Ôi những con đường đến tự đâu
Một lần gặp gỡ ngã tư nào
Rồi trong vô hạn chia lìa miết
Có cuốn theo mình bụi của nhau?
(Tô Thùy Yên)
K hi ra khỏi quân trường, cầm tờ sự vụ lệnh lên trình diện đơn vị tại Ban Mê Thuột, tôi cứ ngỡ là suốt đời binh nghiệp của mình sẽ gắn liền với rừng núi cao nguyên. Nhưng không ngờ tiểu đoàn của tôi được chọn làm đơn vị trừ bị cho quân đoàn, nên nhiều khi buổi sáng còn ở trong núi rừng Quảng Đức, Lâm Đồng, buổi chiều lại có mặt ở bờ biển Bình Tuy, Cam Ranh, Phan Thiết
Một lần gặp gỡ ngã tư nào
Rồi trong vô hạn chia lìa miết
Có cuốn theo mình bụi của nhau?
(Tô Thùy Yên)
K hi ra khỏi quân trường, cầm tờ sự vụ lệnh lên trình diện đơn vị tại Ban Mê Thuột, tôi cứ ngỡ là suốt đời binh nghiệp của mình sẽ gắn liền với rừng núi cao nguyên. Nhưng không ngờ tiểu đoàn của tôi được chọn làm đơn vị trừ bị cho quân đoàn, nên nhiều khi buổi sáng còn ở trong núi rừng Quảng Đức, Lâm Đồng, buổi chiều lại có mặt ở bờ biển Bình Tuy, Cam Ranh, Phan Thiết
Người Con Gái Phú Hoà-Phạm Tín An Ninh-Thanh Phương
Một ngày cuối năm 1966, sau hai tháng
đánh đấm ở Bình Định, Phú Yên, đơn vị tôi cùng một chi đoàn thiết quân
vận tăng phái, được tàu hải quân bỏ xuống bờ biển Nha Trang. Trong đám
lính phong trần, có lẽ tôi là thằng mừng vui nhất, không phải đang từ
một vùng lửa đạn được đổi đến thành phố biển an bình , nhưng vì bất ngờ
được trở lại quê hương, nơi còn rất nhiều dấu vết tuổi thơ . Cuộc hành
quân mang tên “Hải Âu” này, với tôi nó còn là một “định mệnh”, khi cả
đơn vị tôi đổ quân xuống thị trấn Ninh Hòa lúc hai giờ sáng. Bởi chính
lần này cuộc đời tôi cột chặt với vùng đất có “con sông Dinh chảy qua
Cầu Sắt” này.
Hơn ba tuần trong mật khu Đá Bàn, chúng
tôi xuống Phú Gia nhận lương thực rồi kéo qua Tân Hưng, Trường Lộc và
cuối cùng về nghỉ dưỡng quân hai tuần tại Phú Hòa, một làng quê an bình
và trù phú như cái tên gọi.
Tôi tìm địa hình thích hợp để bố trí
quân, và chọn khu vườn sau một ngôi nhà lớn nằm trên vị trí khá cao bên
con hương lộ, để xin được đặt ban chỉ huy đại đội
Bà chủ nhà đón tôi bằng một nụ cười phúc
hậu của một bà mẹ thương con. Bà vui vẻ cho phép chúng tôi được xử dụng
cái hiên nhà rộng rãi và thoáng mát làm “bản doanh”. Cần bất cứ thứ gì
bà sẵn lòng giúp. Ông chủ cũng là một người nặng tấm lòng, hỏi han từng
người lính. Ông Bà xem chúng tôi như con cháu trong nhà, hơn nữa thấy
lính tráng khổ cực, Ông Bà thương. Bọn tôi ai nấy cũng cảm động trước
tấm lòng nhân hậu của Ông Bà, nhưng theo lệnh trên, không cho phép ở
trong nhà dân mà chỉ xin được ở ngoài vườn.
Hai ngày sau, thứ bảy, tôi mới phát hiện
nhiều đìều thú vị. Đúng là ở hiền gặp lành, Ông Bà có đến năm, sáu cô
con gái, mà cô nào cũng xinh đẹp, hiền thục và học hành giỏi. Nghe nói
ba cô chị thì đã đi làm hay đi học ở Nha Trang, chỉ về thăm nhà vào cuối
tuần, còn mấy cô em thì đang học ở trường trung học quận lỵ. Hỏi ra thì
hầu hết các cô nương này tôi chưa gặp nhưng đã nghe danh từ lúc tôi còn
đi học ở Nha Trang..
Là một tiểu đoàn lưu động, nên hầu hết lính tráng đều rất trẻ. Ba thằng đại đội trưởng cũng là ba thằng thiếu úy sữa. Thằng nào cũng vừa rời ghế nhà trường mới vài ba năm. Trong số này có Trần Công Lâm, cùng khóa với tôi và Đặng Trung Đức, khóa 19 VBĐL.
Là một tiểu đoàn lưu động, nên hầu hết lính tráng đều rất trẻ. Ba thằng đại đội trưởng cũng là ba thằng thiếu úy sữa. Thằng nào cũng vừa rời ghế nhà trường mới vài ba năm. Trong số này có Trần Công Lâm, cùng khóa với tôi và Đặng Trung Đức, khóa 19 VBĐL.
Dù sao tôi cũng là dân Khánh Hòa, nên
lúc nào cũng giữ thái độ “kính nhi viễn chi”. Hơn nữa tôi cũng vừa mới
làm quen với một cô trước Sân Vận Động, nên phải nằm lòng lời dạy của
người xưa “ăn cây nào rào cây nấy”. Trong ba thằng, Đặng Trung Đức là
hào hoa nhất. Đại đội của Đức đóng trên Gò Quít, nhưng lúc nào chàng ta
cũng có mặt trong ban chỉ huy đại đội … của tôi. Đức có tài nói chuyện,
hơn nữa anh thường tâm sự về hoàn cảnh con một của bà mẹ già sống góa
bụa trên xứ sương mù Đà Lạt, từ lúc Đức mới lên năm, nên càng được bà
chủ nhà động lòng thương. Không biết là trong mấy cô con gái lớn, Đức đã
trồng cây si cô nào,(và cũng chẳng biết có cô nào dành một ngăn nhỏ
trong trái tim cho anh không ?), nhưng mà thấy chàng ta yêu đời lắm,
miệng lúc nào cũng hát líu lo những bản tình ca.
Chưa được hai tuần, thì đơn vị nhận lệnh
di chuyển khẩn cấp vào phi trưòng Nha Trang để được bốc lên tiếp viện
cho chiến trường Quảng Đức. Chia tay, chúng tôi ai cũng mang theo lưu
luyến trong lòng. Nhưng chắc chắn Đức là thằng buồn nhất, vì chưa kịp
nói một lời tỏ tình, và cũng kể từ hôm nay, ngoài vóc dáng bà mẹ già cô
độc ở quê nhà, chàng ta còn mang theo bóng hình một người con gái Phú
Hòa vào nơi gió cát.
Tình hình chiến sự ngày càng sôi động,
đơn vị tôi lại tiếp tục nay đây mai đó. Chiến cuộc làm cho thời gian
ngắn lại và mộng mơ của những thằng lính cũng sớm nở tối tàn. Rời khỏi
Ninh Hòa, đơn vị của tôi chưa có lần trở lại. Mãi đến đầu năm 1970, khi
toàn bộ trung đoàn trên đường di chuyển từ Sông Mao (Phan Thiết) lên An
Khê, thương tình tôi, ông trung đoàn trưởng cho đoàn quân dừng lại nghỉ
chân dọc theo cải lộ tuyến Đại Hàn hai tiếng đồng hồ, để tôi ghé lại
thăm bà vợ vừa mới sinh đứa con gái thứ ba. Đặng Trung Đức chạy theo
tôi, rồi hỏi đường lên Phú Hòa, nhưng chỉ gặp được bà mẹ chủ nhà phúc
hậu năm nào. Các cô con gái, hầu hết đã theo chồng hoặc đang có người
yêu ở đâu đó.
Mùa hè năm sau, ( lúc này tôi đã được
điều về làm ở bộ chỉ huy Chiến đoàn, bản doanh tại Sông Mao), sau khi
hoàn tất chuyến bay đổ quân cho một cuộc hành quân trực thăng vận vào
một mật khu nằm giữa ranh giới Bình Thuận – Lâm Đồng, tôi trở về nhà
trong khu cư xá. Bà vợ Ninh-Hòa vừa dắt con vào thăm. Bước vào nhà, thấy
vợ tôi đang nói chuyện với hai người khách . Một sĩ quan trẻ, bô trai
và một cô gái đẹp dịu hiền có nụ cười rất xinh, mà tôi có cảm giác quen
quen. Bà xã giới thiệu bạn đồng hương, tôi mới biết hai người là một đôi
uyên ương tuyệt vời, họ vừa mơí đính hôn. Điều làm tôi ngạc nhiên, cô
gái chính là một cô em, trong mấy người đẹp Phú Hòa mà tôi đã được bà mẹ
phúc hậu cho phép đóng quân trong vườn nhà sáu năm về trước. Một trùng
hợp lý thú: hôn phu của cô, người sĩ quan vừa mới tốt nghiệp khóa 24 từ
trường Võ Bị Đà Lạt lại đuợc bổ nhiệm về tiểu đoàn Thần Ưng, mà tiểu
đoàn trưởng chính là anh bạn của tôi đã cùng đóng quân ở làng Phú Hòa
thưở trước : Đặng Trung Đức.
Gặp nhau, chưa kịp tâm tình, thì vội vã chia tay. Một đơn vị chạm địch, tôi lại phải bay lên bao vùng .
Hôm sau, tôi xách xe chạy lên gặp Đặng
Trung Đức. Tiểu Đoàn Thần Ưng của Đức là một đơn vị đánh đấm có tiếng,
đang ứng chiến tại bản doanh, làm lực lượng trừ bị cho cuộc hành quân.
Tôi hỏi Đức về Phùng, người sĩ quan Võ Bị mới bổ sung về đơn vị Đức, và
bảo Đức mời anh đến Câu Lạc Bộ Tiểu Đoàn uống nước. Hai người cùng xuất
thân từ mái trường Đà Lạt, nên họ rất trân trọng cái tình huynh đệ. Tôi
hỏi Phùng về vị hôn thê, Phùng cho biết là cô đã về lại Cam Ranh, nơi cô
làm việc, từ sáng sớm. Đức ngồi nghe nói chuyện, quay sang hỏi tôi :
– Toa bà con với Phùng à?
– Bạn có biết bà xã tương lai của Phùng là ai không ? Tôi không trả lời mà hỏi ngược lại Đức
Chàng ta tròn mắt, đứng phắt lên đập vào
vai Phùng, khi nghe tôi bảo người con gái ấy là một trong mấy cô em của
người đẹp Phú Hòa mà chàng ta đã từng mang trong tim bóng hình một
dạo.
Điều duy nhất mà Đức và tôi có thể giúp
Phùng, là hết lòng trong tình huynh đệ, chỉ vẽ những kinh nghiệm máu
xương của một người lính chiến trường. Một sĩ quan Võ Bị như Phùng, chắc
chắn anh cũng không yêu cầu chúng tôi điều gì. Hơn nữa, qui chế của Sư
Đoàn từ lúc vị Tư Lệnh danh tiếng Trương Quang Ân, dành cho một sĩ quan
Võ Bị mới tốt nghiệp là phải giữ một chức vụ tác chiến tối thiểu là bốn
năm.
Đầu mùa hè 1972, chiến truờng cao nguyên
sôi động, BTL Sư Đoàn 22 BB bị tràn ngập tại Tân Cảnh, vị Tư Lệnh hy
sinh sau khi từ chối rời căn cứ bằng trực thăng của Mỹ. Trung đoàn tôi
có lệnh di chuyển khẩn cấp toàn bộ lên Kontum. Đến Pleiku thì được tin
thành phố Kontum đang trong nguy khốn. Đường bộ lên Kontum bị chốt dày
đặt ở cao điểm Chư Pao, phi trường bị pháo kích nặng nề, phi cơ không
đáp được. Cuối cùng đơn vị tôi được lệnh không vận liên tục bằng C130
vào ban đêm. Khi vào không phận Kontum, phi cơ tắt hết đèn, đảo mấy
vòng, đáp thật nhanh, trút chúng tôi xuống cuối phi đạo rồi vội vàng bay
lên trong bóng đêm mịt mùng.
Đơn vị tôi đã giữ vững đựơc Kontum và
trở thành tuyến đầu của trận chiến Cao Nguyên trong suốt Mùa Hè Đỏ Lửa.
Chiến thắng ngày ấy dù vinh quang nhưng chúng tôi cũng đã phải trả một
cái giá không nhỏ. Ba thằng thiếu úy nhóc con, đóng quân ở Phú Hòa lúc
trước, hai thằng đã nằm xuống : Trần Công Lâm và Đặng Trung Đức, còn tôi
thì bị thương nặng phải tản thương về quân y viện Pleiku. (Có lẽ cô
gái Phú Hòa năm xưa không ngờ rằng, có một người lính vừa mang theo vào
lòng đất bóng dáng của mình, mà có một thời chàng ta đã yêu trộm nhớ
thầm trong một lần dừng quân ngắn ngủi)
Mất hai người bạn chí thân, hai chiến
hữu can trường, tôi cảm thấy thật buồn và ngao ngán chiến tranh. Vết
thương chưa kịp lành, tôi trở lại đơn vị. Một cái tin làm tôi xúc động
đến lặng người . Thiếu úy Phùng, người sĩ quan Võ Bị hiền hậu, đẹp trai
vừa mới hào hùng ngã xuống, để dang dở một cuộc tình tưởng chừng đẹp
nhất Phú Hòa. Nghe đồng đội của anh kể lại, trước khi nhắm mắt anh lấy
hết tàn hơi thì thào gọi tên người vợ sắp cưới của mình. Tôi mơ hồ nghe
tiếng gió mưa, dông bão trên ngôi nhà có khu vườn tôi đã đóng quân ngày
trước.
Chiến tranh bao giờ cũng mang theo tai
họa và để lại phía sau bao nhiêu điều bi thảm. Nhưng rồi khi cuộc chiến
kết thúc lại càng bi thảm hơn: sau tháng 4/75, bao nhiêu người tù đày,
chia ly , khốn cùng, bỏ quê lưu lạc.
Dường như sau một lần mất mát lớn lao
quá người ta dễ quên đi những nỗi buồn, những đau đớn cũ. Nhưng nếu
trong bất chợt, có điều gì gợi lên nỗi nhớ, ký ức sẽ mang mọi thứ trở về
thật nhanh, làm lòng người ta bâng khuâng ghê lắm.
Đầu năm 2003, như những con chim di xứ
gọi bầy, một nhóm bạn Ninh-Hòa của bà xã tôi, có cùng tấm lòng tha thiết
với quê nhà, với bạn cũ trường xưa, ngồi lại thành lập trang web Đồng
Hương Ninh-Hòa. Trong số những cánh chim “hải âu” đáng quý này, có một
người là chàng rể út Phú Hòa. Dù chưa một lần gặp nhau, nhưng anh đã cho
tôi thật nhiều cảm kích. Qua mỗi lần tâm tình, anh đã gợi lại trong tôi
lãng đãng một hình ảnh Phú Hòa dễ thương thuở trước.
Bây giờ Phú Hòa ngàn trùng xa cách.
Những người đẹp Phú Hòa xưa giờ đã lưu lạc bốn phương trời. Chỉ có bà mẹ
từ tâm, phúc hậu, vừa vĩnh viễn nằm lại trên quê nhà, bên cạnh chồng,
trong gió nội hương đồng, pha lẫn dư âm tiếng vui đùa của mấy cô con gái
dễ thương trong những ngày mới lớn, cùng biết bao hình ảnh đẹp đẽ của
một thời Phú Hòa hưng thịnh.
Tôi miên man nhớ lại một thời xưa, cúi
đầu tưởng nhớ người quá cố, và cầu mong những người Phú Hòa xưa được
tròn hạnh phúc, cho dù có giây phút nào đó hồi tưởng về một chút quá khứ
thật mờ mịt xa xưa.
phạmtínanninh
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire