jeudi 29 avril 2021

TƯỢNG NGÀY VỀ CỦA ĐIÊU KHẮC GIA NGUYỄN THANH THU

TƯỢNG NGÀY VỀ CỦA ĐIÊU KHẮC GIA NGUYỄN THANH THU
Trong các Trong các tác phẩm điêu khắc của Nguyễn Thanh Thu, người lính VNCH là đề tài gây cho ông nhiều cảm xúc. Khi nhắc tới tác phẩm của ông người ta thường nói nhiều tới tượng Thương Tiếc nhưng với ông tác phẩm Ngày Về lại đem cho ông niềm vinh dự lớn nhất. Đó là bước ngoặc lớn trong sự nghiệp điêu khắc vào tuổi 29. 

lundi 26 avril 2021

Dạ Lan ơi, những năm nào chiến tranh đã quên… - Tim Nguyễn

https://nhacxua.vn/wp-content/uploads/2019/03/da-lan-3-750x430.pngNhững năm nào chiến tranh đã quên…* Có thật vậy không? Đành rằng chiến tranh đã lùi xa ngoài bốn mươi năm, nhiều cuộc đời đã đổi khác -hoặc đã héo hắt tàn phai (như Nguyễn và các bạn ta) hoặc mập béo phây phây (như mấy cha nội ở quê nhà)- và lớp người trẻ sinh sau chiến tranh nay đã bước vào đời với những bước chân bất định… Vâng, đành rằng là thế, nhưng rải rác đây đó vẫn còn dấu tích của một thời đã qua, và một khi cơn giông kéo đến trên bầu trời làm bật lên những gốc rễ từ trong lòng đất, thì lòng người bên này và bên kia bờ sóng còn dấy lên những u hoài. 

Duyên Anh

Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, những bút hiệu khác là Thương Sinh, Mõ Báo, Thập Nguyên, Vạn Tóc Mai, Lệnh Hồ Xung, Thái Anh, Nã Cẩu, Bếp Nhỏ, Bếp Phụ và Độc Ngữ. Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại làng Tường An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ông học tiểu học và trung học ở Thái Bình và Hà Nội. 

Năm 1954, ông di cư vào Nam và từng làm đủ nghề: bán thuốc sơn đông mãi võ, theo đoàn cải lương lưu diễn, quảng cáo cho gánh xiếc rong, giữ xe đạp hội chợ, dạy kèm, dạy đàn ghi ta, dạy sáo. 

dimanche 18 avril 2021

Gặp Tướng bị 'cải tạo' 17 năm

https://hung-viet.org/images/file/ipOj_Ddj0wgBAIMT/tuongleminhdao-2.jpgJ'ai quitté mon pays
J'ai quitté ma maison
Ma vie, ma triste vie
Se traîne sans raison

tạm dịch

Tôi đã rời bỏ đất nước tôi, Tôi rời bỏ ngôi nhà tôi, Cuộc đời, cuộc đời buồn của tôi, Lê thê chẳng phương cớ gì...
Tướng Lê Minh Đảo, cựu Tư lệnh nổi tiếng của Sư đoàn 18 của miền Nam tới tháng Tư 40 năm về trước cất tiếng hát (phút 31'30 trong video này) một trong những bài ông hay hát trong 17 năm đi 'cải tạo' ở các trại giam khác nhau trên khắp đất nước Việt Nam sau 30/4/1975.

'Học tập cải tạo' hay khổ sai, lưu đày? - Việt-Long, RFA

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/re-education-or-hard-labor-sentences-04272015215003.html/traicaitao-vuotsong.gif/@@images/1da63588-c1a2-409c-a87d-680b50e0b841.pngSau ngày 30 tháng Tư 1975 chỉ trong vòng hai tháng hằng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đưa vào các trại tập trung cài tạo, nói là  để học tập tư tưởng tiến bộ theo chủ nghĩa xã hội rồi trở về sinh sống hài hòa trong xã hội mới. Sĩ quan cấp úy được dặn đem theo 10 ngày tiền ăn, và 1 tháng cho cấp tá trở lên. Điều gì xảy đến với họ sau đó? Chính sách tập trung cải tạo được thực hiện thế nào?
Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn hai cựu sĩ quan  và một nhân viên dân chính trung cấp của Việt Nam Cộng Hòa về đề tài này. Vào tháng tư 1975 họ là Trung úy Nguyễn Ngọc Tiên, 8 năm tù 'cải tạo', đại úy Hồ Công Bình, 9 năm, và ông Đỗ Mạnh Trường, sĩ quan quân đội biệt phái sang một nhiệm sở dân sự, 8 năm tù.

Ngược đãi sau 30/4 là bi kịch lịch sử - Nam Nguyên, phóng viên RFA

https://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/discri-after-fall-saigon-04222015080143.html/thuong-phe-binha.jpg/@@images/imageĐánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc, một vấn đề lại được đem ra mổ xẻ, đó là có hay không câu chuyện phân biệt đối xử ngược đãi quân dân cán chính VNCH sau khi miền Bắc thống nhất đất nước và đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Công dân hạng hai trên đất nước mình
Sau khi chiến tranh Quốc-Cộng kết thúc vào ngày 30/4/1975, quân dân cán chính của chế độ VNCH chịu nhiều thống khổ và bị phân biệt đối xử. Tình trạng này chỉ được cải thiện vào cuối thập niên 1980 khi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiến hành đổi mới.

Dòng nhạc Hà Thúc Sinh

 

Tủi Nhục Ca - Hà Thúc Sinh


samedi 17 avril 2021

‘Nguyễn Đình Toàn – Một Ngày Sau Chiến Tranh’

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn bên những bản nhạc chưa từng công bố. (Hình Ngọc Lan-Người Việt)Như một người bạn, người am hiểu về nhà thơ/nhà văn/nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, ông Bùi Đường chia sẻ, “Trước năm 1975, Nguyễn Đình Toàn được biết đến như một nhà thơ, nhà văn và tuy rằng hai ca khúc ‘Tình Khúc Thứ Nhất’ và ‘Anh Đến Thăm Em Đêm Ba Mươi’ cùng chương trình ‘Nhạc Chủ Đề Nguyễn Đình Toàn’ rất được công chúng yêu mến và hâm mộ nhưng với âm nhạc, ông vẫn là người ngoại đạo.”

Nhạc Nguyễn Đình Toàn, tiếng kêu bi thương của thời đại ...

Hơn ba mươi năm sau, khi khối người Việt Nam lưu lạc nơi hải ngoại đã chuyển tiếp từ thế hệ thứ nhất qua thế hệ thứ hai, rồi thế hệ thứ ba, “Tình Ca Việt Nam” mới được in và phát hành lần đầu tiên dưới hình thức CD. Nguyễn Ðình Toàn gửi đến thính giả mười lăm bài hát cũ của chương trình “Nhạc Chủ Ðề” trên làn sóng điện của Ðài Phát Thanh Sài Gòn, cùng lúc với tuyển tập ca khúc thứ hai do ông sáng tác “Tôi Muốn Nói Với Em”. Và như thế, phải chăng một nhịp cầu đã được nối trở lại?

Một ngày sau chiến tranh:. Đêm nhạc Nguyễn Đình Toàn 2

Résultat de recherche d'images pour "Một Ngày Sau Chiến Tranh-Tạ Chương" - Tôi Muốn Nói Với Em
- Nhìn Lại Em Đi Anh!
-  Đường Đưa Buớc Em Đi
- Dạ Khúc
- Tuổi Xanh Như Ngày Nắng
- Có Bao Giờ

Nguyễn Đình Toàn và đêm nhạc sau cuộc chiến - Trịnh Thanh Thủy

blankChiều thứ Bảy giữa tháng Tư, tôi đến Toà soạn NB Người Việt để tham dự chương trình nhạc chủ đề Nguyễn Đình Toàn "Một ngày sau chiến tranh". Khi ấy, mới 5 giờ chiều mà giờ khai mạc là 7 giờ chiều, tôi nghĩ mình đi sớm sẽ có chỗ đậu xe. Không ngờ biết bao người cũng nghĩ như tôi, làm tôi kinh ngạc khi thấy toà báo đã đông nghẹt người xếp hàng và tôi cố chạy vòng vòng tìm chỗ đậu xe mãi không ra, phải đậu rất xa rồi đi bộ lại.

Một ngày sau chiến tranh:. Đêm nhạc Nguyễn Đình Toàn

Résultat de recherche d'images pour "Một Ngày Sau Chiến Tranh-Tạ Chương" -Nước Mắt Cho Sài Gòn (Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên)
- Chiều Trong Tù
- Một Ngày Sau Chiến Tranh
-  Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn
- Yêu em bỏ tuổi thơ ngây
- Mai Tôi Đi
- Quê Hương Thu Nhỏ

NGUYỄN ĐÌNH TOÀN VÀ MỘT NGÀY SAU CHIẾN TRANH

Résultat de recherche d'images pour "Một Ngày Sau Chiến Tranh-Tạ Chương"Tôi đã sống những ngày
Như con sâu mỏi
Co thân gầy đo nỗi bơ vơ
Nghe mưa về,
Nghe gió ra đi
Tôi đã sống những ngày
Thôi sống cho qua  (NĐT)
 

Đêm nhạc Nguyễn Đình Toàn: Hơn nửa đời không thể phai mờ

Khoảng hơn 500 khán giả ở vùng Nam California xếp hàng dài từ chiều mong có một chỗ ngồi, dù là ở bên ngoài hội trường Báo Người Việt, để được thưởng thức đêm nhạc chủ đề “Một ngày sau chiến tranh” của nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn tài hoa Nguyễn Đình Toàn do Viện Việt Học tổ chức vào tối Thứ Bảy, 13 Tháng Tư, 2019.

Vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, Nguyễn Đình Toàn nổi tiếng nhờ tài viết văn, làm thơ với lời hay ý đẹp, đi vào lòng người, qua chương trình “nhạc chủ đề.” Những người ái mộ ông là các nam thanh nữ tú, tuổi mới mười tám đôi mươi, tâm hồn đang tươi mới.

"Một Ngày Sau Chiến Tranh"

Résultat de recherche d'images pour "Nguyễn Đình Toàn"Nguyễn Ðình Toàn đã viết lên những ca khúc của chính ông, đầy chất thơ và miên man tình tự, ghi lại dấu vết những cuộc tình không may, nổi trôi giữa cơn gió định mệnh khắc nghiệt, trên một quê hương tan nát vì khói lửa đạn bom. "Một Ngày Sau Chiến Tranh" là một trong những ca khúc ấy, vẽ lên hình ảnh quê hương như trong giấc mơ, những người trai trẻ ra đi ngày nào khi trở lại thấy mình già, nhưng "dẫu sao lòng anh vẫn đầy bao nỗi vui, đóa xương rồng sắc tươi hồng trong bó gai, ôi gió mát trời xanh ơi, sông sâu chôn những hồn ai, cây cao đã héo bao nhiêu nụ đời..."

Đêm nhạc ‘Nguyễn Đình Toàn – Một Ngày Sau Chiến Tranh’

Résultat de recherche d'images pour "Nguyễn Đình Toàn"Chương trình do Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt Học thực hiện, và, cũng như lần trước: vào cửa miễn phí.
Ông Bùi Đường, thành viên Ban Tổ Chức, cũng là một trong hai MC của chương trình, cho biết, “Chúng tôi tổ chức chương trình Nguyễn Đình Toàn vào dịp Tháng Tư, nhân đánh dấu 44 năm rời xa quê hương, và chúng tôi muốn dùng chương trình này như một ‘Bông Hồng Tạ Ơn’ người nhạc sĩ đã viết những bài nhạc sau cuộc chiến nhưng chưa có điều kiện công bố, cũng như cả cuộc đời anh đã viết những dòng thơ, dòng chữ làm giàu cho tâm hồn tất cả chúng ta.”

lundi 12 avril 2021

Trại Tị Nạn Nw 9

Trại Tị Nạn Nw 9
Đoàn sáu trăm người này do anh Vinh làm đại diện gọi là trại B. Khi đến trại NW 9 thì ở nơi đó chỉ là một rừng cây, có rải rác vài tấm lều ni lông xanh của lính Thái canh gác. Tại đó có ba trăm người tị nạn vừa ở Non Samet đến vào ba ngày trước. Đoàn ba trăm người này gọi là trại A, do anh PNB làm trưởng trại. Anh B. là cựu trung úy, rất giỏi Anh văn.
Khi chúng tôi đến nơi thì được anh B. và ba trăm người tị nạn đến trước ra chào đón. Họ cũng đã cất một số lều, nấu cơm nóng và cá hộp để đón chúng tôi. Sau đó, cứ mỗi ba người lại được phát một tấm vải ni lông màu xanh để trải ra ngủ tạm trên đất đầy cỏ và cây cối. Cũng đêm ấy, một con rắn bò qua tay cô Oanh. Cô này hốt hoảng la hét lên, thế là cả trại cũng hốt hoảng hét to theo.

Tổ Quốc Màu Cờ

Mỗi độ tháng Tư về là lòng tôi lại thấy bâng khuâng với một nỗi niềm chua xót, u buồn. Dù chỉ là nạn nhân của dư chấn "Tháng Tư Đen", nhưng tôi không khỏi xót xa bùi ngùi cho một hòa bình bị bỏ lỡ, cho những số phận nghiệt ngã của quân nhân cán chính Việt Nam Cộng Hòa trong những trại cải tạo man rợ hàng chục năm, cho hàng hàng lớp lớp những đồng bào bất hạnh đã bỏ mạng nơi biên giới rừng sâu hay ngoài khơi biển cả, cho một thế hệ bị đánh cắp mất tuổi trẻ, tương lai; và cho Quê Hương thêm một lần bị bóng đêm độc tài bao phủ. 

vendredi 9 avril 2021

Quốc Hận 30-4

SÀI GÒN HAI NGÀY CUỐI CÙNG 30-4-1975 Người Sài Gòn làm sao quên được cảnh tượng hai ngày 29 và 30-4-1975, nếu có dịp đi ngang qua tòa đại sứ Hoa kỳ, kế toà đại sứ Pháp và nhà thờ Tin Lành, nằm trong chu vi các đường Hồng Thập Tự, Hai Bà Trưng và đại lộ Thống Nhất. Có thể gọi được là một biển người, đã tụ tập trước hai cánh cổng sắt vô tri của tòa đại sứ. Lúc đó hầu như người nào cũng giơ hai tay lên cao, trong đó ngoài các giấy tờ còn có những nắm đô la dầy cộm, với những tiếng gào thét, van nài nghe thật là bi thiết não nuột, trước những cặp mắt gần như lạc thần lạnh lẽo của lính thủy quân lục chiến Mỹ. Ai cũng lăm lăm tay súng có gắn lưỡi lê, làm như đã sẵn sàng phanh thây bầm xác bất cứ ai, muốn xé rào vượt cổng.

jeudi 8 avril 2021

Cây Đa Bến Cũ

Cây Đa Bến Cũ


Chương Trình Ca Nhạc Asia 26 - Mưa

 

Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam

Afficher l’image source
 

Nước non ngàn dặm ra đi (TN 16)



Paris By Night 49 - Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương

 

Chủ đề Mẹ

http://ecx.images-amazon.com/images/I/91hoLN4SLlL._SL1500_.jpg 

Nhớ Sài Gòn (Asia 18)

Click the image to open in full size. 

Giã Biệt Sài Gòn - Thúy Nga Paris 10

Gia Biet Sai Gon - Paris By Night 10 

lundi 5 avril 2021

Phong Trào Du Ca: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang

Phong Trào Du Ca: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (1944-2011)
Bài Nguyễn Thị Nhuận
LTS: Bài phỏng vấn nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sau đây được thực hiện cách đây gần 20 năm nhưng chưa bao giờ được hoàn tất. Tuy nhiên, nhạc sĩ cũng đã có cơ hội nói rõ về giai đoạn thành lập phong trào du ca và những sinh hoạt đã tạo nên con người và đời sống Nguyễn Đức Quang. Xin được đăng lại bài viết này như một nén hương tưởng niệm người anh cả du ca nhân kỷ niệm 10 năm ngày anh mất (27 tháng 3 năm 2011). Buổi lễ tưởng niệm được tổ chức vào trưa ngày 27 tháng 3, 2021 vừa qua tại quán Hội Ngộ, Garden Grove, California.