lundi 30 septembre 2019

Trump làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt chưa từng thấy trong lịch sử - Vĩnh Tường

BM
Bên ngoài thì chủ nghĩa toàn cầu hóa xã nghĩa đã được Obama và chính phủ toàn cầu tiềm ẩn đặt nền móng và khai triển, xâm thực gần như chỉ cần hai nhiệm kỳ thứ ba, thứ tư, đặt để cho bà Clinton nữa là xong việc, đại công cáo thành - kể như nghị trình lý tưởng toàn cầu xã nghĩa tái khởi hoàn thành sau khi sườn nhà LBXV sụp đổ, và Obama sẽ trở thành vĩ nhân thời đại như mơ ước. Có người đã đinh ninh rằng tư tưởng ấy đã sụp đổ, tan biến luôn, nhưng sự thật tất cả đều đã lầm lẫn

dimanche 29 septembre 2019

Nhớ Sĩ Phú – Người lính hát tình ca

Những ngày của Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975, tại căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, rất nhiều những chiếc trực thăng vội vã cất cánh rời khỏi Việt Nam trong tình trạng hỗn loạn, không mệnh lệnh. Những chiếc phi cơ rời đường băng mang theo hàng nghìn sĩ quan cùng gia đình, người thân, và mang theo cả một thiếu tá Binh Chủng Không Quân. Để rồi 25 năm sau đó, tiếng hát trữ tình, tha thiết của ông tiếp tục cất lên ở xứ lạ với những bản tình ca da diết. Đó là cố danh ca Sĩ Phú.
Phố núi cao, phố núi đầy sương
May mà có em, đời còn dễ thương… (Còn chút gì để nhớ)


Vũ Linh: Cuộc chiến leo thang

Phải công nhận trong lịch sử chính trị Mỹ, chưa có một tổng thống nào bị phe đối lập tìm mọi cách lật đổ, bác bỏ ‘ý dân’, coi kết quả bầu cử TT Trump như pha.
Từ gần 3 năm qua, những ai theo dõi chính trị Mỹ đã thấy vô số kể phương thức mà đảng DC đã sử dụng để tìm cách trước hết cản không cho một tổng thống dân bầu được nhậm chức, rồi sau khi thất bại, tìm mọi cách ‘đảo chánh’. Mỗi lần phe ta ra tay là thiên hạ lại nghe “Xong rồi, Trump tiêu tùng rồi!”.

samedi 28 septembre 2019

Diễn văn của Tổng thống Trump tại Phiên họp thứ 74 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Image result for DIỄN VĂN CỦA TỔNG THỐNG TRUMP TẠI PHIÊN HỌP THỨ 74 CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG LHQTỔNG THỐNG TRUMP: Cảm ơn quý vị rất nhiều. Kính thưa ông Chủ tịch, Tổng thư ký, các đại biểu, đại sứ, và các nhà lãnh đạo thế giới:
Bảy thập kỷ lịch sử đã đi qua hội trường này, với tất cả sự phong phú và kịch tính. Nơi tôi đứng, thế giới đã nghe thấy từ các tổng thống và thủ tướng ở đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh.

mercredi 25 septembre 2019

Ả-RẬP SAUDI - HK và IRAN - Thế Cờ Phải Giải…- Vĩnh Tường

Từ thời Tổng thống Bush, Iraq, Bắc Hàn và Iran bị xem là các trục ác ma. Iraq, Bắc hàn kể như lần lượt vào quỹ đạo của Hoa Kỳ (HK). Bây giờ đến lược trục Iran phải xoay. 
Về quan hệ giữ Ả-rập Saudi (Saudi Arabia) Hoa Kỳ (HK) với Iran, có lẽ chúng ta phải chịu khó lần lượt dạo qua những yếu tố lịch sử có liên quan, để có cái nhìn toàn cục.

mardi 24 septembre 2019

Bình Luận - Chính Trị (22/9/2019)

- Vũ Linh: Vẫn Chuyện Truyền Thông Mỹ
- Tin vắn Hoa Kỳ cuối tuần 21/9/2019
- Thời Sự Hàng Tuần, 21/9/2019 – Chết vì Opioid!
- Ký Thiệt: “Cái bụng” nước Mỹ



Giai thoại bài hát Dư Âm – Hẹn em từ muôn kiếp trước…

Bài hát nổi tiếng Dư Âm được biết đến như là ca khúc tiền chiến duy nhất của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Cho đến nay, Dư Âm vẫn được xem là một trong những bài hát  tiêu biểu nhất của thời kỳ tân nhạc lãng mạn thập niên 1940.



lundi 23 septembre 2019

Đà Lạt trời mưa - Phạm Tín An Ninh

https://baomai.blogspot.com/Tôi đến Đà Lạt đúng vào một ngày mưa. Mưa tầm tã. Ngồi trong nhà Thủy Tạ, nhìn những hạt mưa bay giăng kín rừng thông, phủ mờ khu phố Hoà Bình, và rơi lả tả xuống mặt hồ Xuân Hương, tôi mơ hồ như những giọt nước mắt của người góa phụ đã từng một thời nhan sắc.

Người con gái vừa đến gặp tôi làm cho tôi mỉm cười với sự so sánh lạ lùng này. Bởi cô ta cũng xinh đẹp, và dù có nở nụ cười tỏ ra mừng rỡ khi chào tôi, vẫn không giấu được nét buồn trong đôi mắt. Một nỗi buồn có cái gì xót xa sâu lắng lắm. 

dimanche 22 septembre 2019

để tưởng niệm một người anh - Phạm Tín An Ninh

Lần cuối cùng tôi gặp lại anh, khoảng tháng 7 năm 1978 tại Nghĩa Lộ. Trong những người tù ốm o đang vác những bó nứa, băng qua khu ruộng khô mà đám tù chúng tôi đang “lao động” , bất ngờ tôi nhận ra anh, khi anh hỏi xin bọn tôi một ngụm nước. Tôi ngỡ ngàng đứng nghiêm đưa tay lên chào:
–         Đại Tá!
Anh nhìn lên, nhận ra tôi và nở nụ cười:
–         Mi ở đây à? Chừ còn tá với tướng chi mi. Mi khỏe không?

Vũ Linh: Vẫn Chuyện Truyền Thông Mỹ

Từ cả chục năm nay, kẻ này đã viết quá nhiều bài về cái gọi là ‘Truyền Thông Dòng Chính’ Mỹ, viết tắt là TTDC, dịch nôm na từ “Main Stream Media’. Có thể nói lý do chính khiến kẻ này phải lò mò gõ bàn phím trên Việt Báo trước đây và Diễn Đàn Trái Chiều (DDTC) lúc sau này là muốn có một tiếng nói ‘trái chiều’ với cái truyền thông đó, để độc giả trong cộng đồng tỵ nạn chúng ta có dịp nhìn thấy mặt trái của chính trường lề phải, xuôi chiều và phải đạo chính trị của Mỹ.

samedi 21 septembre 2019

Tấm Vạt Giường - Tiểu Tử

tamvacgiuongHồi đó, tôi làm mướn cho ông Cả Bảy. Mấy ngày đầu, ngày nào cũng chèo xuồng qua bên kia sông để giữ ruộng cho ổng. Hồi ổng kêu tôi làm việc cho ổng, ổng nói: «Hổng có gì, nhưng có  mặt mầy ở bển tụi nó không dám phá lúa!» Ổng nói ‘phá’ để tránh nói ‘ăn cắp’ nghe… nặng lỗ tai!

Mà thiệt! Công việc hổng có gì gọi là nặng nhọc. Tôi treo võng giữa hai cây gáo lớn cạnh bờ sông, rồi nằm tòn ten trên đó ca tới ca lui mấy câu vọng cổ, lâu lâu trèo lên cây gáo ngồi nhìn ruộng lúa minh mông kéo dài tới rừng tràm nằm phía trong xa, xa cỡ đôi ba dặm hú. Đó là chiều sâu. Còn chiều ngang là nằm dài theo con sông Cái, có con rạch No làm ranh phía trên, chỗ tôi treo cái võng, và con rạch Bù Xu làm ranh phía dưới. Từ rạch No muốn nhìn thấy rõ rạch Bù Xu phải xè bàn tay đưa lên ngang mày che bớt ánh sáng! Nói như vậy, để thấy ruộng ông Cả Bảy lớn biết ngần nào…

sắt son - Phạm Tín An Ninh

Không ngờ tôi lại là người bưng tấm ảnh chị Ngà theo sau quan tài của chị. Và cũng chính tôi là người đào huyệt chôn chị. Đám ma của chị có lẽ là một đám ma buồn nhất mà tôi chứng kiến. Có cái chết nào lại không buồn. Những ngày ở trong trại “cải tạo”, tôi đã từng khiêng xác vài người bạn tù đi chôn ở ven triền núi hoang vắng đến lạnh lẽo, trong cảnh nhá nhem của buổi chiều đông trên khu núi rừng Việt Bắc. Nhưng đó là chuyện trong tù, còn hôm nay ngay trên làng quê mình, chị Ngà đến nơi an nghỉ cuối cùng mà không có một người ruột thịt tiễn đưa, ngay cả cái áo quan cũng do bà con láng giềng góp tiền mua cho chị.


Người Con Gái Phú Hòa - Phạm Tín An Ninh

Ôi những con đường đến tự đâu
Một lần gặp gỡ ngã tư nào
Rồi trong vô hạn chia lìa miết
Có cuốn theo mình bụi của nhau?
(Tô Thùy Yên)

K hi ra khỏi quân trường, cầm tờ sự vụ lệnh lên trình diện đơn vị tại Ban Mê Thuột, tôi cứ ngỡ là suốt đời binh nghiệp của mình sẽ gắn liền với rừng núi cao nguyên. Nhưng không ngờ  tiểu đoàn của tôi được chọn làm đơn vị trừ bị cho quân đoàn, nên nhiều khi buổi sáng còn ở trong núi rừng Quảng Đức, Lâm Đồng, buổi chiều lại có mặt ở bờ biển Bình Tuy, Cam Ranh, Phan Thiết

vendredi 20 septembre 2019

ĐƯỢC ĐI HỌC THÌ ĐỪNG ĐI ĂN CẮP !!! - Đỗ Trung Quân

Tản văn dưới đây của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã làm nhiều cư dân mạng xúc động và thú vị. Ông gợi lên hình ảnh của tiệm sách Khai Trí và người chủ của nó, một nơi thân quen trong lòng người Sài Gòn yêu chữ nghĩa.

…Tủ sách ở nhà không còn đủ cho thằng nhóc nữa. Nó cũng hết tuổi thiếu niên từ lâu, nó nhảy lên Sài Gòn tìm được chỗ này nơi rừng sách mênh mông, nơi có thể cắm mặt vào sách từ sáng tới chiều miễn… không được mang ra mà quên trả tiền. 

Chủ đề Mùa Thu

- Một Mùa Thu nào lãng mạn - Bích Huyền giới thiêu
- Nhạc Chủ đề Thu Sầu - Đan Thanh trình bày
- Mùa Thu trong Thơ và Nhạc - Bích Huyền giới thiệu
- Phạm Mạnh Cương-Phạm Trọng Cầu - 70 Năm Tình Ca Việt Nam
- Tú Quỳnh Nhạc Tuyển 18 - Chủ Đề Mùa Thu
- Những Điệu Thu Ca - Băng Nhạc Phạm Mạnh Cương 8
- Tình Ca Mùa Thu

mardi 17 septembre 2019

Truất Phế Tổng Thống - Lại Thêm Một Bước Vào Ngõ Cụt! - Vĩnh Tường

Sau ngày kỷ niệm tang thương 11/9 – ngày mà mỗi năm dân Hoa Kỳ, người rơi nước mắt, kẻ ngậm đắng khóc thầm, và đây lại là ngày mà bà dân biểu đảng Dân Chủ, Omar đang vẫn còn tại vị dù đã có lần nói rằng “có ai đó đã làm gì đó” (somebody did something), cuối cùng thì ngay hôm sau, 12/9/2019, đảng Dân chủ ở Hạ viện đã tiến thêm một bước, ghi công vào lịch sử tệ hại nghìn năm: bắt đầu hành trình luận tội - truất phế Tổng thống Trump.

PHAN LẠC PHÚC: Kỷ Niệm ‘Tao Đàn’

Đầu năm 1956 tôi từ biệt nghề “chiến binh lội ruộng” về Phòng 5 bộ Tổng tham mưu làm sĩ quan thông tin báo chí. Lúc bấy giờ tôi chưa có vợ con gì, khoác cái ba lô lên lưng là có thể đi cùng trời cuối đất.
Về Sài Gòn chưa biết ở đâu, tôi sáp vô ở với bạn cũ Thanh Nam ở ngõ Nancy (đường Phan Văn Trị).

lundi 16 septembre 2019

ÂM NHẠC MIỀN NAM VÀ NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Nếu ai hỏi tôi rằng sau ngày 30 tháng 4, 1975 cái gì mà cộng sản không thể "giải phóng" được; cái gì vẫn âm thầm nhưng vũ bão giải phóng ngược lại tâm hồn khô khốc của người dân miền Bắc lẫn nhiều cán binh cộng sản; cái gì vẫn miệt mài làm nhân chứng cho sự khác biệt giữa văn minh và man rợ, giữa nhân ái và bạo tàn, giữa yêu thương và thù hận; cái gì đã kết nối tâm hồn của những nạn nhân cộng sản ở cả hai miền Nam Bắc... Câu trả lời là Âm Nhạc Miền Nam.

Người lính, sống chiến đấu, chết linh thiêng - Phan Nhật Nam

Để nhớ ngày 14, 15, 16 Tháng Chín, 1972 nơi Quảng Trị…
“Cờ Bay! Cờ Bay. Vừa chiếm lại hôm qua bằng máu!”
Dẫn nhập
Sau ngày mãn khóa Trường Đà Lạt, 23 Tháng Mười Một, 1963, tôi qua tuổi hai mươi về trình diện Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù ở Biên Hòa, giữ chức Trung Đội Trưởng Đại Đội 72, chức vụ thấp nhất của hệ thống chỉ huy lục quân. Từ giờ phút mang chiếc sac marin đi giữa hai hàng lính nhảy dù vào văn phòng tiểu đoàn trưởng cuộc đời tôi hoàn toàn đổi khác…

dimanche 15 septembre 2019

Bình Luận - Chính Trị (15/9/2019)

- NGÔI SAO ĐANG … LẶN: BERNIE SANDERS - Vũ Linh
- Chuyện Bên Đường - Tháng 9, 2019 - Bài 3
- Thời Sự Hàng Tuần, 14/9/2019 – 18 Năm sau vụ khủng bố 9/11
- Ký Thiệt: Trời sập?
- Chuyện Bên Đường -Tháng 9, 2019 (Bài 2)
- Tưởng niệm ngày 9/11 -18 năm sau (2001-19)
- Tin Vắn SEPTEMBER 14 – 2019

samedi 14 septembre 2019

Chuyện Bên Đường - Tháng 9, 2019 - Bài 3

CBD-9-3Tranh luận kỳ 3 giữa các ứng cử viên đảng Dân Chủ tại Texas, xem ra không nhiều thay đổi thứ tự xếp hạng với Joe Biden đứng đầu, Bernies Sanders, Elizabeth Warren, hai người kế tiếp là Kamala Harris, và Pete Buttiagieg (Boo-tu-Juhj). Joe Biden có vẻ giảm chống Barack Obama, ngược lại, theo chiều hướng trở lại hãnh diện là phó của Obama. Điều này có hai lý do, sau một thời gian loay hoay với đường lối của riêng mình để tranh cử, Biden, không tìm ra được chính sách nào, có thể vì 8 năm làm phó, và khoảng 40 năm làm TNS, Joe Biden bị thụ động, không có lối thoát riêng về đường lối. Hơn nữa, Joe Biden được đảng Dân Chủ xem như là ứng cử viên Dân Chủ, không phải Dân Chủ Xã hội như hai người kia là Warren và Sanders.

NGÔI SAO ĐANG … LẶN: BERNIE SANDERS - Vũ Linh

D_OZJG_XYAEj1aWTrên diễn đàn này, chúng ta đã có dịp truy cứu lý lịch ba đời bốn kiếp của 3 ngôi sao sáng giá nhất của đảng DC đưa ra để chạy đua vào Tòa Bạch Ốc cùng với TT Trump, là cụ Joe Biden, bà Kamala Harris, và cụ bà Elizabeth Warren.

vendredi 13 septembre 2019

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang – Người chọn nước Việt làm quê hương

Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống trỗi dậy hùng cường đi lên…
Đó là lời nhạc trong bài hát “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”, ra đời năm 1966, nhạc phẩm tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, con chim đầu đàn của phong trào Du ca Việt Nam. Những giai điệu của bài ca bất tử này, mỗi khi nghe lại đều khiến lòng người rạo rực một nguồn sống dâng lên khó tả.

mercredi 11 septembre 2019

“đây là chương trình Dạ Lan, tiếng nói của những người em gái hậu phương…”

Đầu thập niên 1960, ở miền Nam Việt Nam chưa có vô tuyến truyền hình, phải đến năm 1966 mới thành lập đài truyền hình ở Saigon. Thời điểm này người ta chủ yếu đón chờ thông tin từ 2 đài phát thanh, đó là Đài Tiếng Nói Việt Nam và Đài Phát Thanh Quân Đội. Thường là sau bữa cơm chiều, người ta mở Radio để nghe Dạ Lan – “Em gái hậu phương” giới thiệu những bài nhạc mới.

Gọi tên Sài Gòn trong những khúc tình ca - Cát Linh, RFA

Đường phố Sài Gòn năm 1945.Nhà thơ Du Tử Lê từng nói, nếu tên của một người con gái nào đó xuất hiện trong nhạc phẩm của người nhạc sĩ thì thường đó là một tình yêu sâu đậm, cho dù chỉ là thoáng qua trong thời gian ngắn ngủi.
Nội dung chương trình tuần này đề cập về một cái tên được nhiều nhạc sĩ cùng nhắc đến trong các sáng tác của mình. Cái tên ấy là tình yêu sâu thẳm không chỉ của riêng người viết nhạc, mà còn là nỗi nhớ chưa bao giờ nguôi ngoai trong tâm trí của nhiều người, dù đã 41 năm đi qua.
Đó là tình yêu dành cho Sài Gòn.

Nhà thơ Kim Tuấn – “chiều đông nào nhung nhớ…” – Những ký ức về Pleiku ngày cũ

Anh cho em mùa Xuân
nụ hoa vàng mới nở
chiều Đông nào nhung nhớ
đường lao xao lá đầy
chân bước mòn vỉa phố
mắt buồn vin ngọn cây…
Tôi sẽ lại được nghe lời ca ấy khi Tết đến, thơ Kim Tuấn, Nguyễn Hiền phổ nhạc. Tôi được đọc thơ anh đã lâu, nhất là cứ vào tối 30 Tết mỗi năm là tôi đón đợi nghe bài thơ được phổ nhạc của anh. Có một cái gì dịu dàng trong đó. Có không khí của mùa Xuân trong đó, mùa Xuân trong lòng người xưng em.

mardi 10 septembre 2019

Hoàng Chi Phong: Chúng tôi khát khao một ngày Hồng Kông thoát khỏi độc tài

Cuối tuần qua, khi bạo lực nổ ra ở Hồng Kông sau khi chính quyền thành phố từ chối cấp phép cho một cuộc biểu tình ôn hòa, Hoàng Chi Phong, cậu sinh viên trẻ 22 tuổi, lãnh đạo một đảng phái ở thành phố này đã ghi lại những mong muốn của mình trong hoàn cảnh đang bị một lệnh bắt treo lơ lửng trên đầu, điều mà rất nhiều người coi là có động cơ chính trị:

“Những Đóm Mắt Hỏa Châu” và hình ảnh của ‘hỏa châu’ ở thành đô Saigon ngày xưa

“Những Đóm Mắt Hỏa Châu” là một trong những bài hát đầu tiên trong sự nghiệp của nhạc sĩ Hàn Châu, và cũng là một trong những bài nhạc thời chinh chiến được công chúng yêu thích nhất. Bài viết này sẽ tìm hiểu về hình ảnh “hỏa châu” và hoàn cảnh sáng tác của bài hát bất hủ này.
Trong tờ nhạc bài hát Những Đóm Mắt Hỏa Châu phát hành trước năm 1975, nhạc sĩ Hàn Châu ghi lời đề tựa như sau: Mượn tựa một bài thơ của thi sĩ Tường Linh.

lundi 9 septembre 2019

* ĐỐT CỜ MỸ!.

L’image contient peut-être : 3 personnes, nuit, feu et plein air* ĐỐT CỜ MỸ!.

Mấy tuần truớc được hân hạnh mời tham dự đêm lửa trại của Hướng Đạo Sinh Hoa Kỳ ở một khu rừng thuộc tiểu bang Virginia.

Mở đầu chương trình là các phần đóng góp văn nghệ của các Huớng Đạo Sinh. Phần lớn là các màn thoại kịch pha trò chọc cười. Các em đóng dở quá hổng khôi hài gì hết trơn, nhưng để khuyến khích nên mình vỗ tay bôp bốp và cười rộ lên như mọi người để động viên tinh thần.

Hình ảnh lá CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ.

ThumbnailQuân đội Hoa Kỳ sẽ xây dựng ít nhất hai lực lượng đặc nhiệm mới đa miền (multi-domain task forces), một cho khu vực Châu Âu và lực lượng đặc nhiệm thứ hai cho khu vực Thái Bình Dương. Nhưng đó chỉ là sự khởi đầu của những gì mà TT Trump và một số nhà lãnh đạo xem như là tương lai của Army operations.

Trầm Tử Thiêng - Một đời ‘Tưởng Niệm’ - Cát Linh,

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/singer-compos-ttthieng-11082015073733.html/Tram-tu-Thieng.jpg/@@images/597bd49d-b548-42fe-aea6-4b31279cf860.jpegCó một người nhạc sĩ mà gia tài âm nhạc ông để lại rất đa dạng và phong phú. Những sáng tác của ông là một mảng ghép giữa cuộc đời, tình yêu, và thân phận. Chúng ta sẽ thấy một Kinh khổ hoàn toàn không có tương quan với Mười năm yêu em. Hay một Mộng sầu sẽ hoàn toàn khác hẳn với Một đời áo mẹ áo em. Đó là cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, tác giả của những ca khúc bất hủ về tình yêu và chiến tranh. Cuối đời mình, ông đã cùng với nhạc sĩ Trúc Hồ viết lên những bản hợp ca oai hùng nói về tình yêu quê hương, nhân loại.

Trầm Tử Thiêng, người viết “Kinh Khổ” - Giao Chỉ

Ngày thứ Bảy 17 tháng 12-2005 tại San Jose có tổ chức đêm văn nghệ dành cho các nhạc phẩm của Duy Khánh và Trầm Tử Thiêng. Chúng tôi sẽ tham dự và nghĩ rằng những đêm chủ đề như thế nếu chúng ta biết một đôi chút về tác giả thì sẽ cơ hội thưởng thức đậm đà hơn. Và tôi chọn viết bài về Trầm Tử Thiêng. Thêm vào đó, tôi có đôi chút tình nghĩa với bài Kinh Khổ. Bài nhạc đúng như tên gọi. Hát lên như tiếng cầu kinh. Nhịp điệu trầm thống, lời nhạc lạ lùng và hết sức đau khổ.
Tác giả viết về một đất nước mà con dân từng đàn lũ cứ lần lượt ra đi, rồi lần lượt trở về. Và sau cùng là những tha ma mộ địa.

dimanche 8 septembre 2019

Dương Như Nguyện: My Father’s Accordion — Chiếc Phong Cầm Của Bố Tôi

VTT 36 DNNguyen 2Thay lời tựa:
“Tôi yêu lắm cái linh hồn,
Gọi là tinh thần luân lý giáo khoa thư
Vất vưởng theo bước chân người Việt Nam tị nạn
Tôi luôn tìm chỗ nương náu
Cho cái linh hồn mờ phai ấy
Trong xã hội nhiễu nhương này
Hôm qua, hôm nay, ngày mai, và nhiều ngày sau nữạ
Tôi đã bắt đầu và tiếp tục cuộc hành trình.
Vào nước Mỹ thênh than

Tôi đi,
Nương theo linh hồn luân lí giáo khoa thư của Việt Nam nhỏ bé
Đi mà nhớ mãi,
Tiếng đàn của một ông giáo,
Tiếng Phong Cầm của Bố Tôi.”

Trần Thị Như Hoài An

Bình Luận - Chính Trị (8/9/2019)

  - Vũ Linh: SO SÁNH DÂN CHỦ - CỘNG HÒA
- Vũ Linh: Tin vắn Hoa Kỳ tuần 7/9/2019
- Thời Sự Hàng Tuần, Ngày 7 tháng 9, 2019 – Tình hình Biển Đông
- Ký Thiệt: Lịch sử sang trang?
- Chuyện Bên Đường – Tháng 9, 2019 (Bài 1)

SO SÁNH DÂN CHỦ - CỘNG HÒA - Vũ Linh

Aucune description de photo disponible.SO SÁNH DÂN CHỦ - CỘNG HÒA

Trước mùa bầu cử lớn năm tới, khi ta phải lựa chọn từ tổng thống đến các quan chức liên bang, tiểu bang, và địa phương, giữa các ứng cử viên của hai chính đảng Mỹ, ta cần phải nhớ lại quan điểm và chủ trương của hai đảng để có thể bỏ phiếu trong sự hiểu biết và chọn đúng người.

samedi 7 septembre 2019

“Đệ nhất thi sĩ miền Nam” Vũ Hoàng Chương – Lạc loài trong cõi nhân sinh

Khi tiếng kêu đớn đau của thi sĩ Hàn Mặc Tử ở phương Nam chợt vụt tắt, thì vòm trời thi ca đất Việt dường như chỉ còn một Vũ Hoàng Chương đang quằn quại với những vết thương xẻ nát tâm hồn. Thì kỳ lạ thay, từ chính vết thương đang rỉ máu ấy lại vẽ ra một lối đi riêng, một con đường cho thi ca ngay từ buổi đầu đến với thơ mới.

jeudi 5 septembre 2019

Cô Hàng Nước và Cô Hàng Cà Phê – Hai “cô hàng” đầu tiên của làng Tân nhạc Việt Nam

Dưới ảnh hưởng của cơn bão “mưa Âu gió Á”, bên cạnh sự tồn tại ngàn năm rủ bóng của giá trị cũ thì đầu thế kỷ 20, “những cái Tôi” bắt đầu chộn rộn, đảo lộn. Các giai tầng mới ra đời, những hệ lụy văn hóa trộn lẫn.
Khi Nguyễn Bính viết “Chân quê” thì cô gái mặc yếm lụa sồi, cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ngày xa xưa ấy đã ít nhiều phấn hương thị thành, trở về soi bóng và khuấy động vẻ tĩnh lặng của giếng làng Khổng giáo. Và trong cuộc chuyển giao lịch sử ấy, tôi muốn kể lại chân dung hai “cô hàng” đầu tiên của làng Tân nhạc Việt Nam, một quen thuộc, một lạ lẫm của cái buổi ban đầu lưu luyến ấy, đó là “Cô hàng nước” của nhạc sĩ Vũ Huyến và “Cô hàng cà phê” của nhạc sĩ Canh Thân.

Ca sĩ Mai Hương – Viên ngọc quý của tân nhạc Việt Nam

Cho đến bây giờ, mặc dù trải qua nhiều năm tháng cùng với những thay đổi về hoàn cảnh xã hội và thời cuộc, Mai Hương vẫn luôn giữ cho mình một chỗ đứng cao trong âm nhạc Việt Nam.
Tiếng hát phảng phất nét sang cả với một âm vực đặc biệt của Mai Hương hình như chỉ thích hợp với những sáng tác phẩm giá trị, từng một thời lôi cuốn được rất nhiều khán thính giả của các chương trình phát thanh và truyền hình tại Việt Nam trước năm 75.

mercredi 4 septembre 2019

CHUYẾN TÀU ĐÊM

L’image contient peut-être : texteDưới đây là câu chuyện của một nữ nhà báo có nick là Lâm Nguyễn kể về một sự kiện bi thảm tại Côn Đảo sau ngày 30-4-1975. Cô ấy tâm sự với tôi, cô luôn day dứt về nó vì chưa dám kể ra trước đây do sợ bị làm khó dễ khi viết ra sự thật giống như trường hợp của tôi. Vì vậy, tôi xin chia sẻ với mọi người câu chuyện của Lâm mà cô mới vừa post lên phây sau nhiều lần đắn đo cân nhắc. Xin cầu nguyện cho những người đã chết một cách oan khốc vì thời cuộc và mong hương hồn họ sớm siêu thoát!

mardi 3 septembre 2019

Thư gửi Con Cháu - Nguyễn Văn Phú

imageCác con thân yêu,

Nay, bố mẹ tuổi đã 80, thế cũng là khá thọ so với các thế hệ trước bố mẹ. Bố mẹ đã nhiều lần nói chuyện với các con về một số vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng có đủ các con cùng nghe. Hơn nữa, không chắc các con đã nhớ hết những lời nói của bố mẹ. Vì thế mới có lá thư này để tóm tắt những ý kiến chính mà bố mẹ muốn gửi đến các con. Còn các cháu thì chỉ nói mà ít đọc được tiếng Việt, nên các con hãy liệu cách truyền đạt lại ý của bố mẹ và giảng giải cho các cháu biết, chẳng những biết mà phải hiểu kỹ những điều bố mẹ viết ra đây ngày hôm nay.


dimanche 1 septembre 2019

Nhạc sĩ Lam Phương

ảnh 1

Trong mục này kỳ trước, chương trình về cố nhạc sĩ Trúc Phương, nhà báo Nguyễn Đình Toàn có đề cập đến một tên tuổi khác nữa, người miền Nam, là nhạc sĩ Lam Phương. Theo ông, nếu lời ca của Trúc Phương làm nên cái quyến rũ thì âm hưởng của vọng cổ Nam phần là cái duyên thầm trong nhạc Lam Phương.

Ca khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” và những mối tình học trò khó quên

Giới trẻ (và ngay cả giới già) ngày trước chắc không mấy ai không biết đến 2 bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc tuyệt vời là bài Động Hoa Vàng và Ngày Xưa Hoàng Thị của thi sĩ Phạm Thiên Thư.
Người thi sĩ đã vẽ nên trong tâm tưởng chúng tôi ngày ấy cả một động hoa vàng rực rỡ, có cô Hoàng Thị Ngọ đội nón lá mặc áo dài trắng, vẫn đẹp ngây thơ như chưa hề có hơn nửa thế kỷ đã trôi qua.

Về việc Mỹ có thể đòi Bắc Kinh trả nợ cách đây 108 năm

Aucune description de photo disponible.Tuần rồi Tracy Alloway có một bài viết “Collectors of pre-Communist debt are lobbying the White House to force Beijing to make good” trong Bloomberg Businessweek, rất đáng được chú ý. BlueSky xin tóm tắt sơ lược bài viết như sau.

Bloomberg đã bình luận rằng, bước đi kế tiếp của TT Donald Trump sắp tới trong trận thương chiến với Trung cộng đang càng ngày càng khốc liệt, chắc chắn sự việc ấy sau này có thể sẽ được ghi lại trong sách sử.

Bình Luận - Chính Trị (1/9/2019)

- Vũ Linh: KINH TẾ TRUMP
- Đỗ Văn Phúc: Green New Deal
- Đại-Dương: G-7 đối diện với khát vọng và thực tế
- Về việc Mỹ có thể đòi Bắc Kinh trả nợ cách đây 108 năm