mercredi 27 avril 2016

Buổi ra mắt phim "Máu Lửa Charlie" tại Paris


Những ngày cuối tháng Tư là những ngày gợi lại vết thương lòng của người Việt tị nạn cộng sản. Bút ký chiến trường của Thiếu Tá Nhày Dù Đoàn Phương Hải đã được ghi lại qua phóng sự hồi ký "Máu Lửa Charlie" do Mũ Đỏ 112 Lam Sơn 719 thực hiện. Bộ phim đã được ra mắt ngày 23/04/16 tại Paris

mardi 26 avril 2016

Hồi ức 30/4 của người Việt tại Âu Châu - Tường An, thông tín viên RFA

Paris. Đại lộ Gay Lussac, 3 giờ chiều ngày 27 tháng 4, 1975, sinh viên các đại học Paris, đại học Orsey đeo tang diễu hành...Việt Nam mất vào tay cộng sản 3 ngày sau đóTrong chuyến trốn chạy chế độ Cộng sản sau ngày 30/4, hoặc di tản bằng máy bay, hoặc vượt thoát bằng thuyền hay được bảo lãnh bởi người thân, bằng cách này hay cách khác họ đã đến Đức, Pháp, Hà Lan.v.v…. Sau đây là hồi ức 40 năm của những người Việt tị nạn tại Âu châu
Ngày thống nhất đất nước cũng là ngày bắt đầu những chia lìa, những bắt bớ, sợ hãi, nghi ngờ và cả một chuỗi tang thương nối tiếp. Kính mời quý vị cùng chúng tôi sống lại một ngày của kinh hoàng, của tiếng cười chìm sâu trong tiếng khóc qua hồi tưởng của một số nhân chứng tại Âu châu.

Nỗi buồn 30/4 của những sinh viên du học (Tường An, thông tín viên RFA)

http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/the-sadness-of-vns-students-in-europe-ta-03092015120535.html/sinh-vien-tai-Phap-bieu-tinh3-600.jpg/imageNhững ngày cuối tháng 4 của 40 năm về trước, hàng ngàn sinh viên du hoc ở Pháp, Đức, Bỉ..v.v.. đã đón nhận những bản tin dồn dập đến từ quê hương với tâm trạng hụt hẫng, hoang mang. Từ những thanh niên đang ở độ tuổi hồn nhiên, bỗng chốc họ trở thành những kẻ vô Tổ quốc với những lo toan cho một tương lai vô định. Anh Nguyễn Đình Hải, sinh viên du học tại Bỉ từ năm 1969 bày tỏ :
«Trước đó tụi này theo dõi tình hình trên báo chí và đài truyền thanh, truyền hình rất cặn kẽ. Ngày 30/4 khi nghe tin Sài Gòn thất thủ thì phải nói là tụi này rất là hoang mang, mình không biết mình phải làm gì trong thời điểm đó. Sau đó là một cơn buồn ray rứt bởi vì khi mình đi ra khỏi đất nước, mình đi với hoài bão một ngày nào đó mình sẽ trở về để mình đóng góp, xây dựng, lúc bấy giờ mình cảm thấy mình rất là bơ vơ và hoang mang. Nhưng mà liền sau đó thì tụi này nghĩ mình vẫn phải tiếp tục làm cái gì đó để hữu ích cho đất nước, thì lúc đó tụi này đứng ra thành lập «Nhân bản dân tộc văn nghệ đoàn.»

mercredi 20 avril 2016

Những ca nhạc sĩ trước 75 sau 30 năm bây giờ ở đâu, ra sao ?

 
Chương trình Nghệ Sĩ và Đời Sống, do Trường Kỳ thực hiện. 2005

Chuyện tình báo trong The Sympathizer - Bùi Văn Phú

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/04/19/160419110142_viet_thanh_nguyen_640x360_vietthanhnguyen_nocredit.jpgHơn một thập niên qua, cuộc chiến Việt Nam không còn được chính giới Mỹ nhắc đến nữa, ngay cả trong các kỳ tranh cử tổng thống.
Sau kỳ bầu chọn giữa ứng cử viên John Kerry, cựu chiến binh từng phục vụ tại Việt Nam, đối đầu với George W. Bush (con) vào năm 2004 thì trong các cuộc vận động sau đó, cụm từ “Cuộc chiến Việt Nam” đã lùi vào lịch sử, thay vào là Iraq và Afghanistan.
Kỳ bầu cử năm nay, ứng cử viên Ted Cruz có đề nghị ném bom trải thảm để tiêu diệt ISIS, nhưng không ai nhắc đến cuộc chiến cách đây nửa thế kỷ, khi Mỹ dùng B-52 ném bom như trải thảm để tiêu diệt các căn cứ của Việt Cộng.

mardi 19 avril 2016

17.04.1975: Trận Chiến Xuân Lộc

https://hientinhvn.files.wordpress.com/2012/04/3803020605_4d51227683.jpg?w=640&h=430CQ tấn công vào phía Nam thị xã Xuân Lộc
Trong ngày 17 tháng 4/1975, các đơn vị thuộc 3 sư đoàn 3, 6, 7 Cộng quân tiếp tục mở các đợt tấn kích vào phòng tuyến phía Nam thị xã Xuân Lộc do 2 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 1 Dù án ngữ. Những pha cận chiến giữa chiến binh Nhảy Dù và CQ đã diễn ra quanh các vườn cây rộng mênh mông của khu vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ, nằm sát đường rầy xe lửa. Không quân đã thực hiện nhiều phi tuần F-5 và A-37 oanh kích vào vị trí đóng quân của một trung đoàn Cộng quân trong khu vườn này.

dimanche 17 avril 2016

TS Phan Văn Song Luận về Tháng Tư Đen: 42 Tháng Tư Đen, 41 Năm Mất Nước, 42 Tháng Tư Khủng Bố, 71 Năm Bắc Thuộc.

1. 42 Tháng Tư Đen, 41 Năm Mất Nước, 41 Năm Uất Hận Không Nguôi ! 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjfznAifPQqWNAIVqWVDrwpupx4S5tpTsZek1ayYjtGGi9OB13WAlalMlM10Qnaqm9SCyt7BNrFcR-_Q17tfZFONqZ4vS_oXYc0FzsmE9bqhdvPMVSEOEJXg1WZDDORro6mWbPFHh_C6g9M/s1600/TuongNiem.jpgThật sự mà nói, với một số đông trong đại đa số người Việt tỵ nạn cộng sản chúng ta, bắt buộc phải sống ở hải ngoại. Từ 41 năm nay, nỗi đau mất nước, nỗi uất hận sống ly hương vẫn hằng ngày canh cánh trong lòng. Đây là một hiện tượng rất lạ lùng, rất đặc biệt : cộng đồng người Việt chúng ta là một trong những số rất ít cộng đồng ngoại quốc sống tha hương trên đất một quốc gia tiên tiến, mặc dù, đa phần hội nhập, mặc dù một số đông khá sung túc, khá thành công, nhưng vẫn tiếp tục duy trì sự gắn bó với cảnh cũ người xưa. Thật là một nghịch lý, cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản, tuy là nạn nhơn của một chế độ độc tài cộng sản bất nhơn độc ác, bắt buộc phải tha hương, nhưng ngày nay, sau khi đã thành công, đã sung túc, đã khá hội nhập vào cuộc sống mới tại xứ người, thế nhưng vẫn không quên cố quận, vẫn cố bám víu, hoài niệm luyến tiếc với cuộc sống quá khứ ở trong nước. Mặc dù xưa kia, trước lúc mất nước, có thể nghèo khổ hơn, nơi ăn chốn ở, công ăn việc làm có thể kém tiện nghi, kém vật chất hơn ! Thế mà… ! Và càng khó hiểu hơn nữa, là vì lúc bấy giờ phải sống còn ở trong một  trạng thái hoàn toàn bất ổn, do chiến tranh phá hoại của khủng bố Việt Cộng, và với một tương lai u tối, ảm đạm hơn. Ngày nay, thoát được ra ở Âu ở Mỹ, dù cuộc sống hằng ngày có bận bịu, nhưng vẫn đầy thoải mái thành công, các gia đình họ hàng  gia tộc dân tỵ nạn đều, nếu không công thành danh toại thì cũng nhà cửa khang trang, dẩu không sang trọng, cũng tươm tất gọn gàn. Con cái hậu duệ dẩu không xã hội cao sang cũng « thường thường bực trung.

mercredi 13 avril 2016

40 Năm Quốc Hận 30-4 (1975-2015)

https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ-OX98Rma5lTdTLvcmRY_qq1aKu-e9OkL2hJoHBunTUZgQzjFKpg 

  
Miền Nam Những Ngày Tháng Sau 30-4-1975 (P1) 

Viết cho Nguyễn Viết Dũng

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj7JsnLYSoTPeK5-0rukBpYYrTH2iu3aFNhRGOdkTr6HoiJeWYRL8CNT9E_3fOFwFOiTQMR6ByI6oa5Jwg9-2vNWFazpXN7EwMr-BG-7o0rJXO1j2hphF9-S_55IiqjEi7aEROMbesG5ek/s640/NguyenVietDung.jpgK’Tem (Danlambao) - Lần đầu tiên nhìn hình em Nguyễn Viết Dũng bước ra khỏi trại trong chiếc áo trắng có hình chiếc cờ VNCH trên góc túi, tự nhiên xúc động mạnh, nước mắt ứa ra. Ngồi thật lâu để trải lòng mình với một người mà khoảng cách thế hệ được nối liền bằng ý nghĩa của màu cờ. Và đến khi nhìn hàng chữ xâm trên cánh tay, mà phần sau của bài cho biết là của em, thì mới thấy dấy lên trong lòng sự hổ thẹn. Hổ thẹn không phải vì mình làm điều gì xấu xa, tệ hại, nhưng trước sự biểu lộ tinh thần bất khuất, một thái độ thách thức và đối diện, một người thuộc thế hệ đàn anh cảm thấy mình nhỏ bé, và nhỏ bé hơn nữa chưa giúp gì cho em.

mardi 12 avril 2016

Kết cục cuộc chiến Việt Nam và những quyết định từ Hà Nội - Việt Hà

Giáo sư sử học Nguyễn Thị Liên Hằng thuộc trường đại học Kentucky và cuốn ‘Hanoi’s War’ tạm dịch là ‘Cuộc Chiến Hà Nội’, được xuất bản vào năm 2012.Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 40 năm qua nhưng rất nhiều điều về cuộc chiến vẫn còn tiếp tục là chủ đề gây chú ý tại Mỹ. Các sử gia Mỹ đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và viết về cuộc chiến này để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết cục của cuộc chiến. Giáo sư sử học Nguyễn Thị Liên Hằng thuộc trường đại học Kentucky là người có những nhận định khá khác biệt so với những sử gia Mỹ khác về những nguyên nhân dẫn đến kết cục của cuộc chiến. Điều này đã được bà đề cập trong cuốn ‘Hanoi’s War’ tạm dịch là ‘Cuộc Chiến Hà Nội’, được xuất bản vào năm 2012. Việt Hà phỏng vấn giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng về những phân tích của bà về cuộc chiến. 

dimanche 10 avril 2016

Những bức ảnh về chiến tranh Việt Nam

(Ảnh qua ohay.tv) Chiến tranh Việt Nam, những hình ảnh ghi lại một thời bom đạn đã lấy đi xương máu của biết bao người con đất Việt. Những bức hình được chia sẻ trên mạng xã hội sau đây có thể cho bạn một cái nhìn ở góc độ khác về lịch sử. Trong sự đau thương và khốc liệt của chiến tranh, đâu đó vẫn hiện lên tình người ấm áp, và nhân ái vô cùng.



vendredi 8 avril 2016

Vô Cảm & (Giả Vờ) Hữu Cảm - Tưởng Năng Tiến


Vô cảm & (giả vờ) hữu cảm 
Tác giả Tưởng Năng Tiến, giọng đọc Minh Nguyệt 
Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI 


Cái “định hướng xã hội chủ nghĩa” chắc chắn sẽ qua. Tuy thế, di sản (cùng di hoạ) của nó e sẽ còn ở lại với chúng ta không biết cho đến bao giờ. Bao giờ thì người Việt thôi thản nhiên nhìn tha nhân bị móc túi, bị chết chìm, thôi làm bộ “dàn cảnh” tử tế, và có thể sống nhân từ với những con thú nhỏ bao quanh?
Một mình lưỡng lự canh chầy
Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh!

http://www.rfavietnam.com/node/3131 

Cựu binh chiến tranh VN từ Virgin Islands và những vết sẹo khó phai - RFA

HARRY-DANIEL-622.jpgPhần lớn những cựu binh chiến tranh Việt Nam đang ở độ tuổi ngoài 60. Họ trở về nước với bệnh rối loạn tâm lý sau sang chấn PTSD. Một số người tham gia trong dự án về bộ phim tư liệu này vẫn còn phải điều trị chứng bệnh này. Những người trực tiếp tham chiến vẫn còn nặng nề những suy nghĩ về cuộc chiến. Bà Keenan kể:
“Một số người phải uống thuốc mới ngủ được, họ gặp ác mộng. Có vài  người thậm chí còn nói với chúng tôi rằng sau cuộc phỏng vấn này có lẽ họ không còn sức trò chuyện gì được trong vài tuần vì dư âm quá nặng nề. Nhiều người mới chỉ bắt đầu tìm kiếm điều trị cho căn bệnh của họ.”
Một số cựu binh đã quay trở lại Việt Nam kể từ sau cuộc chiến để thăm lại mảnh đất này, tuy nhiên những người chưa trở lại vẫn đau đáu một nỗi ám ảnh. Cựu binh có tên là Rolando Roebuck cho biết ông đã quay lại Việt Nam vài lần kể từ khi cuộc chiến kết thúc. Ông cho rằng việc quay lại sẽ khiến quá trình hàn gắn sau chiến tranh của các cựu binh diễn ra nhanh hơn.

vendredi 1 avril 2016

Tại Nha Trang

Ngày 31 - 3- 1975 tại phi trường Nha Trang



Trên chuyến bay cuối cùng rời khỏi phi trường Nha Trang ngày 31 - 3- 1975

NGƯỜI HÙNG LẶNG LẼ (Đặng Chí Hùng)

Tôi và anh chẳng biết nhau, tôi và anh cũng chưa từng liên hệ với nhau kể cả qua email. Chúng tôi chỉ có vài điểm chung đó là lòng yêu nước, sự căm thù chế độ cộng sản độc tài, thích hoài niệm về một VNCH tự do, và cũng dùng ngòi bút của mình để góp phần mở mang sự thật đến cho đồng bào.