Đó Quê Hương Tôi của Ns Vĩnh Điện qua sự nhận xét của Trung Truong:
Đại đa số người Việt, ở cả Hai Miền, tưởng rằng cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, với những sáng tác như Ca Khúc Da Vàng, Bài Ca Trên Xác Người, v.v... là nghệ sĩ rung cảm sâu sắc nhất với nỗi đau vô bờ của dân Việt trong cuộc chiến Hai Mươi Năm vừa rồi.
Thật ra không hẵn vậy. Nỗi xót xa trước cảnh tương tàn ấy cũng đã được phản ảnh, một cách trung thực và sống động, ngay cả còn hiện thực hơn, bởi nhiều nghệ sĩ khác. Nằm trong số nghệ sĩ ấy phải kể đến nhạc sĩ Vĩnh Điện.
Trong video sau là bản Đó Quê Hương Tôi của ông VĐ, do ca sĩ Elvis Phương trình bày. Lời ca có những câu rất đáng chú ý. Chẳng hạn,
" Một người tay ôm bom,
Len trong đêm không tiếng thở,
Chôn đâu đây, nghe tiếng nổ, từng đoàn xe
Từng người qua. Còn gì nữa?"....
Hoặc, ở điệp khúc:
Một người chui trong hang,
Khi đêm rơi len lén trở về đồng bằng,
Đem chất nổ và dầu loang,
Để rồi khuya làng bùng cháy.
Khác với cố NS họ Trịnh là người mà lời ca cao vời, bóng bảy, nhưng chung chung, không sắc màu chính trị, lời ca của ông VĐ mộc mạc, gần gũi với đời thực hơn, và chính kiến được thể hiện khá rõ, không mơ hồ chút nào.
Trong bản nhạc ấy, người Miền Nam trưởng thành trong chiến tranh trước đây, khi nghe sẽ lập tức biết rõ ai là kẻ ôm bom, ai là kẻ chui trong hang...và, quan trọng hơn, hiểu rằng cái gọi là chiến tranh "Giải Phóng", về thực chất, chỉ là một cuộc KHỦNG BỐ quy mô lớn.
Những ai hôm nay, may mắn sống trong hoà bình, đang hăng hái hô hào về "TỰ HÀO MÌNH LÀ NGƯỜI VIỆT", xin đừng quên người Việt đã từng là nguồn của những xúc cảm đau thương, tang tóc, và tồi tệ, như đã được nhạc sĩ VĐ phô bày. (Trung Truong)
ĐÓ QUÊ HƯƠNG TÔI
Nhạc và lời Vĩnh Điện - Elvis Phương trình bày
Len trong đêm không tiếng thở,
Chôn đâu đây, nghe tiếng nổ, từng đoàn xe
Từng người qua. Còn gì nữa?"....
Hoặc, ở điệp khúc:
Một người chui trong hang,
Khi đêm rơi len lén trở về đồng bằng,
Đem chất nổ và dầu loang,
Để rồi khuya làng bùng cháy.
Khác với cố NS họ Trịnh là người mà lời ca cao vời, bóng bảy, nhưng chung chung, không sắc màu chính trị, lời ca của ông VĐ mộc mạc, gần gũi với đời thực hơn, và chính kiến được thể hiện khá rõ, không mơ hồ chút nào.
Trong bản nhạc ấy, người Miền Nam trưởng thành trong chiến tranh trước đây, khi nghe sẽ lập tức biết rõ ai là kẻ ôm bom, ai là kẻ chui trong hang...và, quan trọng hơn, hiểu rằng cái gọi là chiến tranh "Giải Phóng", về thực chất, chỉ là một cuộc KHỦNG BỐ quy mô lớn.
Những ai hôm nay, may mắn sống trong hoà bình, đang hăng hái hô hào về "TỰ HÀO MÌNH LÀ NGƯỜI VIỆT", xin đừng quên người Việt đã từng là nguồn của những xúc cảm đau thương, tang tóc, và tồi tệ, như đã được nhạc sĩ VĐ phô bày. (Trung Truong)
ĐÓ QUÊ HƯƠNG TÔI
Nhạc và lời Vĩnh Điện - Elvis Phương trình bày
*
* *
Hòa Bình Thương Đau
Sau 20 năm chiến tranh do cộng sản phát động theo chủ trương "giải phóng miền Nam" với hậu quả gần 2 triệu người chết và sông núi điêu tàn, nhân tâm ly tán.
Trước thảm cảnh ấy, người dân Việt nào không mong muốn hòa bình. Rồi hòa bình cũng đến khi cộng sản miền Bắc cưỡng đoạt miền Nam.
Non sông thống nhất ba miền
nhưng bao oan nghiệt triền miên bạo hành ...
Gần nửa thế kỷ qua, quê hương Việt Nam chịu bao nhiêu đau thương trên mặt đất và trong lòng người. Ai cũng hiểu tất cả tội ác do cộng sản gây ra với mục đích chung quyết là hủy diệt tình dân tộc và đặt Việt Nam vào lộ trình Hán hóa theo thuyết âm mưu của Tàu cộng.
Hòa Bình thương đau đúng như lời nhạc sĩ Vĩnh Điện mở lời cho ca khúc "Hãy Nói Cho Tôi Nghe Chuyện Hòa Bình":
(Ngày hòa bình có những gì?
Có đạn bom, có xe tang? Có bà con, có anh em giết nhau không?)
Xác nhận cùng chiến hữu là 46 năm qua, hòa bình trên quê hương mình vẫn còn nhiều bom đạn, xe tang và anh em giết nhau để thủ lợi, từ phá rừng đến cướp đất. Mức độ tàn ác của Việt cộng luôn thâm độc cả trong chiến tranh và hòa bình.
Cảm nhận hôm nay từ ca khúc " Hãy Nói Tôi Nghe Chuyện Hòa Bình" được nhạc sĩ Vĩnh Điện viết từ năm 1969, thời gian còn trong chiến tranh tại miền Nam. Thời gian thương đau đã nhắc tôi viết bài " Đi Vẽ Hòa Bình":
Đi Vẽ Hòa Bình
đêm qua, em từ đất về
hiển nhiên thân xác ê hề bụi vương
hồn đau, phách đợi thiên đường
kể từ em bỏ chiến trường ra đi
đá buồn, mưa khắc chữ bi
mờ trong xa lắc xanh rì cỏ rêu
tuổi em hồi đó bao nhiêu
chắc như vừa chỉ biết yêu lần đầu
vậy mà đi hút vào sâu
không lời kịp nhắn về đâu, chỗ nào
nền trời vắng một vì sao
lòng người nước mắt rưng đau dọc đời
em về ngồi giữa chơi vơi
uống trăng như thể rượu mời thuở xưa
hỏa châu sáng mấy chưa vừa
còn chong con mắt thắp thừa lòng tin
(rằng ta đi vẽ hòa bình
trên lưng cuộc chiến để tình thăng hoa!)
rừng đang xanh bỗng lửa òa
đất quằn trong lốc, khói nhòa bóng em!
bao nhiêu năm nhân loại tìm
chưa ra bản vẽ hòa bình của em
tấm lưng cuộc chiến còn nguyên
chỉ thêm vết đạn xuyên tim xoắn vào!
Cao Nguyên
Sau 20 năm chiến tranh do cộng sản phát động theo chủ trương "giải phóng miền Nam" với hậu quả gần 2 triệu người chết và sông núi điêu tàn, nhân tâm ly tán.
Trước thảm cảnh ấy, người dân Việt nào không mong muốn hòa bình. Rồi hòa bình cũng đến khi cộng sản miền Bắc cưỡng đoạt miền Nam.
Non sông thống nhất ba miền
nhưng bao oan nghiệt triền miên bạo hành ...
Gần nửa thế kỷ qua, quê hương Việt Nam chịu bao nhiêu đau thương trên mặt đất và trong lòng người. Ai cũng hiểu tất cả tội ác do cộng sản gây ra với mục đích chung quyết là hủy diệt tình dân tộc và đặt Việt Nam vào lộ trình Hán hóa theo thuyết âm mưu của Tàu cộng.
Hòa Bình thương đau đúng như lời nhạc sĩ Vĩnh Điện mở lời cho ca khúc "Hãy Nói Cho Tôi Nghe Chuyện Hòa Bình":
(Ngày hòa bình có những gì?
Có đạn bom, có xe tang? Có bà con, có anh em giết nhau không?)
Xác nhận cùng chiến hữu là 46 năm qua, hòa bình trên quê hương mình vẫn còn nhiều bom đạn, xe tang và anh em giết nhau để thủ lợi, từ phá rừng đến cướp đất. Mức độ tàn ác của Việt cộng luôn thâm độc cả trong chiến tranh và hòa bình.
Cảm nhận hôm nay từ ca khúc " Hãy Nói Tôi Nghe Chuyện Hòa Bình" được nhạc sĩ Vĩnh Điện viết từ năm 1969, thời gian còn trong chiến tranh tại miền Nam. Thời gian thương đau đã nhắc tôi viết bài " Đi Vẽ Hòa Bình":
Đi Vẽ Hòa Bình
đêm qua, em từ đất về
hiển nhiên thân xác ê hề bụi vương
hồn đau, phách đợi thiên đường
kể từ em bỏ chiến trường ra đi
đá buồn, mưa khắc chữ bi
mờ trong xa lắc xanh rì cỏ rêu
tuổi em hồi đó bao nhiêu
chắc như vừa chỉ biết yêu lần đầu
vậy mà đi hút vào sâu
không lời kịp nhắn về đâu, chỗ nào
nền trời vắng một vì sao
lòng người nước mắt rưng đau dọc đời
em về ngồi giữa chơi vơi
uống trăng như thể rượu mời thuở xưa
hỏa châu sáng mấy chưa vừa
còn chong con mắt thắp thừa lòng tin
(rằng ta đi vẽ hòa bình
trên lưng cuộc chiến để tình thăng hoa!)
rừng đang xanh bỗng lửa òa
đất quằn trong lốc, khói nhòa bóng em!
bao nhiêu năm nhân loại tìm
chưa ra bản vẽ hòa bình của em
tấm lưng cuộc chiến còn nguyên
chỉ thêm vết đạn xuyên tim xoắn vào!
Cao Nguyên
HÃY NÓI TÔI NGHE CHUYỆN HÒA BÌNH (Ca khúc Vĩnh Điện) - Tâm Thư trình bày
*
* *
*
* *
DÒNG MÁU HỜN CĂM (Nhạc và lời Vĩnh Điện) 1968-1969
*
* *
* *
CA NGUYỆN (Nhạc và lời Vĩnh Điện) Ca sĩ Thanh Thúy
*
* *
* *
CÒN ĐÂU NỮA - Bonneur TRINH - Ca khúc Vĩnh Điện
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire