jeudi 30 juin 2022

Cà phê Dinh Độc Lập - Du Uyên

https://cuuhocsinhphuyencom.files.wordpress.com/2016/07/17.jpg?w=768&h=515“Chỉ sau khi:
Cái cây cuối cùng bị đốn xuống,
Dòng sông cuối cùng khô hạn
Con vật cuối cùng bị đánh bắt,
Thì chúng ta mới biết được rằng tiền không thể ăn được.”
(Lời của một thổ dân da đỏ)
Câu nói “thấm thía” trên là câu slogan trong các biển hiệu được đặt trang trọng nhiều chỗ công cộng ở Singapore, nơi ông Lý Quang Diệu (Thủ tướng đầu tiên của Singapore) đã từng mơ ước năm 1960: “Hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển được như Sài Gòn.” Và sau 56 năm, câu “cuộc đời không như là mơ” đã ứng nghiệm với lời ông cũng như bao con người khác từng cảm thán khi… cuộc đời không như là mơ!

Dị ứng với chữ nghĩa! - Tạp ghi Huy Phương

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh3v1l5ULoOp-rlKWtT48xb_PX0wZ3NpQ82qoln8P43Ei57VaQfRDe9IFFGe3rTuDL8wqVhkRbR79VA6gfYjrP3UtxHxYZIGYsTDflFdw-sEE20meh8LW7AmK6HXsV1433CYQfLq6xwPQ_U/s1600/10509600_873569339337557_954695517092678189_n.jpgTôi đồng ý với nhiều người đã cho rằng không có ngôn ngữ việt cộng, ngôn ngữ miền Nam mà chỉ có ngôn ngữ Việt Nam và ngôn ngữ phát triển và đa dạng hóa theo thời gian. Nhưng là một người sinh ra và lớn lên, sống ở miền Nam ít nhất là nửa thế kỷ, tôi cảm thấy hụt hẫng và cảm thấy dị ứng với thứ ngôn ngữ hôm nay, nói rõ là thứ ngôn ngữ phát sinh ra từ sau ngày đại họa, khi mà việt cộng cai trị toàn bộ đất nước Việt Nam Cộng Hòa.

Rối bời chữ nghĩa - Huy Phương

http://motgoctroi.com/DienDan/Dd_Vanhoa/TiengVietNN/TVnn_01.jpgTuần trước tôi vừa « nhập viện ». Nói cho cam, chẳng phải tôi xin vào Viện Mồ Côi làm gì vì đã quá già, cũng không phải vào Viện Hán Học xin thầy mấy chữ thánh hiền, vào Viện Thẩm Mỹ để sửa sang lại dung nhan, cũng chẳng phải vào viện Nghiên Cứu Mác- Lê Nin của ông Hoàng Minh Chính để làm quái gì, vậy mà bạn bè, bà con cứ nói một hai là tôi « nhập viện ».

Đơn giản là tôi mới vào nhà thương, hay nói chữ nghĩa là tôi vào nằm bệnh viện, cái gì mà cứ nằng nặc một hai gán ép cho tôi là « nhập viện », cho danh chính ngôn thuận, nếu gọi nhà thương là viện thì bệnh nhân nằm nhà thương gọi luôn là « viện sĩ » cho được việc. Cũng như trước đây mấy chục năm, bọn Cộng Sản cứ một hai đòi « cải tạo » chúng tôi và đặt cho chúng tôi một danh từ khá kêu là « cải tạo viên ».

mercredi 29 juin 2022

Dạ Quỳnh tháng 6.

Nửa đêm Dạ quỳnh nở 
Gửi chút hương cho đời 
Sáng ra hương tan mất 
Sáng ra tình pha phôi

lundi 27 juin 2022

Nha Trang ngày cũ.

Nha Trang ngày cũ.
  

Họa sĩ ViVi - tác giả & tác phẩm

Hội họa, ngôn ngữ vượt không gian.Sáu mươi lăm năm về trước, tôi chỉ là cậu bé hơn 10 tuổi. Cùng lũ bạn nhỏ ngồi xuống lề đường lấy gạch đỏ vẽ những tác phẩm trên hè phố Nam Ðịnh. Những mặt người hình tròn thơ dại. Những con chó có đủ bốn chân. Hơn 60 năm qua, trải bao nhiêu là dâu bể, ngày nay trình độ hội họa của tôi vẫn không tiến bộ. Cuối tháng tư vừa qua, tổ chức cuộc thi vẽ cho trẻ em, tôi ước mơ mình có khả năng hội họa để biểu diễn cho các em nhỏ, những đứa bé Việt Nam ra đời trên đất Mỹ. Ðối với thế hệ cao niên, dù Việt ngữ hay Anh ngữ cũng không phải là phương tiện truyền đạt hữu hiệu với con cháu. 

samedi 25 juin 2022

Đỗ Trường – Người chuyên chở Văn Học Miền Nam qua vũng lầy lịch sử

Đỗ Trường – Người chuyên chở Văn Học Miền Nam qua vũng lầy lịch sử 

 Bài PHẠM TÍN AN NINH 

Đầu năm 2022, tôi bất ngờ đọc được bài viết “Níu Một Đời, Giữ Một Thời” của tác giả Ban Mai, một nhà văn trẻ trong nước. Cô đang là giáo sư giảng dạy về Khoa Học Công Nghệ và Hợp Tác Quốc Tế tại Trường Đại Học Qui Nhơn Mở đầu bài viết, tác giả đã vẽ lại bức tranh đen tối, kinh hoàng sau ngày 30.4.75:

Tiếng hát Hồng Trúc

Cái tên ca sĩ Hồng Trúc có lẽ là sẽ lạ lẫm với nhiều khán giả nghe nhạc vàng lớn tuổi, hoặc với khán giả chỉ mới nghe nhạc vàng từ “trào lưu bolero” gần đây. Tuy nhiên với các khán giả nghe nhạc hải ngoại trong những năm 1990-2000, thì giọng hát Hồng Trúc rất quen thuộc và được yêu mến nồng nhiệt với một chất giọng riêng biệt. 

Trong sự nghiệp ca hát ngắn ngủi của mình, ca sĩ Hồng Trúc chỉ hát cho duy nhất 1 trung tâm Ca Dao với những CD do Chung Tử Lưu thực hiện từ thập niên 1990. Theo nhận xét của những người hâm mộ ca sĩ Hồng Trúc, thì giọng hát của cô có nét lai giữa Giao Linh, Thiên Trang và Lưu Hồng. Hồng Trúc thường chọn hát toàn những ca khúc nhạc vàng (đặc biệt là nhạc lính) nổi tiếng, cách hát chậm rãi, thư thái.

jeudi 23 juin 2022

Tiếng hát Hồng Trúc – Có ai còn nhớ giọng ca nồng nàn một thuở?

Cái tên ca sĩ Hồng Trúc có lẽ là sẽ lạ lẫm với nhiều khán giả nghe nhạc vàng lớn tuổi, hoặc với khán giả chỉ mới nghe nhạc vàng từ “trào lưu bolero” gần đây. Tuy nhiên với các khán giả nghe nhạc hải ngoại trong những năm 1990-2000, thì giọng hát Hồng Trúc rất quen thuộc và được yêu mến nồng nhiệt với một chất giọng riêng biệt.

Trong sự nghiệp ca hát ngắn ngủi của mình, ca sĩ Hồng Trúc chỉ hát cho duy nhất 1 trung tâm Ca Dao với những CD do Chung Tử Lưu thực hiện từ thập niên 1990. Theo nhận xét của những người hâm mộ ca sĩ Hồng Trúc, thì giọng hát của cô có nét lai giữa Giao Linh, Thiên Trang và Lưu Hồng. Hồng Trúc thường chọn hát toàn những ca khúc nhạc vàng (đặc biệt là nhạc lính) nổi tiếng, cách hát chậm rãi, thư thái. 

mercredi 22 juin 2022

Người Tù Kiệt Xuất : cựu Đại Uý Biệt Kích Nguyễn Hữu Luyện .

Tôi đã nhiều lần định viết về những người tù kiệt xuất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: những anh em Biệt Kích Dù, những người “từ trên trời rơi xuống,” nhưng tôi cứ lần lựa mãi. Lười biếng thì chỉ có một phần. Lý do chính yếu là những người bạn tù mà tôi bội phần cảm phục ấy đang ở trong một tình trạng hết sức khó khăn. Chúng tôi đi cải tạo sau tháng 4 đen 1975, dù đớn đau, khổ nhục đến đâu, vẫn có tên, có tuổi, hằng tháng, hằng quý vẫn còn liên lạc được với gia đình. Anh em, bè bạn ở nước ngoài vẫn còn có chút âm hao để mà theo dõi. Những anh em Biệt Kích Dù thì đúng là “thượng diệt, hạ tuyệt” – không có quân bạ, quân số, không có tên có tuổi nào được đăng ký, không có chính phủ nào, quân đội nào công nhận có những con người ấy ở dưới tay. 

“Bãi Nắng” – Ca khúc hay nhưng ít người hát của nhạc sĩ Lam Phương

Trong cuộc đời và sự nghiệp đầy những thăng trầm của nhạc sĩ Lam Phương, đã có nhiều bóng hồng đi qua cuộc đời và đi vào trong những tác phẩm âm nhạc bất hủ. Với trái tim đa cảm, cứ mỗi lần trải qua một chuyện tình, dù thoáng qua hoặc là sâu đậm, thì nhạc sĩ Lam Phương đều có cảm hứng để sáng tác. Trong số những bóng hồng đó, Cẩm Hường là cái tên mà những ai yêu nhạc Lam Phương đều biết và thường nhắc đến, vì ông viết nhạc dành cho Cẩm Hường nhiều nhất, trong khoảng thời gian dài nhất, cả những ca khúc hân hoan hạnh phúc lẫn những bài ca tình buồn. 

mardi 21 juin 2022

Họa sĩ Vivi và bìa báo Tuổi Hoa

https://phayvantaynguyen.files.wordpress.com/2012/08/dscn2932.jpg?w=197&h=300Bán Nguyệt San Tuổi Hoa do một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn và một số nhà văn, nhà giáo thành lập từ năm 1962. Tờ báo này từng một thời là “món ăn tinh thần ” của lứa tuổi học sinh miền Nam Việt Nam trước 1975.
Tôi may mắn có người chị cả một thời say mê tạp chí Tuổi Hoa. Hồi đó nhà nghèo (giờ vẫn nghèo ), nên chị mua báo bằng tiền mẹ cho để đi xe, và… đi bộ tới trường. Vì Tuổi Hoa là bán nguyệt san, nửa tháng ra một số, nên chị cũng hơi chật vật về tài chánh
Trước khi đọc một cuốn báo mới, năm chị em tôi hay mân mê cái bìa báo xinh xắn, nhiều màu sắc qua nét cọ tài hoa của họa sĩ Vivi. Hình bìa hầu hết là tác phẩm của Vivi (trừ rất ít – hình như một cái – của một học viên trong Lớp Hội Họa Tuổi Hoa).

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Chiến Hữu




http://www.rfavietnam.com/files/chien%20huu%201.png“Tôi nhân danh sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà xin hứa sẽ trở lại với đồng bào.”
Trung úy Đỗ Lệnh Dũng
Tưởng gì chớ sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà, cấp bực làng nhàng, như ông Dũng, tôi quen cả đống.  Bạn cùng khoá độ vài trăm, cùng đơn vị khoảng vài chục, và cùng trại (tù) chắc … vài ngàn!
Tôi đã nghe vô số thằng kể lại những giờ phút cuối cùng của đơn vị mình, nhưng chưa thấy ai bị lâm vào hoàn cảnh bi đát – và giữa lúc thập tử nhất sinh – vẫn “tuyên bố” một câu (ngon lành) dữ vậy.  Cỡ Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu (vào giờ phút chót) cũng chỉ âm thầm … đào ngũ thôi, chứ chả hề có mở miệng nói năng gì ráo trọi – với bất cứ ai.  Còn Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ thì ồn ào hơn chút đỉnh, cho nó đã miệng, rồi cũng chuồn êm – không lâu – sau đó.

Hoàng Hải Thủy – Tưởng niệm văn nghệ sĩ Việt Nam Cộng Hoà

Mưa Cầm, Gió Bắt, Thép Đợi, Gang Chờ

https://hoanghaithuy.files.wordpress.com/2013/06/hodiep.jpg?w=300&h=380 Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.
Thép đợi, gang chờ xót Mặc Thu.
Thơ Vũ Hoàng Chương

Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp
Một người trong số những nghệ sĩ của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa từ trần sau Ngày 30 Tháng Tư 1975 ít được người đời nhắc đến nhất là Nữ Nghệ Sĩ Hồ Ðiệp, giọng ngâm Thơ tuyệt vời của Ban Thi Văn Tao Ðàn, Ðài Phát Thanh Quốc Gia VNCH.
Không phải vì vô tình mà người ta không nhớ, không thương những người đã khuất như Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp. Trong những năm u ám sau 1975 người Sài Gòn chết thảm quá nhiều, người chết trong tù ngục công sản, người chết trên biển, người chết trong rừng, nhìn đâu cũng thấy tang tóc, đau thương, những người chưa chết thần hồn và trái tim tan nát, họ thấy cuộc sống của họ không biết còn mất lúc nào, người ta không còn tinh thần để nhớ, để thương những người mất tích.

Collège de Nhatrang

Trân trọng cảm ơn BS Bùi Thiều 
và các tác giả có bài viết được trích dẫn 
 
Chuyện xưa kể rằng, cách đây hơn nửa thế kỷ ở một thành phố ven biển miền Trung có một ngôi trường với những vị giáo sư đã để lại những ấn tượng tuyệt đẹp, không thể nào phai mờ trong trí nhớ của những ai đã từng theo học. Một ngôi trường trung học mà cả thầy lẫn trò đều phải nương tựa vào cơ sở vật chất của một trường tiểu học nhưng vẫn hoàn thành được nhiệm vụ giảng dạy và học tập của mình và từ mái trường này biết bao học sinh đã trở thành những công dân hữu ích cho xã hội. Đó là Collège de Nhatrang, trường trung học công lập đầu tiên của tỉnh Khánh Hòa. 

dimanche 19 juin 2022

Tình Thơ Cung Trầm Tưởng

Cung Trầm Tưởng là nhà thơ lớn, đủ lớn để được xem là “trường phái thơ”, đủ dày để được gọi là “hành trình thơ”. Thơ của ông đẹp như những “Mùa Thu Paris”, da diết như “Chưa Bao Giờ Buồn Thế”. Đặc biệt, những vần thơ đầu tay của ông, dẫu trong vô thức, đã tiên tri cho những chia lìa, gãy đổ của thân phận Việt Nam. 

Mời các bạn nghe nhà thơ Cung Trầm Tưởng trải lòng về những vần thơ của mình, trong một cuộc phỏng vấn do Phương Thảo thực hiện.

samedi 18 juin 2022

NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA 19/6

http://4.bp.blogspot.com/_GX0AKwVsQM0/TBvhx-5r7AI/AAAAAAAAI_M/B4QWKohz6_w/s400/logoni2.gif - Ngày Quân lực Việt Nam Cộng hòa 19-6-1971, 19-6-1973
- Ý Nghĩa Ngày Quân Lực VNCH 19-6
- Diễn văn chào mừng Ngày Quân lực Việt Nam Cộng hòa của Tổng   thống Nguyễn Văn Thiệu
- Viết cho Ngày Quân Lực 19-6
- Nhạc chủ đề: Ngày Quân Lực
- Hình ảnh Người Chiến Sĩ VNCH qua Ca khúc
- Thiên hùng ca QLVNCH

CUNG TRẦM TƯỞNG - TỪ CHUYỆN TÌNH LÃNG MẠN ĐẾN HỒN THƠ (THẾ SỰ) LƯU ĐÀY. - Đỗ Trường

Tháng Tư, tiết lập xuân dường như mới bắt đầu ở châu Âu. Mặt trời le lói ở đâu đó, làm cho thời tiết ấm dần lên. Sau nhà, mận và anh đào trong vườn đã bắt đầu trổ bông. Trước khung cảnh, và cái không khí nhẹ nhàng như vậy, không hiểu sao bất chợt, tôi nhớ đến trời Paris với nỗi buồn mùa đông, cùng thu vàng lá đổ của Cung Trầm Tưởng. Cái rung cảm ấy, buộc tôi ngồi vào bàn viết, và đi tìm cái hồn vía của thi sĩ này. Vâng, cái trữ tình mang mang hồn Tây Phương đó đã trộn vào thơ ca Cung Trầm Tưởng. 

CUNG TRẦM TƯỞNG - Và Những thi phẩm nổi tiếng được Ns Phạm Duy phổ nhạc

Cung Trầm Tưởng (sinh 1932), tên thật là Cung Thức Cần, là một nhà thơ hiện đại Việt Nam đang định cư ở nước ngoài. 

1/ Tiểu sử

Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28 tháng 2 năm 1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi (1947), ông bắt đầu làm thơ, và có tập thơ đầu tay tên là Sóng đầu dòng (chưa in).

vendredi 17 juin 2022

Ngày Quân lực Việt Nam Cộng hòa

http://4.bp.blogspot.com/_GX0AKwVsQM0/TBvhx-5r7AI/AAAAAAAAI_M/B4QWKohz6_w/s400/logoni2.gif 

Đào Vũ Anh Hùng – Viết cho ngày Quân Lực 19-6

Résultat de recherche d'images pour "ngày Quân Lực 19-6"Hàng năm, chúng ta làm lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực 19 tháng 6. Ngày Quân Lực năm nay đánh dấu 38 năm kể từ biến cố bi thảm 30 tháng 4, 1975, ngày miền Nam thân yêu của chúng ta rơi vào tay cộng sản. Ba mươi bẩy năm trôi qua trong đau hận không nguôi của tâm trạng…
Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua

(thơ Thanh Nam)

Ý NGHĨA NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA 19/6 - Phạm Phong Dinh

https://i2.wp.com/batkhuat.net/images/tl-yng2.gifNgày 20.7.1954 đánh dấu ngày quốc hận thứ nhất của dân tộc Việt Nam, sau khi cộng sản Bắc Việt cùng với thực dân Pháp ký kết Hiệp định Genève chia đôi đất nước, lấy vĩ tuyến thứ 17 chạy ngang con sông Bến Hải làm ranh giới Bắc Nam. Ðó cũng là ngày đánh dấu cuộc di cư từ bỏ chế độ cộng sản lần thứ nhất của người Việt với gần một triệu dân miền Bắc gồng gánh bồng bế nhau tìm đủ mọi cách để được đáp tàu vào vùng đất miền Nam tự do, nơi đó nước Việt Nam Cộng Hòa non trẻ đang chập chững những bước đầu tiên trong cộng đồng chính trị thế giới.

Miền Nam một thuở Thanh bình

Résultat de recherche d'images pour "Miền Nam một thuở Thanh bình" 

Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

 
 
Tâm Tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu 

mercredi 15 juin 2022

Tháng Sáu và Tôi - Đô Xuân Tê

http://hon-viet.co.uk/NhungThamCanhSauNgayCuopNuocVNCH4.JPGTháng sáu trời mưa 
Tôi đưa em về 
dưới quê 
Tôi đi học tập 
hẹn nhau một tháng anh về… 

 Ngày tháng của cộng sản cứ thế kéo dài như cao su. Hẹn nhau một tháng sẽ về (như thông cáo của ủy ban quân quản) nhưng đôi tình nhân trong phút chia tay không hề biết tháng sáu 13 là ngày đại bịp. Để rồi người vợ trẻ cứ vô vọng ngóng trông.

Áo Dài Quê Hương - Cao Nguyên

Sài Gòn - Em, và chiếc áo dài 
Dựng trước anh chân dung mùa Hạ cũ 
… 
Sài Gòn ơi! thương quá tiếng Em, Anh 
biết dỗ ngọt suốt bốn mùa hoa, trái 
áo dài Mẹ, em vẫn còn giữ mãi 
từng đường thêu dấu ái vẫn còn xinh ...

Trần Trung Đạo, tiếng vọng từ bên kia đại dương - Đỗ Trường

Nếu không có biến cố 30-4-1975, và không có những con thuyền lá tre kia, cố lao đi để tìm sự sống thật mong manh trong cái mênh mông của biển cả, giông tố của đất trời, thì chúng ta sẽ không có một nhà thơ đa tài Trần Trung Đạo hôm nay. Những cơn mưa nguồn, gió bể ấy là những nhát búa gõ vào hồn thơ anh, rồi như tiếng chuông ngân lên từ cõi lòng, vọng về bên kia bờ đại dương. 

mardi 14 juin 2022

MỘT BÀI THƠ HAY CỦA TRẦN TRUNG ĐẠO - Đỗ Trường

Đã lâu lắm rồi, tôi mới được đọc một bài thơ hay đến như vậy. Báo Viên Giác (Đức Quốc) tháng 4 có bài: Hãy Ngủ Yên Đà Nẵng Của Tôi Ơi của Trần Trung Đạo. Tác giả có trích dẫn một bài thơ của mình (Trần trung Đạo- nhưng không ghi tựa tên bài thơ ). Tôi bị cuốn hút ngay từ khổ thơ đầu. Và tôi đọc nghiến ngấu hết bài, rồi đọc đi đọc lại. Chợt thấy mình, dường như đã lâu lắm rồi, không được thưởng thức một món ăn ngon, hợp khẩu vị đến như vậy. Có lẽ, anh đã giải tỏa không riêng những gì trong tôi, mà còn cho tất cả người Việt xa quê.

samedi 11 juin 2022

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nhạc sĩ Hoàng Nguyên và Đà Lạt những ngày tháng cũ

Trong những tháng ngày ngắn ngủi cuối cùng, trước khi căn bệnh viêm phổi và suy tim quật ngã, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã làm một chuyến trở về Đà Lạt, nơi ông đã có thời gian sống tuyệt vời thuở trung học và bước đầu làm quen với âm nhạc. Ông bất ngờ xuất hiện và chơi đàn trong một quán cà phê nhỏ trên ngọn đồi ở cửa ngõ thành phố… 

 Cuộc trở về đó có ý nghĩa đặc biệt vào cuối cuộc đời dành cho âm nhạc của Nguyễn Ánh 9 (1940-2016).

Nguyễn Ánh 9, tiếng dương cầm vang mãi - Cát Linh, phóng viên RFA

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nguyen-anh-9-04142016094201.html/nguyen-anh-9-622.jpg/@@images/b0509e83-653c-4140-9e1c-6bf1252d2681.jpegMỗi một người nghệ sĩ, ngoài các sáng tác của mình thì họ sẽ có những hình ảnh riêng để lại trong tâm tưởng của khán thính giả. Đó có thể là giọng nói, là nhạc cụ, hoặc cách xuất hiện trên sân khấu. Với người nhạc sĩ trong chương trình hôm nay, bên cạnh các tác phẩm của ông, thì đó là cách sống, là tấm lòng ông để lại cho cuộc đời, cho những người hát ca khúc của ông. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, người luôn xuất hiện bên cây dương cầm trên sân khấu.
Nếu ai đã quen với hình ảnh một người đàn ông gầy gò, nhỏ người, mái tóc nhuộm trắng màu thời gian, hàng đêm ngồi say mê trải đều mười ngón tay trên phím dương cầm ở khách sạn Sofitel Plaza Sài Gòn, thì từ nay sẽ không còn được nhìn thấy và nghe tiếng đàn ấy nữa.

vendredi 10 juin 2022

Nhạc Sĩ Nhật Bằng - Nguyễn Đình Toàn

 Cũng như Phạm Ðình Chương, Nhật Bằng xuất hiện cùng một lúc với ban hợp ca do chính ông thành lập và điều khiển gồm bốn anh em: Nhật Bằng, Nhật Phượng, Thể Tần, Hồng Hảo, và sau, thêm Tường Vi, hiền thê của Nhật Bằng, đó là ban hợp ca Hạc Thành. 

Nói về ban hợp ca Hạc Thành mà không có được một bài hát nào do họ trình bày, thật là một điều đáng tiếc. Nhưng e rằng, hiện không còn ai giữ được cái tài liệu quý báu đó, kể cả chính Nhật Bằng. Bởi vì nghệ thuật hợp ca của chúng ta khi ấy còn được coi là mới. Và, ban hợp ca Hạc Thành không có được tầm vóc của ban hợp ca Thăng Long, nên chưa có đĩa nhạc thương mãi nào lưu giữ tiếng hát của họ. Băng ghi âm thì chỉ vài đài phát thanh như Sài Gòn và Quân Ðội là có. Nhưng qua hai biến cố Mậu Thân và 75 đã mất hết. Những gì ban hợp ca Hạc Thành hát trước đó, từ cái thời họ còn ở Hà Nội thì lại càng không hy vọng gì tìm thấy. 

jeudi 9 juin 2022

Còn Tiếng Hát Gởi Người - Trần Quang Lộc

Những tác phẩm nổi tiếng của Trần Quang Lộc như "Về Đây Nghe Em", "Em Còn Nhớ Huế Không", "Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội", "Chợt Nghe Em Hát" vẫn đang được ái mộ mặc dù đã được sáng tác nhiều năm về trước. 

Nhạc của ông không bị lệ thuộc thời gian. Ca khúc “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” tuy được sáng tác vào năm 1972 nhưng người nghe khó phân biệt được nó với những ca khúc về Hà Nội trong thời gian gần đây. 

lundi 6 juin 2022

Dòng nhạc “Nghệ thuật” (art song) của nhạc sĩ Cung Tiến và những ca khúc ít được biết đến

Trong cùng năm 1953, khi mới 15 tuổi, nhạc sĩ Cung Tiến cho ra đời hai nhạc phẩm nổi tiếng là Hoài Cảm và Thu Vàng, trở thành những ca khúc trữ tình bất hủ suốt 70 năm qua. Năm 18 tuổi, ông viết tiếp Hương Xưa, cũng lại là một tuyệt tác của tân nhạc. 

Nhắc đến nhạc sĩ Cung Tiến, trước tiên người ta thường nhắc đến 3 ca khúc Hoài Cảm, Thu Vàng, và Hương Xưa. Tuy nhiên thời gian sau này khi nhắc đến những tác phẩm của mình, nhạc sĩ Cung Tiến thường cho rằng những bài hát đầu tay của ông (là Hoài Cảm, Thu Vàng) được sáng tác vào thời tuổi còn non nớt, là những bài “nhạc phổ thông”, không có nhiều tính nghệ thuật. 

HƯƠNG XƯA LƯU LUYẾN TIẾNG NGUYỆT CẨM - Nguyễn Hoàng Dũng

HƯƠNG XƯA LƯU LUYẾN TIẾNG NGUYỆT CẨM 

Đã mấy Thu Vàng nhân cố mơ? 
Hương Xưa, Mắt Biếc nhớ Đôi Bờ 
Cô Tô, Lệ Đá Xanh Hoài Cảm 
Tấu khúc ngư trầm Nguyệt Cầm tơ 
 
Bảy ca khúc có tên trong bài tứ tuyệt trên chưa phải là trọn vẹn gia tài âm nhạc của Cung Tiến, tuy nhiên, chúng phải được kể là những nhạc phẩm đặc sắc nhất mà ông để lại cho đời, nhất là những tuyệt phẩm mang âm hưởng bán cổ điển độc đáo, sang trọng, quý phái như “Hương Xưa”, “Nguyệt Cầm”, “Lệ Đá Xanh”. 

dimanche 5 juin 2022

CUNG TIẾN: CUNG ĐÀN XƯA ĐÃ ĐỨT!…

CUNG TIẾN: Cố nhân xa rồi có ai về lối xưa! 

"Thời gian tựa cánh chim bay 
Qua dần những tháng cùng ngày 
Còn đâu mùa cũ êm vui 
Nhớ thương biết bao giờ nguôi..." 

Nhạc sĩ Cung Tiến vừa qua đời ngày 10/5/2022 tại Hoa Kỳ, ở tuổi 83, và mới được hỏa táng vào ngày 2 tháng 6 năm 2022. 
CUNG ĐÀN XƯA ĐÃ ĐỨT!… 

R.I.P NHẠC SĨ CUNG TIẾN

vendredi 3 juin 2022

Nhạc sĩ Nhật Bằng – Một nhạc sĩ tiền chiến nổi danh trước năm 1975

Nhạc sĩ Nhật Bằng được biết đến qua nhiều ca khúc иổi tiếng và được nhiều khán thính giả yêu thích như: Đợi chờ (cùng viết với Phạm Đình Chương), Khúc Nhạc Ngày Xuân, Ánh Sáng Đồng Quê, Dạ Tương Tư Sầu, Một Chiều Thu, Thuyền Trăиg (cùng với Nhật Bằng & Thanh Nam), Dạ Tương Sầu, Lỡ Làng, Bóng Chiều Tà,… ông là một nhạc sĩ tiền cнιếɴ иổi danh trước năm 1975. 

 Nhật Bằng sinh ngày 12 tháng 7 năm 1930 tại Hà Nội, tên khai sinh của ông là Trần Nhật Bằng. Ông được sinh ra trong một gia đình nho giáo, bố mẹ ông sinh được 4 người con đó là ông và 3 người em gồm Nhật Phượng, Hồng Hảo và Thể Tần. Cha ông người gốc Thanh Hóa là một côɴԍ chức cao cấp thời Pháp và đệ nhất Cộng Hòa.

jeudi 2 juin 2022

Ngàn Năm Mây Bay - Nguyễn Hiền

Nguyễn Hiền, nhạc, thơ tràn muôn lối

*- Tôi nhớ, vào một buổi tối, sau ngày ông mất, lúc đang ngồi ở bàn computer tôi bỗng nghe một giọng hát cất lên. "Chiều tím không gian mênh mang niềm nhớ..." Một bài của Nguyễn Hiền. Người ta đang cho phát thanh lại một bài nhạc cũ của ông. Tôi ngồi yên lặng một lúc, lắng nghe... Bỗng dưng tôi cảm thấy thèm hết sức một hơi thuốc. Tôi vẫn để gói thuốc lá trong ngăn kéo bàn làm việc, lâu lâu kéo một điếu khi bè bạn đến chơi. Có khi tôi quên bẵng đi, khá lâu không đụng tới.