dimanche 29 août 2021

Cuộc tình giữa Văn Phụng - Châu Hà

Cuộc tình giữa Văn Phụng - Châu Hà 
Tới bây giờ, tôi vẫn nghĩ, một trong những bí nhiệm đời sống một con người là tình yêu. Tình yêu có thể dẫn tới hôn nhân hay không, theo tôi, lại là một bí nhiệm khác của Thượng đế. Nó nằm ngoài ta, như những cõi giới mà chúng ta không hiểu được. 
Căn cứ theo bài viết của các tác giả như Lê Quốc Thanh, Lê Minh - Vũ Tuấn Bảo cùng một vài bài viết khác thì, trước năm 1954, ở Hà Nội, tình yêu đã sớm đến với họ, khi nhạc sĩ Văn Phụng và ca sĩ Châu Hà còn rất trẻ. Những người biết chuyện cho rằng, đó kết hợp không thể đẹp hơn, của một đôi trai tài và gái sắc.

Nguyễn Đình Toàn – Một Ngày Sau Chiến Tranh

Nhạc Nguyễn Đình Toàn, tiếng kêu bi thương của thời đại ...

Hơn ba mươi năm sau, khi khối người Việt Nam lưu lạc nơi hải ngoại đã chuyển tiếp từ thế hệ thứ nhất qua thế hệ thứ hai, rồi thế hệ thứ ba, “Tình Ca Việt Nam” mới được in và phát hành lần đầu tiên dưới hình thức CD. Nguyễn Ðình Toàn gửi đến thính giả mười lăm bài hát cũ của chương trình “Nhạc Chủ Ðề” trên làn sóng điện của Ðài Phát Thanh Sài Gòn, cùng lúc với tuyển tập ca khúc thứ hai do ông sáng tác “Tôi Muốn Nói Với Em”. 

samedi 28 août 2021

Cao Tần, thơ người di tản buồn

http://phusaonline.free.fr/images/LeTatDieu.jpgGiở từng trang thơ, để thấy những ngôn ngữ linh hoạt, những chữ lóng, những ngôn từ dân giã, tất cả làm nổi bật một phong vị có lúc như diễu cợt, có lúc như ngông nghênh, mà có lúc là tình cảnh “ở ngoài cười nụ ở trong khóc thầm”. Người tị nạn đã trải qua những đoạn đời, đã qua nhiều nghịch cảnh, sẽ thấy thấm thía biết bao nhiêu với tâm cảm người thơ. Nếu nói thơ Cao Tần là biểu hiện sống động một thời kỳ của người Việt di tản đầu tiên thì cũng chưa đầy đủ mà phải nói rằng thơ Cao Tần đã làm hồi sinh lại một thời đại văn học lưu vong ở hải ngoại…

jeudi 26 août 2021

Tiếng hát Châu Hà: Niềm đam mê âm nhạc vượt thời gian

Những ai mê các ca khúc trữ tình của nhạc sĩ lừng danh Văn Phụng đều biết đến giọng ca mượt mà của ca sĩ Châu Hà, người bạn đời gắn bó và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác của ông trong rất nhiều tác phẩm.

Sinh ra trong một gia đình khá giả, bố người Bắc, mẹ là người miền Nam ở Mỹ Tho, ca sĩ Châu Hà thủa nhỏ đã theo học một trường của các nữ tu tại Sài Gòn và quen hát Thánh ca. Bà học đàn piano với một thầy nổi tiếng nghiêm khắc, nên bà hấp thụ được rất nhiều.

Danh ca Châu Hà – Giọng hát mẫu mực của làng nhạc Sài Gòn trước 1975

Trong làng nhạc miền Nam trước 1975, Châu Hà là một trong những danh ca tiêu biểu có giọng hát hát thiên phú được đánh giá là có kỹ thuật thượng thặng, chuẩn mực, chuyên trình diễn những bài ca đòi hỏi trình độ cao về nhạc thuật.
Danh ca Châu Hà tên thật là Trần Thị Hồng Tâm, sinh năm 1935 trong một gia đình trí thức khá giả ở Hải Phòng. Thuở nhỏ, khi mới 5 tuổi, vì ở nhà có máy phát nhạc loại đĩa đá, bà tự mở nghe nhạc suốt ngày đến nỗi thuộc hết nhạc của các ca sĩ Pháp lừng danh như Jeanette Macdonald, đặc biệt là Toni Rossi. 

mercredi 25 août 2021

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương & tác phẩm

Nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương ra đời tại Hà Nội vào năm 1929, trong một gia đình nghệ sĩ, học Trường Bưởi Thanh Hóa sau Toàn Quốc Kháng Chiến chống Pháp 1945. Sáng tác nhạc trước tuổi 20, ông là tác giả những ca khúc dân tộc như Tiếng Dân Chài, Ly Rượu Mừng, Hội Trùng Dương, hay những sầu khúc nhạc phổ thơ như Nửa Hồn Thương Đau, Mắt Biếc, Mộng Dưới Hoa, Người Đi Qua Đời Tôi ... 

Tới Hoa Kỳ được ít năm, Phạm Đình Chương từ trần tại Quận Cam, California vào ngày 13 tháng 7 năm Tân Mùi, nhằm ngày 22 tháng 8 năm 1991. 

lundi 23 août 2021

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương



Phạm Đình Chương là nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc Việt từ sau năm 1950. Ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975, ông còn là một ca sĩ của ban hợp ca Thăng Long với nghệ danh là Hoài Bắc.
Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cả hai thân sinh ra ông đều chơi nhạc cổ truyền. Thân phụ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông Phụng sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long.

Quỳnh Giao: Phạm Ðình Chương, Quê Hương Là Người Ðó

Ðối với người Việt ở trong nước, Phạm Ðình Chương có thể là tên tuổi lạ vì đa số hiện nay sinh sau 1975 nên còn quá trẻ để biết, để nghe và để yêu nhạc Phạm Ðình Chương. 
Nhưng, nói tới nhạc tình của quê hương mà không nhắc tới Phạm Ðình Chương thì là một thiếu sót lớn. 
 Ông sinh vào mùa Thu năm 29 trên đất Bắc, và dưới tên Hoài Bắc đã là một trong những giọng ca nam điêu luyện nhất của Việt Nam trong những thập niên 50-70. Nhưng, tiếng hát Hoài Bắc đã hy sinh cho sự lẫy lừng của ban hợp ca Thăng Long, mà ông là linh hồn, là con chim đầu đàn và người hoà âm tuyệt vời, dưới tên Phạm Ðình Chương.

mercredi 18 août 2021

Hạt bụi nào trong mắt - Trần Quang Thiệu

http://gocnhosantruong.com/media/k2/items/cache/9f3dcf4ce584f4d829ed142041e43d1b_L.jpgChiều thứ hai, đi làm về, Bill nhận được lá thư của gia đình từ Việt Nam. Vừa bóc thư, Bill vừa lầm bầm:
– Không biết kỳ này ông già lại ca bản gì nữa đây.
Những hàng chữ viết nắn nót trên tờ giấy mỏng như đập vào mắt Bill:
Bân con,
Bố suy nghĩ mãi rồi mới viết lá thư này trong lúc buồn buồn nhớ tới các con. Bố đặt tên con là ‘Bân’, chữ ‘Bân’ (斌) có nghĩa là ‘lịch thiệp’ và có chữ ‘Văn’ đứng cạnh vì bố hằng mong mai sau lớn lên, con sẽ theo con đường văn chương, làm rạng danh dòng họ Nguyễn Hữu, một giấc mơ mà bố ôm ấp, nhưng biết đời mình không thể đạt thành.

NHẠC PHAN VĂN HƯNG - Phạm Anh Dũng

http://i42.tinypic.com/650brr.jpgPhan Văn Hưng là một tên tuổi mới lạ trong làng âm nhạc Việt Nam, tuy anh đã hoạt động từ lâu. Anh Hưng, sinh năm 1950 tại Hà Nội, 1954 vào Nam, xa rời đất mẹ Việt Nam từ 1968.

Anh du học và tốt nghiệp về Kỹ Sư Hầm Mỏ và Cơ Khí ở Pháp. Trước khi rời Pháp để định cư tại Úc, Phan Văn Hưng đã sinh hoạt với Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Trong suốt 10 năm sinh sống ở Pháp, ngoài những sáng tác và trình diễn âm nhạc, anh còn là sáng lập viên của "Văn Đoàn Lam Sơn" và của tờ báo "Nhân Bản", một trong những tờ báo Việt ngữ phổ biến rộng rãi ở Âu Châu.

Dòng nhạc Phan Văn Hưng

Phan Văn Hưng là một tên tuổi mới lạ trong làng âm nhạc Việt Nam, tuy anh đã hoạt động từ lâu. Anh Hưng, sinh năm 1950 tại Hà Nội, 1954 vào Nam, xa rời đất mẹ Việt Nam từ 1968.
Anh du học và tốt nghiệp về Kỹ Sư Hầm Mỏ và Cơ Khí ở Pháp. Trước khi rời Pháp để định cư tại Úc, Phan Văn Hưng đã sinh hoạt với Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Trong suốt 10 năm sinh sống ở Pháp, ngoài những sáng tác và trình diễn âm nhạc, anh còn là sáng lập viên của "Văn Đoàn Lam Sơn" và của tờ báo "Nhân Bản", một trong những tờ báo Việt ngữ phổ biến rộng rãi ở Âu Châu.

lundi 16 août 2021

Cánh hoa Ngọc Lan

Hoa ngọc lan và một vài điều lưu ý
Hoa Ngọc Lan: Loài hoa của sự nhân từ và lòng nhân ái
Ngọc Lan còn là biểu tượng cho tấm lòng hiếu thảo, sự nhân từ, thánh thiện. Ngọc Lan cũng là cái tên được các cụ ngày xưa đặt cho con gái của mình với mong muốn con luôn ngoan hiền, hiếu thảo, xinh đẹp. Hoa ngọc lan có vẻ đẹp nhẹ nhàng, cuốn hút cùng hương thơm quyến rũ sẽ giúp thay đổi cho không gian sống của bạn thêm đẹp đẽ hơn.

vendredi 13 août 2021

Thu Hồng

 thu hồng tháng tám
 Du Tử Lê

Và tháng tám, dòng sông về rất lạ
Mùa thu tôi, em thả tóc đi qua
Chiều quê người, từng phiến lá thiết tha
Rụng xuống mãi, đầy lòng tôi bi thiết

Đà Lạt Mưa Bay

Đà Lạt Mưa Bay
Người đi rồi, hai đứa mình ở lại
Dalat buồn trong nắng quái chiều hôm
Sương mù nhiều vãi trên làn tóc rối
Chiếc gối chung đầu mình kể chuyện đêm đêm

jeudi 12 août 2021

SAIGON TRONG CƠN KHỔ NẠN

SAIGON TRONG CƠN KHỔ NẠN
Những người dân nghèo lao ra đường giơ tay cầu xin những gói mì, những ổ bánh mà những thiện nguyện viên cố liều mình “thông chốt phong tỏa,” lao vào quăng cho những người dân đang đói lả trong khu cách ly.
 Những bóng hình gầy gò, mò mẫm những thùng rác góc đường dưới ánh đèn vàng vọt cố tìm được thứ gì có thể ăn, những đứa trẻ lăn lóc trên vỉa hè cùng cha mẹ trên hành trình dài trốn chạy khỏi Saigon, những khuôn mặt héo quắt, xạm đen vì đói, vì lo sợ, vì tuyệt vọng khắp mọi nơi…

mercredi 4 août 2021

SAIGON ƠI! HÃY CỐ GẮNG VƯỢT QUA KHỔ NẠN...

CÒN AI THƯƠNG DÂN TÔI? 
 Còn ai thương dân tôi, đang đau khổ một trời
Đang cúi đầu im tiếng, ngậm buồn mà nghe giọt nước mắt rơi xuống đời 
Còn ai thương dân tôi, sau cuộc chiến rã-rời 
Sau trăm nghìn mất-mát, vết thương sao vẫn còn rỉ máu tươi chưa thôi

dimanche 1 août 2021

THƠ CỔ TRONG NHẠC NGUYỄN VĂN ĐÔNG

THƠ CỔ TRONG NHẠC NGUYỄN VĂN ĐÔNG

Sau khi thưởng thức xong chương trình nhạc Nguyễn Văn Đông, điều sâu sắc nhất tôi cảm nhận được ở người nhạc sĩ này là sự tài hoa. Nét nhạc của ông đã sáng tạo mà lời nhạc lại càng trau chuốt. Chúng ta đều biết rằng các nhạc sĩ miền Nam trước 1975 thường đặt lời nhạc rất nên thơ, dù bình dị nhưng sang trọng. 

Nhớ vị cà phê một thời Sài Gòn xưa - Lương Thái Sỹ – An Dân

Bạn đã uống cà phê nhiều, bạn biết muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó. Cà phê loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê mít đặc quánh mà vô vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi. 
Muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị rhum, thì rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút bretain vào. 

“Văn hóa không tên” tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa - Văn Quang

Buổi sáng thứ sáu tuần vừa qua, tôi được một ông bạn điện thoại đến rủ ra Givral uống cà phê. Tôi rất ngạc nhiên vì từ mấy năm nay Givral nằm trong thương xá Eden đã bị đập phá tan tành để… làm một cái gì đó ở Sài Gòn này, chắc cũng “vĩ đại” như tòa nhà Vincom chiếm trọn khu vườn hoa trước mặt. 

Báo chí trên đường phố Sài Gòn trước 1975 - Viên Linh

Mấy ngày qua trong một quán ăn ở Little Saigon tôi có dịp gặp vài người bạn từ Việt Nam qua, trong khi trò chuyện, một câu hỏi được nêu lên: Tại Sài Gòn hiện nay có bao nhiêu tờ tạp chí văn chương? 
 Bàn ăn có đâu năm sáu người, hầu như tất cả đều lắc đầu, và nhìn nhau lắc đầu. Những người có mặt không ai dưới 50 tuổi, nghĩa là khi biến cố Tháng Tư, 1975, xảy ra, họ đều đã biết đọc, biết viết, sách hay báo. 

Sài Gòn xưa: Chuyện thành ngữ “Bỏ qua đi Tám!” - Nguyễn Thị Hậu

Người Sài Gòn xưa có cách xưng hô thứ bậc thú vị: công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm… người lao động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy? 
Chiều muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có ông già gác cửa rất hay nói câu “bỏ qua đi Tám”…