vendredi 30 septembre 2022

Chuyện chẳng có gì hết (Tiểu Tử)

https://vanhoavutvbqgvn.files.wordpress.com/2012/01/tt-cho.gif?w=317&h=228Thật vậy, chuyện chẳng có gì hết. Nhưng sao nó cứ đeo theo ám ảnh tôi từ mấy hôm nay. Tôi cứ nghĩ đến nó, nhớ rõ từng chi tiết, hình ảnh, từng xúc động trong lòng mình lúc đó. Để rồi trăn trở băn khoăn, không biết những người khác – những người Việt Nam cũng lưu vong như tôi – có cùng một tâm trạng như tôi hay không, nếu họ chứng kiến câu chuyện chẳng có gì hết này. Đó là lý do tôi muốn kể lại những gì tôi đã nghe thấy cách đây mấy hôm. Và tôi nghĩ: kể lại, chắc sẽ làm nhẹ bớt những gì từ bao lâu nay tôi chất chứa trong lòng…
…Hôm đó, tôi đi mua đồ ở siêu thị. Sau khi kiểm điểm lại những gì mà vợ tôi dặn mua – một danh sách mười mấy món – tôi đẩy xe caddie lại xếp hàng để ra két. Vì đông người nên hàng thật dài, kéo sâu vào hành lang giữa hai dãy kệ đầy bánh kẹo. Tôi đứng ở cuối cái đuôi, kiên nhẫn đợi, bởi vì người xếp hàng đã đông mà caddie của người nào cũng đầy ăm ắp.

Âm Nhạc Cuối Tuần - Thy Nga

Nhạc Chủ đề trong chương trình "Âm Nhạc Cuối Tuần" do Thy Nga phụ trách trên Đài RFA vào những năm 2005-2010.



 
 

Phan Nhật Nam và Bút Ký “Dấu Binh Lửa”

Người bạn trẻ Lưu Na viết “Phan Nhật Nam giữa chúng ta”. Đọc xong, tôi đã cảm thấy trong lòng một nỗi vui. Lưu Na là một người trẻ thuộc về “thế hệ chỉ ngửi mùi thuốc súng, chỉ nghe âm vang đạn bom đì đùng”. Trong khi đó, Phan Nhật Nam (và tôi) “là thế hệ ở trong chiến tranh, mùi thuốc súng ấy là từ thứ vũ khí chúng tôi cầm trên tay tạo ra, âm vang đì đùng ấy là của bom đạn trút xuống trên giải đất tên gọi Việt Nam từng ngày suốt một đời chúng tôi sinh ra và lớn lên. Không bao giờ đứt đoạn. Không bao giờ. Vang vọng tới hôm nay cho dẫu buổi cuối đời nơi đất lạ . . . “.

mercredi 28 septembre 2022

Việt Nam Quê hương mến yêu

Thy Nga - Nhạc Chủ đề.
 





Thu Nhớ

trời Newyork, Paris, Gài Gòn, Hà Nội
chiều vào Thu, mây đều gợi buồn rơi 
nghe ngọn gió thổi se màu lá rối
lòng bỗng reo, ôi nhớ quá người ơi 

những người xa, từ một thời rất vội
từ giã đi qua bao nỗi kinh hoàng
chỉ còn nhắn giữa đời nhau tiếng đợi
cho một lần gặp gỡ ngỡ mờ dẫu đã gặp, 

Nhạc Sến - Bích Huyền thực hiện

- Nhạc Sến Qua Góc Nhìn Của Người Hải Ngoại
- Nhạc Sến với góc nhìn của người trong nước 




mardi 27 septembre 2022

Màu Tím Tango - Hoàng Ngọc Ẩn

Hoàng Ngọc Ẩn được mệnh danh là người mang thi ca đến với âm nhạc. 
Thơ ông được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc và phổ biến rộng rãi: Phạm Duy với các bài Tháng tám mưa mây, Buồn xưa, Hãy trả lại em, Trong mộ chiều xuân; Phạm Đình Chương với bài Cho một thành phố mất tên; Huỳnh Anh với bài Rừng lá thay chưa, Việt Dzũng với Tự trầm, Bài Tango cuối cùng, Bên đời hiu quạnh, Thung lũng chim bay; Trần Quan Long với Sóng sầu, Thành phố quạnh hiu; Song Ngọc với Sài Gòn vĩnh biệt tình ta, Một thoáng ngậm ngùi; Lê Uyên Phương với Mưa rơi, Ta vẫn còn sầu, Sài Gòn yêu dấu; Trầm Tử Thiêng với Bài Tango cho người tình lỡ; Lê Dinh với Tình ca người mất quê hương… và nhiều nhạc sĩ khác.

“Miên Tình Ca – 17 Tình Khúc Ngô Thụy Miên” năm 1974

Kể từ khi băng cối (magnetic) thịnh hành ở miền Nam từ đầu thập niên 1970 và có hơn 5 năm phát triển rực rỡ, đã có vài trăm băng nhạc đã được thực hiện và phát hành. Mỗi băng nhạc như vậy có trung bình 18 bài hát, và không phải bài hát nào cũng được công chúng đón nhận, có rất nhiều bài đã được sáng tác, được thu âm rồi sau đó rơi vào quên lãng. Thông thường mỗi băng nhạc chỉ có vài bài hát được công chúng ngày nay nhớ đến, trở thành ca khúc vượt thời gian.

lundi 26 septembre 2022

Nguyên Sa, một thoáng nhớ - Bích Huyền Trình bày

Nhà thơ Nguyên Sa, tên thật Trần Bích Lan, sinh ngày 1-3-1932 tại Hà Nội, mất ngày 18-4-1998 tại California (Hoa Kỳ), là môt tác giả quan trọng của nền văn học miền Nam trước 1975. Đặc biệt, nhiều thi phẩm trong sáng của Nguyên Sa đã lan rộng và trở thành những vần thơ “cửa miệng” của nhiều thế hệ thanh niên, qua sự phổ nhạc xuất sắc của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, người nổi tiếng với những bản tình ca đọng lại với thời gian. (Mới đây, Nguyên Sa cũng là một trong vài tác giả rất hiếm hoi của thi ca miền Nam trước 1975 “được” lọt vào tuyển tập 100 bài thơ hay nhất của Việt Nam thế kỷ XX, với bài thơ “Áo lụa Hà Đông”.)


T.Vấn viết về nhà văn tài hoa Hoàng Ngọc Tuấn - Bích Huyền giới thiệu

Hoàng Ngọc Tuấn là nhà văn trước 1975 rất được độc giả yêu mến. Xin nhắc lại vài chi tiết về tiểu sử của ông: Hoàng Ngọc Tuấn sinh năm 1947 tại TP Huế, năm 20 tuổi phiêu bạt vào Nam sinh sống, theo học Trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, và bắt đầu nghề cầm bút. Ông được giới trẻ miền Nam đặc biệt yêu thích, đón nhận như một “hiện tượng văn học”.
Hoàng Ngọc Tuấn từng được bình chọn là 1 trong 5 nhà văn được yêu thích nhất của tuổi trẻ miền Nam, do tuần báo Khởi Hành (nhà thơ Viên Linh làm chủ biên) trưng cầu ý kiến bạn đọc. Có lẽ, ông là nhà văn hiếm hoi đã bắt trúng ngôn ngữ và tâm trạng của lớp trẻ vào thời điểm ấy.

dimanche 25 septembre 2022

Paris nay có gì lạ không em? - Nguyễn Thị Cỏ May

“Paris có gì lạ không em?” là mục hàng tuần do Cỏ May phụ trách từ mấy năm nay . Nhưng hôm nay, nếu đó là câu hỏi cần trả lời rỏ ràng ” Có ” hay ” Không ” thì Cỏ May, em, xin trả lời ngay là ” Có ” . Tức Paris nay có chuyện lạ đáng để ý theo dõi lắm . Và bạn cũng nên tới Paris lúc này để chứng kiến sự thay đổi đó . Paris vẫn đẹp, vẫn duyên dáng, chờ đón khách phương xa .

Tình Khúc Mùa Thu



Thì thầm với mùa thu - Trần trung Đạo

Bên nhà trời đã sang đông nhưng ở đây vẫn còn là mùa thu. Mùa thu năm nay đến chậm và ra đi cũng chậm. Giữa tháng mười một rồi, hôm qua ngay cả một cơn tuyết nhẹ đến thăm nhưng lá vẫn chưa rơi hết. Nhiều hàng cây vẫn còn choàng trên thân chiếc áo màu vàng .Chung quanh nhà đâu cũng lá và lá. Mùa thu New England, tuy không “có gốc sim già đó” nhưng vẫn nghe đâu đây như có tiếng “thu hát cho người”.

samedi 24 septembre 2022

Mùa Thu, cuộc Tình-Tiểu Tử

Ông Năm đã ngồi bên giường vợ suốt thời gian cuối cùng. Ông đã cầm bàn tay còn mang tỳ vết của mười năm gian khổ. Ông đã ôm gương mặt phong trần chưa kịp đổi hồng sau mấy tuần sống đầy hạnh phúc. Và cuối cùng, ông đã chải lại mái tóc bạc chưa kịp dài để được cuốn tròn kẹp lên sau ót, như ngày xưa…Ông đã gục lên thân xác gầy khô, khóc với tất cả nước mắt còn lại.
Mùa thu đó, lá rụng thật nhiều.
 
 

Người Lính Năm Xưa

Màu Áo Cũ 
Chiếc áo một thời đã không gìn giữ
Ðã nhuộm rồi, như thể một màu tang
Thưa không phải! Áo xưa còn cất kỹ
Ðể khi nản lòng, lấy áo ra mang.
  
 

jeudi 22 septembre 2022

Kỷ niệm Ngày Điện Ảnh Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hoà (22 tháng 9).

Để kỷ niệm Ngày Điện Ảnh Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hoà (22 tháng 9).
 Chúng ta hãy cùng xem lại những hình ảnh cũ trong tập sách Ngày Điện Ảnh Việt Nam Kỳ thứ 5 (22/9/1973). Cách đây 46 năm.
Nhà văn Đỗ Tiến Đức giám đốc Nha Điện ảnh năm 1969 , là người đề xướng ra ngày Điện ảnh Việt nam , và chọn ngày 22 tháng 9 năm 1969 là ngày Điện ảnh đầu tiên của Ngành Điện ảnh Việt nam để những người làm điện ảnh tại Miền Nam có dịp họp mặt trao đổi kinh nghiệm và thảo luận những vấn đề liên hệ đến nghệ thuật thứ bảy.
Ngày Điện Ảnh cũng còn là ngày biểu tỏ sự đoàn kết giữa mọi giới, mọi ngành thuộc bộ môn điện ảnh, từ sản xuất, nhập cảng đến khai thác, từ đạo diễn, tài tử đến chuyên viên, mỗi người tuỳ theo khả năng, tay nắm tay cùng đóng góp cho lợi ích của điện ảnh, cho sự thành công của điện ảnh… để những người làm điện ảnh tại Miền Nam có dịp họp mặt trao đổi kinh nghiệm và thảo luận những vấn đề liên hệ đến nghệ thuật thứ bảy.

Chuyện khó tin trong văn học: con đấu tố cha (thời nay) - GS Nguyễn Văn Tuấn

Chúng ta biết rằng trong “Cải cách ruộng đất” con đấu tố cha mẹ đã xảy ra, làm đảo lộn đạo lí gia đình xã hội. Người miền Nam đọc chuyện con đấu tố cha mẹ trong CCRĐ thấy quá kinh khủng và thấy mình còn may mắn. Nhưng chưa chắc! Tuần vừa qua giới văn nghệ xôn xao chuyện ông Đoàn Thế Phúc đấu tố cha mình là Nhà văn Võ Phiến (1). Đấu tố ngay trên báo chí trong nước. Chuyện thật khó tin nhưng có thật. 

KIỀU PHONG – NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI “TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” CỦA THU TỨ (1)

Diễn đàn Thế kỷ
Kiều Phong
26-09-2014
DĐTK: Thu Tứ là bút hiệu của ĐTP, con trai thứ nhà văn Võ Phiến. Anh được cha mẹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho đi du học từ nhỏ, trở thành một khoa học gia ở Mỹ. Anh là nhà văn có tài. Nhưng, như một số sinh viên du học của miền Nam, Thu tứ đền đáp lại cho miền đất đã nuôi dưỡng mình bằng một quả “thân Cộng” to đùng. Tháng 8- 2014, cái tâm địa phản phúc, vô ơn, “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản” của Thu Tứ tràn ra đầu ngọn bút, trút lên chính thân phụ của anh. Thu Tứ viết một bài dài mạt sát nhà văn Võ Phiến về tội “chống Cộng”, “làm hại nước”. Sau đây là những lá thư nhà báo KP viết cho TT

Lương Xuân Việt, từ cậu bé tị nạn thành tướng quân đội Mỹ

Vinh thăng Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt 
Hà Giang/Người Việt 
FORT HOOD, Texas (NV) - Ðại Tá Lương Xuân Việt, phó tư lệnh đặc trách hành quân Sư Ðoàn 1 Thiết Kỵ được vinh thăng Chuẩn Tướng sáng 6 Tháng Tám, 2014, trở thành người gốc Việt đầu tiên được thăng cấp tướng trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ.

mercredi 21 septembre 2022

Những hình ảnh về giáo dục miền Nam trước 1975

Hình ảnh và những tư liệu về giáo dục Miền Nam Việt Nam trước 1975 đang được chia sẻ trên các trang mạng. Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năngmà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”. Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

CÔNG HUYỀN TÔN NỮ NHA TRANG

Thuộc dòng dõi vua Minh Mạng và ông hoàng thi sĩ Tuy Lý Vương, Thanh Nhung sinh ra ở Nha Trang, là con đầu lòng của nhà văn nhà thơ quá cố B. D. Ái Mỹ và nữ sĩ Tâm Tấn (bà cũng có hai bút hiệu khác là Trinh Nữ và Trinh Tiên). 
Thanh Nhung bắt đầu làm thơ một vài năm trước khi xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Phổ Thông năm 1958, và tiếp tục đăng thơ trên báo nầy cho đến năm 1965. Trong khi du học tại Nhật vào những năm đầu thập niên 60, Thanh Nhung giữ liên hệ với Tao Ðàn Bạch Nga do thi sĩ Nguyên~ Vỹ chủ xướng. Ngoài ra, Thanh Nhung có mặt trong hai tuyển tập: Tiếng Thơ Miền Trung với Cao Hoành Nhân và các bạn; Hoa Mười Phương với Ðịnh Giang và các bạn, cùng xuất bản năm 1959.
Trong các thập niên kế tiếp, Thanh Nhung đăng thơ trong vài tạp chí hải ngoại.
 

mardi 20 septembre 2022

Họa sĩ Trần Thế Vĩnh: Chân dung văn nghệ sĩ Việt

Chân dung gồm những người đã mất nhưng cũng có những người vẫn còn tiếp tục sự nghiệp văn chương – văn nghệ cho đến ngày hôm nay. Họ đến từ khắp các miền đất nước, lại còn có những người đang sinh sống tại hải ngoại.
Tất cả sẽ góp mặt trong bộ chân dung được phác họa bởi một họa sĩ “tuổi trẻ - tài cao”, tràn đầy nhựa sống. Họa sĩ sáng tác 51 chân dung trong 2 năm 2018-2019 và đến năm nay đã có giấy phép xuất bản. Hy vọng một ngày rất gần chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những khuôn mặt văn nghệ sĩ quen thuộc.

dimanche 18 septembre 2022

Nhạc sĩ Trúc Phương cuộc đời và Âm nhạc...

Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Cha ông là một nhà giáo sống thầm lặng và nghiêm khắc. Nhưng tâm hồn của chàng trai Thiện Lộc thì rất lãng mạn, yêu thích văn nghệ nên đã tự học nhạc, và bắt đầu sáng tác những bài hát đầu tiên lúc vừa 15 tuổi. Xung quanh nhà ông có trồng rất nhiều tre trúc, nên từ nhỏ ông đã yêu mến những âm thanh kẽo kẹt của tiếng tre va chạm với nhau và sau này đã chọn tên là Trúc Phương để nhớ về thời thơ ấu của ông với những cây tre trúc.

samedi 17 septembre 2022

Lê Thương và hòn Vọng Phu

Nhạc sĩ Lê Thương, người nghệ sĩ tài danh với sáng tác bất hủ Hòn Vọng Phu, bản trường ca này như đã gắn liền vơí tên tuổi của ông . Sở sĩ chúng tôi chỉ đề cập riêng sáng tác này trong số nhiều bài hát của Lê Thương vì nó đã là một đóng góp rất lớn lao cho nền âm nhạc Việt Nam.

70 năm Tình Ca trong tân nhạc Việt Nam - Lê Thương

Tiểu sử Lê Thương
Lê Thương (1914-1996) tên thật là Ngô Ðình Hộ, sinh tại phố Hàm Long, Hà Nội, trong một gia đình bố mẹ là những nghệ sĩ cổ nhạc. Theo hồi ký của Phạm Duy, Lê Thương là một thầy tu nhà dòng hoàn tục. Ông từng là giáo sư Sử Ðịa, từng làm công chức ở Trung tâm Học liệu, bộ Quốc gia Giáo dục và là giảng viên Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ thời Việt Nam Cộng Hòa. Những tác phẩm tiêu biểu như, bộ ba Hòn Vọng Phu, Bản Ðàn Xuân, Tiếng Thu, Lời Kỹ Nữ, Học Sinh Hành Khúc, Thằng Cuội, Thu Trên Ðảo Kinh Châu, Ông Nỉnh ông Nang, Nàng Hà Tiên v.v…
Hoài Nam biên soạn
Thanh Thư chuyển văn bản

CUỘC TRÒ CHUYỆN BẤT NGỜ - nguoiviettudo

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhAoJGahAWVs_rDz-SX3V3k1RU6tjDrCN4fosxTRbmbD1uusC1cxWEmNyDvMsHBp8LBswQQBpplSLIHK3EufnpxxX9G421PoN6OZPYejU5BsmwM6-F9syzOAzmUBt5edU5M-K5kYxGqMJrC/s400/weblove.jpg- A lô, xin lỗi cho cháu được nói chuyện với chú “nguoiviettudo”

-Tôi đây
-Dạ thưa chú, cháu là độc giả những bài viết của chú. Tình cờ cháu có số ĐT nầy nên gọi chú hôm nay. Xin chú khoan cúp máy, xin hãy nghe cháu trình bày rồi sau đó chú cúp cũng còn kịp. Cháu tên NTNL năm nay hai mươi bốn tuổi hiện theo học cao học kinh tế. Như cháu vừa trình bày cháu đã đọc hết những bài viết của chú , cháu mong chú giải đáp cho một vài thắc mắc mà cháu tin chú sẽ trả lời được…

Hình ảnh Miền Trung Mùa bảo lũ 2016

vendredi 16 septembre 2022

"Năm năm vàng son 1955-60" của Việt Nam Cộng Hòa - Nguyễn Tiến Hưng

http://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/378A/production/_92081241_gettyimages-3065735.jpgTừ cao nguyên Tây Tạng, con sông Cửu Long cuồn cuộn chảy như thác lũ xuống phía nam qua tỉnh Vân Nam, tới Lào, Thái Lan, Kampuchia, rồi Việt Nam trước khi ra Biển Đông.
May cho Miền Nam là có hồ lớn Tonle Sap ở Campuchia hút đi một phần lớn lượng nước từ thượng nguồn cho nên từ đây dòng sông lại uốn khúc hiền hòa chảy vào Miền Nam.
Tới gần biên giới thì con sông chia ra làm 8 nhánh. Nhưng con số 9 được coi là may mắn cho nên phải tìm ra cho được một nhánh nữa, tuy là rất nhỏ (dài khoảng 10 dậm) để cộng lại thành ra 9 nhánh, gọi là Cửu Long Giang.
Dòng sông Chín Con Rồng uốn mình tưới nước cho vùng đồng bằng Nam Bộ mầu mỡ, phì nhiêu trở thành vựa lúa của cả nước. Người nông dân nơi đây chỉ cần trồng mỗi năm một vụ là cũng đủ ăn, lại còn dư thừa để tiếp tế ra Miền Bắc và xuất cảng.

Ngựa hồng đã mỏi vó - Vũ Thế Thành

Tôi không thương nhưng cũng chẳng ghét gì thú vật, dù là thú cưng hay không cưng. Xem con mèo vờn chuột là thấy thương không nổi rồi… Cũng có ngoại lệ, con trâu chẳng hạn, nhưng với trâu chỉ thấy thương hại vì nó cày khổ quá. Ngựa thì khác.
Con ngựa khởi đầu trong ký ức của tôi rất hiền. Trong lớp ê a “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ“, ngoài đời là tiếng xe thổ mộ lóc cóc mà thỉnh thoảng tôi vẫn được đi theo mẹ trên những đoạn đường đâu đó gần ngã tư Bảy Hiền. Ngồi ở cuối xe, thòng chân đong đưa, lắc lư người theo nhịp ngựa chậm rãi, con nít đứa nào chẳng khoái. Tới bến xe, có khi tôi còn vòng ra phía trước, mon men rờ bờm ngựa… Ngựa thật hiền lành. Tôi chưa bao giờ bị ngựa đá.

jeudi 15 septembre 2022

Nha Trang Trong Mắt Tôi - Nguyễn Xuân Hoàng

(Tặng những người Nha Trang,
Tặng những người yêu Nha Trang.)
1.
Mỗi chúng ta ai mà chẳng có một quê hương. Khi bỏ nước ra đi, chúng ta mang theo trong lòng một [những] khuôn mặt, một giọng nói, một màu áo, một tiếng rao quà … mà chúng ta không hề ngờ tới. Chỉ khi nào trái tim ta đau buốt vì thương cảm, hoặc nổ tung ra vì hạnh phúc ta mới chợt nhớ ra quê hương đang ở trong lòng ta. Cũng có khi quê hương sống dậy vì một chút nắng, hay một giọt mưa, một bãi cát [vàng] hay một con sóng biển, một mầu trời hay một tiếng nói mang âm hưởng của vùng quê ta, … lúc đó ta biết rằng không có chi ngăn nổi trí nhớ nóng bỏng của ta làm hiện ra những hình ảnh cũ. Bởi vì thật bất ngờ, đôi khi chỉ thoảng một “mùi hương” cũng đủ khơi dậy trong ta biết bao kỷ niệm quê hương.

..Theo dấu tuổi thơ ... - Trần Hoài Thư

G iống như anh Nguyễn Thanh Ty, tôi cũng có một thời thơ ấu ở thành phố biển.
Chỉ khác với tác giả, nơi " đóng đô" của tôi là Xóm Rộc Rau Muống - một vùng đất trủng nằm cạnh Quốc lộ Một gần Sinh Trung mà địa chỉ gởi thư là ấp Hà Thanh, Phường Đệ Tam, Nha Trang.
Nhưng cho dù là Rộc, nhưng Rộc và Cồn vẫn là anh em bạn bè. Cùng chung biển, mặt trời. Cùng chung những trái bàng, trái tra, trái thanh long. Cùng chung những dấu chân tuổi thơ trên cát bỏng. Cùng chung những ngọn đèn giăng câu ngoài khơi. Cùng chung gánh xiệc Mãi Võ Sơn Đông ở chợ Đầm...

Nhạc sĩ Hoàng Giác

Người dân miền Nam trước 1975 cơ hồ đều đã nghe qua những lời ca thê thiết này; những giai điệu của một thời hỗn mang, lửa khói, ly loạn, điêu linh..
‘Ngày về’ là một ca khúc để đời của Hoàng Giác. Tác giả dùng hình ảnh con chim lạc đàn để tỏ bày nỗi nhớ cố xứ, gia đình, bè bạn, người mình thương quý. Giản dị, chả có gì cao siêu, mà hay là hay.
 "Tung cánh chim tìm về tổ ấm
 nơi sống bao ngày giờ đằm thắm
nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi
luyến tiếc bao ngày xanh.
 

mercredi 14 septembre 2022

Trên đồi cao - Khuất Đẩu

https://essczktscto.exactdn.com/wp-content/uploads/2014/04/clip_image00220.jpg?strip=all&lossy=1&ssl=1Nhà văn Khuất Đẩu hiện sống tại Việt Nam. Ông đã cộng tác với Tiền Vệ, Talawas, Thư Quán Bản Thảo, Thông Luận, Văn Chương Việt, T. Vấn & Bạn hữu, Thư Viện Sáng Tạo...

T. Vấn nhận định về Khuất Đẩu

Khuất Đẩu  là một cái tên rất mới trong làng văn chương cả hải ngọai lẫn trong nước.
 Khuất Đẩu không còn trẻ. Ông sinh năm 1940 tại Bình Định. Tên thật là Trương Đẩu. Nhưng lại có cái tên mọi người thường gọi là Trương Thanh Sơn. Khi tác phẩm “Những tháng năm cuồng nộ” của ông xuất hiện trên trang mạng Talawas tháng 3 năm 2010 dưới bút hiệu viết tắt K.Đ, người đọc đã bị “bất ngờ”, cái bất ngờ gây cảm giác “thú vị” cho cả người đọc lẫn người viết. Bất ngờ là vì cái giọng văn già dặn, từng trải, chắc nịch, gọn và khô ấy đã thể hiện thật xuất sắc nội dung những điều ông muốn gởi đến người đọc…”


(T.V ấn & Bạn hữu)
 

Những đứa trẻ tháng tư - Khuất Đẩu

https://vanhocnghethuat.files.wordpress.com/2015/04/ganh_con_chay_loan.jpgThủa ấy, thế hệ chúng tôi thường ca cẩm “đầu thai nhầm thế kỷ”! Cái thế kỷ mà chúng tôi ngán ngẩm là thế kỷ hai mươi, với thế chiến thứ nhất, thế chiến thứ hai, rồi chiến tranh lạnh, chiến tranh quy ước và cuộc nội chiến lê thê suốt hai mươi năm dài.

Kêu trong chán nản, trong hờn dỗi, nhưng không tuyệt vọng. Vì còn kêu được kia mà. Chỉ có một chút tấm tức, sao không được sinh ra trong những thế kỷ yên bình. Có nghĩa rằng, dù thế nào chăng nữa, thì được sinh ra làm người vẫn hơn là không được sinh ra.

Một thế hệ sau đó, những đứa trẻ sinh ra trong tháng tư, bảy lăm, thì khác hẳn. Chúng không kêu, mà hỏi: sinh chúng tôi ra làm gì?
Đó là những đứa trẻ mẹ mang đầy bụng, mẹ không thở ra hơi mà vẫn phải bết bát chạy.

Chạy từ cầu Ái Tử qua cầu Tràng Tiền. Rồi từ cầu Tràng Tiền lê lết trèo qua đèo Hải Vân. Rồi từ đèo Hải Vân qua đèo Mẹ Bồng Con. Sau cùng đến giữa trái tim thủ đô Sài Gòn, vẫn phải giẫm đạp lên nhau để xuống bến Bạch Đằng, hay chen lấn nhau đến nghẹt thở để chui vào phi cảng Tân Sơn Nhất. Một cuộc chạy Marathon dài nhất trong lịch sử.

Khuất Đẩu : CÂY DẦU ĐÔI

http://t-van.net/wp-content/uploads/2015/05/clip_image0016.jpgCả ngàn cây xanh ở Hà Nội bị chặt nằm ngổn ngang như vừa trải qua một siêu bão của thế kỷ. Tôi không là người Hà Nội, nhưng cũng cảm thấy nhói đau như tóc trên đầu của mình vừa bị ai đó tàn nhẫn nhổ đi từng mảng.
Cây là hồn của phố, là ký ức, là kỷ niệm. Còn hơn thế, cây là chứng tích của lịch sử. Như cây dầu đôi ở thành Diên Khánh.
Đó là cây dầu có hai thân cùng một gốc, như hai anh em song sinh đứng bên đường thiên lý bắc nam suốt mấy trăm năm. Hai thân cây thẳng tắp, to đến mấy người ôm, với cành nhánh xum xuê là chứng tích cuối cùng của rừng già ngàn tuổi.
Cây kiêu hãnh vươn mình lên trời cao, như một vị thần bổn mạng của xứ sở trầm hương. Trước mặt là biển Đông bát ngát, sau lưng là hòn Bà sừng sững.

IS TỰ XƯNG và CS TỰ HÀO! - Khuất Đẩu

2015 NOV 17 PARIS ATTACKS 300Khi trông thấy những đao phủ thủ của cái gọi là các tổ chức nhà nước Hồi giáo IS tự xưng bịt mặt hành quyết những con tin vô tội và cảnh bọn chúng hò reo dưới lá cờ đen của quỷ, tôi biết rằng ngày ấy sẽ tới.
Ngày mà, không chỉ một vài con tin mặc áo màu lửa bị chặt đầu, bị thiêu sống hay bị xe tăng cán qua. Mà có thể là hàng trăm, hàng ngàn.
Ngày mà, không riêng gì ở sa mạc Syria nắng cháy, ở Iraq đổ nát. Mà có thể ở mọi nơi mọi lúc trên khắp trái đất..
Ngày mà sự yên bình, sự ngây thơ và cả sự lãng mạn bị xé toạt, bị giẫm đạp.
Ngày mà cả thế giới sững sờ, kinh hãi.

Người có đôi mắt vua Hàm Nghi

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhkoMYtFiIkJnUmNOBNu81S1jXUXQU4TWHtlwUuntvoYjEI7MNh2R0QFmxjA9pMl7A67oU3ZCiQANeAFf-cdE5JzaHHxyAAFabJizHg1ibPpRnP5WWS3qIfa0HsEJSUArBCtYgkyS0MA2Q/s600/151211141338_amadine_dabat.jpgMái tóc bồng bềnh, cặp mắt đẹp, cái nhìn thẳng thắn, sôi nổi, Amandine Dabat mang đến cảm giác ấm áp, dễ chịu trong đối thoại.
Tôi tìm gặp Amandine ở Paris vào một buổi chiều ngày 13 tháng 11/2015 vì luận án tiến sĩ của cô đề cập đến chủ đề dễ gây sóng gió.

Đó là hai vấn đề gai góc: thẩm định lại chỗ đứng của vua Hàm Nghi (1871-1943) trong lịch sử mà còn đặt một câu hỏi về vị trí của ông trong hội hoạ Việt Nam tương lai sẽ ra sao.

Cách đây 5 năm, vào ngày nhận bằng tiến sĩ về khảo cổ Amandine được mẹ tặng cho một kỷ vật của gia đình.

mardi 13 septembre 2022

CHIỀU NHẠC "THIÊN THU" TƯỞNG NHỚ NGUYỄN TẤT NHIÊN

Sao thiên thu không là xa nhau?
nên mưa xưa còn giăng ngang hồn sầu
tôi đứng như cây cột đèn gẫy gập
và một con đường cúp điện rất lâu
Thiên thu, đối với chúng ta, là bất tận. Đối với nghệ sĩ, đối với thi sĩ, thiên thu là sự tuyệt đối trong nghệ thuật, là lý tưởng của thi ca. Khi say mê theo đuổi lý tưởng đó, thi sĩ tìm ra hạnh phúc. Nhưng vì không thoát được quá khứ, thi sĩ phải tỉnh táo lại, va chạm vào thực tế, nhận ra thiên thu kia không có trên thế giới này, và sẽ đặt câu hỏi:
 

Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên - Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Làm thơ năm 14 tuổi 

Theo lời những người bạn cùng trường thì Nguyễn Tất Nhiên làm thơ rất sớm khi mới 14 tuổi. Năm 1966, cùng với Đinh Thiên Phương, Nguyễn Tất Nhiên dùng bút hiệu Hoài Thi Yên Thi cho ra đời thi phẩm Nàng thơ trong mắt. Nhà thơ Du Tử Lê nhớ lại kỷ niệm mà ông có với Nguyễn Tất Nhiên trong giai đoạn này như sau:
 

Sau Cuộc Biển Dâu: Câu Chuyện Từ Một Bộ Quân Phục-Phạm Tín An Ninh

2015 OCT 17 PTAN 300Tôi gặp và quen anh trong một trường hợp khá bất ngờ, có thể nói là hơi kỳ cục. Vợ chồng tôi đến thăm và ở lại nhà cô con gái út hai tuần. Cháu vừa mua được căn condo trong một khu nhà mới xây ở thành phố Anaheim, cách Khu Disneyland chỉ một con đường. Đêm nào, bọn tôi cũng ra balcon ngắm pháo hoa được liên tục bắn lên từ khu giải trí nổi danh này. Căn nhà nhỏ khá xinh và ở trong một khu an toàn, cô con gái út rất thích. Nhưng chỉ sau vài hôm, cứ đến một hai giờ khuya thì cả nhà phải thức giấc, bởi tiếng lục đục ở căn nhà tầng trên. Âm thanh của một vật cứng nào đó gõ xuống nền nhà. Không đều đặn, năm ba phút một lần, dù nhẹ nhưng cũng đủ làm buốt trong đầu. Sáng hôm sau, cô con gái nhờ tôi lên nói chuyện với chủ nhà, yêu cầu chấm dứt các tiếng gõ khó chịu vào giữa khuya ấy, để chúng tôi không bị mất ngủ, đặc biệt cô con gái phải đi làm khá sớm. Sau hai lần bấm chuông, một người đàn ông mở hé cửa, gật đầu chào. Rất may, lại là một đồng hương.

Asia 23: Tình Đầu Một Thời Áo Trắng

Một chương trình đặc sắc và giàn dựng công phu với mô hình ngôi trường nổi tiếng ở Sài Gòn xưa. Những kỷ niệm thời học trò, thời chinh chiến... Asia 23 Tình đầu một thời áo trắng sẽ gợi lại cho tất cả chúng ta về thời hoa niên mà ai cũng phải trải qua...


lundi 12 septembre 2022

Người bạn học và ông thầy cũ - Phạm Tín An Ninh

 
Đơn vị tôi, dù đã tạo được những chiến thắng lẫy lừng trong suốt Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, để có một “Kontum Kiêu Hùng” và giữ vững được Tây Nguyên, nhưng có chiến thắng nào lại không phải trả giá bằng máu xương chiến sĩ. Để kịp thời đối phó với tình hình chiến tranh leo thang, ngày một khốc liệt, đơn vị cần được khẩn cấp bổ sung quân số, từ cấp đại đội trưởng cho đến khinh binh. Số lượng sĩ quan, hạ sĩ quan tốt nghiệp ở các quân trường không đủ, nên Bộ TTM phải ban hành kế hoạch “đôn quân”, đưa những quân nhân phục vụ lâu năm từ các tiểu khu, các quân trường, trung tâm huấn luyện, ra bổ sung cho các đơn vị tác chiến đang thiếu hụt quân số.

Thi sĩ Kim Tuấn trong ca khúc “Những Bước Chân Âm Thầm”

Nhà thơ Kim Tuấn là một tên tuổi quen thuộc trong làng nhạc trước 1975, vì thơ của ông đã được phổ thành những bài nhạc nổi tiếng là Anh Cho Em Mùa Xuân, Những Bước Chân Âm Thầm, Khi Xa Sài Gòn, Khi Tôi Về…
Vào thập niên 1960, có thời gian Kim Tuấn sinh sống tại Pleiku, tại đây ông đã sáng tác nhiều bài thơ về miền đất cao nguyên thơ mộng này. Bài thơ “Kỷ Niệm” được ông viết cho Pleiku, Y Vân đã phổ nhạc thành bài hát Những Bước Chân Âm Thầm và trở nên nổi tiếng…

Vượt Sóng - Journey from the Fall

Vượt Sóng (tựa tiếng Anh: Journey from the Fall - Hành trình từ sự sụp đổ) là một bộ phim độc lập của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Trần Hàm và nhà sản xuất Nguyễn Lâm về cảnh ngộ của những thuyền nhân và những tù nhân trong trại cải tạo tại Việt Nam sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Phim bắt đầu trình chiếu tại bốn thành phố tại Hoa Kỳ (Westminster, Garden Grove, San Jose, California, và Thành phố New York) từ ngày 23 tháng 3 năm 2007 và mở rộng ra ít nhất 20 rạp trên toàn quốc vào những tuần sau đó. Phim đã nhận được nhiều sự chú ý trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và được cho là trung thực với hoàn cảnh của những người Việt lưu vong. Toàn bộ kinh phí cho bộ phim được cộng đồng người Mỹ gốc Việt tài trợ và phim đã tham dự và đoạt nhiều giải thưởng tại nhiều liên hoan phim quốc tế.

dimanche 11 septembre 2022

Thiên tình sử của thi sĩ Vũ Hoàng Chương

Tình yêu là một nguồn thi hứng vô tận của loài người, bất luận ở phương trời nào và ở thời điểm nào. Chẳng thế ông cha chúng ta, từ thưở xa xưa, khi chưa có chữ viết đã biết bày tỏ tình yêu qua những câu ca dao truyền khẩu, tuy đơn sơ nhưng đã vô cùng thơ mộng và thắm thiết như:
Một yêu là sự đã liều 
Mưa mai cũng chịu, nắng chiều cũng cam.
hay:
Tóc mai sợi vắn sợi dài, 
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm.

Nguyễn Xuân Hòang: Người Đi Trên Mây

Tác phẩm Người Đi Trên Mây của nhà văn Nguyễn Xuân Hòang có lẽ là tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi người ta nói hoặc viết về Nguyễn Xuân Hòang. Thậm chí, bản thân nhà văn còn được gọi là “Người đi trên mây” và có người còn quả quyết rằng nhân vật chính trong truyện – Trần Lâm Thăng – là bản sao của tác giả.
Sau Người Đi Trên Mây (1987), nhà văn Nguyễn Xuân Hòang cho ra đời Bụi Và Rác (1992) còn được gọi là Người Đi Trên Mây 2. Tin đồn rằng nhà văn đã hòan tất xong quyển sách thứ ba, tác phẩm này sẽ cùng với Người Đi Trên Mây, Bụi Và Rác , hợp thành bộ Trilogy để đời của ông, nhưng định mệnh đã xui khiến ông lỡ tay nhấp một cái “nhấp chuột chết người”(delete) và thế là tác phẩm thứ ba biến vào hư không mà không để lại chút dấu vết nào. 

samedi 10 septembre 2022

“Trường Hợp Võ Phiến” – Con Đấu Tố Cha

Lại thêm một trường hợp đấu tố văn học vừa mới xảy ra tại Việt Nam. Nạn nhân của vụ đấu tố này là nhà văn Võ Phiến, và người đấu tố ông lại chính là con trai của ông,Đoàn Thế Phúc, bút hiệu Thu Tứ, đã viết bài kết án thân phụ của chính ông là sai lầm khi chống chế độ Cộng Sản. Thu Tứ đã sử dụng bài kết án ấy để biện minh cho việc tự ý kiểm duyệt, cắt bỏ nhiều bài, nhiều đoạn trong tác phẩm của Võ Phiến, trước khi cho in lại trong nước…

Nhạc sĩ Vinh Sử

Nhạc sĩ Vinh Sử là một trong những tên tuổi tiêu biểu của nhạc vàng miền Nam trước 1975, đặc biệt là ở thể loại nhạc bình dân dành cho đại chúng. Ngoài sáng tác với bút danh Vinh Sử, cũng là tên thật, ông còn lấy nhiều bút danh khác nhau là Bồng Nga Nữ, Chế Huyền Trân, Cô Phượng, Diễm Nhi, Đức Vượng, Hàn Ni, Linh Ngân,… với những ca khúc tiêu biểu: Chuyện Tình Sao Ly, Chuyện Tình Liêu Trai, Nhẫn Cỏ Cho Em, Gái Nhà Nghèo, Bạc Màu Áo Trận, Đêm Lang Thang, Đêm Hỏa Châu, Gõ Cửa Trái Tim, Hai Bàn Tay Trắng, Không Giờ Rồi, Nét Buồn Thời Chiến, Năm 17 Tuổi, Vòng Nhẫn Cưới, Chuyến Xe Lam Chiều…