mardi 30 novembre 2021

Trường Trưng Vương Saigon

Tài liệu không nhiều, trường Nữ Trung học Trưng Vương Sài Gòn, số 3A, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1,  Saigon là một trường trung học công lập dành cho nữ học sinh vào những năm trước 1975.
Trường Trưng Vương Sài Gòn là tiếp thân của ngôi trường Trưng Vương Hà Nội. Sau Hiệp định Genève 1954, một số giáo sư, giáo viên, và học sinh rời Hà Nội di cư vào nam, và từ đó trường Trưng Vương Saigon được thiết lập.

lundi 29 novembre 2021

Trường Nữ trung học Gia Long

baomai.blogspot.comTrường Nữ trung học Gia Long còn được gọi là trường nữ sinh Áo Tím là một trường trung học phổ thông công lập ở Sài Gòn. Được thành lập từ năm 1913, cho đến nay trường Gia Long là một trong những trường phổ thông lâu đời nhất của nền giáo dục Việt Nam.




THƯƠNG TIẾC MỘT CON ĐƯỜNG...

THƯƠNG TIẾC MỘT CON ĐƯỜNG... 
Chiều qua tôi đã ráng chạy một vòng qua con đường kỷ niệm suốt thời trung học của mình, dù biết sẽ rất đau lòng. Đau lòng, nhưng vẫn phải nhìn, kiểu như phải đi đám tang một người bạn thân vậy. Con đường mà suốt 7 năm trời, trừ Chủ nhựt và ngày lễ, ngày nào tôi cũng phải đi qua để đến trường. 

dimanche 28 novembre 2021

Y Vân và ảo ảnh cuộc đời

http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/02/1-ns-y-van-3.jpg

Y Vân và ảo ảnh cuộc đời    (Trích từ quyển "Âm Nhạc Của Một Thời" của tác giả Lê Hữu, xuất bản tháng 6, 2011)
Yêu cho thấy bao lâu đài 
 chỉ còn vài trang giấy 
                                                                                                        
(“Ảo ảnh”, Y Vân)

vendredi 26 novembre 2021

Tạ Ơn Đời

Tạ ơn em cho anh tình sỏi đá 
sỏi đá nghìn năm tình nghĩa mãi đậm sâu 
Đời gian nan dừng chân đây bến tạm 
Tình em trao xóa dịu bao lòng đau 
Tủi hờn nào mình mang đến ngàn sau 

GS Vũ Quốc Thúc: " Phải chọn con đường vì dân tộc"

Tập hồi ký của Giáo sư Vũ Quốc Thúc có tựa đề “Thời đại của tôi” ( gồm 2 cuốn “ Nhìn lại 100 năm lịch sử “ ( xuất bản năm 2009 ) và “Đời tôi trải qua các thời biến” ( xuất bản năm 2010) đã được sang tiếng Anh và vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ.  
 Đây là một sự kiện đáng chú ý bởi vì Giáo sư Vũ Quốc Thúc không những có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam trước năm 1975, mà còn từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm : Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Quốc vụ khanh đặc trách Tái thiết và Phát triển... 

mercredi 24 novembre 2021

Phỏng vấn Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, một chính khách phục vụ hai chế độ Cộng hòa

Trong 40 năm qua, người Việt lưu lạc khắp nơi trên thế giới với đủ thành phần xã hội trong đó không hiếm những tinh hoa của Miền Nam Việt Nam. Trong chuyên đề Ký ức 40 năm chúng tôi xin giới thiệu Giáo sư Kinh tế Vũ Quốc Thúc, từ năm 1954 cho đến 1975 ông từng là Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Cố vấn phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đến Đệ nhị Cộng hòa khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chấp chính ông giữ chức Quốc vụ khanh đặc trách kinh tế hậu chiến và là Khoa trưởng của Đại học Luật khoa Sài Gòn trong thập niên 60. 

TẠ ƠN ĐỜI, CẢM ƠN NGƯỜI.

  

 

Vượt Biên Đường Bộ : Cuộc Trốn Chạy Bằng Chân Nam Nguyên, RFA 2009/04/30

PhotoSự cáo chung của VNCH năm 1975, dẫn tới việc cả triệu người đã bỏ nước ra đi tìm tự do. Bên cạnh số lượng đông đảo những người vượt biển đến các trại tỵ ở các nước Đông Nam Á, cả trăm ngàn người khác đã vượt qua hai lần biên giới bằng đường bộ.
Nam Nguyên ghi nhận lại chặng đường của người tỵ nạn bằng đường bộ trong thập niên 1980.




lundi 22 novembre 2021

Loài hoa có cánh như chim ruồi đang hút mật, tuyệt tác của tạo hoá!

Thiên nhiên vốn chứa đựng nhiều điều diệu kỳ và bí ẩn, có những điều rất đáng ngạc nhiên, độc đáo và vô cùng thú vị quanh ta, đặc biệt là về các loài hoa lạ lẫm mà đôi khi vô tình ta bắt gặp được. 
Mới đây, hình ảnh lạ mắt về một loài hoa màu xanh đã được một người dùng chia sẻ trên fanpage Octopus Prime với dòng trạng thái “hãy xem những bông hoa này, trông chúng như những con chim ruồi tí hon vậy!” 

jeudi 18 novembre 2021

Em Hiểu Vì Đâu Chim Gọi Nhau - Nhạc Trần Duy Đức phổ thơ

Một nhạc sĩ rất thành công trong việc chuyển hồn nhạc vào thơ, đó là Trần Duy Đức, người mà thi sĩ Du Tử Lê trong một bài viết của mình nói rằng “Âm nhạc, với Trần Duy Đức, là chiếc bóng đã bầu bạn, đã ở cùng anh, những năm lên năm, lên sáu. Âm nhạc, với Trần Duy Đức, là thực phẩm vô hình nuôi anh lớn, tháp thêm cho anh đôi cánh mộng ảo, đem anh vào đời.”

mercredi 17 novembre 2021

Ước Mơ Việt

Bảo Tồn Ngôn Ngữ Việt Nam 
Cảm ơn nhiều những tấm lòng 
hợp tâm phối trí bảo tồn ngữ âm 
của giòng Âu Việt Lạc Long 
ngàn năm văn hiến cha ông lưu truyền ... 
Sự hợp Tâm phối Trí vì mục đích bảo tồn ngôn ngữ Việt Nam đã và đang liên tục chuyển lưu từ quá khứ đến hiện tại và mai sau những nét đẹp của chữ nghĩa Việt Nam chính danh trong văn hóa sử như ý: Chữ Việt Còn Nước Việt Còn. 

samedi 13 novembre 2021

BÀ NGÔ ĐÌNH NHU - GS. TRẦN THỪA DỤ

Là một mệnh phụ phu nhân, trẻ trung, nhan sắc, tài giỏi và hoạt bát, dẫn đầu phong trào nữ giới ở miền Nam... 
Đột nhiên, người phụ nữ ấy thay đổi hẳn cuộc sống của mình khi trở thành goá phụ ở tuổi mới 38. Bà lui vào bóng tối như một nữ tu suốt 48 năm dài, hạn chế tối đa sự tiếp xúc với bất kỳ thành phần nào cho đến tận ngày từ giã cuộc đời để sum họp cùng chồng. 48 năm ẩn danh, bà để lại một quyển sách chưa kịp in. 
Người ta nghĩ đó là hồi ký. Nhưng không, chỉ là những dòng suy tưởng về thế thái nhân tình. 

Ai là tác giả bản “Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu” ?

Trong những bài ca chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì bản hùng ca hay nhất, được nhiều người hát trong suốt 40 năm qua ở hải ngọai mỗi lần sinh họat cộng đồng là ca khúc “ Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu “. 
 Trong những bài ca chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì bản hùng ca hay nhất, được nhiều người hát trong suốt 40 năm qua ở hải ngọai mỗi lần sinh họat cộng đồng là ca khúc “ Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu “, đồng hương hay gọi tắt là bản Cờ Bay Cờ Bay.

NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT PHA MÁU

Khóc cười là chuyện thường tình của người đời trong dòng sống buồn vui, sướng khổ, hạnh phúc hay bất hạnh rủi ro. Vui cười buồn khóc là lẽ dĩ nhiên. Nhưng cuộc đời thật trớ trêu ! Lắm lúc con người phải dấu kín niềm đau bằng nụ cười miễn cưỡng, “trong héo ngoài tươi”, hay có khi lại phản ứng trái ngược “khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười” hay “cười ra nước mắt”. Riêng tiếng khóc cũng được thể hiện qua nhiều sắc thái. Có khi khóc nức nở, nước mắt chan hòa. Có khi khóc thầm, nước mắt rưng rưng. Nhưng bi đát nhất là tiếng khóc không lệ, hay hơn nữa là tiếng khóc với những giọt lệ pha máu mà Cao Nguyên gọi một cách rất thơ là “giọt lệ hồng”. 

jeudi 11 novembre 2021

“Việt Nam, Việt Nam”, giấc mơ rạn vỡ

Tôi nhớ, trong một lần được nhạc sĩ Phạm Duy chia sẻ tin vui có thêm ít ca khúc của ông vừa được cấp phép phổ biến ở trong nước, tôi nói rằng có một bài tôi thực sự mong cho ông, hơn bất cứ bài nào khác, được phép lưu hành. 
“Bài gì?” ông hỏi. 
“Việt Nam, Việt Nam,” tôi nói. 
 Ông im lặng. Tôi nói thêm là tôi chờ cái ngày bài hát ấy được hát vang vang trên khắp mọi miền đất nước, hát vang vang trong màn kết thúc một chương trình nhạc Phạm Duy. Ông im lặng. Tôi gửi ông nghe/xem cho vui ít màn trình diễn bài hát ấy ở nước ngoài trước và sau ngày ông về nước. Ông im lặng. Tôi nghĩ mình hiểu được sự im lặng ấy, và không nhắc tên bài hát ấy nữa. 

Cảm Nhận bài KÝ ỨC BIỂN và bài thơ 'KHÚC THÁNG CHÍN của Tôn Nữ Thu Dung

Đọc Cảm Nhận bài KÝ ỨC BIỂN và bài thơ 'KHÚC THÁNG CHÍN của Tôn Nữ Thu Dung, đã viết trong Đặc San VÕ TÁNH & NỮ TRUNG HỌC/ HUYỀN TRÂN NHATRANG NAM CALI Năm 2017.
 DUY XUYÊN 
KÝ ỨC BIỂN và bài thơ KHÚC THÁNG CHÍN được Ban Biên Tập Đặc San 2017, chọn và đăng trong Đặc San, từ trang 164 -166 (gồm 3 trang; và thêm bài thơ, "Khúc Tháng Chín" trang 167. Theo cảm nhận của tôi, Ký Ức Biển là một bài tản mạn, tự tình về những ký ức trong quá khứ tuổi ngọc. 
Thật vậy, vừa nhập đề nhà văn Tôn Nữ Thu Dung đã viết: "Biển, trong ký ức tôi là một thiên đường tuổi thơ." 
(Tôn Nữ Thu Dung) 

Văn Quang - Bây giờ là Mùa Thu, tôi đi tìm dĩ vãng

Viết từ Sài Gòn

Thật ra 99.9% ca khúc “bất hủ” của Trịnh Công Sơn được sáng tác vào thời trước 75 ở Sài Gòn và Huế. Cho nên ngày nay khi người ta “vinh danh” Trịnh Công Sơn chính là vinh danh nền văn hóa của Miền Nam VN vào thời trước 75.
Bây giờ là mùa thu ở Sài Gòn và cũng là mùa lá rụng ở Rừng Phong trên đất Mỹ. Buổi chiều ngồi trong căn chung cư nhỏ hẹp nghèo nàn nhìn mưa dăng nhẹ ngoài khung trời ngoài kia, tôi bỗng muốn thoát khỏi mình trở lại sống với những ngày xưa. Những ngày xưa có bạn bè, có mộng ước xa vời, có yêu thương giận hờn, có quá nhiều thứ như ở một thế giới khác.

dimanche 7 novembre 2021

Ngõ vàng quỳ

Xưa theo em dưới Ngõ Vàng Quỳ 
Bầy chim trắng bay về tựa như bông 




Nếu Có Yêu Tôi - Trần Duy Đức

Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi qua đời
Đừng đợi ngày mai đến khi tôi thành mây khói
Cát bụi làm sao mà biết lụy người



samedi 6 novembre 2021

Thi sĩ Bùi Giáng, Nhà thơ đa tài

Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông là một nhà thơ, dịch giả và nghiên cứu văn học của Việt Nam, ông nổi tiếng từ thập niên 1960 với tập Mưa Nguồn. 
 Thuở nhỏ ông theo học tại học Trường Bảo An tại Ðiện Bàn (Quảng Nam), học trung học ở trường Thuận Hóa (Huế). Tháng 5 năm1952 Bùi Giáng về Huế thi Tú Tài tương đương và vào Sài gòn ghi danh Ðại Học Văn Khoa. Cũng trong năm này Bùi Giáng quyết định chấm dứt việc học ở trường và bắt đầu viết khảo luận, sáng tác, dịch thuật và đi dạy học tại các trường tư thục.

vendredi 5 novembre 2021

Nhạc Trần Duy Đức: Buồn Như Khúc Đàn Tiền Kiếp

Trần Duy Đức trước tiên là một nghệ sĩ, một người sống lãng đãng, y hệt như không bám rễ vào mặt đất này. Đó là cảm nhận từ những ngày đầu tiên tôi biết Trần Duy Đức. Và suy nghĩ đó cũng vẫn giữ cả nhiều năm sau, khi tôi nghe nhạc của anh nhiều hơn, và cũng quen với rất nhiều những người bạn của anh -- ở địa cầu này, ở Quận Cam này, ở một cõi trần gian hoặc là không thể hiểu, hoặc là sẽ hiểu có thể rất là nhầm lẫn. 
Trần Duy Đức là một nhạc sĩ, một người sáng tác nhạc. Cũng như rất nhiều nhạc sĩ lưu vong trên cõi đời này, Trần Duy Đức không sống bằng nghề nhạc. Nhưng anh say mê nhạc, và gắn bó với âm nhạc theo kiểu riêng, một kiểu độc đáo rất riêng biệt. 

Dòng nhạc Hồ Văn Sinh

Nhạc sĩ Hồ Văn Sinh sinh ngày 1 tháng 12 năm 1955 tại Qui Nhơn, Việt Nam, trong một gia đình rất đông anh em (11 người, gồm 5 trai, 6 gái, ông là con trưởng).

Cuối năm 1973, khi được 18 tuổi. Trong khung cảnh tổng động viên toàn quốc, ông dự thi và trúng tuyển vào ngành Dân Vận Chiêu Hồi, với niềm hi vọng sẽ được phục vụ gần quê nhà. Là một nhạc sĩ, ông được cử làm Trưởng đoàn Văn Tuyên thuộc cơ sở Dân Vận Chiêu Hồi Đà Nẵng.

jeudi 4 novembre 2021

Nhạc Trần Duy Đức phổ thơ

Này tháng chín, nghe không lời nói nhỏ
Hoàng hôn em, tôi gửi một que diêm...

 

 

Chim Hót Trên Đầu Ngọn Lau - Sáng tác: Trần Duy Đức

Ai biết ̣ằng sau những nụ cười
Là nghìn giọt lệ vỡ trên môi
Lệ rơi như những cơn mưa vội
Mưa mãi hồn tôi đến cuối đời


Trần Duy Đức, riêng cho mình một cõi nhạc thơ - Cát Linh, phóng viên RFA

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiIJnpuuSfSB6xQ6JqXiyJI3rui1FEzlQXjLW6jtmd3FhzOsQIQagjyGaXuu78Kf2yfGVosfpwNIbzVVcOL3rWO7qG5Gnh96gdEjO172r4TboaTIGcZNR0JhbUlJNDye1PeC3QSkBMbZ4k/w320-h176/image.pngNhà thơ Toại Khanh, hay còn gọi là Thượng Toạ Thích Giác Nguyên từng nói rằng có những ca khúc, mà sau khi đến với người nghe, chúng ta không biết nên cảm ơn nhà thơ, hay nhạc sĩ, hay người ca sĩ. Bởi vì từ một bài thơ, trở thành một ca khúc, và qua một giọng hát, thì đọng lại cho cuộc đời là một tuyệt phẩm.
Một nhạc sĩ rất thành công trong việc chuyển hồn nhạc vào thơ, đó là Trần Duy Đức, người mà thi sĩ Du Tử Lê trong một bài viết của mình nói rằng “Âm nhạc, với Trần Duy Đức, là chiếc bóng đã bầu bạn, đã ở cùng anh, những năm lên năm, lên sáu. Âm nhạc, với Trần Duy Đức, là thực phẩm vô hình nuôi anh lớn, tháp thêm cho anh đôi cánh mộng ảo, đem anh vào đời.”

mercredi 3 novembre 2021

NGƯỜI VIỆT TỰ DO CÓ NÊN TỰ NHẬN MÌNH LÀ “BÊN THUA CUỘC”?

Lý luận cần thiết nếu không muốn nói là quyết định. Một người đi lạc trong rừng không có đầu óc lý luận để biết việc gì nên làm trước và việc gì nên làm sau có thể phải chết trong rừng già. 
 Mục tiêu trước mắt của người đi lạc là tồn tại chứ không phải là ra khỏi khu rừng. Do đó, việc nên làm trước là bình tĩnh đi tìm chung quanh mình một con suối hay ít nhất một khe nước thay vì hoảng sợ chạy tứ tung để tìm một lối thoát cho đến khi tuyệt vọng quỵ xuống và chết trong đói khát. 
 Một nhận xét tôi thường gặp trên Facebook “Nói hoài, nói mãi, vấn đề là làm gì”. Người viết nhận xét đó thật ra không có ý khinh thường hay nặng lời với các tác giả cặm cụi suốt ngày đọc và viết nhưng chứng tỏ tâm lý thất vọng trước các vấn nạn của đất nước.