Ca sĩ Quỳnh Giao: “tiếng hát thủy tinh”.
Tiếng hát Quỳnh Giao hợp nhất với khuôn mặt và cả vóc dáng người hát.
Nghe và xem Quỳnh Giao hát, người ta có thể thấy ngay rằng, người như thế ắt tiếng hát phải như thế.
Mong manh. Trong sáng. Dịu dàng.
Có người cho rằng giọng hát Quỳnh Giao hơi mỏng.
Ðó là điều người ta có thể thích hay không thích.
Nhưng cái
vẻ sang trọng và kỹ thuật điêu luyện của tiếng hát thì không ai có thể
phủ nhận được.
Quỳnh Giao làm đẹp cho đời bằng tiếng hát tuyệt vời và những bài viết về
nghệ thuật về mỹ thuật. Người ta thấy yêu đời và yêu người hơn khi nghe
hay đọc Quỳnh Giao.
*
* *
* *
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Quỳnh Giao – Giọng hát trong vắt như pha lê
Ca sĩ Quỳnh Giao sinh tại Vỹ Dạ của cố đô Huế năm 1946 với khuê danh
là Nguyễn Phước Công Tằng Tôn Nữ Ðoan Trang. Cô có giọng hát cao vút,
trong vắt như pha lê, có người gọi cô là “tiếng hát thủy tinh”.
Về cái tên Quỳnh Giao, trong một bài viết về nhạc sĩ Hoàng Trọng, chính ca sĩ Quỳnh Giao kể rằng ban đầu cô chọn nghệ danh là Quỳnh Dao khi được nhạc sĩ Hoàng Trọng mời cô hát thay cho mẹ (là danh ca Minh Trang), nhưng nhạc sĩ Hoàng Trọng cứ ghi thành Quỳnh Giao, làm cho cô cũng phải lấy tên mới với chữ G.
Về cái tên Quỳnh Giao, trong một bài viết về nhạc sĩ Hoàng Trọng, chính ca sĩ Quỳnh Giao kể rằng ban đầu cô chọn nghệ danh là Quỳnh Dao khi được nhạc sĩ Hoàng Trọng mời cô hát thay cho mẹ (là danh ca Minh Trang), nhưng nhạc sĩ Hoàng Trọng cứ ghi thành Quỳnh Giao, làm cho cô cũng phải lấy tên mới với chữ G.
*
* *
* *
Ca sĩ Quỳnh Giao
Quỳnh Giao tên
thật là Nguyễn Ðoan Trang, Pháp Danh Như Nghiêm, sinh năm 1946 tại làng
Vỹ Dạ, Huế, là con gái của nữ danh ca tân nhạc Minh Trang.
Khi mới 5 tuổi, thân phụ của bà qua đời, và người mẹ tái giá với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.
Nghệ sĩ Quỳnh Giao nổi tiếng ngay từ lúc thiếu thời, từng hát trên đài phát thanh quốc gia Sài Gòn, trong các chương trình của Ban Nhi Ðồng Kiều Hạnh.
Khi mới 5 tuổi, thân phụ của bà qua đời, và người mẹ tái giá với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.
Nghệ sĩ Quỳnh Giao nổi tiếng ngay từ lúc thiếu thời, từng hát trên đài phát thanh quốc gia Sài Gòn, trong các chương trình của Ban Nhi Ðồng Kiều Hạnh.
*
* *
* *
Câu Chuyện Âm Nhạc của Ca sĩ Quỳnh Giao
- Quỳnh Giao, người nghệ sĩ chuyển tải cái đẹp của âm nhạc nghệ thuật đến cho chúng ta
- Ca Sĩ Quỳnh Giao - Thy Lan (Nụ Hồng Tạ Ơn)
- Nhạc Chủ Đề giới thiệu Quỳnh Giao - Duy Trác thực hiện
- Tưởng nhớ Quỳnh Giao - RadioSaigon-Houston-2014
- Tưởng nhớ Quỳnh Giao - Thụy Vi (2014)
Plus d'infos »
- Ca Sĩ Quỳnh Giao - Thy Lan (Nụ Hồng Tạ Ơn)
- Nhạc Chủ Đề giới thiệu Quỳnh Giao - Duy Trác thực hiện
- Tưởng nhớ Quỳnh Giao - RadioSaigon-Houston-2014
- Tưởng nhớ Quỳnh Giao - Thụy Vi (2014)
Plus d'infos »
*
* *
* *
Quỳnh Giao: Phạm Ðình Chương, Quê Hương Là Người Ðó
Ðối
với người Việt ở trong nước, Phạm Ðình Chương có thể là tên tuổi lạ vì
đa số hiện nay sinh sau 1975 nên còn quá trẻ để biết, để nghe và để yêu
nhạc Phạm Ðình Chương.
Nhưng, nói tới nhạc tình của quê hương mà không nhắc tới Phạm Ðình Chương thì là một thiếu sót lớn.
Ông
sinh vào mùa Thu năm 29 trên đất Bắc, và dưới tên Hoài Bắc đã là một
trong những giọng ca nam điêu luyện nhất của Việt Nam trong những thập
niên 50-70. Nhưng, tiếng hát Hoài Bắc đã hy sinh cho sự lẫy lừng của ban
hợp ca Thăng Long, mà ông là linh hồn, là con chim đầu đàn và người hoà
âm tuyệt vời, dưới tên Phạm Ðình Chương.
*
* *
* *
Anh Ngọc: Giọng hát trượng phu - Quỳnh Giao
Từ
xưa, Quỳnh Giao vẫn luôn có một ý thích chủ quan, là giọng đàn ông phải
đầy nam tính, nghĩa là hát mạnh, trầm ấm... và đừng quá điệu; còn giọng
đàn bà thì phải thật trong trẻo, ngọt ngào, đừng ồm ồm và... cứng cỏi.
Nếu có phải viết về một giọng nam của nền tân nhạc Việt, người đầu tiên
mà Quỳnh Giao nghĩ đến, chính là danh ca Anh Ngọc. Lý do trước tiên
chính là giọng hát thật “đàn ông” của ông. Nhắm mắt lại mà nghe cho kỹ,
chúng ta tưởng tượng Anh Ngọc là một giọng ca... không đỏm dáng để làm
đẹp lòng đàn bà. Lại lãng mạn một chút mà ưa truyện Kim Dung, chúng ta
có thể tưởng tưởng ra... Kiều Phong trong tiếng hát Anh Ngọc.
*
* *
* *
Ca sĩ Quỳnh Giao playlist
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire