samedi 31 juillet 2021

Mai Thảo – Sau giờ giới nghiêm

Sau gần nửa thế kỷ sống trong hòa bình, đến năm 2021 người Sài Gòn mới thấy lại “giới nghiêm”, đường sá trở nên vắng vẻ lạ thường, thậm chí còn vắng hơn cả thời bất ổn loạn lạc ngày xưa, đó là một hiện tượng có thể nói là chưa từng có của Sài Gòn từ xưa đến nay. 

vendredi 30 juillet 2021

LÊ TRỌNG NGUYỄN MÂY CHE KHUẤT MỘT NIỀM ĐAU

“Chờ qua năm tháng rũ áo trần gian” 
 {Sao Đêm- Lê Trọng Nguyễn) 
 Lê Trọng Nguyễn sáng tác không nhiều nhưng ca khúc của ông luôn gây ấn tượng. Nhạc Lê Trọng Nguyễn lạ, có khi mang niềm yêu dấu rất nhẹ nhàng có khi lại chất chứa một nỗi đau nặng nề…khó hiểu. 
 Nắng Chiều là bài hát thuộc xóm nhẹ nhàng. 
 Ai mà không nhớ mãi thuở thanh xuân , thuở mà nguời ta cảm thấy “tim tái tê” theo Lê Trọng Nguyễn khi một dáng em gầy gầy bây giờ “biết đâu mà tìm”. 

Dòng Nhạc Nguyễn Đức Quang

Cho đồng bào tôi ở khắp bốn phương trời
Hát những bài ca tôi đòi đã mòn hơi
Nghe nhau khóc thầm suốt đêm qua
Nghe bao nhiêu bạn khóc bên kia
Hoang mang cúi đầu chờ mong thượng đế.


mercredi 28 juillet 2021

Sống sót trở về - Phạm Duy

Những người lính hy vọng “sống sót trở về” trong ngày này cách nay 45 năm! Vào khoảng cuối năm 1972, dân và quân miền Nam hy vọng một nền hòa bình sẽ được lập lại khi dự kiến Hiệp định Paris sẽ được ký kết vào tháng 10/1972 và những người còn “sống sót” sau trận chiến dài đăng đẳng hy vọng sẽ được “trở về”! 

Tuy nhiên Bắc Việt Nam đã bỏ bàn Hội nghị khiến Hoa Kỳ gây áp lực để kéo họ trở lại “nói chuyện hòa bình” bằng một cuộc ném bom dữ dội vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12/1972 và sau đó các phe tham chiến mới quay trở lại Paris để ký một hiệp ước chấm dứt chiến tranh và vãn hồi hòa bình cho Việt Nam có hiệu lực từ ngày 27/01/1973… 

Giới Thiệu Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn Và Truyện Ngắn “Hai Đứa Trẻ Một Cây Cầu” - Hoài Nguyễn

Thời còn đi học, tôi đã đọc một số truyện của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn trong đó một số truyện ngắn của ông như “Bát Canh Trong Ngõ Hẻm”; “Con Yêu, Con Ghét”; “Hai Đứa Trẻ Một Cây Cầu”… khá hay và mang đậm tính nhân văn mà tôi vẫn còn nhớ những nội dung của những câu truyện này. 
Trong những truyện ngắn của Nguyễn Mạnh Côn, truyện “Hai Đứa Trẻ Một Cây Cầu” có liên quan về cuộc chiến tranh Việt Nam, qua câu chuyện kể lại của nhà văn Uyên Thao và một người bạn lính, Nguyễn Mạnh Côn đã viết thành một truyện ngắn khá cảm động và bi thảm về cái chết của hai đứa trẻ mồ côi cha mẹ, sống vất vưởng và tự tìm mọi cách mưu sinh ở một vùng quê nghèo khi chiến tranh tràn đến, mọi người trong làng đã phải bỏ làng để đi tản cư về thành phố.

mardi 27 juillet 2021

Lời nguyện trong không của Nguyễn Mạnh Côn

Xuất xứ truyện ngắn Lời nguyện trong không của Nguyễn Mạnh Côn 
Lời nguyện trong không là một truyện ngắn của Nguyễn Mạnh Côn được phổ biến rộng rãi trên Net. Người đọc chỉ biết xuất xứ truyện này trong cuốn “NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA” do nhà xb Sóng thực hiện năm 1973.
 Đọc truyện Lời nguyện trong không 
Truyện này xuất hiện đầu tiên trên bán nguyệt san Chính Văn Xuân Nhâm Tý số 2&3 tháng 2-72.. Chính Văn là tạp chí hiện diện trong năm 1971 và 1972, vào thời gian chiến cuộc leo thang lên cao độ. Hướng đi của tạp chí là: Tờ báo của những suy tư và xúc động trẻ.

Một Đời Hoa: Dạ Quỳnh Hương

ANH MƠ. CỞI ÁO CHE QUỲNH YÊU EM 
Ngày em. mặc áo hai dây 
Tóc thơm lơ lửng. bờ vai trắng ngần 
Vói tay anh. hái tầm xuân 
Biếc xanh mà giữ. giòn tan nụ cười 
Tương tư. từ lúc em ngồi 
Ngực hoa lụa mỏng. ơ hờ cau non 
Thẫn thờ. anh khẽ môi hôn 

samedi 24 juillet 2021

Ns Thanh Sơn, chuyên chở hồn quê Miền Nam

Cố nhạc sĩ Thanh Sơn sinh ra và lớn lên ở Sóc Trăng, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Miền quê tỉnh nhỏ hiền hoà ở hạ nguồn con sông Hậu, cùng với những vùng miền ông đi qua trong cuộc hành trình của đời mình là mạch cảm xúc để ông viết lên các ca khúc quê hương đậm đà chất trữ tình. Trong các tài liệu nói về ông đều viết rằng từ năm 1973 thì ông bắt đầu chuyển sang các sáng tác về đề tài quê hương, mang âm hưởng dân ca Nam Bộ. 
 Và cũng từ đây, hoa phượng trong nhạc của ông được thay thế bằng hình ảnh của người dân miền Tây đôn hậu hiền hoà, cùng với những hình ảnh bình dị nhưng sâu lắng. 

vendredi 23 juillet 2021

Nhạc sĩ Thanh Sơn: Người viết cho kỷ niệm

Cố nhạc sĩ Thanh Sơn viết nhiều ca khúc cho tuổi học sinh, về mùa hè (như Ba tháng tạ từ, Hạ buồn, Lưu bút ngày xanh). Và ông cũng là nhạc sĩ có nhiều sáng tác gắn liền với hình ảnh hoa phượng nhất. Hoa phượng được ông dùng cho cả tên gọi của bài hát. Một loạt những ca khúc như Nỗi buồn hoa phượng, Ve sầu mùa phượng, Phượng buồn, Buồn như phượng… đã trở thành những bài ca sống mãi với thời gian, gắn với kỷ niệm của rất nhiều tuổi học trò qua các thế hệ. . .”

Ca sĩ Quỳnh Giao: “tiếng hát thủy tinh”.

Tiếng hát Quỳnh Giao hợp nhất với khuôn mặt và cả vóc dáng người hát. 
Nghe và xem Quỳnh Giao hát, người ta có thể thấy ngay rằng, người như thế ắt tiếng hát phải như thế. Mong manh. Trong sáng. Dịu dàng. Có người cho rằng giọng hát Quỳnh Giao hơi mỏng. Ðó là điều người ta có thể thích hay không thích. 
Nhưng cái vẻ sang trọng và kỹ thuật điêu luyện của tiếng hát thì không ai có thể phủ nhận được. Quỳnh Giao làm đẹp cho đời bằng tiếng hát tuyệt vời và những bài viết về nghệ thuật về mỹ thuật. Người ta thấy yêu đời và yêu người hơn khi nghe hay đọc Quỳnh Giao.

jeudi 22 juillet 2021

Tiếng hát HạtSươngKhuya

Ôi, ttiếng ru 
Ôi, tiếng ru mãi ngân dài đến trong lòng 
Lời mẹ trong trái ngọt 
Đường trần còn lắm khổ đau 
Đắm cuộc người trong vũng tối 
Mẹ đã soi con đường đi.
 

mercredi 21 juillet 2021

Thục Vũ: Người chết trong nhà tù “cải tạo”

Mừng cho người chết trong nhà tù “cải tạo” 
(“Mừng cho nó, từ nay nó không còn biết đói rét và không ai hành hạ được nó nữa”.) 
Anh Tô Kiều Ngân không ở cùng trại tù với tôi, anh đi “lao động” bị ngã gãy tay, phải đưa về trạm xá gần trại giam tôi ở từ năm 1976 khi được đưa ra Sơn La “học tập”. Dịp đó, nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm, ở cùng đội trồng rau với tôi, anh bị đau gan đến vàng mắt.

Lịch Sử Bánh Mì Sài Gòn

Hình như người ở quê lên Sài gòn bắt “rốp” thơm, khi có dịp về lại quê nhà không ít thì nhiều thế nào trong giỏ xách cũng lủng liểng vài ba ổ bánh mì làm quà. Những ổ bánh mì giòn, bóng lưỡng dầu bơ, thơm phức nức mũi luôn là nỗi háo hức của cả trẻ em lẫn người lớn vùng nông thôn. 
Ngay cả đến bây giờ, ở bến xe Miền Đông, Miền Tây, tuyến đường  xe Củ Chi – Tây Ninh Quê Tôi… Vẫn còn những người đầu đội sọt đựng bánh mì Sài gòn rao bán tận cửa xe cho những hành khách đưa về quê làm quà. Dù bánh mì khắp nơi điều có, nhưng thương hiệu bánh mì Sài Gòn có lẽ đã đi vào ký ức từ lâu của những người miệt quê, dễ gợi cho người ta có cảm giác gì đó khác lạ hơn khi nhai một miếng bánh mì mang từ Sài Gòn.

mardi 20 juillet 2021

Lam Phương và Chúng Ta

Résultat de recherche d'images pour "NS Lam PhÆ°Æ¡ng"Mỗi nhạc sĩ của chúng ta là một tài năng. Tôi muốn nói tới những người nhạc sĩ không làm chúng ta chán ghét âm nhạc. Đừng so sánh bởi vì chẳng bao giờ có so sánh trong nghệ thuật. Anh chỉ có thể nói anh thích Lam Phương hơn người này, kém người nọ. Ai dám bảo ai nhất? Và ai dám bảo ai bét? Nghệ thuật đâu phải là món hàng. Cũng không hề thấy tiêu chuẩn thưởng ngoạn nào đặt ra. Chúng ta có hàng ngàn thứ tự do, kể cả tự do thưởng ngoạn âm nhạc. Anh cứ nói anh không thích nhạc Lam Phương. Tùy ý anh. Nhưng, công bình và công khai mà nói, đã hàng mấy thế hệ thích nhạc Lam Phương, hát nhạc Lam Phương, say mê nhạc Lam Phương từ năm 1954.

Dòng Nhạc Xưa của N/s Vĩnh Điện

Đó Quê Hương Tôi của Ns Vĩnh Điện qua sự nhận xét của Trung Truong: 
Đại đa số người Việt, ở cả Hai Miền, tưởng rằng cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, với những sáng tác như Ca Khúc Da Vàng, Bài Ca Trên Xác Người, v.v... là nghệ sĩ rung cảm sâu sắc nhất với nỗi đau vô bờ của dân Việt trong cuộc chiến Hai Mươi Năm vừa rồi. 

lundi 19 juillet 2021

Những tác phẩm từ nỗi niềm chia đôi đất nước 20-7-1954

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ, hiệp định đình chiến được ký kết và và nước Việt Nam bị chia đôi, lấy vĩ tuyến 17 với sông Bến Hải có cây cầu Hiền Lương thuộc tỉnh Quảng Trị làm điểm chia cắt.

Từ vĩ tuyến 17 trở ra miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có thủ đô là Hà Nội dưới sự cai trị của cộng sản. Từ vĩ tuyến 17 trở vào miền Nam là nước Việt Nam Cộng Hòa tự do dân chủ có thủ đô là Sài Gòn với lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng.

dimanche 18 juillet 2021

HAI NƯỚC MỸ Chương # 95 - Nguyễn Tường Tuấn

Nước Mỹ không có ngàn năm văn hiến, cũng khó mà tìm ra những lâu đài cổ kính trăm năm! Thay vào đó, nước Mỹ có thiên nhiên bao la, rộng lớn, sông dài, núi cao, bao bọc bởi hai bờ Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Quan trọng hơn cả, nước Mỹ là quê hương thứ hai của hầu hết mọi sắc dân, chủng tộc, và mầu da trên thế giới.
 Sự quyến rũ của nước Mỹ gói gọn trong hai chữ “Tự do” triệu triệu người từ khắp hành tinh dồn dập như sóng biển tiến vào mảnh đất Thượng Đế ban cho không ngoài hai chữ “Tự do” thiêng liêng! 

SaiGon Nhớ, SaiGon Thương

hồn ai đó quay về đường xưa cũ 
tên Sài gòn ....ôi ! mảnh đất quê hương 
em xé toạt một khung trời hội cũ 
ta ngẩn ngơ _ xa lạ những tên đường 
công viên ấy _ lối không còn sỏi nhỏ 
bầu ngực em giờ hoang phế miếu đền 
ta sờ soạng _ đâu Sài gòn hoa lệ 
bóng hoang đường _ trăng lệ nhỏ vào gương (LanPhi)

samedi 17 juillet 2021

Ông vua của nhạc tango Việt Nam: nhạc sĩ Hoàng Trọng

Tưởng nhớ 23 năm ngày mất của nhạc sĩ Hoàng Trọng (16/7/1998) - Ông vua của nhạc tango Việt Nam 
Nói đến Hoàng Trọng, phải nói đến “Tiếng Tơ Ðồng”, và ngược lại. Ông đã để lại lịch sử âm nhạc Việt Nam ban nhạc nổi danh, tạo dựng nhiều tiếng hát tên tuổi, đưa nhiều sáng tác của nhiều nhạc sĩ lên đỉnh vinh quang của nền âm nhạc. 

vendredi 16 juillet 2021

HIỆP ĐỊNH GENÈVE

1.- HIỆP ĐỊNH GENÈVE Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève về Việt Nam là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Hiệp định nầy được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Hai nhân vật chính ký vào hiệp định Genève là Henri Delteil, thiếu tướng, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH tức Việt Minh cộng sản). Đại diện các nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng), Lào, Cambodia. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN) và Hoa Kỳ không ký vào bản hiệp định nầy. Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (gọi tắt là hiệp định Genève) gồm có 6 chương, 47 điều, trong đó các điều chính như sau:

Chút duyên với Nữ Sĩ Mình Đức Hoài Trinh - Hạt sương khuya

Tôi có chút duyên với Nữ Sĩ Mình Đức Hoài Trinh. 
Trong một dịp tình cờ sang Cali, nhân dịp các bạn trẻ tổ chức Chương Trình Đêm Thắp Nến Cho Các Tù Nhân Lương Tâm. Tôi được mời đến tham dự và trình diễn dòng nhạc đấu tranh. Sau khi chấm dứt chương trình, nhà văn Trần Phong Vũ mà tôi thường gọi bằng Chú, đã dẫn tôi đến giới thiệu một vị khách quý.

jeudi 15 juillet 2021

Quê Hương Là Mùi…Nước Mắm – Huy Phương

Người ta định nghĩa quê hương bằng nhiều lối, đối với tôi, cũng không là chùm khế ngọt hay con diều biếc, mà quê hương chính là mùi… nước mắm! 
Đã là người Việt Nam, ai cũng mê nước mắm. Thích thì còn bỏ được, nhưng mê thì có phần đắm đuối, khó xa rời. 
Tôi có ba tháng ở Mỹ năm 1955 theo học một khóa chuyên môn ở tiểu bang Indiana, thời đó chưa có người Việt nhiều, nhớ nhà thì ít mà nhớ nước mắm thì nhiều. Bởi vậy chúng ta, người đến Mỹ trong vòng hai, ba mươi năm nay, nên thông cảm cho những người Việt đến quận Cam này trước, còn cái mừng nào bằng, mấy tháng sau mới đi Los Angeles, mua được chai nước mắm.

Lý Thụy Ý – SÀI GÒN CỦA TÔI

“Sài Gòn vẫn rất dễ thương 
Cái tên dù lạ con đường vẫn quen” 
Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ của mình mỗi khi phải hồi âm một cánh thư xa nào đó, thường là câu hỏi “Sài Gòn bây giờ ra sao?”. 
Thật ra trong cảm nhận của tôi, Sài Gòn vẫn thế. Bởi dù trải qua bao nhiêu biến cố thăng trầm, thì Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, thủ đô trong những trái tim miền Nam ngày nào vẫn không bao giờ thay đổi. Sài Gòn của một thời tôi mới lớn, những “con đường tình ta đi” Duy Tân, Trần Quý Cáp, Tú Xương, Công Lý. Những chiều bát phố Lê Lợi, Tự Do. Những rạp ciné. Món bánh tôm hẻm Casino (Sài Gòn). Những xe bò viên Nguyễn Thiện Thuật. Bánh mì thịt trước chợ Trương Minh Giảng, gỏi đu đủ – khô bò – nước mía Viễn Đông (góc Lê Lợi – Pasteur) 

mercredi 14 juillet 2021

Những bài hát trữ tình nổi tiếng viết về “Sài Gòn” - P2.

Những bài hát sáng tác sau năm 1975, thể hiện niềm thương nỗi nhớ Sài Gòn: 
- Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn (Phạm Đình Chương – Du Tử Lê)
- Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên (nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
- Đêm Nhớ Về Sài Gòn (nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng)
- Sài Gòn ơi Vĩnh Biệt (Nam Lộc) 
 

Những bài hát trữ tình nổi tiếng viết về “Sài Gòn”

Địa danh Sài Gòn đã có từ khoảng 300 năm, kể từ khi chúa Nguyễn khai phá vùng đất miền Nam trù phú. Khi Pháp vào Đông Dương, nhận ra địa thế thuận lợi của Sài Gòn, họ bắt tay vào xây dựng và biến nơi này trở thành một trong hai đô thị lớn nhất Việt Nam cho đến nay. 
Chỉ hơn 20 năm sau khi bắt đầu được quy hoạch, thành phố Sài Gòn nhanh chóng phát triển và trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương trong giai đoạn 1887–1901. Giai đoạn sau đó, Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội. 

Lên đường nhập ngũ - Nguyễn Ngọc Chính

“Bia lên ta thấy thân người 
thấy ta thấy địch thấy đời lãng du 
thấy tay dư, thấy chân thừa 
thấy tai nghễnh ngãng mắt mù óc không” (Nguyên Sa) 
“Bia lên!” là một khẩu lệnh dùng trong xạ trường tại các trung tâm huấn luyện Quang Trung và Thủ Đức. Sau khẩu lệnh “Bia lên!” sẽ xuất hiện tấm bia hình người bằng giấy carton để các khóa sinh ngắm và bắn. Bài thơ trên của Nguyên Sa có lẽ viết sau khi bị gọi động viên vào quân ngũ để bắt đầu cuộc đời cầm súng. Nói một cách văn hoa thì đó là thời quân ngũ, một thời gian mà 99% thanh niên miền Nam phải trải qua. 

mardi 13 juillet 2021

Cuộc đời của nghệ sĩ Vô Thường với ngón đàn guitar tuyệt kỹ

Nghệ sĩ Vô Thường vốn là một nhạc sĩ nhưng sáng tác rất ít, công chúng biết nhiều đến ông qua ngón đàn guitar tuyệt kỹ.
Vô Thường tên thật là Võ Văn Thường, sinh năm 1940 tại Phan Rang, đỗ khóa 9 trường sĩ quan Thủ Đức, phục vụ ngành tâm lý chiến. Lúc nhỏ ông rất yêu nhạc, nhưng không có phương tiện để học nhạc vì nơi ông ở là Phan Rang không có trường quốc gia âm nhạc như Saigon và Huế. Vì vậy ông đã tự học đàn một mình. Nhờ có khiếu, ông đánh đàn măng cầm (mandoline) rất khá, và đã chiếm giải «người đánh đàn mandoline hay nhứt của quân khu» vào năm 1962.

Thơ Khê Kinh Kha

để lòng tôi thảnh thơi và trong sáng
tôi sẽ mang tình tôi gieo hết mọi nơi
tôi sẽ mang tình tôi đến tận tình người
xin được nở trong ai một nụ hồng thơm ngát
giữa lòng người xin xoa dịu từng vết thương
giữa lòng người xin nối lại tình anh em

Hoa Ngâu

Là biểu tượng của một tình yêu chân thành, vĩnh hằng hoa ngâu khiến người ta khó có thể quên. Với vẻ đẹp mặn mà, không kiêu sa mỹ miều như các loài hoa khác, hoa ngâu e ấp thẹn thùng ẩn mình trong những chiếc lá xanh. Hương thơm nhẹ dịu, có mùi thơm của chanh thoang thoảng trong gió. 
Hoa ngâu mang ý nghĩa về một tình yêu thủy chung, với khát vọng tự do trong tình yêu. Loài hoa ngâu gắn liền với câu chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ từ xa xưa. Bên cạnh đó theo phong thủy, loài hoa này còn mang một ý nghĩa đặc biệt khác là câu được dùng để xua tuổi tà ma, mang đến may mắn, bình an cho gia chủ khi trồng cây hoa quanh nhà. 

dimanche 11 juillet 2021

Về Ca Khúc “Hoài Cảm” Của Nhạc Sĩ Cung Tiến

Ca khúc Hoài Cảm được nhạc sĩ Cung Tiến sáng tác vào năm 1953, lúc đó ông mới 15 tuổi. Ông cho biết thêm như sau : 
“Hoài Cảm” không phải là tác phẩm quan trọng lắm, bởi vì ở cái tuổi 14, 15 thì đâu có nghĩ sẽ viết một tác phẩm quan trọng đâu. Hoài Cảm là bài hát mà tôi viết ra trong tưởng tượng. Tưởng tượng ra là mình nhớ một người nào mình yêu mến thôi, chứ không có ý nghĩ sâu xa gì đằng sau cả. Ðó chỉ hoàn toàn là trí tưởng tượng trong âm nhạc cũng như trong lời ca. Lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam hồi đó. 

HOA NGỌC LAN và ca khúc NGỌC LAN

Ca khúc Ngọc Lan và giai nhân bí ẩn của Dương Thiệu Tước Sau Văn Cao, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, dường như Dương Thiệu Tước thuộc về số ít những nhạc sĩ lãng mạn "tiền chiến" hiện diện như một tác giả có phong cách riêng biệt, tức là các bài hát có đóng dấu tác giả để người nghe nhận ra được giữa rất nhiều bài hát cùng chủ đề. 
Bài hát Ngọc Lan của ông có lẽ đến giờ giới trẻ ít còn rung động giống như những thế hệ trước, có khi người ta chỉ biết ca sĩ Ngọc Lan yểu mệnh, rồi sau này có rất nhiều bài có mùi hương ngọc lan như Lối cũ ta về, Hương ngọc lan.vv.. của các nhạc sĩ khác, nên Ngọc Lan tựa như người đẹp không thấy mặt lần hai, dù được nhiều ca sĩ nổi tiếng hát lại. 

samedi 10 juillet 2021

NHỮNG NĂM “CẢI TẠO” Ở BẮC VIỆT (Trần Huỳnh Châu)

TIỂU SỬ TÁC GIẢ 
Ông Trần Huỳnh Châu sinh năm 1937 tại Nha Trang. Thời chiến tranh trước năm 1954 ông theo gia đình tản cư về nguyên quán tức vùng rừng núi Quảng Nam. Tới năm 1952 ông trốn về vùng do chính quyền Quốc Gia kiểm soát, trở lại Nha Trang rồi vào Ba Ngòi làm giáo viên ở một trường tiểu học tư thục. Một năm sau, ông trở về Nha Trang, tiếp tục theo học trường Võ Tánh cho đến khi đổ văn bằng Tú Tài phần nhất. Vào Sài Gòn theo học trường Chu Văn An rồi thi vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh năm 1958. 

NHỚ VỀ MỘT THUỞ XƯA CÒN SAIGON

L’image contient peut-être : maison et plein airNHỚ VỀ MỘT THUỞ XƯA CÒN SAIGON…

Lê Hoàng ,
( Tất cả đều lượm trên net )

Bộ mặt Sài gòn, lúc 1955, người ta còn thấy những thầy Cảnh Sát được gọi là Mã Tà, đứng huýt còi ở các ngã tư đường. Vậy mà chẳng bao lâu chữ gọi mã tà đó đã biến mất.
Và sau này, sẽ còn nhiều cái biến mất như thế.

vendredi 9 juillet 2021

Hoài An: Kỷ Niệm Nào Buồn

Lời nhạc của nhạc sĩ Hoài An mộc mạc, trữ tình, giản dị, dễ thuộc. Trước 1975, nhạc Hoài An được hát khá nhiều ở miền Nam. Các ca khúc được được biết đến nhiều nhất của ông có thể kể: Dựng Một Mùa Hoa, Không bao giờ nhạt phai, tấm ảnh không hồn vân vân.

Những ca khúc về nông thôn, mang âm hưởng dân ca của ông cũng rất thành công như Trăng về thôn dã, Thiên duyên tiền định. Nhạc Hoài An mộc mạc nhưng trữ tình, giản dị, dễ thuộc, gần như ai cũng có thể nhớ và hát được, dù người ta có không phải là ca sĩ chăng nữa.

jeudi 8 juillet 2021

VongNgayXanh trên safeshare.tv

 

 

Channel Video VongNgayXanh trên safeshare.tv


Xin clic vào link màu xanh phía trên

SỰ TÍCH TRÁI SẦU RIÊNG

"Sầu riêng ai khéo đặt tên,. Ai sầu không biết, riêng em không sầu!" (Ca Dao) 
Ngày ấy, vào thời Tây Sơn, có một chàng trẻ tuổi người vùng Đồng-nai. Chàng là người tài kiêm văn võ, đã từng vung gươm hưởng ứng cái bất bình của mọi người. Chàng từng cầm quân mấy lần làm cho tớ thầy chúa Nguyễn chạy dài. 

mercredi 7 juillet 2021

Thị trấn nằm giữa hai ngọn núi - Phạm Ngũ Yên


thi-tran-nam-giua-hai-ngon-nuiCó người hỏi tôi, kết thúc một chuyện tình cảm, có bao nhiêu đau lòng?
Tôi nói, tôi chỉ đau lòng khi tôi chưa từng cố gắng để đuổi theo tình yêu đến hết đường.
Tôi không biết phải nói ra sự muộn phiền hay lời cám ơn về một khoảnh khắc mà cuộc đời đã ném đến cho tôi hay cuộc đời hiến tặng? Người ta thường nói về định mệnh và tại sao chỉ ước ao một đời duy nhất, trong khi có rất nhiều …

mardi 6 juillet 2021

Mùa Phượng Tím

Hoa phượng tím có tên khoa học là Jacaranda acutifolia, không phải là loại cây tự nhiên ở Việt Nam mà có nguồn gốc từ Nam Mĩ du nhập vào VN và trồng nhiều nhất ở Đà Lạt vào những năm 1970. Ban đầu từ những hạt giống mang về được ươm trồng phát triển, dù tiết trời ở Đà Lạt se lạnh thích hợp cho phượng tím có thể thích nghi và ra hoa nhưng chẳng thể nhân giống tự nhiên. 
Nhưng với sự đam mê cùng kỹ thuật của mình mà sau nhiều lần nghiên cứu vượt qua bao nhiêu khó khăn kỹ sư Lương Văn Sáu đã chiết cành thành công loài hoa phượng tím với mong muốn được ngắm nhìn loài hoa này trên chính quê hương của mình và làm nên một màu sắc riêng cho Đà Lạt. 

“Khi thức dậy không thấy tôi, mình đừng khóc!”

ThÆ¡ vợ chồng giÓKhi thức dậy không thấy tôi, mình đừng khóc!” – câu chuyện xúc động về tình già

Câu chuyện về tình già sẽ khiến chúng ta thực sự xúc động và đáng suy ngẫm.

lundi 5 juillet 2021

Nhạc sĩ Diên An – Nguyễn Văn Để và sáng tác bài ‘Vết Thương Cuối Cùng’

Những người yêu nhạc xưa, có lẽ ai cũng biết đến bài hát “Vết Thương Cuối Cùng” với những lời nhạc: 
Người vừa tặng ta vết thương đau ngọt ngào, 
Chẳng nợ gì nhau, hãy để hồn ta bay cao. 
Từ vào cuộc vui đã chớm nghe lừa dối 
Che dấu trên nụ môi những lời yêu đã tả tơi… 

samedi 3 juillet 2021

Dạ Lai Hương

Dạ Lai Hương 
“Dạ Lai Hương” (cố nhạc sĩ Phạm Duy) – Một đêm thơm xứ Huế, một bản tình ca tinh khiết! 
Trong một bài viết, ca sĩ Quỳnh Giao nói rằng đây là bài hát mà các đồng nghiệp khó tính của nhạc sĩ Phạm Duy như Vũ Thành, Hoàng Trọng đều ngợi ca và trân trọng viết hoà âm thật đẹp: 
Ðêm thơm như một dòng sữa 
Lũ chúng em êm đềm rủ nhau ra trước nhà 
Hiu hiu hương từ ngàn xa 
Bỗng quay về dạt dào trên hè ngoài trời khuya… 

vendredi 2 juillet 2021

Trả súng đạn này - Vũ Thế Thành

https://vuthethanh.files.wordpress.com/2017/04/giatuvukhi-2.jpg?w=640Tôi có thể ngồi đồng cả ngày trên mạng, nhảy tường lửa, đọc tài liệu, đọc báo nhăng nhít, nhưng chưa bao giờ xem/nghe trọn một chương trình ca nhạc, dù là ở nhà hay trên những chuyến xe đò đường dài. Xem không trọn chỉ vì ngủ… gật, đúng hơn, trình độ thưởng thức của tôi chỉ tới cỡ đó. Vậy mà chiều nay tôi đã xem trọn một chương trình ca nhạc.
Vũ Thế Thành
 

jeudi 1 juillet 2021

Ca Khúc Ngày Tháng Cũ

- Gợi Giấc Mơ Xưa
Những Chiều Không Có Em
Nỗi Buồn Gác Trọ
Qua Cơn Mê
Khi Người Yêu Tôi Khóc
Thu Sầu