Phan Văn Hưng là một tên tuổi
mới lạ trong làng âm nhạc Việt Nam, tuy anh đã hoạt động từ lâu. Anh
Hưng, sinh năm 1950 tại Hà Nội, 1954 vào Nam, xa rời đất mẹ Việt Nam từ
1968.
Anh du học và tốt nghiệp về Kỹ Sư Hầm Mỏ và Cơ Khí ở Pháp. Trước khi rời Pháp để định cư tại Úc, Phan Văn Hưng đã sinh hoạt với Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Trong suốt 10 năm sinh sống ở Pháp, ngoài những sáng tác và trình diễn âm nhạc, anh còn là sáng lập viên của "Văn Đoàn Lam Sơn" và của tờ báo "Nhân Bản", một trong những tờ báo Việt ngữ phổ biến rộng rãi ở Âu Châu.
Nhạc Phan Văn Hưng là một nét chấm phá khác thường, chưa thấy bao giờ trong âm nhạc Việt Nam.
Đã khoảng một phần tư thế kỷ hoạt động âm nhạc, với hơn 100 bản nhạc, Hưng đã có một con đường, có một hướng đi, khác hẳn những nhạc sĩ khác. Những tác phẩm đã phát hành gồm tập nhạc "Trái Tim Tôi Là Bến" với ba cái CD "Trái Tim Tôi Là Bến", "Có Phải Em Chờ Mùa Xuân" và "20 Năm".
Nếu nói nhạc Phan Văn Hưng là nhạc của những tình yêu lứa đôi như nhạc của những nhạc sĩ viết tình ca ngày xưa Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng ... hoặc nhạc tình ngày nay của Đức Huy, Trịnh Nam Sơn, Mai Anh Việt, Nguyên Bích... thì là một điều sai lầm lớn lao.
Nhạc của anh, có một phần nào đó, ảnh hưởng loại nhạc tranh đấu, nhưng không hoàn toàn "lớn giọng" như vậy, dù là tác dụng có thể sâu đậm hơn nhiều.
Hãy tạm thử so sánh với "nhạc phản chiến" của Trịnh Công Sơn ngày xưa (ở đây không bàn đến những bản "tình ca" của Trịnh Công Sơn). Một điều khá rõ ràng, "nhạc phản chiến" Trịnh Công Sơn lời lẽ thường mơ hồ, ám chỉ, chứ không bàn thẳng vào sự việc và nhạc Phan Văn Hưng thường từ những bài thơ diễn tả những sự kiện có thật. Có lẽ cả hai loại nhạc đều có thể gây ảnh hưởng, xúc động mạnh đến người nghe, nhưng hai nhạc sĩ đã có hai con đường, có hai mục đích, hai lý tưởng trái ngược hẳn với nhau.
Nhạc của Phan Văn Hưng, hình như đa số là những bức tranh xã hội, mờ ảo nhưng có thật. Những bức tranh màu đen, những hình ảnh cực tối của những con người Việt Nam điển hình, những người thật. Những người Việt trong nhạc của họ Phan là những nhân vật có thật, họ đã chết tuyệt vọng, hay họ đang và sẽ bám víu vào tương lai mờ mịt...
Nhạc Phan Văn Hưng cũng có những người Việt đang sống sót một cách trầm, hùng, anh dũng... trong trận cuồng phong phủ kín bao tối tăm của nước Việt Nam, sau những ngày cuối của tháng Tư Đen 1975.
Đây cũng còn là tâm sự của những người Việt ly hương, những người đã phải đau đớn bỏ lại một đất nước đen tối, bỏ lại gia đình, tài sản, bỏ lại bạn bè trong những trại học tập, những trại tù, những địa ngục của nhân loại:
"... Ai trở về xứ Việt
Nhắn giùm ta, người ấy ở trong tù
Nghe đâu đây vang giọng hờn rên xiết
Dài lắm không, đằng đẳng mấy mùa Thu
Ai đi về xứ Việt
Thăm dùm ta người ấy ở trong tù
Cho ta gửi một mảnh trời xanh biếc
Thay dùm ai màu trời ngục âm u
Các bạn ta ơi, bao giờ được thả
Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi
Được lắng nghe tiếng chim cười
Đến bao giờ, đến bao giờ?..."
(Ai Trở Về Xứ Việt/thơ Minh Đức Hoài Trinh-Nhạc Phan Văn Hưng)
Phan Văn Hưng đã viết lên những "thương khúc" rất cảm động về các đồng bào ở trong và ngoài nước. Anh viết về những con người có cùng một tiếng nói, cùng một mầu da vàng, cùng một lịch sử Lạc Hồng như anh.
Niềm đau của những người Việt khốn khổ còn ở lại Việt Nam, hay những di dân gốc Việt mất nước, phải lang thang khắp tứ xứ, năm châu là niềm đau của Phan Văn Hưng. Và đấy cũng là nỗi đau của Nguyễn Chí Thiện, của Minh Đức Hoài Trinh, của Đinh Tuấn, của Bắc Phong, của Nguyễn Song Pha, của Giang Hữu Tuyên, của Nguyễn Phương Lam, của Nam Dao... là những thi sĩ có thơ được anh phổ nhạc. Và đấy cũng là tâm sự xót xa của tất cả các người Việt Nam khác hãy còn là "Người Việt Nam".
Bao nhiêu là những mẩu chuyện có thật, của những người không may mắn ở lại Việt Nam, đa số là những bài thơ đã được Hưng viết thành nhạc, để đưa đến hàng triệu người Việt trong và ngoài nước.
"Bài Ca Cho Em Bé Thảo", nhạc Phan Văn Hưng phổ vào thơ Nam Dao, là một thương khúc cảm động. Em bé Thảo bệnh nặng, được cha mẹ đem vào nhà thương. Bị bỏ quên, mãi sau một bác sĩ Xã Hội Chủ Nghĩa mới đến kê toa thuốc, nhưng cho biết "nhà thương không có thuốc". Cha mẹ vội mượn tiền hàng xóm ra chợ trời, mua được thuốc, đem vào nhà thương, nhưng bé Thảo... đã lìa đời! Nhà nghèo, phải cưa chiếc bàn cũ long chân đóng đinh làm quan tài. Cha đạp xe lọc cọc chở áo quan ra nghĩa trang. Mẹ chạy theo cầm giữ chiếc quan tài nhỏ bé. Còn có gì đau đớn hơn hình ảnh này?
Nhưng, không phải chỉ có dân chúng miền Nam Việt Nam mới khổ. Những người dân ngoài Bắc còn có thể xấu số hơn. Những người theo kháng chiến ngày xưa cũng có những cay đắng, những hờn tủi không thể nói ra được. Họ Phan đã giúp họ và viết thành những lời nhạc chua xót.
Đó là nội dung một số bài hát như "Bậu" (thơ Bắc Phong-nhạc Phan Văn Hưng). Bậu là tên một thôn nữ đẹp và thích làm dáng, ngay cả sau khi gia nhập kháng chiến. Ngờ đâu, cái chết tức tưởi của người yêu khiến Bậu không còn là Bậu ngày xưa nữa.
Rồi đến bài "Có Phải Em Là Em Bé", thơ Nguyễn Chí Thiện-nhạc Phan Văn Hưng. Thi sĩ của "Hoa Địa Ngục", Nguyễn Chí Thiện, đã kể chuyện một em bé có cha bị ở tù đã hơn mười năm. Mẹ em bé, buộc lòng phải lấy một bí thư đảng nơi mẹ công tác. Còn em, còn em bé đáng thương chỉ mơ có được một đôi dép, chỉ mơ được đi học. Và đau đớn thay em, ngây thơ, lại mơ được trở thành thiếu nhi... quàng khăn đỏ!
Những câu chuyện thương tâm như vậy. Những câu chuyện xã hội tưởng chừng như nối tiếp nhau trong những bài hát tràn đầy những khổ đau, triền miên, bất tận... tưởng như không bao giờ có thể hết được những khổ sở, những chua cay.
Hãy cùng ngậm ngùi trong câu chuyện của hai em bé nhỏ, vẫn còn trong tuổi vô tư, đi tát dầu cặn nổi lềnh bềnh trên nước sông Sàigòn, gần xưởng Ba Son, lọc lấy dầu bán, để làm kế sinh nhai. Thằng bé anh, tuổi mười ba, đã bị gục ngã dưới làn đạn AK của Công An. Thằng bé em khóc ngất, ôm anh mình đã chết, máu nhuộm đầy người. Mọi người chắc phải có một cảm giác ớn lạnh ở xương sống khi nghe bài thơ nhạc sau đây:
"... Tôi muốn hát cho thằng bé nước Việt
Chết như một kẻ thù vô danh
Phản động chăng hay là đế quốc?
Chết nơi cầu cạnh xưởng Ba Son
Thằng nhỏ chết với đôi mắt mở trừng
Trên giòng sông sóng gợn rưng rưng"
Biết đâu rằng chỉ chủ nghĩa giết em!
Bé tát dầu, thằng bé tát dầu!
(Thằng Bé Tát Dầu/ý Nguyễn Song Pha - nhạc Nam Dao và Phan Văn Hưng)
Thật là đau thương: "Thằng nhỏ chết với đôi mắt mở trừng" làm cho giòng sông phải "rưng rưng" nước mắt!
Nhạc Phan Văn Hưng nhiều chuyện buồn. Nhưng không những chỉ kể lể những chuyện buồn như vậy đâu. Anh còn cho thấy có những hy vọng.
Trong một cuộc biểu tình tranh đấu cho Tự Do Nhân Quyền, tại một công trường ở Paris, Nam Dao và Phan Văn Hưng đã tình cờ bắt gặp những giọt lệ trên đôi má nhăn nheo của một người Mẹ Việt Nam. Giọt nước mắt của người mẹ già có mái tóc bạc phơ, tay cầm lá cờ vàng ba sọc đỏ, đã là cảm hứng cho bài hát "Giọt Nước Mắt Của Mẹ". Bài hát này đã cho những giọt nước mắt của Me là những giòng suối man mác tình người, niềm kiêu hãnh của 4000 năm Con Rồng Cháu Tiên, niềm hy vọng một ngày sẽ có ánh sáng ban mai. Giọt nước mắt của Mẹ sẽ là những dòng sông cuồn cuộn lên, là những thác nước đổ dồn dập ập xuống để phá tan gông cùm, xiềng xích.
Ba cái CD của Phan Văn Hưng rất giản dị. Anh Hưng hát tất cả. Cũng có đủ những nhạc cụ như tây ban cầm, dương cầm, vĩ cầm, trống... tuy nhiên, đa số phần hoà âm khá đơn giản do chính anh thực hiện.
Nhưng nghe "thấm" nhiều. Nghe thấm thía nhiều lắm!
Giọng hát của Phan Văn Hưng không phải là để hát tình ca. Giọng hát của anh, không thể điêu luyện như Anh Ngọc, không ấm áp và không ngọt ngào đằm thấm như giọng ca Duy Trác và cũng chẳng có cái ngang tàng nhưng ru hồn người của tiếng ca Tuấn Ngọc. Hưng cũng không có giọng hát thính phòng opéra của Vũ Anh, của Đoàn Chính.
Nhưng nghe Hưng hát, hát một cách mộc mạc và chân phương, người nghe sẽ thấy tiếng nói xoáy sâu vút lên từ đáy lòng, thấy những rung động của con tim người nghệ sĩ.
Có những lúc, tiếng nói người nhạc sĩ là những lời ao ước được góp phần vào công cuộc tranh đấu, giải phóng dân tộc. Không phải là những lời hô hào, những lời ồn ào...nhưng trống rỗng. Đây là tiếng nói từ tim, từ xương máu. Đây như là những lời chúc tụng, những câu nguyện cầu, đã và đang dìu những cánh buồm rách nát trong cơn bão tố đến bờ bến của Tình Thương. Bởi vì, từ mỗi một dập vùi sẽ nẩy ra một niềm tin. Bởi vì, từ mỗi một gục ngã sẽ đem lại một chí quật cường. Để làm gì? Để cho bạo lực, để cho dối trá ngày hôm nay được thay thế bởi lòng bao dung và chân lý của Tình Người:
"Buồm của anh rách nát
Bởi bao đợt sóng nhồi
Thì xin anh hãy vá
Bằng những miếng da tôi
Ngòi của anh đã gẫy
Hãy mài trên xương tôi
Chấm máu tôi mà viết
Về lương tâm con người
Dù đêm trăng không lên
Nhưng mắt trẻ là sao
Trái tim tôi là bến
Xin anh cứ bơi vào..."
(Trái Tim Tôi Là Bến/thơ Bắc Phong-nhạc Phan Văn Hưng)
Một thi sĩ được Phan Văn Hưng phổ thơ thành nhạc nhiều nhất là Nam Dao. Không thể tránh được, vì Nam Dao cũng là người bạn đường, đã chia sẻ cùng Phan Văn Hưng hàng chục năm đời. Nhưng, hình như cũng chính vì vậy, anh đã "cảm" được thơ Nam Dao, "cảm" hơn thơ của tất cả mọi người khác. Những khúc hát anh viết vào thơ Nam Dao, thật phải nói là đến mức độ tài tình.
Một bài ca, có thể làm người nghe rung động đến tuyệt đỉnh, và dễ "thấm", dễ phải rưng rưng nước mắt là bài "Nếu Em Nghe Bài Hát Này". Bản nhạc chắc phải là hòa hợp tuyệt diệu nhất của đôi uyên ương tài hoa Nam Dao và Phan Văn Hưng. Thoáng nghe cung điệu như là một bản tình ca. Nhưng không phải vậy! Không phải như vậy đâu! Đây không là một bản tình ca lứa đôi mượt mà. Đây là bài thương ca rên xiết, hấp hối từ trong ngục tù đen tối, gửi ra ngoài về cho người vợ, cho đứa con... Đây là lời vĩnh biệt của một người đã đang chết thảm khốc trong ngục tù. Bài hát để gửi đến những người tuy ở ngoài tù, nhưng cũng đau khổ trần ai. Vì người còn lại sẽ không bao giờ gặp lại được người tình, sẽ không nhìn thấy được người chồng yêu dấu. Vì người còn sống sót sẽ không thể gặp, dù chỉ một lần, để được biết mặt ai là người cha kính yêu của mình:
"Nếu em nghe qua bài hát này
Thì anh đã khuất theo rặng đường mây
Nếu em nghe những lời giã từ
Thì xin đôi mắt ngưng đọng mùa Thu
Tình anh ao ước trao muôn ngàn gió
Gởi bao trăn trối trong cơn mù xa
Giờ anh thoi thóp giữa gian ngục tối
Nào được thoát ly tâm hồn bay xa...
Nếu con nghe qua bài hát này
Thì con sẽ biết cha mình là ai
Nếu có đi qua vùng nước lầy
Mộ cha nằm đó trái tim nằm đây"
(Nếu Em Nghe Bài Hát Này / Thơ Nam Dao - nhạc Phan Văn Hưng)
Năm 1997, Phan Văn Hưng và Nam Dao, qua tập nhạc "Trái Tim Tôi Là Bến" được Giải Thưởng Văn Học Nghệ Thuật Quốc Khánh Việt Nam do Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam trao tặng.
Anh du học và tốt nghiệp về Kỹ Sư Hầm Mỏ và Cơ Khí ở Pháp. Trước khi rời Pháp để định cư tại Úc, Phan Văn Hưng đã sinh hoạt với Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Trong suốt 10 năm sinh sống ở Pháp, ngoài những sáng tác và trình diễn âm nhạc, anh còn là sáng lập viên của "Văn Đoàn Lam Sơn" và của tờ báo "Nhân Bản", một trong những tờ báo Việt ngữ phổ biến rộng rãi ở Âu Châu.
Nhạc Phan Văn Hưng là một nét chấm phá khác thường, chưa thấy bao giờ trong âm nhạc Việt Nam.
Đã khoảng một phần tư thế kỷ hoạt động âm nhạc, với hơn 100 bản nhạc, Hưng đã có một con đường, có một hướng đi, khác hẳn những nhạc sĩ khác. Những tác phẩm đã phát hành gồm tập nhạc "Trái Tim Tôi Là Bến" với ba cái CD "Trái Tim Tôi Là Bến", "Có Phải Em Chờ Mùa Xuân" và "20 Năm".
Nếu nói nhạc Phan Văn Hưng là nhạc của những tình yêu lứa đôi như nhạc của những nhạc sĩ viết tình ca ngày xưa Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng ... hoặc nhạc tình ngày nay của Đức Huy, Trịnh Nam Sơn, Mai Anh Việt, Nguyên Bích... thì là một điều sai lầm lớn lao.
Nhạc của anh, có một phần nào đó, ảnh hưởng loại nhạc tranh đấu, nhưng không hoàn toàn "lớn giọng" như vậy, dù là tác dụng có thể sâu đậm hơn nhiều.
Hãy tạm thử so sánh với "nhạc phản chiến" của Trịnh Công Sơn ngày xưa (ở đây không bàn đến những bản "tình ca" của Trịnh Công Sơn). Một điều khá rõ ràng, "nhạc phản chiến" Trịnh Công Sơn lời lẽ thường mơ hồ, ám chỉ, chứ không bàn thẳng vào sự việc và nhạc Phan Văn Hưng thường từ những bài thơ diễn tả những sự kiện có thật. Có lẽ cả hai loại nhạc đều có thể gây ảnh hưởng, xúc động mạnh đến người nghe, nhưng hai nhạc sĩ đã có hai con đường, có hai mục đích, hai lý tưởng trái ngược hẳn với nhau.
Nhạc của Phan Văn Hưng, hình như đa số là những bức tranh xã hội, mờ ảo nhưng có thật. Những bức tranh màu đen, những hình ảnh cực tối của những con người Việt Nam điển hình, những người thật. Những người Việt trong nhạc của họ Phan là những nhân vật có thật, họ đã chết tuyệt vọng, hay họ đang và sẽ bám víu vào tương lai mờ mịt...
Nhạc Phan Văn Hưng cũng có những người Việt đang sống sót một cách trầm, hùng, anh dũng... trong trận cuồng phong phủ kín bao tối tăm của nước Việt Nam, sau những ngày cuối của tháng Tư Đen 1975.
Đây cũng còn là tâm sự của những người Việt ly hương, những người đã phải đau đớn bỏ lại một đất nước đen tối, bỏ lại gia đình, tài sản, bỏ lại bạn bè trong những trại học tập, những trại tù, những địa ngục của nhân loại:
"... Ai trở về xứ Việt
Nhắn giùm ta, người ấy ở trong tù
Nghe đâu đây vang giọng hờn rên xiết
Dài lắm không, đằng đẳng mấy mùa Thu
Ai đi về xứ Việt
Thăm dùm ta người ấy ở trong tù
Cho ta gửi một mảnh trời xanh biếc
Thay dùm ai màu trời ngục âm u
Các bạn ta ơi, bao giờ được thả
Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi
Được lắng nghe tiếng chim cười
Đến bao giờ, đến bao giờ?..."
(Ai Trở Về Xứ Việt/thơ Minh Đức Hoài Trinh-Nhạc Phan Văn Hưng)
Phan Văn Hưng đã viết lên những "thương khúc" rất cảm động về các đồng bào ở trong và ngoài nước. Anh viết về những con người có cùng một tiếng nói, cùng một mầu da vàng, cùng một lịch sử Lạc Hồng như anh.
Niềm đau của những người Việt khốn khổ còn ở lại Việt Nam, hay những di dân gốc Việt mất nước, phải lang thang khắp tứ xứ, năm châu là niềm đau của Phan Văn Hưng. Và đấy cũng là nỗi đau của Nguyễn Chí Thiện, của Minh Đức Hoài Trinh, của Đinh Tuấn, của Bắc Phong, của Nguyễn Song Pha, của Giang Hữu Tuyên, của Nguyễn Phương Lam, của Nam Dao... là những thi sĩ có thơ được anh phổ nhạc. Và đấy cũng là tâm sự xót xa của tất cả các người Việt Nam khác hãy còn là "Người Việt Nam".
Bao nhiêu là những mẩu chuyện có thật, của những người không may mắn ở lại Việt Nam, đa số là những bài thơ đã được Hưng viết thành nhạc, để đưa đến hàng triệu người Việt trong và ngoài nước.
"Bài Ca Cho Em Bé Thảo", nhạc Phan Văn Hưng phổ vào thơ Nam Dao, là một thương khúc cảm động. Em bé Thảo bệnh nặng, được cha mẹ đem vào nhà thương. Bị bỏ quên, mãi sau một bác sĩ Xã Hội Chủ Nghĩa mới đến kê toa thuốc, nhưng cho biết "nhà thương không có thuốc". Cha mẹ vội mượn tiền hàng xóm ra chợ trời, mua được thuốc, đem vào nhà thương, nhưng bé Thảo... đã lìa đời! Nhà nghèo, phải cưa chiếc bàn cũ long chân đóng đinh làm quan tài. Cha đạp xe lọc cọc chở áo quan ra nghĩa trang. Mẹ chạy theo cầm giữ chiếc quan tài nhỏ bé. Còn có gì đau đớn hơn hình ảnh này?
Nhưng, không phải chỉ có dân chúng miền Nam Việt Nam mới khổ. Những người dân ngoài Bắc còn có thể xấu số hơn. Những người theo kháng chiến ngày xưa cũng có những cay đắng, những hờn tủi không thể nói ra được. Họ Phan đã giúp họ và viết thành những lời nhạc chua xót.
Đó là nội dung một số bài hát như "Bậu" (thơ Bắc Phong-nhạc Phan Văn Hưng). Bậu là tên một thôn nữ đẹp và thích làm dáng, ngay cả sau khi gia nhập kháng chiến. Ngờ đâu, cái chết tức tưởi của người yêu khiến Bậu không còn là Bậu ngày xưa nữa.
Rồi đến bài "Có Phải Em Là Em Bé", thơ Nguyễn Chí Thiện-nhạc Phan Văn Hưng. Thi sĩ của "Hoa Địa Ngục", Nguyễn Chí Thiện, đã kể chuyện một em bé có cha bị ở tù đã hơn mười năm. Mẹ em bé, buộc lòng phải lấy một bí thư đảng nơi mẹ công tác. Còn em, còn em bé đáng thương chỉ mơ có được một đôi dép, chỉ mơ được đi học. Và đau đớn thay em, ngây thơ, lại mơ được trở thành thiếu nhi... quàng khăn đỏ!
Những câu chuyện thương tâm như vậy. Những câu chuyện xã hội tưởng chừng như nối tiếp nhau trong những bài hát tràn đầy những khổ đau, triền miên, bất tận... tưởng như không bao giờ có thể hết được những khổ sở, những chua cay.
Hãy cùng ngậm ngùi trong câu chuyện của hai em bé nhỏ, vẫn còn trong tuổi vô tư, đi tát dầu cặn nổi lềnh bềnh trên nước sông Sàigòn, gần xưởng Ba Son, lọc lấy dầu bán, để làm kế sinh nhai. Thằng bé anh, tuổi mười ba, đã bị gục ngã dưới làn đạn AK của Công An. Thằng bé em khóc ngất, ôm anh mình đã chết, máu nhuộm đầy người. Mọi người chắc phải có một cảm giác ớn lạnh ở xương sống khi nghe bài thơ nhạc sau đây:
"... Tôi muốn hát cho thằng bé nước Việt
Chết như một kẻ thù vô danh
Phản động chăng hay là đế quốc?
Chết nơi cầu cạnh xưởng Ba Son
Thằng nhỏ chết với đôi mắt mở trừng
Trên giòng sông sóng gợn rưng rưng"
Biết đâu rằng chỉ chủ nghĩa giết em!
Bé tát dầu, thằng bé tát dầu!
(Thằng Bé Tát Dầu/ý Nguyễn Song Pha - nhạc Nam Dao và Phan Văn Hưng)
Thật là đau thương: "Thằng nhỏ chết với đôi mắt mở trừng" làm cho giòng sông phải "rưng rưng" nước mắt!
Nhạc Phan Văn Hưng nhiều chuyện buồn. Nhưng không những chỉ kể lể những chuyện buồn như vậy đâu. Anh còn cho thấy có những hy vọng.
Trong một cuộc biểu tình tranh đấu cho Tự Do Nhân Quyền, tại một công trường ở Paris, Nam Dao và Phan Văn Hưng đã tình cờ bắt gặp những giọt lệ trên đôi má nhăn nheo của một người Mẹ Việt Nam. Giọt nước mắt của người mẹ già có mái tóc bạc phơ, tay cầm lá cờ vàng ba sọc đỏ, đã là cảm hứng cho bài hát "Giọt Nước Mắt Của Mẹ". Bài hát này đã cho những giọt nước mắt của Me là những giòng suối man mác tình người, niềm kiêu hãnh của 4000 năm Con Rồng Cháu Tiên, niềm hy vọng một ngày sẽ có ánh sáng ban mai. Giọt nước mắt của Mẹ sẽ là những dòng sông cuồn cuộn lên, là những thác nước đổ dồn dập ập xuống để phá tan gông cùm, xiềng xích.
Ba cái CD của Phan Văn Hưng rất giản dị. Anh Hưng hát tất cả. Cũng có đủ những nhạc cụ như tây ban cầm, dương cầm, vĩ cầm, trống... tuy nhiên, đa số phần hoà âm khá đơn giản do chính anh thực hiện.
Nhưng nghe "thấm" nhiều. Nghe thấm thía nhiều lắm!
Giọng hát của Phan Văn Hưng không phải là để hát tình ca. Giọng hát của anh, không thể điêu luyện như Anh Ngọc, không ấm áp và không ngọt ngào đằm thấm như giọng ca Duy Trác và cũng chẳng có cái ngang tàng nhưng ru hồn người của tiếng ca Tuấn Ngọc. Hưng cũng không có giọng hát thính phòng opéra của Vũ Anh, của Đoàn Chính.
Nhưng nghe Hưng hát, hát một cách mộc mạc và chân phương, người nghe sẽ thấy tiếng nói xoáy sâu vút lên từ đáy lòng, thấy những rung động của con tim người nghệ sĩ.
Có những lúc, tiếng nói người nhạc sĩ là những lời ao ước được góp phần vào công cuộc tranh đấu, giải phóng dân tộc. Không phải là những lời hô hào, những lời ồn ào...nhưng trống rỗng. Đây là tiếng nói từ tim, từ xương máu. Đây như là những lời chúc tụng, những câu nguyện cầu, đã và đang dìu những cánh buồm rách nát trong cơn bão tố đến bờ bến của Tình Thương. Bởi vì, từ mỗi một dập vùi sẽ nẩy ra một niềm tin. Bởi vì, từ mỗi một gục ngã sẽ đem lại một chí quật cường. Để làm gì? Để cho bạo lực, để cho dối trá ngày hôm nay được thay thế bởi lòng bao dung và chân lý của Tình Người:
"Buồm của anh rách nát
Bởi bao đợt sóng nhồi
Thì xin anh hãy vá
Bằng những miếng da tôi
Ngòi của anh đã gẫy
Hãy mài trên xương tôi
Chấm máu tôi mà viết
Về lương tâm con người
Dù đêm trăng không lên
Nhưng mắt trẻ là sao
Trái tim tôi là bến
Xin anh cứ bơi vào..."
(Trái Tim Tôi Là Bến/thơ Bắc Phong-nhạc Phan Văn Hưng)
Một thi sĩ được Phan Văn Hưng phổ thơ thành nhạc nhiều nhất là Nam Dao. Không thể tránh được, vì Nam Dao cũng là người bạn đường, đã chia sẻ cùng Phan Văn Hưng hàng chục năm đời. Nhưng, hình như cũng chính vì vậy, anh đã "cảm" được thơ Nam Dao, "cảm" hơn thơ của tất cả mọi người khác. Những khúc hát anh viết vào thơ Nam Dao, thật phải nói là đến mức độ tài tình.
Một bài ca, có thể làm người nghe rung động đến tuyệt đỉnh, và dễ "thấm", dễ phải rưng rưng nước mắt là bài "Nếu Em Nghe Bài Hát Này". Bản nhạc chắc phải là hòa hợp tuyệt diệu nhất của đôi uyên ương tài hoa Nam Dao và Phan Văn Hưng. Thoáng nghe cung điệu như là một bản tình ca. Nhưng không phải vậy! Không phải như vậy đâu! Đây không là một bản tình ca lứa đôi mượt mà. Đây là bài thương ca rên xiết, hấp hối từ trong ngục tù đen tối, gửi ra ngoài về cho người vợ, cho đứa con... Đây là lời vĩnh biệt của một người đã đang chết thảm khốc trong ngục tù. Bài hát để gửi đến những người tuy ở ngoài tù, nhưng cũng đau khổ trần ai. Vì người còn lại sẽ không bao giờ gặp lại được người tình, sẽ không nhìn thấy được người chồng yêu dấu. Vì người còn sống sót sẽ không thể gặp, dù chỉ một lần, để được biết mặt ai là người cha kính yêu của mình:
"Nếu em nghe qua bài hát này
Thì anh đã khuất theo rặng đường mây
Nếu em nghe những lời giã từ
Thì xin đôi mắt ngưng đọng mùa Thu
Tình anh ao ước trao muôn ngàn gió
Gởi bao trăn trối trong cơn mù xa
Giờ anh thoi thóp giữa gian ngục tối
Nào được thoát ly tâm hồn bay xa...
Nếu con nghe qua bài hát này
Thì con sẽ biết cha mình là ai
Nếu có đi qua vùng nước lầy
Mộ cha nằm đó trái tim nằm đây"
(Nếu Em Nghe Bài Hát Này / Thơ Nam Dao - nhạc Phan Văn Hưng)
Năm 1997, Phan Văn Hưng và Nam Dao, qua tập nhạc "Trái Tim Tôi Là Bến" được Giải Thưởng Văn Học Nghệ Thuật Quốc Khánh Việt Nam do Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam trao tặng.
*
* *
* *
Dòng Nhạc Phan Văn Hưng (Phần 1)
Bích Huyền trình bày
*
* *¨¨
* *¨¨
Dòng Nhạc Phan Văn Hưng (Phần 2)
*
* *
* *
Những bản nhạc của Phan Văn Hưng và Nam Dao
ThyNga (RFA)
*
* *
*
* *
Dòng Nhạc Đấu Tranh Phan Văn Hưng (Phần 1)
Radio ChanTroiMoi
*
* *
* *
Dòng Nhạc Đấu Tranh Phan Văn Hưng (Phần 2)
Radio ChanTroiMoi
*
* *
*
* *
Dòng Nhạc Phan Văn Hưng
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire