lundi 28 septembre 2020

Ca khúc Đường Xưa Lối Cũ (nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ) và nỗi lòng người ly hương

Nhạc phẩm Đường Xưa Lối Cũ của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ xuất bản năm 1958, đề bút dưới tựa đề của nhạc phẩm là “Kính tặng Mẹ và tặng Em”. Từ khi ra đời cho đến nay, bài hát đã được nhiều người yêu thích, dễ đi vào lòng thính giả nhờ những giai điệu và ca từ buồn thương tiếc nhớ về hình bóng của những người thân yêu đã không còn nữa trên lối cũ về làng xưa. Bài hát này được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác khi ông trở về làng Bích Khê ở Quảng Trị sau nhiều năm xa cách vì đất nước loạn lạc.

dimanche 27 septembre 2020

Rồi người lính có về không? - Duyên Anh

10 giờ 40, mười phút sau lệnh đầu hàng cộng sản của Dương văn Minh, Đặng Xuân Côn và tôi ra vỉa hè trước cửa nhìn Sài gòn chờ đợi cộng sản vào. Tại sao chưa đánh đã đầu hàng? Tôi nghe rõ câu hỏi nghẹn ngào đó trong những ánh mắt ngơ ngác của người Sài gòn quanh tôi. Trời hết âm u, nhưng vẫn chưa có nắng. Vẫn thiếu nắng vàng rực rỡ. Dân Xóm Lách kéo lên. Lề đường Công Lý, gần nhà tôi đông nghẹt. Dẫu lòng ngổn ngang bối rối, tôi còn chút hạnh phúc trên những khuôn mặt buồn bã của đám dân "vô sản" Xóm Lách. Không một nụ cười. Khó tìm ra niềm hân hoan. Ngay cả những người đã truy nã kỹ thân phận mình, sự nghiệp của mình ròng rã hai mươi năm Việt Nam cộng hòa, thấy chẳng dính líu gì tới "nợ máu" với cộng sản, cũng hồi hộp vì "biển máu."
    

samedi 26 septembre 2020

Ba tôi, Nhạc sĩ Trúc Phương

CHUYỆN GIỜ MỚI BIẾT.
Ba tôi, Nhạc sĩ Trúc Phương
Từ trước đến nay, có rất nhiều tờ báo cũng như bài viết nhận định về cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương, có người nói ông sau 1975 có cuộc sống khốn khó, có người viết rằng ông sống quá bi
đát, rồi cũng có tờ báo nói rằng khi qua đời ông chẳng còn gì cả …..
Những điều này có đúng là sự thật hay không ? xin mời quý vị xem qua lời tâm tình của những người con nhạc sĩ Trúc Phương.

jeudi 24 septembre 2020

mercredi 23 septembre 2020

Tổng thống Trump phát biểu tại LHQ: Hoa Kỳ tốt, Trung Quốc xấu

Afficher l’image   Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 22/9 (giờ Mỹ) đã có bài phát biểu kéo dài hơn 7 phút tại phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Từ Tòa Bạch Ốc, ông Trump đã vẽ chân dung nước Mỹ là quốc gia nhân từ, nhà lãnh đạo thế giới có trách nhiệm và Trung Quốc là kẻ gây hấn của thế giới. 

dimanche 20 septembre 2020

Con Sáo của em tôi-Duyên Anh

   Sau khi cha tôi mất, gia đình càng ngày càng túng bấn, một mình mẹ tôi không đủ sức nuôihai đứa con mồ côi nơi thành thị nên mẹ đưa hai anh em tôi trở về làng cũ . Bên nội xóa bỏ tên cha tôi trong gia phả vì cha tôi xé tờ khai sinh mà ông tôi cố tình điền tên tuổi người vợ cả vào chỗ tên tuổi mẹ tôi . Ông tôi muốn gạt mẹ khỏi cuộc đời cha tôi bấy giờ và cuộc đời tôi mai hậu. Việc ấy rất giản dị như ông đã xóa bỏ tên chú Nghị vì chú mê cô đào cải lương gia nhập ban hát, lang thang rày đây mai đó.
                                                  

TT Trump - “Ván cờ” cuối cùng

image            Càng gần sát ngày bầu cử (3/11), có thể cảm nhận sức nóng từ mọi phía đang bủa   vây hòm phiếu, từ việc Đảng Dân chủ thúc đẩy bỏ phiếu qua thư cho đến việc có áp dụng quân đội vào cuộc bầu cử hay không? Có thể nói, Tổng thống Trump đang phải đối mặt với rất nhiều cạm bẫy của “kẻ thù” ngay chính trong lòng đất nước.

samedi 19 septembre 2020

"Baby in the box", tấm hình thay đổi cả một đời người

 Tấm ảnh trắng đen nổi bật hình ảnh một em bé gái nhỏ nhoi, mặc phong phanh chỉ độc nhất chiếc áo trên người, nằm trong cái hộp giấy bằng các tông, tay em thò ra bên ngoài như đang nắm lấy tay anh trai của mình, cũng nằm co quắp bên cạnh chiếc hộp ấy, và cái bát ăn xin thì để bên cạnh. Cả hai nằm trên nền gạch của đường phố Sàigòn.

 

vendredi 18 septembre 2020

Nhật Tiến vẫn đứng ngoài nắng - Mai Thảo

  

Một buổi chiều Sài gòn, ít ngày sau khi 30 tháng tư 1975,ngồi sau chiếc xe gắn máy của Duyên Anh, cùng tác giả Ngựa Chứng Trong Sân Trư­ờng dạo quanh một vòng trên những phố phường tan hoang của thành phố vừa đổi chủ, tôi bỗng nhìn thấy Nguyễn Thụy Long trên một khúc vỉa hè ở khu đại học Duy Tân. Long ngồi sau một cái quán lộ thiên mới mở, như hàng ngàn cái quán lộ thiên mọc lên như nấm ở Sàigòn lúc bấy giờ. Tác giả Loan Mắt Nhung đang nhậu, mặt mày đỏ xậm, kính trắng dầy cộm. Và cạnh đó, là một quán hàng khác, với Nhật Tiến, Nhật Tiến không nhậu, không nhậu bao giờ, đang lúi húi với một chậu nước và một chồng bát đĩa nhớp trước một gốc cây.

Trận đánh cuối cùng của một kẻ sĩ - Nhật Tiến

 Ba Sinh là một người mê sách. Suốt mười năm ròng rã sống độc thân làm nghề giáo viên tiểu học, tiền dành dụm được, Ba Sinh chỉ dùng để mua sách. Tất nhiên không không thể nào mua đủ được các loại sách, nhưng mỗi tuần đổ đồng cả sách cũ lẫn sách mới chàng cũng đã mua được trên dưới hai chục cuốn sách. Con số đó thật nhỏ nhoi so với cả một rừng sách tràn ngập ở các tiệm sách lớn, các gian hàng trong chợ sách và cả ở những vỉa hè, nơi có người mua bán sách cũ.

mardi 15 septembre 2020

Nhà văn Nhật Tiến

E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian: Nhật Tiến Nhà văn Nhật Tiến tên thật là Bùi Nhật Tiến, sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông bắt đầu sáng tác từ những năm 50 của thế kỷ 20.
 Năm 1951, truyện ngắn đầu tay của Nhật Tiến là "Chiến nhẫn mặt ngọc" được đăng trên tờ Giang Sơn. Đây là tác phẩm đầu tiên của ông được đăng trên báo.

Sau 1951, Nhật Tiến cộng tác với tạp chí Văn Hoá Ngày Nay của Nhất Linh. Ngoài ra, ông còn viết cho các báo Tân Phong, Văn, Bách khoa, Văn Học, Đông Phương. Ông làm chủ bút tuần báo Thiếu Nhi từ năm 1971 cho tới 1975 do nhà sách Khai Trí xuất bản.
Năm 1954, ông di cư vào Nam, đầu tiên sống tại Đà Lạt. Hoạt động của ông trong thời gian này là viết kịch cho Đài phát thanh sau đó về Sài Gòn dạy học tại các trường tư thục.

lundi 14 septembre 2020

Thằng chó đẻ của má - Tiểu Tử


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgkw0z7Vr2bTGXD3E6QEX8cJSnpey_Rxjs9v3hruoOioMfBEQw46bL5mMUmlmxt5IeaN6vEFEOlKMAwXbanZMzZfqvWX7b_JabtRbMwIHjwEjDc5hbWZQH0qiaFX5kfK2yYG0SlWCy_tRk/s400/1.jpg

Những tiếng nói đệm của người Sài Gòn.

L’image contient peut-être : 1 personne"TIẾNG DẠ" thân thương

Ngày trước 75 hầu hết ca sĩ hát Tân nhạc bằng giọng Bắc ngoại trừ quái kiệt Trần văn Trạch hát giọng Nam qua bài: Chiều mưa biên giới của Nguyễn văn Đông được ban nhac Pháp Hòa âm :
Chiều mưa biên giới anh đi DỀ đâu?
Sao còn đứng ngóng nơi DANG đầu.
Giọng trầm ấm của quái kiệt Trần văn Trạch nghe mộc mạc rất dễ thương.
Còn nữa : Ban thoại kịch KIM CƯƠNG phát âm toàn giọng Saigon qua tác phẩm Lá sầu riêng được khán giả 3 miền tán thưởng nhiệt liệt.Trong Lá sầu riêng Kim Cương vai cô Diệu nói giọng Sài Gòn, hát giọng Saigon bài Duyên Kiếp do nhạc sĩ Lam Phương viết nhạc nền :

dimanche 13 septembre 2020

Cam Ranh xưa

Vịnh Cam Ranh Khánh Hoà CAM RANH QUA NHỮNG THỜI KỲ LỊCH SỬ

Từ năm 1653 - khi chúa Nguyễn Phúc Tần lập đơn vị hành chính dinh Thái Khang trên vùng đất nay là tỉnh Khánh Hòa - đến đầu thế kỷ XX, Cam Ranh là một phần đất của huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh (sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn chép địa giới của huyện Vĩnh Xương như sau: phía đông giáp biển, phía tây giáp động Mán, phía nam giáp đạo Ninh Thuận, phía bắc giáp huyện Phước Điền).

mercredi 9 septembre 2020

Nghị lực và đau thương của cá hồi.

Tập quán sinh sản ở cá hồi

Cá hồi là loài cá có đặc tính ngược dòng tìm về cội nguồn để đẻ trứng, chúng sinh ra tại khu vực các dòng suối nước ngọt.  Qua những sự  thay đổi hóa học giúp chúng thích nghi được với nước mặn và sau đó là cuộc hành trình di cư ra biển. Khi đã trưởng thành chúng quay trở lại vùng nước ngọt để sinh sản.
Hầu hết cá hồi đều tuân theo  sự tiến hành này, trước đó chúng sinh trưởng và phát triển tại các vùng biển nước mặn đây cũng là giai đoạn chúng phải ăn nhiều nhất để tích trữ mỡ và năng lượng chuẩn bị cho cuộc hành trình trở về các dòng suối nước ngọt quê hương để đẻ trứng .

mardi 8 septembre 2020

Nước Trôi Mồ Mẹ

Afficher l’image source  "Nước Trôi Mồ Mẹ" của nhà thơ Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn  là bài thơ viết về Mẹ và dòng sông Thu Bồn trong mùa lũ lụt
"Hình ảnh dòng sông, cơn lụt và ngôi mộ nhỏ từ bài thơ anh viết, in sâu vào ý thức của tôi từ hai mươi năm trước chợt hiện ra chiều nay trên xứ người xa lạ. Hình ảnh bi thương đó không phải chỉ của riêng anh mà còn của tôi và của tất cả những đồng bào cùng số phận. Anh em chúng tôi, tuổi tác cách nhau hơn 20 năm mà cùng chịu chung một nỗi đau. Nỗi đau chỉ lớn thêm theo thời gian nhưng không có tuổi."(Trần Trung Đạo)


dimanche 6 septembre 2020

nhạc sĩ VÕ ĐỨC HẢO

L’image contient peut-être : 1 personne, gros plan Nhạc sĩ VÕ ĐỨC HẢO có gương mặt thanh tú, hơi dài hơn so với hai ông anh nổi tiếng Võ Đức Thu, Võ Đức Phấn tròn vuông, ít tóc. Cuộc đời gắn bó với nghề dạy học tại một nhạc viện lớn khiến cuộc sống và cuộc đời tình cảm của ông cũng êm đềm hơn, ông chỉ gắn bó với một vợ duy nhất là bà Nguyễn Thị Lụa. Sau năm 1975 chắc ông cũng sang Pháp định cư cùng anh ruột, con cháu ..(n/s Võ Đức Tuyết, cháu Võ Đức Lang ..)

Tóc kể chuyện đời.

- Sợi Tóc. Nhạc Minh Nguyên Ca sĩ Bảo Yến
- Tóc Xưa - Thơ Dương văn Thiệt - Nhạc Ngô Thụy Miên
- Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài
- Sợi Tóc - Đặng Hiền-Lê Đức Long-Bạch Yến Đặng
- Tóc Mây (Phạm Thế Mỹ) - Sĩ Phú
- Suối Tóc của Văn Phụng

jeudi 3 septembre 2020

Chỉ 6% người Mỹ tử vong hoàn toàn do virus Vũ Hán

Afficher l’image sourceBáo cáo gây sốc: Chỉ 6% người Mỹ tử vong hoàn toàn do virus Vũ Hán, 94% còn lại do các bệnh lý khác.

Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ vừa công bố, thực tế chỉ có khoảng 10.900 người Mỹ tử vong do nguyên nhân duy nhất nhiễm virus Vũ Hán. Dựa trên tỷ lệ tử vong này mà bác sĩ nổi tiếng Fauci đã khuyến nghị Mỹ phải đóng cửa toàn bộ nền kinh tế?

mercredi 2 septembre 2020

Những thế lực nào Nhúng Tay vào cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ 2020

imageHai chữ "meddle" và "interfere" thường được dịch là "can thiệp"/"can dự" nhưng cả hai chữ "can thiệp" và "can dự" đều không diễn tả đúng ý nghĩa của từ ngữ gốc tiếng Anh khi được dùng trong bối cảnh (in the context) các cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ. Đúng ra, phải dịch là "nhúng tay", "thọc gậy bánh xe", "phá bĩnh" hay "đánh phá". Trong trường hợp này, để diễn tả đúng ý nghĩa hai chữ "meddle" và "interfere" thì phải nói về mục đích của sự "nhúng tay" - đó là "nhúng tay" để "phá" hay "giúp" đương kim Tổng Thống Donald Trump trong cuộc bầu cử vào Tháng 11, 2020.

MIỀN ĐẤT CƠ HỘI

MIỀN ĐẤT CƠ HỘI

NGÀY N+2.
Chúng ta, những di dân, tỵ nạn chính trị, tôn giáo, đến từ năm châu bốn bể, với hành trang rách rưới, niềm tin rã rời, và ám ảnh triền miên của ngục tù, áp bức cộng sản. Đau thương đó, những người di dân hay tỵ nạn đã để lại dưới chân tượng Nữ thần Tự do, bước theo ngọn đèn, đi qua ngưỡng cửa vàng. Làm sao có thể quên được, ngày cả gia đình trở thành công dân Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ? Bạn còn nhớ lời tuyên thệ, nơi một buổi lễ vô cùng trang trọng, kết thúc với lời khẩn cầu xin Thượng Đế giúp đỡ?

MIỀN ĐẤT HỨA

L’image contient peut-être : 1 personne, deboutMIỀN ĐẤT HỨA

NGÀY N + 1
Ai đã từng đến thăm tượng Nữ Thần Tự Do, nằm cô đơn nơi hải cảng New York, chắc không khỏi rung động về bài thơ bất hủ của nữ thi sĩ Emma Lazarus, khắc trên bảng đồng nằm khiêm tốn trong viện bảo tàng di dân, dưới chân tượng: