mardi 29 décembre 2020

LAM PHƯƠNG, NGƯỜI NHẠC SĨ TÀI HOA MIỀN NAM

Lam Phương là một nhạc sĩ sinh trưởng ở miền Nam Việt Nam. Dòng nhạc của ông được phổ biến rộng rãi và được nhiều tầng lớp yêu mến. Giới thưởng ngoạn âm nhạc, dù khó tính nhất, cũng sẽ chọn được một vài bài trong số 200 đóa hoa muôn màu, muôn dạng, kỳ diệu của ông. Lam Phương được biết đến như một người nhạc sĩ tài hoa, hiền hòa, nhiều tình cảm, bình dị, có sức chịu đựng, tinh thần phấn đấu và có đức tính khiêm tốn dễ mến

lundi 28 décembre 2020

LAM PHƯƠNG, NGƯỜI TÌNH CỦA ÂM NHẠC

Thập niên 60 tôi bắt đầu sinh hoạt văn học nghê thuật qua hai bộ môn cầm bút và cầm đàn. Riêng về lãnh vực âm nhạc, hồi đó tôi chỉ chuyên tâm sáng tác những bài ca đấu tranh, thỉnh thoảng mới viết một vài bản tình ca. Có điều nhạc chiến đấu thời nào cũng vậy, cũng không có nhiều đất dụng võ, ngoài những lần anh chị em sinh viên học sinh tổ chức hát trong các giảng đường đại học, trong câu lạc bộ sinh viên hoặc xuống đường biểu tình chống các sắc luật của chính phủ có ảnh hưởng bất lợi đến con đường hoạn lộ của sinh viên học sinh. Chính vì thế hồi đó dù tôi có thờ ơ trước những bản tình ca muôn thuở thì nó vẫn cứ rỉ rả phát thanh ngày này qua tháng nọ, năm này qua năm kia trên các làn sóng của đài phát thanh dân sự hay quân đội; riết rồi nhập tâm. Dĩ nhiên đa số các ca khúc đó tôi chỉ thuộc một hai câu đầu; còn tác giả là ai, tựa bản nhạc là gì thì tôi chịu thua.

dimanche 13 décembre 2020

Việt Nam ngày tôi trở lại 2016 - Bích Huyền

Việt Nam ngày tôi trở lại 2016 Thế là Uyển Diễm lại sắp xếp cho tôi một ngày trở về Việt Nam, vui ít buồn nhiều. Vui vì được gặp lại thân bằng quyến thuộc, buồn vì quê hương vẫn nghèo nàn lạc hậu, và rất nhiều người muốn rời bỏ đất nước ra đi tìm nguồn sống. 1. *Đà Lạt: Hai ngày trên Đà Lạt, có lẽ là thời gian tôi buồn nhất. “Trở về nơi xưa thêm bao tình thương”, câu hát ấy trong một bài nhạc nhạc xưa không đúng với tâm trạng tôi khi trở về chốn cũ. Đà Lạt trước năm 1975 như một thành phố Âu Châu xinh đẹp nằm giữa một khu rừng nhiệt đới. Đà lạt đẹp. Đà Lạt thơ mộng. Đà Lạt những buổi sáng sương mù đưa nhau xuống phố mà trong lòng ngây ngất cơn say. Đà Lạt những tối mùa đông, tay em trốn lạnh trong túi áo anh. Chúng ta bước chầm chậm bên những vườn hoa thơm ngát, giữa tiếng chuông ngân nga từ lưng đồi đổ xuống.

mercredi 9 décembre 2020

TIỄN BIỆT Công Tử Hà Đông Hoàng Hải Thuỷ

TIỄN BIỆT 
 Công Tử Hà Đông Hoàng Hải Thuỷ đã lìa Rừng Phong qua 87 Mùa lá rụng. 
Nhà văn, nhà báo Hoàng Hải Thuỷ vừa qua đời lúc 11 giờ 20 phút tối Chủ Nhật, 6 Tháng Mười Hai, 2020, tại bệnh viện Virginia Hospital Center, tiểu bang Virginia, vì tuổi già, hưởng thọ 87 tuổi. 
Nhà Văn Hoàng Hải Thuỷ
Tên thật: Dương Trọng Hải
Ngày sinh: Sinh năm 1933 tại Hà Đông
Bút hiệu khác: Công Tử Hà Đông, Ngụy Công Tử, Con Trai Bà Cả Đọi, Hạ Thu, Hồ Thành Nhân, Văn Kỳ Thanh, Dương Hồng Ngọc, Triều Đông, Người Sài Gòn …

Sống & Chết Ở Sài Gòn - Hoàng Hải Thủy

Sống & Chết Ở Sài Gòn 
 Gửi các bạn tôi sống, chết ở Sài Gòn- 
 * Rừng Phong, Hoa Kỳ 2002 HOÀNG HẢI THỦY 

 Ôi cố hương xa nửa địa cầu Ngàn trùng kỷ niệm vẫn theo nhau- Ngày mới đến Hoa Kỳ tôi nói: "Tôi mang Sài gòn trong trái tim tôi…" Tôi muốn nói tôi yêu Sài Gòn, tôi đã sống đến bốn mươi năm trong lòng thành phố Sài Gòn thương yêu, tôi đã vui buồn, đã đau khổ với Sài Gòn. Nay phải đi xa, tôi mang Sài Gòn theo tôi nên tôi sẽ không thấy nhớ Sài Gòn! Sự thật không như tôi nói, không như tôi tưởng. Trước hết, câu nói ấy có cái giọng của Sáu Keo: "Miền Nam trong trái tim tôi…"

NGUYỄN ĐÌNH TOÀN - Hoàng Hải Thủy

Hoàng Hải Thủy là một trong những nhà văn đã nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975. Ông nổi tiếng trước nhất như một người viết phóng sự, sau đó, như một dịch giả và một người viết tạp văn. Từ tạp văn ở đây hiểu theo nghĩa, gặp gì viết nấy, trộn lộn cả phóng sự, văn chương, trích dẫn thi ca, âm nhạc, những ngôn ngữ do ông sáng tạo, bịa đặt ra. Cái cách viết của ông có thể có nhiều người không thích. Nhưng khi người ta nói không thích cách đùa cợt trớt nhả của ông, có nghĩa là người ta đã đọc ông rồi. Có phải như vậy chăng?

samedi 5 décembre 2020

Thu Khúc

 Lặng im trong đêm mưa gió, ôi gió thu buồn 
 Giấc mơ ngày xa xưa, theo gió lên đường 
 Nhắc ta tình son, khi ái ân tròn 
 Cùng người tình ấm trong chăn, những đêm mặn nồng

 

vendredi 4 décembre 2020

Tiếng Hát Mai Hương - Uyển Diễm

Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn từng viết lại lời một nhạc sĩ nhận xét về giọng ca Mai Hương, rằng: “Nỗi đau trong tình khúc mình là một vết thương thật sự, nhưng hình như nó đã thành sẹo. Vậy mà nhiều khi nghe các ca sĩ hát, ông tưởng chừng như nó còn đang ở trên bàn giải phẫu, đang chảy máu. Sai lầm đó không có ở Mai Hương”. 

mardi 1 décembre 2020

MAI HƯƠNG : Tiếng Ca Gợi Nét Thêu Trên Lụa.

Hình như đấng hóa công hà tiện, không ban cho Mai Hương sắc và thanh vừa phải để giúp cô bước vào nghệ thuật trình diễn bằng những bước chân khua động, bằng hào quang rực rỡ. Tiếng cô lu mờ bạc nhược. Nhưng Mai Hương biết luyện giọng để trở thành một ca sĩ thượng thặng với kỷ thuật ca hát ra già dặn. Mai Hương có kỷ thuật ca hát và nội công thâm hậu hơn cả Thái Thanh. Tiếng hát cô cực kỳ điêu luyện.

VĨNH BIỆT TIẾNG HÁT QUAY TƠ: MAI HƯƠNG

Danh ca Mai Hương, một trong những giọng hát đẹp nhất của tân nhạc Việt Nam, vừa qua đời vào ngày 29-11 ở tuổi 79. Từ năm 12 tuổi, cô đã tham gia một cuộc thi hát do Đài Phát Thanh Pháp Á tổ chức. cô được vào vòng chung kết với bản Xuân Và Tuổi Trẻ (nhạc La Hối, lời Thế Lữ). Cô kể lại, mỗi lần thi hát, ban tổ chức phải bắc một cái ghế để cô đứng cho vừa với cái micro vừa cao lại vừa to che hết cả mặt mũi!