Thời còn đi học, tôi đã đọc một số truyện của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn trong đó một số truyện ngắn của ông như “Bát Canh Trong Ngõ Hẻm”; “Con Yêu, Con Ghét”; “Hai Đứa Trẻ Một Cây Cầu”… khá hay và mang đậm tính nhân văn mà tôi vẫn còn nhớ những nội dung của những câu truyện này.
Trong những truyện ngắn của Nguyễn Mạnh Côn, truyện “Hai Đứa Trẻ Một Cây Cầu” có liên quan về cuộc chiến tranh Việt Nam, qua câu chuyện kể lại của nhà văn Uyên Thao và một người bạn lính, Nguyễn Mạnh Côn đã viết thành một truyện ngắn khá cảm động và bi thảm về cái chết của hai đứa trẻ mồ côi cha mẹ, sống vất vưởng và tự tìm mọi cách mưu sinh ở một vùng quê nghèo khi chiến tranh tràn đến, mọi người trong làng đã phải bỏ làng để đi tản cư về thành phố. Truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ Một Cây Cầu” được Nguyễn Mạnh Côn viết theo những phân khúc rời rạc nhưng khi đọc lên, chúng ta thấy xuyên suốt trong cốt truyện là dù trong hoàn cảnh nào, tình thương của người anh dành cho em mình luôn là hàng đầu, kể cả lúc đã cận kề với cái chết.
Tác giả không trực tiếp lên án “bên nào” trong hai phe lâm chiến đã giết chết hai đứa trẻ một cách oan uổng mà chỉ nói lên cái tính bi thảm của chiến tranh và chính chiến tranh mới là thủ phạm giết bao sinh mệnh con người…
Nguyễn Mạnh Côn (1920 – 1979) quê quán ở Hải Dương, nhưng cư ngụ ở Hà Nội. Thuở nhỏ, ông học ở Hà Nội. Năm 1939, ông cộng tác với báo Đông Pháp, và sau đó (1945) là báo Thống nhất. Có nguồn nói rằng năm 1942-1943, ông cũng từng là sĩ quan trong quân đội Nhật Bản, khi đội quân này đổ bộ vào Bắc Kỳ vào tháng 9/1940. Ông còn có những bút hiệu khác Nguyễn Kiên Trung, Đằng Vân Hầu khi viết một số tác phẩm văn học khác.
Năm 1949-1950, Nguyễn Mạnh Côn làm việc ở Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn (nay là Trường Sĩ Quan Lục Quân 1) ở Sơn Tây.
Năm 1951, ông hồi cư về Hà Nội, rồi đi dạy học tư.
Năm 1954, ông di cư vào Nam làm việc ở Đài phát thanh Sài Gòn. Sau đó, ông còn viết sách và làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo Chỉ đạo (1956-1961), Chủ bút báo Văn Hữu, đồng thời cộng tác với các báo, như: Tia sáng, Tin mai...
Sau 30/4/1975, tên của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đứng đầu danh sách 44 người bị chính quyền phe thắng cuộc xem là một “biệt kích văn hóa” nguy hiểm!
Nguyễn Mạnh Côn bị chính quyền cộng sản bắt đi học tập cải tạo tại trại tù Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu) tháng 3/1976, và mất ngày 1/6/1979 khi còn ở trong tù do ông quyết định tuyệt thực không ăn uống để phản đối chính quyền đã cầm tù ông quá lâu.
Trong những nhà văn Việt Nam trưởng thành vào thời kháng Pháp, Nguyễn Mạnh Côn là người từng thực sự cầm súng, lúc đó ông là đảng viên Quốc dân đảng tham gia trong mặt trận Việt Minh đánh Pháp. Ông ở trong Tiểu Đoàn đánh trận sông Lô năm 1947 lúc mới hơn 27 tuổi.
Trong tám năm, từ một chiến sĩ cầm súng bắn vào pháo đỉnh L.S.T. của Pháp trên dòng sông Lô ở bến Ðoan Hùng, tới nhà văn mân mê dọc tẩu thuốc phiện trên căn gác gỗ Phú Nhuận, Nguyễn Mạnh Côn đã sống cuộc thăng trầm không những của chia cắt đất nước 1954, về phía người chiến bại, mà còn nổi trôi trong một thời thế mà bạn hóa thù vì chính kiến, những tâm huyết lăn vào việc cứu nước nhưng bị đánh bật khỏi hướng đi hoài vọng vì khác biệt đảng phái.
Ðọc văn Nguyễn Mạnh Côn, có thể mường tượng ra cách ông nói chuyện. Nguyễn Mạnh Côn là người khúc chiết, rành mạch, không ai có thể hiểu lầm câu văn ông, vì ông không viết ra những gì còn mơ hồ. Những nét chữ gãy gọn, những dòng chữ đều đặn, và chỗ nào chấm, chỗ nào chấm phẩy, chỗ nào chấm xuống dòng, vô cùng rõ rệt và chuẩn xác, về phương diện chính tả, văn phạm.
Nguyễn Mạnh Côn là nhà văn không thể nào làm thơ. Nguyễn Mạnh Côn là nhà văn của luận thuyết và lý thuyết. Lý thuyết chứ không phải triết lý. Nếu ông có viết truyện tình, mà ông lại hay viết truyện tình, thì đó nhất định không phải là một truyện tình thơ mộng kiểu Nhất Linh hay Khái Hưng. Phong thái nhà văn Nguyễn Mạnh Côn là phong thái một nhà văn lập thuyết để cải tạo xã hội, và luôn luôn nhìn nhận sự yếu đuối, lầm lạc của mình. Nguyễn Mạnh Côn muốn đem bản thân mình ra làm bài học cho lớp đi sau. Ông không phải là người có thể nói “hãy theo gương tôi.” Ông là người vẫn nói: “Hãy tránh những lỗi lầm của tôi.”
Lý luận của ông sắc bén, văn chương của ông là vũ khí, người cộng sản không thể dùng lý luận với ông nên rất ghét ông, và họ đã dùng gông cùm.
Ðúng ba năm trong tù, ông công khai đòi trả tự do, lý luận với quản giáo trại tù Xuyên Mộc: “Chính phủ nói là bắt tôi đi học tập ba năm, hôm nay đúng hạn ba năm, tôi yêu cầu chính phủ trả tự do cho tôi.” Ông bị nhốt riêng từ đó.
Sau đó, Nguyễn Mạnh Côn tuyệt thực. Nhiều người cho rằng Nguyễn Mạnh Côn không định tuyệt thực để chết, mà ông tuyệt thực như một cách tranh đấu bất bạo động. Tuy nhiên trại tù đã cô lập và để mặc ông chết khi mới hơn 59 tuổi đời…
Xin giới thiệu một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, mà có thể khi đọc xong mỗi chúng ta có những thương cảm nhất định với “nhân vật” trong truyện, và thậm chí cũng sẽ có người sẽ khóc …
Hoài Nguyễn - 27/6/2017
Nguyễn Mạnh Côn (1920 – 1979) quê quán ở Hải Dương, nhưng cư ngụ ở Hà Nội. Thuở nhỏ, ông học ở Hà Nội. Năm 1939, ông cộng tác với báo Đông Pháp, và sau đó (1945) là báo Thống nhất. Có nguồn nói rằng năm 1942-1943, ông cũng từng là sĩ quan trong quân đội Nhật Bản, khi đội quân này đổ bộ vào Bắc Kỳ vào tháng 9/1940. Ông còn có những bút hiệu khác Nguyễn Kiên Trung, Đằng Vân Hầu khi viết một số tác phẩm văn học khác.
Năm 1949-1950, Nguyễn Mạnh Côn làm việc ở Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn (nay là Trường Sĩ Quan Lục Quân 1) ở Sơn Tây.
Năm 1951, ông hồi cư về Hà Nội, rồi đi dạy học tư.
Năm 1954, ông di cư vào Nam làm việc ở Đài phát thanh Sài Gòn. Sau đó, ông còn viết sách và làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo Chỉ đạo (1956-1961), Chủ bút báo Văn Hữu, đồng thời cộng tác với các báo, như: Tia sáng, Tin mai...
Sau 30/4/1975, tên của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đứng đầu danh sách 44 người bị chính quyền phe thắng cuộc xem là một “biệt kích văn hóa” nguy hiểm!
Nguyễn Mạnh Côn bị chính quyền cộng sản bắt đi học tập cải tạo tại trại tù Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu) tháng 3/1976, và mất ngày 1/6/1979 khi còn ở trong tù do ông quyết định tuyệt thực không ăn uống để phản đối chính quyền đã cầm tù ông quá lâu.
Trong những nhà văn Việt Nam trưởng thành vào thời kháng Pháp, Nguyễn Mạnh Côn là người từng thực sự cầm súng, lúc đó ông là đảng viên Quốc dân đảng tham gia trong mặt trận Việt Minh đánh Pháp. Ông ở trong Tiểu Đoàn đánh trận sông Lô năm 1947 lúc mới hơn 27 tuổi.
Trong tám năm, từ một chiến sĩ cầm súng bắn vào pháo đỉnh L.S.T. của Pháp trên dòng sông Lô ở bến Ðoan Hùng, tới nhà văn mân mê dọc tẩu thuốc phiện trên căn gác gỗ Phú Nhuận, Nguyễn Mạnh Côn đã sống cuộc thăng trầm không những của chia cắt đất nước 1954, về phía người chiến bại, mà còn nổi trôi trong một thời thế mà bạn hóa thù vì chính kiến, những tâm huyết lăn vào việc cứu nước nhưng bị đánh bật khỏi hướng đi hoài vọng vì khác biệt đảng phái.
Ðọc văn Nguyễn Mạnh Côn, có thể mường tượng ra cách ông nói chuyện. Nguyễn Mạnh Côn là người khúc chiết, rành mạch, không ai có thể hiểu lầm câu văn ông, vì ông không viết ra những gì còn mơ hồ. Những nét chữ gãy gọn, những dòng chữ đều đặn, và chỗ nào chấm, chỗ nào chấm phẩy, chỗ nào chấm xuống dòng, vô cùng rõ rệt và chuẩn xác, về phương diện chính tả, văn phạm.
Nguyễn Mạnh Côn là nhà văn không thể nào làm thơ. Nguyễn Mạnh Côn là nhà văn của luận thuyết và lý thuyết. Lý thuyết chứ không phải triết lý. Nếu ông có viết truyện tình, mà ông lại hay viết truyện tình, thì đó nhất định không phải là một truyện tình thơ mộng kiểu Nhất Linh hay Khái Hưng. Phong thái nhà văn Nguyễn Mạnh Côn là phong thái một nhà văn lập thuyết để cải tạo xã hội, và luôn luôn nhìn nhận sự yếu đuối, lầm lạc của mình. Nguyễn Mạnh Côn muốn đem bản thân mình ra làm bài học cho lớp đi sau. Ông không phải là người có thể nói “hãy theo gương tôi.” Ông là người vẫn nói: “Hãy tránh những lỗi lầm của tôi.”
Lý luận của ông sắc bén, văn chương của ông là vũ khí, người cộng sản không thể dùng lý luận với ông nên rất ghét ông, và họ đã dùng gông cùm.
Ðúng ba năm trong tù, ông công khai đòi trả tự do, lý luận với quản giáo trại tù Xuyên Mộc: “Chính phủ nói là bắt tôi đi học tập ba năm, hôm nay đúng hạn ba năm, tôi yêu cầu chính phủ trả tự do cho tôi.” Ông bị nhốt riêng từ đó.
Sau đó, Nguyễn Mạnh Côn tuyệt thực. Nhiều người cho rằng Nguyễn Mạnh Côn không định tuyệt thực để chết, mà ông tuyệt thực như một cách tranh đấu bất bạo động. Tuy nhiên trại tù đã cô lập và để mặc ông chết khi mới hơn 59 tuổi đời…
Xin giới thiệu một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, mà có thể khi đọc xong mỗi chúng ta có những thương cảm nhất định với “nhân vật” trong truyện, và thậm chí cũng sẽ có người sẽ khóc …
Hoài Nguyễn - 27/6/2017
***
Hai Đứa Trẻ Một Cây Cầu
*Theo truyện kể trong một phóng sự tiền tuyến của Uyên Thao
Truyện ngắn – Nguyễn Mạnh Côn
1.
Chính chúng nó đã không nhớ thì còn ai nhớ hộ chúng nó được? Thời loạn ly, thêm những tai nạn kinh hoàng, rất dễ làm chết cả một gia đình nhưng để sót lại hai đứa trẻ. Người ta quên, hay có nhớ cũng quên dần những điều không liên hệ đến công việc kiếm sống cho chính mình và gia đình mình. Sự vất vả khó nhọc, nếu chỉ đến một độ nào đó thôi, thường làm cho dân nghèo hay giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng nếu vất vả quá, khó khăn quá, nếu cả ngày đi dẻo trên đồi hay lặn lội dưới mương khô chỉ đào được vài dây sắn dại hay bắt được vài con tép gầy không đủ cho một người, thì người ta trở nên ích kỷ. Không ai cho được gì cho hai đứa trẻ; người ta không dám nghĩ đến chúng, rồi lâu dần, người ta không nhớ có hai đứa trẻ con ai, ngày ngày lang thang trong xóm.
Ít người biết chúng ở trong cái hầm gần nhà đổ sập của ông Cửu Hiền. Nước lụt năm xưa để một lớp bùn dầy trên mái nhà, bùn khô thành đất, cỏ hai năm phủ kín như một ngôi mộ lớn. Cái hầm trú ẩn cũng có đất đổ lên trên và cỏ mọc, như một ngôi mộ nhỏ. Hai đứa trẻ, đến tối, bò từ ngoài qua miệng hầm, vào ngủ ở trong cho đỡ rét. Thằng Lân, đứa lớn hơn còn nhớ tên cha mẹ đặt cho, đã biết bắt chước người nghèo trong xóm, đi bứt từng cây lúa dại về trải ổ cho em nằm. Những hôm mưa rét quá không dám ra ngoài kiếm ăn, nó ở lại trong hầm chịu trận, đến lúc đói quá ngửi mùi lá lúa thấy thơm, nó rủ em nó cùng ăn, nhai thật kỹ thấy cũng ngon.
Hai đứa trẻ thật khổ, nhưng dân trong xóm cũng khổ không kém gì. Có khi còn khổ hơn, vì người lớn đói nhiều, lại phải hay nhường cơm cho những đứa con chưa biết đi. Có người còn chửa, đẻ, cái thai quắt queo, da nhăn nhúm, được ít lâu rồi cũng chết. Mỗi người chết, người khác không thấy thương mà có lẽ còn cho là may mắn. Cứ thế mãi, nhiều người chịu cực không nổi, đành bỏ đất, bỏ làng, ra đi về phía tỉnh. Những người đó hình như được cứu trợ, tin tức bay về, lại có thêm người ra đi nữa. Chẳng bao lâu đến người sau cùng.
Người sau cùng đi quên không rủ hai đứa trẻ. Hoặc có nhớ đến chúng, nhưng đến lúc đi thì tìm không thấy chúng. Thằng Ly có lẽ lên đồi bắt châu chấu, đợi anh nó đi tìm tổ chim non. Hai đứa bé còn trơ lại trong xóm. Thằng Ly có lúc thấy vắng cũng biết sợ, nhưng thằng Lân chắc đã linh cảm được cái bổn phận làm anh của nó: nó không được nhớ đến những chuyện ma quỷ, nó phải làm mặt cứng cho em nó yên. Thỉnh thoảng kiếm được ăn rồi cũng quên cả sự vắng lặng chung quanh, nó tổ chức trò chơi đá dế, chạy thi với em nó. Những lúc ấy có tiếng cười trong như thủy tinh bỗng đột ngột vang lên giữa một làng đã chết.
2.
Không biết chiến dịch nào đưa bộ đội về qua xóm ấy? Những người lính mặc quần áo đen, chân đi dép cao-su, đầu đội mũ bọc vải ni-lông có cành lá phủ. Những người lính không biết từ đâu đến, có vẻ mệt nhọc rã rời. Có nhiều người bị thương, mặt mũi chân tay còn bê bết máu. Những người ấy được nằm nghỉ, ngổn ngang trên con đường ngày xưa chạy suốt qua làng. Những người khác còn phải chạy đi chạy lại, một số đông cặm cụi đào hầm đào hố chung quanh xóm; một số ít hơn tìm cây, đóng cọc, căng vải làm mái nhà.
Lúc bấy giờ mới xế chiều. Thằng Lân đi bắt chuột chưa về, thằng Ly ngồi chờ anh ở cửa nhà của anh em chúng nó. Thấy bộ đội lạ nó hơi sợ, nhưng thấy nhiều người nó lại mừng. Nó giương hai mắt ngây thơ, hồi hộp nhìn theo những người lính đeo súng đi đi lại lại. Hai mắt nó to, mầu xanh đen thông minh, mũi nó hơi huếch, môi nó đỏ thắm. Tuy quần áo nó rách rưới, nhưng anh nó rửa mặt cho nó luôn: con nhà quê biết sạch sẽ là con nhà khá. Nó xem lính chán rồi, lại nhìn về phía đồi tìm bóng anh nó. Một người lính xách mấy cái bi đông nhựa đến gần mà nó không biết.
- Nầy em nhỏ, ở đây lấy nước uống ở đâu?
Tiếng nói nghe lạ tai, thằng Ly không hiểu kịp. Nhưng nó vẫn đứng lên, chắp hai tay lại.
- Nước ở dưới mương, ngay chân đồi. Em đưa anh đi.
Thằng Lân đã về đứng ngay sau lưng thằng Ly. Nó lẻn về lối sau, định ú-òa em nó, nhưng thấy lính đầy cả xóm nó vội dừng lại, tay cầm cái lạt, đầu lạt buộc hai con ếch xanh. Người lính trông thấy hai con ếch:
- A! Em bắt được hai con ếch tốt quá, ủng hộ cho bọn anh đi?
Ủng hộ là một tiếng quen thuộc với dân quê. Thằng Lân bằng lòng ngay, nhưng cũng nghĩ ngay đến em nó. Nó đưa tay ra mà vẫn ngần ngừ, mắt nhìn em nó:
- Anh cho em bát cơm. Nó chưa được ăn cơm.
Ý nó muốn nói đã lâu thằng Ly chưa được ăn cơm. Người lính suy nghĩ một chút rồi gật đầu:
- Được rồi! Nhưng ăn cháo thôi. Bọn anh ăn lương khô. Nhưng rồi anh cho em miếng đường.
Nghe nói đến đường cả hai đứa trẻ cùng nuốt nước miếng một lượt. Thằng Lân vội đặt sợi lạt vào tay người lính. Nó sợ đôi ếch bị trả về vì không đáng đổi lấy cả cháo lẫn đường.
- Anh có đi lấy nước không? Em đưa anh đi.
Nó te tái nhẩy qua cách lạch khô, vượt khoảng đất lổng chổng những mô gò trước đây là nền nhà, vườn cây, bờ tre. Người lính đi sau nó, kéo lê hai chân va đu đưa hai vai. Thằng Ly còn một mình, không nghĩ đến gì khác bát cháo với miếng đường. Nó thật ra không nhớ ăn cháo đường như thế nào, nhưng nó chắc là ngon. Nó nuốt nước miếng ừng ực.
Nó phải chờ tối lâu lắm rồi mới được ăn cháo. Cấp chỉ huy gọi cả thằng Lân đến cho ăn để hỏi tin tức trong vùng. Bát cháo đặt, có muối, ngọt lịm. Thằng bé trót húp hết cả bát, đang loay hoay tìm cách vét những hoa dính bên thành và dưới đáy. Nhưng nó vẫn nghe rõ câu hỏi. Làng này con ai ở không. Không, không còn ai. Không có bộ đội nào đi qua. Tàu bay đã lâu lắm không thấy bắn. Đồng chí bí thư, không biết. Ban xã, không biết. Bố mẹ tên là ông Hai. Chết bao giờ, không biết. Đường vào núi, có biết, phải qua đồi, qua cầu, lại qua đồi rồi đến rừng. Có người lạ không, chắc chắn không. Sông sâu, không lội qua được. Cầu không phải bằng gỗ. Phải rồi, có đường cái trên bờ sông.
Cấp chỉ huy hỏi thật lâu, thật nhiều. Thằng Lân có đi học, có biết đọc biết viết, thằng Ly chưa. Cấp chỉ huy nhìn một người trọc đầu ngồi bên cạnh, nói tội nghiệp. Người đó trả lời khẽ quá, không nghe rõ. Bỗng nhiên cấp chỉ huy hỏi nó:
- Em có muốn đi với anh không? Các anh có việc cho em làm. Cả ngày chỉ đi chơi. Được ăn cơm no, khỏi khổ sở.
Có! Toàn thân nó muốn trả lời ngay là có. Nhưng nó không quên thằng Ly, ngồi bên kia đống lửa, đang thò ngón tay vét cháo trong chảo rồi đưa lên miệng mút chùn chụt. Nó im lặng. Người trọc đầu nhìn theo tia mắt của nó:
- Cho em em đi theo, vào khu. Hay gặp nơi nào có an toàn, có người xin thì cho nó làm con nuôi.
Thằng Lân không hiểu làm con nuôi là làm gì. Nó hỏi:
- Thế thằng Ly có đi với anh, với em không.
Cấp chỉ huy lắc đầu:
- Không. Bộ đội đi nhiều, tác chiến nhiều, em Ly nhỏ quá, không đi được.
Người trọc đầu nói thêm.
- Một mình em đi được thôi. Trinh sát vào vùng địch, tha hồ ăn canh ăn thịt.
Thằng Lân không hiểu trinh sát là gì, nhưng ăn canh, ăn thịt thì chắc chắn là ngon lắm rồi. Nó nhớ hai con ếch của nó ủng hộ cho bộ đội, hai con ếch lột da, đem nướng, có nước mắm có muối, mùi thơm có dễ bay khắp cả vùng đồi. Hai con ếch còn thế, huống hồ ăn canh, ăn thịt. Cứ nghĩ thế thôi thì nó muốn đi lắm. Nhưng còn thằng Ly. Thằng Ly ở đâu, ở với ai. Ai cho nó ăn, ai xoa lưng cho nó ngủ. Đêm nó hay giật mình, hay khóc, thì ai dỗ nó.
Thằng Ly chờ anh lâu quá, đã lăn ra ngủ. Nó nằm co, mặt quay vào đống lửa, thật yên ổn. Hẳn là nó chắc rằng có anh nó ở bên cạnh. Tội nghiệp nó. Tội nghiệp cả hai đứa. Thằng Lân thấy nó không thể bỏ thằng Ly xa nó được. Mặc kệ canh, mặc kệ thịt. Nó bậm môi nuốt nước mắt, lắc đầu.
3.
Bộ đội ra đi lúc trời còn tối. Thằng Ly bất chợt tỉnh dậy, đòi theo anh dẫn đường cho bộ đội. Nhưng mới đi được một quãng nó lại buồn ngủ, đòi cõng. Thằng Lân phát vào vai em mắng “Mày!”, nhưng rồi nó cũng ngồi xuống, chờ thằng Ly ôm cổ xong mới đứng dậy phóng chạy, miệng kêu nhong nhong giả vờ là ngựa. Em nó thích chí cười ròn tan. Nó cũng thích, chạy một mạch đến bờ sông mới dừng lại chờ bộ đội. Nó định đặt thằng bé xuống. Nhưng thằng Ly đã ngủ lại, đầu ngả lên vai anh. Nó đành cứ cõng em mà đứng tựa vào thành cầu nhìn trở lại.
Bây giờ nó mới biết bộ đội đông thật là đông. Bộ đội ở xóm giữa, nhưng cả xóm trên, xóm dưới cũng có. Người mặc quần áo đen, cành lá phủ đầy mình, mỗi bước đi lại rung rung như con sâu róm. Ba đàn sâu róm dài, cứ độ năm sáu bước một con, ngoằn ngoèo bò về phía cầu. Trời sáng mờ mờ, nhưng nó đã quen mắt, nhận thấy nhiều người vác những khẩu súng lớn, và nhiều người vác những ống sắt dài, chỗ nào cũng có cài lá. Tất cả mới đến gần cầu đã đứng lại.
Cấp chỉ huy hôm qua đi với bảy, tám người khác, đến hỏi nó. Đường này đi đâu, không biết. Không có ai về bảo đào đường, người ta đi hết rồi mà.
Làng có người đi lính không, không biết. Nó chưa đi qua đồi vào rừng bao giờ. Nó không muốn đi theo bộ đội. Nó định nói về thằng Ly. Bỗng có cái gì ngoáy vào nách nó. A, thằng bé đã dậy. Nó khuỵu gối cho em nó đứng xuống đất. Có con bướm thật lớn vỗ cánh xanh xanh, vàng vàng, thấp thoáng bên kia sông. Thằng Ly chạy ùa qua cầu. Nó dé chân chèo định đuổi theo, nhưng cấp chỉ huy lại hỏi:
- Này! Em có biết làng nào gần đây nhất mà có đồng bào ở không?
Nó lắc đầu: không. Cấp chỉ huy lại hỏi tiếp theo, có vẻ nghi ngờ:
- Thế em ở đây, lấy gì ăn?
- Ăn khoai, sắn mấy người đi để lại ngoài ruộng, bây giờ mới có củ. Ăn…
Nó định nói ăn thịt chuột, ếch, thằn lằn, rắn nước, cá, tép nhưng nó thấy dài quá lại thôi. Cấp chỉ huy cũng không hỏi nữa. Nó chạy qua cầu, phóng lên lưng đồi đuổi con bươm bướm giúp thằng Ly. Con bướm khôn quá, chập chờn từng độ ngắn, từ bụi sim này sang bụi sim nọ. Hai đứa trẻ mệt nhoài rồi vẫn chưa bắt được nó. Chúng ngồi bệt đít xuống một đám cỏ thưa, úa. Thằng Ly chống tay về sau lưng, ngửa mặt lên trời để thở. Mấy sợi tóc dính xuống trán nó dâm dấp mồ hôi, má nó hồng, mắt nó sáng như sao. Thằng Lân thấy thương em nó quá đi. Nó vùng dậy, cố đuổi con bướm cho kỳ được. Nó theo đôi cánh màu sặc sỡ lên đỉnh đồi, rồi xuống chân đồi. Nó giật mình đứng sững lại.
A, thì ra bộ đội đã dừng lại đây và đang đào đất, khuân đá. Người đông tíu tít bên này cầu, bên kia cầu. Một nhóm bộ đội không qua sông mà đi tạt vào bãi tha ma. Họ cũng đào hố, nhưng đào lên bao nhiêu đất lại chuyền tay nhau đem ra tận bờ sông, đổ xuống nước. Thằng Ly thấy lạ, muốn đến xem tận nơi, bị họ bảo đi chỗ khác. Thằng Lân tức thay cho em, định rủ nó đi về. Nó nói với cấp chỉ huy:
- Thưa anh, em về
Cấp chỉ huy chưa bảo sao, người trọc đầu hôm qua đã cản lại.
- Không! Thong thả…
Người đó nói gì với cấp chỉ huy. Hai người bàn tán một lúc, rồi cấp chỉ huy bảo nó:
- Các em ở lại đây mà chơi. Trưa nay anh cho các em ăn cơm. Tối anh cũng cho các em ăn cơm.
Thằng Ly sợ anh không bằng lòng, bấm mãi vào cổ thằng Lân. Con nhà nghèo sớm tập nết phân minh, thằng Lân đề nghị:
- Để em đi tìm hang, hun chuột?
- Ừ, các em đi tìm hun chuột đi.
Hai đứa trẻ dắt tay nhau vượt sang ngọn đồi sau. Thằng Ly bỗng nhớ lại bữa cháo tối hôm qua. Nó khúc khích cười, luồn tay vào cạp quần móc ra một miếng đường phèn to bằng đồng bạc cạch. Nó đưa cho thằng Lân:
- Hôm qua ông trọc đầu ăn còn, em lấy, để phần cho anh.
Bàn tay bé nhỏ đặt cục đường vào tay nó. Thằng Lân lắc đầu:
- Anh không thích ăn đường. Em ăn đi.
4.
Đoàn người mặc quần áo rằn ri cũng đông lắm, cũng cài lá cây trên lưng trên mũ. Họ cũng có nhiều súng, chắc cũng bộ đội. Họ cũng đi làm hai, ba toán: toán ở xóm trên, toán đi xuyên giữa vùng đồi, toán đi theo con đường lớn. Toán đi đường đến cầu trước đã đứng lại. Nhiều người chia nhau ngồi nghỉ hai bên đường. Nhưng có mấy người còn đứng ngay ở đầu cầu chỉ trỏ sang bên này sông. Có người trông thấy anh em thằng Lân đang đuổi con chuồn chuồn bay là là trên mặt nước. Người đó đưa tay vẫy:
- Này các em! Đến đây, anh hỏi thăm chút!
Thằng Ly giật mình nhìn lên. Thấy nhiều người to lớn, nó sợ.
- Đừng anh! Đừng anh!
Thằng Lân nắm lấy bàn tay níu chặt vạt áo nó. Nó cũng sợ, nhưng sợ vừa thôi. Nó cúi đầu xuống, nói khẽ:
- Không sợ! Cũng người ta đấy mà! Không sợ.
Nó men theo một khe đất chạy ngoằn ngoèo để leo lên khỏi bờ sông lở. Tay dắt em, tay kia nắm chặt lại, nó đi từ từ qua cầu. Tay thằng Ly run run, chân nó cũng run run. Nó theo anh nó đến giữa cầu. Nhóm người bên kia cũng có hai người tách ra và đi vào cầu đón chúng nó. Thằng Ly thấy một người cao một người thấp. Nó phải ngước mắt lên mới nhìn rõ người cao lênh nghênh có hai mắt xanh với mái tóc vàng hoe. Nó hết hồn, giật tay ra băng mình chạy trở lại. Thằng Lân hốt hoảng gọi em “Ly! Ly! ”, rồi cũng vội vã chạy theo. Một người lính mặc quần áo rằn ri quát to:
- Đứng lại!
Quát như thế ba lần. Thằng Ly càng sợ càng chạy miết lên ngọn đồi trước mặt. Người lính vừa đuổi theo vừa gọi. Thằng bé chạy kiệt sức, vấp ngã lăn cù ở lưng sườn đồi. Thằng Lân vội đến nâng em dậy. Người lính gần tới nơi mới nhận thấy ngay trước mặt anh ta có không biết bao nhiêu hố chiến đấu ở phía sau những bụi sim. Trên mặt hố có cành lá, nhưng dưới cành lá có đầu người và mũi súng. Anh ta đứng khựng lại, muốn nằm xuống, muốn kêu lên một tiếng gì đó báo động cho đơn vị. Nhưng lúc ấy đã có nhiều tiếng súng nổ. Người lính chân đứng yên, nhưng đầu và mình lao đao, rồi hai gối khuỵu xuống, anh ngã ra, lăn mấy vòng trên dốc, đoạn nằm yên không cựa quậy.
Súng lúc bấy giờ nổ ran. Khói và bụi đất bay mù mịt. ThằngLân cúi xuống nâng em nó ngồi dậy. Mặt thằng Ly tái xanh, cả người nó run bần bật. Mũi nó vập vào đâu chảy máu. Nó quệt tay, thấy đỏ, khóc thét lên. Nó míu chặt lấy thằng Lân, rên rỉ anh ơi, anh ơi, em sợ! Thằng Lân cũng cuống quýt. Tiếng súng ào ào như gió lốc. Đạn cày đất chung quanh nó tung tóe. Nhưng nó không kịp sợ. Nó chỉ thấy có thằng Ly. Nó quỳ xuống, ôm đầu em vào lòng. Thằng bé ấm hơi anh, nín khóc. Nó mở mắt ra nhìn ngơ ngác. Nó bỗng nhiên hiểu rằng người ta đang đánh nhau. Nó vùng dậy, lao thẳng xuống dưới chân đồi.
5.
Đại úy B. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn dù số… kể đoạn tiếp theo:
Đơn vị tôi tham dự chiến dịch ngay từ đầu. Chúng tôi biết địch có hai tiểu đoàn, không kể có một số quân du kích phụ lực. Địch cùng chúng tôi chạm súng ngay ngày thứ hai. Đơn vị của chúng bị chúng tôi cắt ra làm nhiều mảnh, một số nhờ quân đội bạn không nắm vững địa hình vượt được qua sông lẩn vào rừng mất. Số còn lại, ước chừng hơn một đại đội, bị chúng tôi dồn lên phía Bắc. Tiểu đoàn tôi và một tiểu đoàn Biệt động phân phối nhiệm vụ, một đằng vòng tít lên trên, đến bìa rừng mới quạt trở xuống, một đằng cứ đuổi thẳng sau lưng. Chúng tôi tính hai gọng kìm sẽ xiết lại trong vùng đồi bên kia sông.
Không ngờ chúng chủ quan liều lĩnh đến thế. Có lẽ chúng đoán biết có gọng kìm phái trên, nhưng nắm địa hình tốt, chúng muốn phục kích giải quyết chúng tôi thật nhanh, rồi quay trở lại đương đầu với gọng kìm từ trên xuống. Quân số của chúng còn đến đủ một tiểu đoàn, chia làm hai cánh chính. Mai phục sơ sài hai bên đường mòn bên kia sông. Một trung đội toàn súng máy nặng được để lại bên này sông, náu mình trong những hầm hố ngụy trang rất kỹ. Trung đội này chắc chắc đợi cho chúng tôi qua cầu, toán đầu đã bị đại bộ phận trên đồi thanh toán xong, toán giữa bị vây còn bao nhiêu chạy trở lại là chạy vào chỗ chết.
Rất có thể chúng tôi sẽ mắc mưu ấy. Điều cần nhớ là song song với cuộc hành quân bên này bên kia dẫy núi còn có một cuộc hành quân lớn hơn. Bao nhiêu máy bay được dồn cho bộ chỉ huy bên ấy sử dụng. Từ hôm khởi cuộc tấn công đến hôm ấy chúng tôi chỉ hai lần gọi trực thăng tải thương, còn toàn hành quân thầm. Có lẽ quân địch đã chú ý đến điều đó nên chúng chỉ giấu kỹ đơn vị phục kích bên này cầu. Chúng có lý. Khi đến cầu, chúng tôi đứng lại không phải vì thấy có dấu hiệu khả nghi, mà vì trên lý thuyết địa hình này có lợi cho một cuộc phục kích. Vả lại theo chiến thuật quen của chúng, quân địch phải phá cầu trước khi rút lui: cầu còn nguyên, thì một là có mìn, hai là có mai phục.
Chính vì thế nên chúng tôi mới gọi, và khi thấy chúng bỏ chạy, một đội viên của tôi mới hô đứng lại, rồi đuổi theo hai em nhỏ. Sự lỗ mãng của y đã bị trừng phạt, y chết ngay không kịp kêu một tiếng. Nhưng cái chết của y đã cứu chúng tôi và đem đến cho chúng tôi một trận thắng lớn. Khi quân địch trên đồi khai hỏa, bọn bên này cầu tung nắp cỏ vọt lên khỏi hầm. Lúc bấy giờ chúng tôi đang bận dàn quân ứng phó với lực lượng đối diện. Trong vòng một hai phút đầu, chúng tôi chưa bắn được phát súng nào mà đã có mấy anh em bị lãnh đủ. Nhưng lợi thế của địch chỉ có thế thôi. Sau khi nhận rõ đối phương đã phạm một lỗi lầm rất lớn là để cho cả đơn vị súng máy nặng không có súng tay bảo vệ, tôi giao nhiệm vụ thanh toán đơn vị ấy cho Đại đội Một. Tôi thấy không cần phải chú ý về phía bên này sông nữa. Tôi quay sang sát thế trận của bọn bên kia sông.
Địch đóng theo hai hàng dọc, chếch sâu vào trong vùng đồi. Thế tấn công của chúng hơi bất lợi. Nhưng dù sao chúng cũng từ lưng đồi cao kiểm soát cây cầu. Súng nổ rồi, thì chắc đến sáu phần mười rằng cầu không bị gài mìn. Chúng tôi có thể phóng qua cầu nếu dám chịu thiệt nhiều anh em. Tôi không hề có ý định ấy. Tôi hết sức giữ bình tĩnh để tìm cách vượt sang bờ bên kia con sông hẹp nhưng tôi biết là sâu lắm. Tôi cố nhìn cho rõ qua làn khói, bụi mù mịt. Các anh em bên tôi đã trả lời “kỹ thuật” cho địch. Đạn 60, 50, 30 cầy đất đồi bắn lên tung tóe. Địch thả mù để che giấu vị trí. Khói bay lên cao, nhưng cũng có phần lan xuống thấp, đến tận mặt nước. Tôi hy vọng chúng tôi có thể qua cầu nếu màn khói đông đặc hơn chút nữa.
Chính vào lúc đó tôi lại trông thấy hai em nhỏ. Hai cái bóng bé con giơ tay lên khỏi đầu và tiến dần về phía chúng tôi. Chúng đi thật chậm, hình như run rẩy, trên quãng đường chỉ độ mấy chục thước. Cái bóng nhỏ bỗng chuệnh choạng mấy bước rồi ngã sấp xuống đất. Cái bóng lớn hơn cúi xuống đỡ em nó lên. Nó cứ cúi đầu như thế, chắc để khuyến khích đứa nhỏ. Rồi nó lại giơ hai tay lên khỏi đầu và em nó cũng làm theo. Qua màn khói đục, tôi chỉ thấy bốn cánh tay gầy guộc từ từ đưa lên cao. Rồi chúng lại bước tới thật chậm, thật chậm. Chỉ còn mấy bước nữa đến đầu cầu. Thằng nhỏ lại ngã, thằng nhớn quỳ hẳn xuống nâng nó dậy. Hai đứa lại nói gì với nhau. Thằng nhỏ lảo đảo mãi mới đứng được. Anh nó cầm tay nó giơ lên cao. Chúng nó lại bước tới. Bây giờ khói đã mỏng hơn, tôi thấy rõ quần áo của chúng đều có máu. Máu chảy ròng ròng trên mặt thằng lớn. Mắt nó nhìn ngược trừng trừng, nhưng nó vẫn bước, chân khô, người gật gưỡng, một tay giữ lưng em, một tay giơ lên cao. Chúng nó đã vào cầu.
Một viên đạn trúng thành cầu đánh choeng rồi chìm đánh xèo xuống nước. Tôi giật mình nhớ ra anh em bên tôi còn đang bắn. Tôi nghẹn họng, há miệng mấy lần mới ra lệnh được cho họ thôi bắn. Tiếng còi lệnh truyền dần đi thật xa, và sau đó tiếng súng bớt hẳn. Nhưng bên quân địch cứ tiếp tục. Mấy viên 50 phá lủng cả sàn cầu bằng xi măng. Tôi giận điên người vì lăm le muốn vùng lên giúp hai em nhỏ. Nhưng quân địch chắc chắn chờ có thế thôi. Tôi không có quyền … Nhưng khắp người tôi nóng ran và nhức nhối như kiến đốt. Tôi buồn bực trong gân, trong xương. Bàn tay tôi nắm lại, đấm cật sức xuống mặt đất sỏi lẫn đá tai mèo. Bàn tay đau điếng làm cho tôi đỡ cuồng người, vì mỗi bước chân của hai đứa bé cất lên, đặt xuống, thật chậm thật chậm, và mỗi bước lại như một sự cố gắng cuối cùng, làm cho tôi tan nát cả ruột gan.
Chúng nó cứ thế lê chân đến được giữa cầu. Chỉ còn mươi bước nữa thôi. Theo đà chân chúng đưa lên, tôi dướn cả người về phía trước, nín thở, hai vai co lại như chuột rút. Tôi buông được vai ra, xẹp bụng xuống, khi bàn chân ấy đặt được xuống sàn cầu. Còn chừng bảy tám bước nữa thôi. Tôi đã thấy rõ thằng nhớn bị thương nặng lắm. Mặt nó, chỗ nào cũng có máu, xạm đen lại. Đầu nó lắc lư, lắc lư. Nhưng một tay nó vẫn bấu vào lưng em nó, một tay vẫn giơ lên. Chắc có người đã cho nó biết hễ thấy lính bắn thì phải giơ hai tay lên khỏi đầu. Nhưng cánh tay khẳng khiu chỉ còn ngang tầm vai và đang muốn chĩu dần xuống. Tôi không biết nó đã trông thấy chúng tôi ở sau một bờ ruộng cao chưa. Nhưng có lẽ nó đã thấy. Nó quay mặt về chúng tôi và lái em nó về hướng này. Bây giờ tôi mới để ý nó luôn luôn mấp máy đôi môi, như nói gì với em nó. Thằng em thì cúi đầu thật thấp, mỗi bước đi lại gật gật đầu và gật gật cả người định ngã nữa.
Cứ thế, chúng nó đi qua hết cầu. Chỉ còn cách một mặt đường. Tiếng súng của quân địch không át được lời thúc giục của thằng anh nói với thằng em: “Ly, giơ tay lên! Ly giơ tay lên em!”. Giọng nói có một vẻ gì máy móc, xa vắng ghê người. Tôi lạnh toát cả thân thể. Rồi thốt nhiên tôi đứng vùng dậy, lao mình lên mấy bước. hai bên cạnh tôi thấp thoáng có nhiều bạn khác. Chúng tôi đến nơi, giơ tay ra đón. Nhưng cả hai đứa bé cùng đứng yên trong một giây, rồi từ từ ngã ngửa xuống mặt đường.
Chúng tôi bế chúng về chỗ nấp. Bác sĩ là một trong năm người đã chạy lên đón. Anh đặt ngón tay vào cổ tay, anh vạch mí xem tròng mắt, anh lấy ông nghe trong ngực của hai đứa. Cử chỉ anh lật bật, vội vàng như cố gắng moi móc ra hy vọng. Nhưng rồi anh ngẩng lên nhìn chúng tôi, lắc đầu. Nhưng đúng lúc đó, thằng bé lớn vừa mở mắt, mắt nó thật sáng, thật êm ái. Nó nhìn chúng tôi, rồi hơi nghiêng đầu liếc mắt tìm hai bên. Tôi hiểu. Anh V, y sĩ trung úy bế em nhỏ lại đặt sát cạnh bên trái nó. Nó nghiêng hẳn đầu, cánh tay phải cố gắng, cố gắng đưa lên. Cánh tay rung rung tội nghiệp quá. Tôi khẽ cầm tay em nhỏ kéo sang, đặt vào ngực em nó. Năm ngón tay nó co quắp bấu chặt ngay lấy em. Miệng nó lúc này kề sát vào tai đứa nhỏ. Nó líu lưỡi nhưng chúng tôi nghe rõ. Nó nói: “Ly, giơ tay lên em. Ly, giơ tay lên em…”. Những tiếng sau cùng, hình như cả tiếng thở hắt ra đều lẫn vào tiếng súng của địch.
Tôi nhẹ tay vuốt mắt cho hai đứa bé chết oan trong cuộc chiến tranh này. Tôi đứng lên, không cần giấu rằng tôi đã khóc.
Câu chuyện chỉ có thế và hết. Cứ thành thật mà nói, tôi thực quả không biết hai em nhỏ đó bị đạn bên nào bắn phải.
Nguyễn Mạnh Côn
*Theo truyện kể trong một phóng sự tiền tuyến của Uyên Thao
Truyện ngắn – Nguyễn Mạnh Côn
1.
Chính chúng nó đã không nhớ thì còn ai nhớ hộ chúng nó được? Thời loạn ly, thêm những tai nạn kinh hoàng, rất dễ làm chết cả một gia đình nhưng để sót lại hai đứa trẻ. Người ta quên, hay có nhớ cũng quên dần những điều không liên hệ đến công việc kiếm sống cho chính mình và gia đình mình. Sự vất vả khó nhọc, nếu chỉ đến một độ nào đó thôi, thường làm cho dân nghèo hay giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng nếu vất vả quá, khó khăn quá, nếu cả ngày đi dẻo trên đồi hay lặn lội dưới mương khô chỉ đào được vài dây sắn dại hay bắt được vài con tép gầy không đủ cho một người, thì người ta trở nên ích kỷ. Không ai cho được gì cho hai đứa trẻ; người ta không dám nghĩ đến chúng, rồi lâu dần, người ta không nhớ có hai đứa trẻ con ai, ngày ngày lang thang trong xóm.
Ít người biết chúng ở trong cái hầm gần nhà đổ sập của ông Cửu Hiền. Nước lụt năm xưa để một lớp bùn dầy trên mái nhà, bùn khô thành đất, cỏ hai năm phủ kín như một ngôi mộ lớn. Cái hầm trú ẩn cũng có đất đổ lên trên và cỏ mọc, như một ngôi mộ nhỏ. Hai đứa trẻ, đến tối, bò từ ngoài qua miệng hầm, vào ngủ ở trong cho đỡ rét. Thằng Lân, đứa lớn hơn còn nhớ tên cha mẹ đặt cho, đã biết bắt chước người nghèo trong xóm, đi bứt từng cây lúa dại về trải ổ cho em nằm. Những hôm mưa rét quá không dám ra ngoài kiếm ăn, nó ở lại trong hầm chịu trận, đến lúc đói quá ngửi mùi lá lúa thấy thơm, nó rủ em nó cùng ăn, nhai thật kỹ thấy cũng ngon.
Hai đứa trẻ thật khổ, nhưng dân trong xóm cũng khổ không kém gì. Có khi còn khổ hơn, vì người lớn đói nhiều, lại phải hay nhường cơm cho những đứa con chưa biết đi. Có người còn chửa, đẻ, cái thai quắt queo, da nhăn nhúm, được ít lâu rồi cũng chết. Mỗi người chết, người khác không thấy thương mà có lẽ còn cho là may mắn. Cứ thế mãi, nhiều người chịu cực không nổi, đành bỏ đất, bỏ làng, ra đi về phía tỉnh. Những người đó hình như được cứu trợ, tin tức bay về, lại có thêm người ra đi nữa. Chẳng bao lâu đến người sau cùng.
Người sau cùng đi quên không rủ hai đứa trẻ. Hoặc có nhớ đến chúng, nhưng đến lúc đi thì tìm không thấy chúng. Thằng Ly có lẽ lên đồi bắt châu chấu, đợi anh nó đi tìm tổ chim non. Hai đứa bé còn trơ lại trong xóm. Thằng Ly có lúc thấy vắng cũng biết sợ, nhưng thằng Lân chắc đã linh cảm được cái bổn phận làm anh của nó: nó không được nhớ đến những chuyện ma quỷ, nó phải làm mặt cứng cho em nó yên. Thỉnh thoảng kiếm được ăn rồi cũng quên cả sự vắng lặng chung quanh, nó tổ chức trò chơi đá dế, chạy thi với em nó. Những lúc ấy có tiếng cười trong như thủy tinh bỗng đột ngột vang lên giữa một làng đã chết.
2.
Không biết chiến dịch nào đưa bộ đội về qua xóm ấy? Những người lính mặc quần áo đen, chân đi dép cao-su, đầu đội mũ bọc vải ni-lông có cành lá phủ. Những người lính không biết từ đâu đến, có vẻ mệt nhọc rã rời. Có nhiều người bị thương, mặt mũi chân tay còn bê bết máu. Những người ấy được nằm nghỉ, ngổn ngang trên con đường ngày xưa chạy suốt qua làng. Những người khác còn phải chạy đi chạy lại, một số đông cặm cụi đào hầm đào hố chung quanh xóm; một số ít hơn tìm cây, đóng cọc, căng vải làm mái nhà.
Lúc bấy giờ mới xế chiều. Thằng Lân đi bắt chuột chưa về, thằng Ly ngồi chờ anh ở cửa nhà của anh em chúng nó. Thấy bộ đội lạ nó hơi sợ, nhưng thấy nhiều người nó lại mừng. Nó giương hai mắt ngây thơ, hồi hộp nhìn theo những người lính đeo súng đi đi lại lại. Hai mắt nó to, mầu xanh đen thông minh, mũi nó hơi huếch, môi nó đỏ thắm. Tuy quần áo nó rách rưới, nhưng anh nó rửa mặt cho nó luôn: con nhà quê biết sạch sẽ là con nhà khá. Nó xem lính chán rồi, lại nhìn về phía đồi tìm bóng anh nó. Một người lính xách mấy cái bi đông nhựa đến gần mà nó không biết.
- Nầy em nhỏ, ở đây lấy nước uống ở đâu?
Tiếng nói nghe lạ tai, thằng Ly không hiểu kịp. Nhưng nó vẫn đứng lên, chắp hai tay lại.
- Nước ở dưới mương, ngay chân đồi. Em đưa anh đi.
Thằng Lân đã về đứng ngay sau lưng thằng Ly. Nó lẻn về lối sau, định ú-òa em nó, nhưng thấy lính đầy cả xóm nó vội dừng lại, tay cầm cái lạt, đầu lạt buộc hai con ếch xanh. Người lính trông thấy hai con ếch:
- A! Em bắt được hai con ếch tốt quá, ủng hộ cho bọn anh đi?
Ủng hộ là một tiếng quen thuộc với dân quê. Thằng Lân bằng lòng ngay, nhưng cũng nghĩ ngay đến em nó. Nó đưa tay ra mà vẫn ngần ngừ, mắt nhìn em nó:
- Anh cho em bát cơm. Nó chưa được ăn cơm.
Ý nó muốn nói đã lâu thằng Ly chưa được ăn cơm. Người lính suy nghĩ một chút rồi gật đầu:
- Được rồi! Nhưng ăn cháo thôi. Bọn anh ăn lương khô. Nhưng rồi anh cho em miếng đường.
Nghe nói đến đường cả hai đứa trẻ cùng nuốt nước miếng một lượt. Thằng Lân vội đặt sợi lạt vào tay người lính. Nó sợ đôi ếch bị trả về vì không đáng đổi lấy cả cháo lẫn đường.
- Anh có đi lấy nước không? Em đưa anh đi.
Nó te tái nhẩy qua cách lạch khô, vượt khoảng đất lổng chổng những mô gò trước đây là nền nhà, vườn cây, bờ tre. Người lính đi sau nó, kéo lê hai chân va đu đưa hai vai. Thằng Ly còn một mình, không nghĩ đến gì khác bát cháo với miếng đường. Nó thật ra không nhớ ăn cháo đường như thế nào, nhưng nó chắc là ngon. Nó nuốt nước miếng ừng ực.
Nó phải chờ tối lâu lắm rồi mới được ăn cháo. Cấp chỉ huy gọi cả thằng Lân đến cho ăn để hỏi tin tức trong vùng. Bát cháo đặt, có muối, ngọt lịm. Thằng bé trót húp hết cả bát, đang loay hoay tìm cách vét những hoa dính bên thành và dưới đáy. Nhưng nó vẫn nghe rõ câu hỏi. Làng này con ai ở không. Không, không còn ai. Không có bộ đội nào đi qua. Tàu bay đã lâu lắm không thấy bắn. Đồng chí bí thư, không biết. Ban xã, không biết. Bố mẹ tên là ông Hai. Chết bao giờ, không biết. Đường vào núi, có biết, phải qua đồi, qua cầu, lại qua đồi rồi đến rừng. Có người lạ không, chắc chắn không. Sông sâu, không lội qua được. Cầu không phải bằng gỗ. Phải rồi, có đường cái trên bờ sông.
Cấp chỉ huy hỏi thật lâu, thật nhiều. Thằng Lân có đi học, có biết đọc biết viết, thằng Ly chưa. Cấp chỉ huy nhìn một người trọc đầu ngồi bên cạnh, nói tội nghiệp. Người đó trả lời khẽ quá, không nghe rõ. Bỗng nhiên cấp chỉ huy hỏi nó:
- Em có muốn đi với anh không? Các anh có việc cho em làm. Cả ngày chỉ đi chơi. Được ăn cơm no, khỏi khổ sở.
Có! Toàn thân nó muốn trả lời ngay là có. Nhưng nó không quên thằng Ly, ngồi bên kia đống lửa, đang thò ngón tay vét cháo trong chảo rồi đưa lên miệng mút chùn chụt. Nó im lặng. Người trọc đầu nhìn theo tia mắt của nó:
- Cho em em đi theo, vào khu. Hay gặp nơi nào có an toàn, có người xin thì cho nó làm con nuôi.
Thằng Lân không hiểu làm con nuôi là làm gì. Nó hỏi:
- Thế thằng Ly có đi với anh, với em không.
Cấp chỉ huy lắc đầu:
- Không. Bộ đội đi nhiều, tác chiến nhiều, em Ly nhỏ quá, không đi được.
Người trọc đầu nói thêm.
- Một mình em đi được thôi. Trinh sát vào vùng địch, tha hồ ăn canh ăn thịt.
Thằng Lân không hiểu trinh sát là gì, nhưng ăn canh, ăn thịt thì chắc chắn là ngon lắm rồi. Nó nhớ hai con ếch của nó ủng hộ cho bộ đội, hai con ếch lột da, đem nướng, có nước mắm có muối, mùi thơm có dễ bay khắp cả vùng đồi. Hai con ếch còn thế, huống hồ ăn canh, ăn thịt. Cứ nghĩ thế thôi thì nó muốn đi lắm. Nhưng còn thằng Ly. Thằng Ly ở đâu, ở với ai. Ai cho nó ăn, ai xoa lưng cho nó ngủ. Đêm nó hay giật mình, hay khóc, thì ai dỗ nó.
Thằng Ly chờ anh lâu quá, đã lăn ra ngủ. Nó nằm co, mặt quay vào đống lửa, thật yên ổn. Hẳn là nó chắc rằng có anh nó ở bên cạnh. Tội nghiệp nó. Tội nghiệp cả hai đứa. Thằng Lân thấy nó không thể bỏ thằng Ly xa nó được. Mặc kệ canh, mặc kệ thịt. Nó bậm môi nuốt nước mắt, lắc đầu.
3.
Bộ đội ra đi lúc trời còn tối. Thằng Ly bất chợt tỉnh dậy, đòi theo anh dẫn đường cho bộ đội. Nhưng mới đi được một quãng nó lại buồn ngủ, đòi cõng. Thằng Lân phát vào vai em mắng “Mày!”, nhưng rồi nó cũng ngồi xuống, chờ thằng Ly ôm cổ xong mới đứng dậy phóng chạy, miệng kêu nhong nhong giả vờ là ngựa. Em nó thích chí cười ròn tan. Nó cũng thích, chạy một mạch đến bờ sông mới dừng lại chờ bộ đội. Nó định đặt thằng bé xuống. Nhưng thằng Ly đã ngủ lại, đầu ngả lên vai anh. Nó đành cứ cõng em mà đứng tựa vào thành cầu nhìn trở lại.
Bây giờ nó mới biết bộ đội đông thật là đông. Bộ đội ở xóm giữa, nhưng cả xóm trên, xóm dưới cũng có. Người mặc quần áo đen, cành lá phủ đầy mình, mỗi bước đi lại rung rung như con sâu róm. Ba đàn sâu róm dài, cứ độ năm sáu bước một con, ngoằn ngoèo bò về phía cầu. Trời sáng mờ mờ, nhưng nó đã quen mắt, nhận thấy nhiều người vác những khẩu súng lớn, và nhiều người vác những ống sắt dài, chỗ nào cũng có cài lá. Tất cả mới đến gần cầu đã đứng lại.
Cấp chỉ huy hôm qua đi với bảy, tám người khác, đến hỏi nó. Đường này đi đâu, không biết. Không có ai về bảo đào đường, người ta đi hết rồi mà.
Làng có người đi lính không, không biết. Nó chưa đi qua đồi vào rừng bao giờ. Nó không muốn đi theo bộ đội. Nó định nói về thằng Ly. Bỗng có cái gì ngoáy vào nách nó. A, thằng bé đã dậy. Nó khuỵu gối cho em nó đứng xuống đất. Có con bướm thật lớn vỗ cánh xanh xanh, vàng vàng, thấp thoáng bên kia sông. Thằng Ly chạy ùa qua cầu. Nó dé chân chèo định đuổi theo, nhưng cấp chỉ huy lại hỏi:
- Này! Em có biết làng nào gần đây nhất mà có đồng bào ở không?
Nó lắc đầu: không. Cấp chỉ huy lại hỏi tiếp theo, có vẻ nghi ngờ:
- Thế em ở đây, lấy gì ăn?
- Ăn khoai, sắn mấy người đi để lại ngoài ruộng, bây giờ mới có củ. Ăn…
Nó định nói ăn thịt chuột, ếch, thằn lằn, rắn nước, cá, tép nhưng nó thấy dài quá lại thôi. Cấp chỉ huy cũng không hỏi nữa. Nó chạy qua cầu, phóng lên lưng đồi đuổi con bươm bướm giúp thằng Ly. Con bướm khôn quá, chập chờn từng độ ngắn, từ bụi sim này sang bụi sim nọ. Hai đứa trẻ mệt nhoài rồi vẫn chưa bắt được nó. Chúng ngồi bệt đít xuống một đám cỏ thưa, úa. Thằng Ly chống tay về sau lưng, ngửa mặt lên trời để thở. Mấy sợi tóc dính xuống trán nó dâm dấp mồ hôi, má nó hồng, mắt nó sáng như sao. Thằng Lân thấy thương em nó quá đi. Nó vùng dậy, cố đuổi con bướm cho kỳ được. Nó theo đôi cánh màu sặc sỡ lên đỉnh đồi, rồi xuống chân đồi. Nó giật mình đứng sững lại.
A, thì ra bộ đội đã dừng lại đây và đang đào đất, khuân đá. Người đông tíu tít bên này cầu, bên kia cầu. Một nhóm bộ đội không qua sông mà đi tạt vào bãi tha ma. Họ cũng đào hố, nhưng đào lên bao nhiêu đất lại chuyền tay nhau đem ra tận bờ sông, đổ xuống nước. Thằng Ly thấy lạ, muốn đến xem tận nơi, bị họ bảo đi chỗ khác. Thằng Lân tức thay cho em, định rủ nó đi về. Nó nói với cấp chỉ huy:
- Thưa anh, em về
Cấp chỉ huy chưa bảo sao, người trọc đầu hôm qua đã cản lại.
- Không! Thong thả…
Người đó nói gì với cấp chỉ huy. Hai người bàn tán một lúc, rồi cấp chỉ huy bảo nó:
- Các em ở lại đây mà chơi. Trưa nay anh cho các em ăn cơm. Tối anh cũng cho các em ăn cơm.
Thằng Ly sợ anh không bằng lòng, bấm mãi vào cổ thằng Lân. Con nhà nghèo sớm tập nết phân minh, thằng Lân đề nghị:
- Để em đi tìm hang, hun chuột?
- Ừ, các em đi tìm hun chuột đi.
Hai đứa trẻ dắt tay nhau vượt sang ngọn đồi sau. Thằng Ly bỗng nhớ lại bữa cháo tối hôm qua. Nó khúc khích cười, luồn tay vào cạp quần móc ra một miếng đường phèn to bằng đồng bạc cạch. Nó đưa cho thằng Lân:
- Hôm qua ông trọc đầu ăn còn, em lấy, để phần cho anh.
Bàn tay bé nhỏ đặt cục đường vào tay nó. Thằng Lân lắc đầu:
- Anh không thích ăn đường. Em ăn đi.
4.
Đoàn người mặc quần áo rằn ri cũng đông lắm, cũng cài lá cây trên lưng trên mũ. Họ cũng có nhiều súng, chắc cũng bộ đội. Họ cũng đi làm hai, ba toán: toán ở xóm trên, toán đi xuyên giữa vùng đồi, toán đi theo con đường lớn. Toán đi đường đến cầu trước đã đứng lại. Nhiều người chia nhau ngồi nghỉ hai bên đường. Nhưng có mấy người còn đứng ngay ở đầu cầu chỉ trỏ sang bên này sông. Có người trông thấy anh em thằng Lân đang đuổi con chuồn chuồn bay là là trên mặt nước. Người đó đưa tay vẫy:
- Này các em! Đến đây, anh hỏi thăm chút!
Thằng Ly giật mình nhìn lên. Thấy nhiều người to lớn, nó sợ.
- Đừng anh! Đừng anh!
Thằng Lân nắm lấy bàn tay níu chặt vạt áo nó. Nó cũng sợ, nhưng sợ vừa thôi. Nó cúi đầu xuống, nói khẽ:
- Không sợ! Cũng người ta đấy mà! Không sợ.
Nó men theo một khe đất chạy ngoằn ngoèo để leo lên khỏi bờ sông lở. Tay dắt em, tay kia nắm chặt lại, nó đi từ từ qua cầu. Tay thằng Ly run run, chân nó cũng run run. Nó theo anh nó đến giữa cầu. Nhóm người bên kia cũng có hai người tách ra và đi vào cầu đón chúng nó. Thằng Ly thấy một người cao một người thấp. Nó phải ngước mắt lên mới nhìn rõ người cao lênh nghênh có hai mắt xanh với mái tóc vàng hoe. Nó hết hồn, giật tay ra băng mình chạy trở lại. Thằng Lân hốt hoảng gọi em “Ly! Ly! ”, rồi cũng vội vã chạy theo. Một người lính mặc quần áo rằn ri quát to:
- Đứng lại!
Quát như thế ba lần. Thằng Ly càng sợ càng chạy miết lên ngọn đồi trước mặt. Người lính vừa đuổi theo vừa gọi. Thằng bé chạy kiệt sức, vấp ngã lăn cù ở lưng sườn đồi. Thằng Lân vội đến nâng em dậy. Người lính gần tới nơi mới nhận thấy ngay trước mặt anh ta có không biết bao nhiêu hố chiến đấu ở phía sau những bụi sim. Trên mặt hố có cành lá, nhưng dưới cành lá có đầu người và mũi súng. Anh ta đứng khựng lại, muốn nằm xuống, muốn kêu lên một tiếng gì đó báo động cho đơn vị. Nhưng lúc ấy đã có nhiều tiếng súng nổ. Người lính chân đứng yên, nhưng đầu và mình lao đao, rồi hai gối khuỵu xuống, anh ngã ra, lăn mấy vòng trên dốc, đoạn nằm yên không cựa quậy.
Súng lúc bấy giờ nổ ran. Khói và bụi đất bay mù mịt. ThằngLân cúi xuống nâng em nó ngồi dậy. Mặt thằng Ly tái xanh, cả người nó run bần bật. Mũi nó vập vào đâu chảy máu. Nó quệt tay, thấy đỏ, khóc thét lên. Nó míu chặt lấy thằng Lân, rên rỉ anh ơi, anh ơi, em sợ! Thằng Lân cũng cuống quýt. Tiếng súng ào ào như gió lốc. Đạn cày đất chung quanh nó tung tóe. Nhưng nó không kịp sợ. Nó chỉ thấy có thằng Ly. Nó quỳ xuống, ôm đầu em vào lòng. Thằng bé ấm hơi anh, nín khóc. Nó mở mắt ra nhìn ngơ ngác. Nó bỗng nhiên hiểu rằng người ta đang đánh nhau. Nó vùng dậy, lao thẳng xuống dưới chân đồi.
5.
Đại úy B. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn dù số… kể đoạn tiếp theo:
Đơn vị tôi tham dự chiến dịch ngay từ đầu. Chúng tôi biết địch có hai tiểu đoàn, không kể có một số quân du kích phụ lực. Địch cùng chúng tôi chạm súng ngay ngày thứ hai. Đơn vị của chúng bị chúng tôi cắt ra làm nhiều mảnh, một số nhờ quân đội bạn không nắm vững địa hình vượt được qua sông lẩn vào rừng mất. Số còn lại, ước chừng hơn một đại đội, bị chúng tôi dồn lên phía Bắc. Tiểu đoàn tôi và một tiểu đoàn Biệt động phân phối nhiệm vụ, một đằng vòng tít lên trên, đến bìa rừng mới quạt trở xuống, một đằng cứ đuổi thẳng sau lưng. Chúng tôi tính hai gọng kìm sẽ xiết lại trong vùng đồi bên kia sông.
Không ngờ chúng chủ quan liều lĩnh đến thế. Có lẽ chúng đoán biết có gọng kìm phái trên, nhưng nắm địa hình tốt, chúng muốn phục kích giải quyết chúng tôi thật nhanh, rồi quay trở lại đương đầu với gọng kìm từ trên xuống. Quân số của chúng còn đến đủ một tiểu đoàn, chia làm hai cánh chính. Mai phục sơ sài hai bên đường mòn bên kia sông. Một trung đội toàn súng máy nặng được để lại bên này sông, náu mình trong những hầm hố ngụy trang rất kỹ. Trung đội này chắc chắc đợi cho chúng tôi qua cầu, toán đầu đã bị đại bộ phận trên đồi thanh toán xong, toán giữa bị vây còn bao nhiêu chạy trở lại là chạy vào chỗ chết.
Rất có thể chúng tôi sẽ mắc mưu ấy. Điều cần nhớ là song song với cuộc hành quân bên này bên kia dẫy núi còn có một cuộc hành quân lớn hơn. Bao nhiêu máy bay được dồn cho bộ chỉ huy bên ấy sử dụng. Từ hôm khởi cuộc tấn công đến hôm ấy chúng tôi chỉ hai lần gọi trực thăng tải thương, còn toàn hành quân thầm. Có lẽ quân địch đã chú ý đến điều đó nên chúng chỉ giấu kỹ đơn vị phục kích bên này cầu. Chúng có lý. Khi đến cầu, chúng tôi đứng lại không phải vì thấy có dấu hiệu khả nghi, mà vì trên lý thuyết địa hình này có lợi cho một cuộc phục kích. Vả lại theo chiến thuật quen của chúng, quân địch phải phá cầu trước khi rút lui: cầu còn nguyên, thì một là có mìn, hai là có mai phục.
Chính vì thế nên chúng tôi mới gọi, và khi thấy chúng bỏ chạy, một đội viên của tôi mới hô đứng lại, rồi đuổi theo hai em nhỏ. Sự lỗ mãng của y đã bị trừng phạt, y chết ngay không kịp kêu một tiếng. Nhưng cái chết của y đã cứu chúng tôi và đem đến cho chúng tôi một trận thắng lớn. Khi quân địch trên đồi khai hỏa, bọn bên này cầu tung nắp cỏ vọt lên khỏi hầm. Lúc bấy giờ chúng tôi đang bận dàn quân ứng phó với lực lượng đối diện. Trong vòng một hai phút đầu, chúng tôi chưa bắn được phát súng nào mà đã có mấy anh em bị lãnh đủ. Nhưng lợi thế của địch chỉ có thế thôi. Sau khi nhận rõ đối phương đã phạm một lỗi lầm rất lớn là để cho cả đơn vị súng máy nặng không có súng tay bảo vệ, tôi giao nhiệm vụ thanh toán đơn vị ấy cho Đại đội Một. Tôi thấy không cần phải chú ý về phía bên này sông nữa. Tôi quay sang sát thế trận của bọn bên kia sông.
Địch đóng theo hai hàng dọc, chếch sâu vào trong vùng đồi. Thế tấn công của chúng hơi bất lợi. Nhưng dù sao chúng cũng từ lưng đồi cao kiểm soát cây cầu. Súng nổ rồi, thì chắc đến sáu phần mười rằng cầu không bị gài mìn. Chúng tôi có thể phóng qua cầu nếu dám chịu thiệt nhiều anh em. Tôi không hề có ý định ấy. Tôi hết sức giữ bình tĩnh để tìm cách vượt sang bờ bên kia con sông hẹp nhưng tôi biết là sâu lắm. Tôi cố nhìn cho rõ qua làn khói, bụi mù mịt. Các anh em bên tôi đã trả lời “kỹ thuật” cho địch. Đạn 60, 50, 30 cầy đất đồi bắn lên tung tóe. Địch thả mù để che giấu vị trí. Khói bay lên cao, nhưng cũng có phần lan xuống thấp, đến tận mặt nước. Tôi hy vọng chúng tôi có thể qua cầu nếu màn khói đông đặc hơn chút nữa.
Chính vào lúc đó tôi lại trông thấy hai em nhỏ. Hai cái bóng bé con giơ tay lên khỏi đầu và tiến dần về phía chúng tôi. Chúng đi thật chậm, hình như run rẩy, trên quãng đường chỉ độ mấy chục thước. Cái bóng nhỏ bỗng chuệnh choạng mấy bước rồi ngã sấp xuống đất. Cái bóng lớn hơn cúi xuống đỡ em nó lên. Nó cứ cúi đầu như thế, chắc để khuyến khích đứa nhỏ. Rồi nó lại giơ hai tay lên khỏi đầu và em nó cũng làm theo. Qua màn khói đục, tôi chỉ thấy bốn cánh tay gầy guộc từ từ đưa lên cao. Rồi chúng lại bước tới thật chậm, thật chậm. Chỉ còn mấy bước nữa đến đầu cầu. Thằng nhỏ lại ngã, thằng nhớn quỳ hẳn xuống nâng nó dậy. Hai đứa lại nói gì với nhau. Thằng nhỏ lảo đảo mãi mới đứng được. Anh nó cầm tay nó giơ lên cao. Chúng nó lại bước tới. Bây giờ khói đã mỏng hơn, tôi thấy rõ quần áo của chúng đều có máu. Máu chảy ròng ròng trên mặt thằng lớn. Mắt nó nhìn ngược trừng trừng, nhưng nó vẫn bước, chân khô, người gật gưỡng, một tay giữ lưng em, một tay giơ lên cao. Chúng nó đã vào cầu.
Một viên đạn trúng thành cầu đánh choeng rồi chìm đánh xèo xuống nước. Tôi giật mình nhớ ra anh em bên tôi còn đang bắn. Tôi nghẹn họng, há miệng mấy lần mới ra lệnh được cho họ thôi bắn. Tiếng còi lệnh truyền dần đi thật xa, và sau đó tiếng súng bớt hẳn. Nhưng bên quân địch cứ tiếp tục. Mấy viên 50 phá lủng cả sàn cầu bằng xi măng. Tôi giận điên người vì lăm le muốn vùng lên giúp hai em nhỏ. Nhưng quân địch chắc chắn chờ có thế thôi. Tôi không có quyền … Nhưng khắp người tôi nóng ran và nhức nhối như kiến đốt. Tôi buồn bực trong gân, trong xương. Bàn tay tôi nắm lại, đấm cật sức xuống mặt đất sỏi lẫn đá tai mèo. Bàn tay đau điếng làm cho tôi đỡ cuồng người, vì mỗi bước chân của hai đứa bé cất lên, đặt xuống, thật chậm thật chậm, và mỗi bước lại như một sự cố gắng cuối cùng, làm cho tôi tan nát cả ruột gan.
Chúng nó cứ thế lê chân đến được giữa cầu. Chỉ còn mươi bước nữa thôi. Theo đà chân chúng đưa lên, tôi dướn cả người về phía trước, nín thở, hai vai co lại như chuột rút. Tôi buông được vai ra, xẹp bụng xuống, khi bàn chân ấy đặt được xuống sàn cầu. Còn chừng bảy tám bước nữa thôi. Tôi đã thấy rõ thằng nhớn bị thương nặng lắm. Mặt nó, chỗ nào cũng có máu, xạm đen lại. Đầu nó lắc lư, lắc lư. Nhưng một tay nó vẫn bấu vào lưng em nó, một tay vẫn giơ lên. Chắc có người đã cho nó biết hễ thấy lính bắn thì phải giơ hai tay lên khỏi đầu. Nhưng cánh tay khẳng khiu chỉ còn ngang tầm vai và đang muốn chĩu dần xuống. Tôi không biết nó đã trông thấy chúng tôi ở sau một bờ ruộng cao chưa. Nhưng có lẽ nó đã thấy. Nó quay mặt về chúng tôi và lái em nó về hướng này. Bây giờ tôi mới để ý nó luôn luôn mấp máy đôi môi, như nói gì với em nó. Thằng em thì cúi đầu thật thấp, mỗi bước đi lại gật gật đầu và gật gật cả người định ngã nữa.
Cứ thế, chúng nó đi qua hết cầu. Chỉ còn cách một mặt đường. Tiếng súng của quân địch không át được lời thúc giục của thằng anh nói với thằng em: “Ly, giơ tay lên! Ly giơ tay lên em!”. Giọng nói có một vẻ gì máy móc, xa vắng ghê người. Tôi lạnh toát cả thân thể. Rồi thốt nhiên tôi đứng vùng dậy, lao mình lên mấy bước. hai bên cạnh tôi thấp thoáng có nhiều bạn khác. Chúng tôi đến nơi, giơ tay ra đón. Nhưng cả hai đứa bé cùng đứng yên trong một giây, rồi từ từ ngã ngửa xuống mặt đường.
Chúng tôi bế chúng về chỗ nấp. Bác sĩ là một trong năm người đã chạy lên đón. Anh đặt ngón tay vào cổ tay, anh vạch mí xem tròng mắt, anh lấy ông nghe trong ngực của hai đứa. Cử chỉ anh lật bật, vội vàng như cố gắng moi móc ra hy vọng. Nhưng rồi anh ngẩng lên nhìn chúng tôi, lắc đầu. Nhưng đúng lúc đó, thằng bé lớn vừa mở mắt, mắt nó thật sáng, thật êm ái. Nó nhìn chúng tôi, rồi hơi nghiêng đầu liếc mắt tìm hai bên. Tôi hiểu. Anh V, y sĩ trung úy bế em nhỏ lại đặt sát cạnh bên trái nó. Nó nghiêng hẳn đầu, cánh tay phải cố gắng, cố gắng đưa lên. Cánh tay rung rung tội nghiệp quá. Tôi khẽ cầm tay em nhỏ kéo sang, đặt vào ngực em nó. Năm ngón tay nó co quắp bấu chặt ngay lấy em. Miệng nó lúc này kề sát vào tai đứa nhỏ. Nó líu lưỡi nhưng chúng tôi nghe rõ. Nó nói: “Ly, giơ tay lên em. Ly, giơ tay lên em…”. Những tiếng sau cùng, hình như cả tiếng thở hắt ra đều lẫn vào tiếng súng của địch.
Tôi nhẹ tay vuốt mắt cho hai đứa bé chết oan trong cuộc chiến tranh này. Tôi đứng lên, không cần giấu rằng tôi đã khóc.
Câu chuyện chỉ có thế và hết. Cứ thành thật mà nói, tôi thực quả không biết hai em nhỏ đó bị đạn bên nào bắn phải.
Nguyễn Mạnh Côn
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire