Ấy
cũng chỉ vì không có xác chết mà đại thắng mùa Xuân đâm ra táo bón bài
ca Buôn Xác Chết. Nhưng chàng vô sản Trương Chi nổi danh về tài hót ,
đâu có chịu ? Thì vẫn có cái xác chết nằm chình ình ra đấy thôi ? Không
còn xác chết nào để buôn, thì chúng buôn xác ông già. Nào, một, hai, ba,
ta đồng ca :
Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng,
Lời Bác nay thành chiến thắng huy hoàng (…)
Lời Bác nay thành chiến thắng huy hoàng (…)
Ngày chiến thắng ấy có huy hoàng hay không, thỉ tôi sẽ viết trong truyện ký ” Nếu chàng Trương Chi đẹp trai “. Tôi
viết đã được một trăm trang. Có một điều lạ là càng viết thì đầu óc lại
càng sáng tỏ ra nhiều vấn đề. Những ngày đầu tháng 5 của năm 1975, tôi
cực kỳ oán hận những kẻ đã để tôi ở lại đây. Phương tiện của Cờ Hoa năm
1975, có thể nói gấp ngàn lần phương tiện của Tây năm 1954. Năm 1954,
Tây còn mang đi được môt triệu người. Ấy vậy mà năm 1975 … đạp lên nhau
mà đi, bước lên xác nhau mà đi, con số chắc cũng chỉ tới trăm ngàn.
Trong một lúc quá chán nản, tôi làm một bài thơ tự vịnh thân phận :
Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh
Một ván cờ thua ngã chổng kềnh
Bạn đỏ thiết tha mà dứt bạn
Tình vàng phụ bạc vẫn theo tình.
Tương lai trước mặt sao mù mịt
Dĩ vãng sau lưng lại bấp bênh
Trở giấc sao mình thao thức mãi
Quanh mình bóng tối cứ mông mênh.
Rồi
tiếp theo là mấy năm đi học cải tạo. Trong nhiều lúc chán đời tôi chỉ
muốn chết. Nhìn gần thì nhìn thấy mình và người chung quanh cứ mòn mỏi,
cùn rỉ để rồi dần dần gục xuống. Nhìn xa thì thấy tương lai Miền Nam đi
tới chỗ diệt chủng. Những thằng đàn ông có khả năng đẻ đái thì bị nhốt
hết trong trại học tập cải tạo, còn sót lại thằng nào ở bên ngoài, thì
lại được khuyến khích bằng sự hạn chế sinh đẻ. Hơn nữa cái chính sách
lương bổng thật tồi tệ. Cha mẹ không nuôi nổi con cái, con cái không
nuôi nổi cha mẹ, anh em không nâng đỡ nổi nhau thì đẻ thêm làm cái gì ?…
(…)
Khi ra khỏi trại học tập cải tạo, gặp thằng Công Tử Con Bà Cả Đọi. Hắn tả cảnh sống của hắn và đọc cho tôi nghe bài thơ Cực Tả :
Cửa đóng màn che đã mấy thu
Đời tàn ngõ hẹp sống như tù
Quẩn quanh học lại Thiền Đông Độ
Vào ra luyện mãi Pháp Tây Du
Rầu rĩ Giáng Tiên ngồi gãi háng
Nẫu nà Từ Thức đúng xoa khu
Ăn chỉ tương cà, chê thịt cá
Sống chẳng tu hành cũng quá tu.
Tôi
lại càng buồn, mẹ kiếp ! Đông độ với Tây du. Nước Mỹ với nước Tây thì
cũng chán mớ đời. Tôi hoạ lại bài thơ ấy bằng bài Quân Tán, nghĩa là Tan
Hàng :
Quân tán còn chi xuất với thu
Sống thừa thì cũng xác thân tù
Hữu tật cam đành câu bất dụng
Vô tài nên chịu tiếng nan du.
Những tuởng khoan hồng anh hạ bộ
Nào ngờ mắc bẫy chú Xuân Khu
Chung cuộc vài năm cầm cán cuốc.
Tu đọi, tu huyền ấy cũng tu.
***
Anh cứ nhớ rằng lúc nào anh em chúng mình làm thơ Đường, ấy là lúc chúng ta buồn và rất chán đời.
Nhưng từ lúc viết “Nếu chàng Trương Chi đẹp traỉ” thì
tôi phấn khởi hẳn lên. Nghĩ tới ngày đầu tiên Mị Nương gặp Trương Chi
là tôi nhớ tới cả một cuốn phim dĩ vãng của những ngày đầu Tháng Năm
lịch sử. Nàng Mị Nương và chàng Truơng Chi hẳn cũng đã xảy ra chuyện
“ngôn ngữ bất đồng” . Tôi cười một mình, nhớ tới mẩu đối thoại giữa cô
bán thuốc lá ở trước cửa nhà và một anh bộ đội
– Bán cho tôi bao thuốc ná…
– Dạ anh mua thuốc nào ?
– Không bán cho tôi bao thuốc ná?
– Dạ anh mua thuốc nào ?
Tiếng gắt gỏng :
– Cái cô này nạ chửa. Người ta mua thuốc ná mà nại cứ hỏi người ta mua thuốc nào.
Giọng trả lời vẫn dịu dàng :
– Dạ thì tôi hỏi anh mua thuốc nào ? Thuốc Ru by, thuốc Cáp tăng hay thuốc Bát tô ?
Ngôn ngữ bất đồng là
thế đấy. Khu nhà tôi ở bên kia cầu chữ Y, nên sau ngày 30-4-1975, quanh
nhà thật đông bộ đội. Con nhỏ người làm nhà tôi đã biểu diễn một bộ mặt
ngớ ngẩn khi một anh bộ đội tới hỏi mượn “một cái bàn nà” hay mượn một
cái phễu. Tôi phải nhắc nó đua anh ta mượn cái bàn ủi hay cái quặng, lúc
đó nó mới à lên một tiếng tự nhiên.
Buổi sáng buổi chiều
là những lúc nhàn rỗi của mấy anh bộ đội. Những anh chàng này ít đi chơi
vì Sài Gờn đối với mấy chàng chẳng có gì hấp dẫn. Đường phố thì dài
dằng dặc. Đi bộ thì mỏi chân. Vượt Trường Sơn thi được nhưng đi bộ trên
đường phố Sài Gòn thì các chàng lại chê. Vài chàng may mắn gặp được gặp
người quen hay bà con họ hàng di cư vào đây năm 1954 nhưng họ cũng chỉ
cho ăn vài bữa cơm rồi cũng lơ là. Bởi vậy các chàng không còn thú vui
gì chỉ ngổi xúm lại với nhau tán gẫu. Cái lối ngồi của mấy chàng cũng
lạ. Chúng mình thì ngồi bệt xuống, đặt cái mông xuống hè cho nó thoải
máì, thằng nào muốn sạch thì lót cái khăn mùi xoa hay tờ giấy báo. Nhưng
mấy chàng thì ngồi ở cái thế mà chúng ta hay biểu diễn ở những lúc ta ở
trong cầu tiêu. Cứ ngồi xổm như thế mà nói chuyện râm ran, cả mấy giờ
đồng hồ. Sáng, trưa chiếu lúc nào cũng có vài ba chàng hay đông hơn nữa
ngồi ở đầu hè nói chuyện với nhau. Cứ ở tư thế “ngồi nước lụt”. Đứa cháu
gái lớn một hôm ngồi ngắm các anh chàng rồi bảo tôi :
– Sấm, sấm rồi bố ạ !
Tôi ngạc nhiên hỏi lại :
– Thế nào mà lại là sấm ?
–
Thì bố vẫn giảng cho con nghe những bài thơ, những câu phong dao tục
ngữ không có tác giả đọc lên tối nghĩa một chút, không chừng là sấm. Như
câu “hết quan tàn dân, thu quân bán ruộng”. Như câu …
– Rồi, rồi, nhưng cô định cho câu nào là sấm đây ?
Con bé ra mặt nghiêm trang :
–
Con nghĩ tới bài thơ con cóc ” Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra. Con
cóc nhảy ra, con cóc ngồi đó. Con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi “Mới đầu
con cứ thắc mắc mãi về con cóc, không hiểu rằng con cóc ám chỉ cái gì.
Bây giờ nhìn mấy đứa kia nó ngồi chồm hổm, mới thấy y như hệt con cóc.
Bố thấy chúng nó có giống con cóc hay không ?
Tôi
không trả lời đứa con gái nhưng trong lòng như ngầm đồng ý. Cũng như
tôi đã mắng chúng nó khi chúng nó trả lời nhửng câu trêu chọc mấy chàng
bộ đội bằng câu ca dao :
Khoai lang chấm muối ăn bùi
Lấy chồng bộ đội lấy cùi sướng hơn.
Lấy chồng bộ đội lấy cùi sướng hơn.
Tôi
mắng nhưng trong lòng hả hê. Ừ, có thể là sấm thật đấy. Và bây giờ khi
viết truyện ký ” Nếu chàng Trương chi đẹp trai ” tôi đã gọi Ngày
30-4-1975 là ngày VNCH đại thắng.
Đã
là ngày đại thắng thì chỉ nên luận công mà không luận tội. Người Mỹ đã
tạo nên ngày 30-4-1975, cũng như ông Thừa tướng đã tạo nên ngày Mị Nương
gặp Trương Chi. Ôi, cả công lao tuyên truyền, cả một hệ thống tư tưởng
từ Nam chí Bắc, xụp đổ thảm thương. Đi xe đò từ Bắc vào Nam, cứ tới
Quảng Trị người dân miền Bắc yên trí là cái mông đít không còn bị hành
hạ. Vào tới trong Sài Gòn nhiều kẻ đã ở lại, không muốn về, đấy là bây
giờ Sài Gòn kém trước quá xa.
Công
của ông Thiệu sửa soạn cho Ngày 30-4-1975 cũng quá lớn. Nhất là cái
chương trình “Người cày có ruộng”. Mua lại ruộng đất của diền chủ, rồi
phát không cho nông dân mỗi người ba mẫu với bằng khoán cẩn thận, ông
Thiệu đã bẻ gãy cái liềm trên lá cờ có cái liềm cây buá. Lại còn Ngân
hàng quốc gia Nông tín Cuộc cho nông dân vay tiền mua máy cày, máy bơm
nước tới muà thì trả. Không trả được thì khất lại. Cả một chính sách cải
cách ruộng đất mà những anh chàng vô sản rất lấy làm hãnh diện, ấy thế
là…đi đoong.Thâm độc
hơn nũa là cái vụ cấy luá Thần Nông. Cái thứ lúa ngắn ngày này phải cần
bón phân cho nhiều. Mà lại phải là phân hoá học nhập cảng. Thì có chi
lạ. Muốn chóng lớn thì phải ăn nhiều. Thấy lúa ngắn ngày, mấy chàng “cứ
tưởng bở ” mang ngay về Bắc làm giống, huyênh hoang khoác lác quá xá, để
rồi mấy năm mất mùa và cho tới nay phải trở lại cày cấy hai vụ chiêm
mùa…. Thật là thâm quá thâm mà độc quá là độc.
Lại sắp tới Ngày 30 Tháng Tư.
Từ 1975 đến 1982, đối với mọi người kể cả tôi, cũng đã gọi là quá dài.
Mấy
thằng Tây thất bại vì đã trở lại sớm quá. Chín năm kháng chiến chống
Tây, chúng nó đã có thật đông chính nghĩa. Nhưng rồi sau chín năm ? Và
tới bây giờ Trương Chi đã lộ mặt thật xấu bẩn. Mặt nạ chính nghĩa rơi
rớt tơi tả.
Anh
nói với bằng hữu: làm gì đi chứ ? Chia rẽ làm chi, tội nghiệp quá đi
thôi! Đoàn kết không phải là tôi đi theo anh hay là anh đi theo tôi.
Đoàn kết là dẹp bỏ hết mọi tị hiềm, xung khắc để cùng chung lo việc cấp
bách trước mặt là … Phục Quốc.
Rất thân chào Anh
Lão Húc
o O o
CTHĐ Sao Y Bản chính.
*************************************************************
Một buổi sáng Tháng Tư năm 1984 Dương Hùng Cường và tôi cùng vào Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu.
Một buổi trưa Tháng Tư năm 1985 Dương Hùng Cường và tôi cùng vào Nhà Tù Chí Hòa.
Một
buổi sáng Tháng Giêng năm 1989 từ Nhà Tù Chí Hòa một mình tôi lên Trại
Tù Khổ Sai Z 30 A. Một buổi sáng năm 1988 từ Nhà Xác Nhà Tù Chí Hòa
Dương Hùng Cường lên Nghĩa Trang Lái Thiêu.
Đầu
năm 1987 bọn Cộng Hà Nội định đưa nhóm văn nghệ sĩ bị gọi là bọn Biệt
Kích Cầm Bút ra tòa. Nhóm văn nghệ sĩ này 8 người: Hiếu Chân Nguyễn
Hoạt, Doãn Quốc Sĩ, Khuất Duy Trác, Dương Hùng Cường, Trần Ngọc Tự, Lý
Thụy Ý, Nguyễn Thị Nhạn, Hoàng Hải Thủy. Họ bị khép tội gián điệp. Án
phạt tội gián điệp cao nhất là Tử hình, thấp nhất là tù khổ sai 12 năm.
Bọn ký giả bị rọ mõm trong hai tờ báo Công An, Tuổi Trẻ rep hò: “Bọn
gián điệp sẽ phải cúi đầu nhận tội trước nhân dân..” Để chuẩn bị cho
phiên xử bọn công an đưa Doãn Quốc Sĩ, Dương Hùng Cường, Lý Thụy Ý,
Nguyễn Thị Nhạn từ Nhà Tù Chí Hòa về giam ở Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu.
Dương Hùng Cường chết trong đêm trong một sà-lim. Xác anh được đưa về
Nhà Xác Nhà Tù Chí Hòa. Vợ con DH Cường được gọi tới nhìn mặt người tù
lần cuối. Bọn Cai Tù Chí Hòa cho xác người tù chết vào áo quan, cho xe
nhà tù đưa lên chôn ở Nghĩa Trang Lái Thiêu.
Anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt chết trong Nhà Tù Chí Hòa.
Phiên
xử bọn Biệt Kích Cầm Bút bị hoãn cho đến đầu năm 1988 mới được đưa ra
tòa. Lần này tội gián điệp trong cáo trạng bị bỏ, thay vào đó là tội
tuyên truyền phản cách mạng: án tù tối đa 12 năm tù khổ sai, án tù tối
thấp tù khổ sai 2 năm. Nhóm văn nghệ sĩ vào tù 8 người, còn 6 người ra
tòa.
Dương Hùng Cường viết bài “Nếu anh Trương Chi đẹp trai” ở Sài Gòn năm 1981. Ba mươi năm sau – 2014 – Kỳ Hoa Đất Trích, đêm khuya tôi đọc “Nếu anh Trương Chi đẹp trai.”
Cảm khái cách gì!
hoanghaithuy
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire