mercredi 30 novembre 2022

Mai Hương: Vàng son một thuở - Trường Kỳ

Qua lần tiếp xúc gần đây nhất với tác giả vào tháng 8 năm 2008 vừa qua, người được coi là một trong vài tiếng hát hiếm quí của nền tân nhạc Việt Nam là Mai Hương đã cho biết từ vài năm trở lại đây chị đã hạn chế nhiều trong việc nhận lời trình diễn. Lý do không gì ngoài vấn đề tuổi tác và nhất là tình trạng sức khỏe không còn được như xưa.
Đó thật ra là những lý do rất bình thường và đơn giản đối với bất cứ người nào. Tuy nhiên những khán thính giả yêu mến Mai Hương không tránh khỏi luyến tiếc khi ít có dịp được thưởng thức tiếng hát mượt mà và sang cả của chị.

mardi 29 novembre 2022

Chuyện Về Bức Tượng TQLC -QLVNCH (Tô Văn Cấp)

(Xin gửi bài này như một món quà Giáng Sinh và năm mới đến tất cả quý vị đã một lần đứng ngắm bức tượng TQLC. Xin bái phục các Mũ Xanh đã góp công sức thực hiện và bảo vệ bức tượng, và cám ơn quý anh đã cung cấp tin tức để viết)

 
 

Năm tháng khó quên - Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Chính

Trong “Năm tháng khó quên”, viết khoảng cuối 1980, tôi đã phần nào kể lại những chi tiết có thật trong chuỗi ngày sống trong trại cải tạo. Tên các nhân vật đã được thay đổi, trong đó thầy giáo Phúc là tôi, còn người bị xử bắn là Ngô Nghĩa, Trung úy pháo binh, người đã trở thành nổi tiếng với cuộc trốn trại Trảng Lớn, Tây Ninh bất thành. Trong truyện Ngô Nghĩa xuất hiện dưới tên Phong, trung úy biệt kích 81.

Góp nhặt buồn vui thời cải tạo - Nguyễn Ngọc Chính

Người miền Nam có câu nói ám chỉ một sự việc xa vời, vô định, vô vọng và chìm sâu vào tuyệt vọng: “Mút chỉ cà tha”.

Những tưởng học tập cải tạo 10 ngày để rồi trở về với cuộc sống bình thường hàng ngày, ai ngờ đã qua 10 ngày mà vẫn thấy chưa học tập được một chữ nào! Thế cho nên chúng tôi bảo nhau: “Kiểu này học tập... mút chỉ cà tha!”

lundi 28 novembre 2022

Y Vân – nhạc sĩ của Mẹ, tình yêu và thời cuộc

Image result for nhạc sĩ Y VânCó ai là người Việt Nam mà không biết bài Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân, thậm chí còn có thể ngân nga ít nhất là hai câu đầu của bài hát:
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…
Bài hát tha thiết, êm ái và chân thành quá khiến ai cũng có thể… vơ vào để tưởng tượng người mẹ trong bài hát là mẹ của mình, để rồi hát lên và chảy nước mắt.

dimanche 27 novembre 2022

Thế lực ngầm kinh khủng

Có lẽ cũng nên tự cho rằng mình thuộc loại may mắn. Sinh ra lớn lên ở miền Nam trước 1975, đi hết con đường học hành dưới chế độ cộng sản sau năm 1975, rồi sống và làm việc tại một trong các nước tư bản giàu mạnh. Cái quá khứ đó đã cho mình được được cơ hội trãi nghiệm, được nhìn thấy nhiều sự việc từ nhiều góc độ khác nhau.
Nhưng có lẽ thú vị nhất là chứng kiến những biến động của nước Mỹ từ khi ông Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.
Có lẽ đây là lần duy nhất từ trước đến nay một tổng thống Mỹ đã được người dân Mỹ bầu lên, chứ không phải là sự chọn lựa của thế lực ngầm trong xã hội Mỹ.

Tình Khúc Ngô Thụy Miên


- Trả Lại Cho Em
- Em Còn Nhớ Mùa Xuân
- Tóc Xưa
Tình Khúc Tháng Sáu 
Niệm Khúc Cuối
- Hát Cho Người Ra Đi
- Tình Khúc Buồn
- Dốc Mơ
- Mùa Thu trong nhạc Ngô Thụy Miên

vendredi 25 novembre 2022

Lên đường nhập ngũ - Nguyễn Ngọc Chính

“Bia lên ta thấy thân người
thấy ta thấy địch thấy đời lãng du
thấy tay dư, thấy chân thừa
thấy tai nghễnh ngãng mắt mù óc không”
(Nguyên Sa)
“Bia lên!” là một khẩu lệnh dùng trong xạ trường tại các trung tâm huấn luyện Quang Trung và Thủ Đức. Sau khẩu lệnh “Bia lên!” sẽ xuất hiện tấm bia hình người bằng giấy carton để các khóa sinh ngắm và bắn. Bài thơ trên của Nguyên Sa có lẽ viết sau khi bị gọi động viên vào quân ngũ để bắt đầu cuộc đời cầm súng. Nói một cách văn hoa thì đó là thời quân ngũ, một thời gian mà 99% thanh niên miền Nam phải trải qua.

Đi bộ một dặm trong giày của Trump

https://baomai.blogspot.com/Tổng Thống Donald Trump không phải là một nhân vật được nhiều người cảm thấy đồng cảm.  Gần phân nữa nước Mỹ ghét Trump.  Ghét có thể là một danh từ quá nhẹ.  Họ coi thường Trump và so sánh Trump tương đương với những cá nhân tồi tệ nhất trong lịch sữ, Hitler và Nazis.  Họ muốn Trump, cùng với gia đình ông ta, bị tiêu diệt, theo nghĩa đen và chính trị.  Nhóm người chống đối này bao gồm đảng Dân Chủ, giới truyền thông dòng chính và nhiều người của đảng Cộng Hòa.

jeudi 24 novembre 2022

Dạ Thưa Thầy, Thầy Còn Nhớ Em Không?

Giờ lận đận ở quê người phiêu bạt
Tóc bạc phơ ngày tháng nặng lưng còng
Buổi hội ngộ nghe muốn trào nước mắt
“Dạ thưa Thầy còn nhớ em không?”
 
 

mardi 22 novembre 2022

TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC sáng tạo nhất thế giới

25 TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC sáng tạo nhất thế giới .

Đây là bộ sưu tập những tác phẩm điêu khắc sáng tạo nhất thế giới mang trong mình những câu chuyện riêng. Nó có thể thú vị, hài hước hay thậm chí đáng sợ.

Donald Trump, vị Tổng thống cô đơn nhất hành tinh

Kể từ ngày TT Trump xuất hiện trên escalator ride tại Trump Tower năm 2015 khi ông tuyên bố ra tranh cử, ông bắt đầu nổi tiếng như một nhân vật kiệt xuất hiếm hoi trong lịch sử nước Mỹ (nói riêng) và thế giới (nói chung).
Trước đó, trong lúc ở elevator đi xuống ông đã quay sang nói với người con trai lớn Don Jr. rằng: “Bây giờ đến lúc chúng ta bắt đầu biết được ai thật sự sẽ là bạn của chúng ta”.

lundi 21 novembre 2022

Nhạc sĩ Thanh Bình: Có còn lại chăng dư âm thôi!…

Thanh Bình khởi sự là một người viết văn, đã có truyện đăng hàng ngày trên các báo ở Hà Nội trước năm 1954, nhưng sau năm 1954, tại miền Nam, ông được biết đến nhiều như một nhạc sĩ.
Thanh Bình khởi sự là một người viết văn, đã có truyện đăng hàng ngày trên các báo ở Hà Nội trước năm 1954, nhưng sau năm 1954, tại miền Nam, ông được biết đến nhiều như một nhạc sĩ.

Nguyễn Hữu Thiết và Danh ca Ngọc Cẩm

Ngọc Cẩm và c нồng Nguyễn Hữu Thiết là đôi song ca vang danh cuối thập niên 1950. Khán giả nhớ ngay đến phong cách của họ với áo dài khăи đóng, ôm đàn guitar hát những ca khúc mang âm hưởng dân ca như: Sơn nữ ca (Trần Hoàn), Bà mẹ quê, Bà mẹ Gio Linh (Phạm Duy), Có một đàn chim (Phan Huỳnh Điểu), Gạo trắng trăиg thanh, Trăиg rụng xuống cầu (Hoàng Thi Thơ)… Không chỉ hoạt động văи nghệ ở Sài Gòn, họ còn lập Đoàn ca múa nhạc tạp kỹ Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết, lưu diễn nhiều tỉnh trong nước cùng Ban hợp ca Thăиg Long, đoàn Kim Cương…

dimanche 20 novembre 2022

CON CHIM NHẶT HẠT NGÔ ĐỒNG... - Trần Vấn Lệ

Nhan đề đầy đủ của tập thơ mới nhất của Tôn Nữ Thu Dung là "Con Chim Nhặt Hạt Ngô Đồng Còn Tôi Lơ Đãng Nhặt Hồn Cỏ Hoa".

Tập thơ này, dày 152 trang, in trên giấy trắng, bìa màu xám, vàng, nâu, trang nhã, hài hòa và rất đẹp. Bìa mềm. Nếu là bìa cứng thì đây là cuốn sách không chê được điểm nào. Tuy nhiên nó rất xứng với ảnh bán thân của tác giả in ở bìa sau, bao nhiêu tuổi không biết mà vẫn dung dáng hiền ngoan như cô bé ngày nào từng là ký giả của các báo tuổi thơ trước 30 - 4 - 1975 tại Sài Gòn, Tuổi Ngọc, Tuổi Hoa...

samedi 19 novembre 2022

Mười ba năm khổ sai, chuyện thiếu tá Thiên Nga Nguyễn Thanh Thuỷ

Những ngày sau 30 tháng Tư, 1975 chắc chắn là những ngày kinh hoàng nhất cho rất nhiều gia đình tại miền Nam Việt Nam. Nhưng đối với một số người, những ngày ấy kéo dài tưởng như vô tận, đến mười mấy năm, mà mỗi ngày là một thế kỷ của nhọc nhằn và mỗi đêm là một trường canh của kinh sợ.

Cái giai đoạn lịch sử ấy – tuy man rợ và đầy tang thương – nhưng vẫn là một di sản được những người trong cuộc ôm ấp và gìn giữ.

Hình Dung Lịch Sử và Tình Người Trong Cuộc Chiến Ý Thức Hệ

 A PICTURE SAYS A THOUSAND WORDS
Hình Dung Lịch Sử và Tình Người Trong Cuộc Chiến Ý Thức Hệ
 

vendredi 18 novembre 2022

Người Tình Không Chân Dung

Người tình không chân dung là một bộ phim điện ảnh miền Nam năm 1971 của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, với sự tham gia diễn xuất của diễn viên Kiều Chinh. Bộ phim ca ngợi hình ảnh người lính của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ca khúc chính trong phim cũng tên Người tình không chân dung của nhạc sĩ Hoàng Trọng.

Khi thực hiện bộ phim này, chi tiết, diễn viên, bối cảnh, đối thoại... thay đổi, được viết thêm từng ngày. Kinh phí cũng rất thấp, nhưng phim được sự bảo trợ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nên đã có sự góp mặt của đại biểu toàn thể các binh chủng Hải Lục Không Quân trong phim. Người tình không chân dung đã đạt giải Chủ đề phim xuất sắc nhất và Kiều Chinh là nữ tài tử chính khả ái nhất tại đại hội điện ảnh Á Châu lần thứ 17 tại Đài Bắc ngày 6 tháng 6 năm 1971.

Vượt Sóng (Journey from the Fall)

Vượt Sóng (tựa tiếng Anh: Journey from the Fall – Hành trình từ sự sụp đổ) là một bộ phim độc lập của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Trần Hàm và nhà sản xuất Nguyễn Lâm. Bộ phim kể về cảnh ngộ của những thuyền nhân và những tù nhân trong trại cải tạo tại Việt Nam sau sự kiện 30 tháng 4, 1975.

Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, một gia đình miền Nam bị chia ly. Người cha, Long (Nguyễn Long), bị chính quyền bắt vào trại cải tạo. Bà nội (Kiều Chinh), vợ (Diễm Liên) và con (Nguyễn Thái Nguyên) vượt biên qua Quận Cam, California và hòa nhập vào cuộc sống tại Mỹ. Khi Long tìm cách trốn trại, anh bị lính trại bắn chết. 

Chúng tôi muốn sống / We want to live (1956)

Cuốn phim "Chúng Tôi Muốn Sống" trình bày cuộc đời của đại đội trưởng Vinh trong quân đội Việt Minh như biết bao thanh niên trí thức đã bị Đảng Cộng sản VN lợi dụng lòng yêu nước. Anh là một chiến sĩ quốc gia, hăng say chiến đấu cho nền độc lập của Việt Nam trong cuộc Kháng Chiến chống Thực dân Pháp. Anh trở thành nạn nhân của chế độ Cộng sản bạo tàn khi "cách mạng thành công" - Bố, mẹ của Vinh, cùng với biết bao nạn nhân vô tội khác đã bị chôn sống, xử tử man rợ trong các cuộc-gọi là "Đấu Tố-Cải Cách Ruộng Đất" tại Bắc Việt, vào giữa thập niên 1950 (dưới sự chỉ đạo, "cố vấn" của quan thầy Cộng sản Trung quốc).

lundi 14 novembre 2022

Nghĩa tử là nghĩa tận: Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa - Nguyễn Ngọc Chính

Sài Gòn xưa có xa lộ Biên Hòa là con đường huyết mạch nối liền Sài Gòn với Biên Hoà. Đây là xa lộ đầu tiên tại miền Nam do Hoa Kỳ xây dựng năm 1959 và khánh thành năm 1961. Hãng thầu phụ trách xây dựng xa lộ là RMK-BRJ của Mỹ, họ áp dụng công nghệ tân tiến của thời đó là đổ bê-tông toàn bộ con đường.
Xa lộ Biên Hòa dài 31km, rộng 21m, bắt đầu từ cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ) và kết thúc tại ngã tư Tam Hiệp, Biên Hoà. Khi người Mỹ xây dựng, họ cũng tính đến trường hợp khẩn cấp, xa lộ có thể sử dụng làm phi đạo dã chiến cho các loại phi cơ quân sự. Tuy nhiên, từ năm 1971 xa lộ được xây vách ngăn giữa tim đường phân đôi xa lộ thành 2 chiều riêng biệt.

VĂN HỌC MIỀN NAM – MỘT GÓC NHÌN - Đỗ Trường

Vào năm 2007, ở trong nước tái bản một số tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu. Rồi gần đây nhất, người ta cho in lại Vòng Tay Học Trò của Nguyễn Thị Hoàng và đọc một số truyện ngắn của Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn trên Radio làm cho bác Nguyễn hàng xóm, tiến sĩ ngôn ngữ học Đức, ghé tai tôi: Dường như người ta đang rón rén hồi sức cấp cứu để Văn học miền Nam (giai đoạn 1954-1975) sống dậy, sau mấy chục năm truy sát, đốt phá, tưởng chừng đập chết ăn thịt ngay thì phải? Sống ở nước ngoài đã quá nửa thế kỷ, nhận xét được như bác Nguyễn, quả thực cũng không có nhiều người. Tuy nhiên, tôi vẫn phải cự lại: Nhìn cái vỏ thì bác nói có phần đúng. Nhưng khi tìm tòi, nghiên cứu ta có thể thấy, Văn học miền Nam không cần phải (hồi sức cấp cứu) như vậy. Bởi, tuy bị bức tử, song cũng như âm nhạc, sức sống của nền văn học ấy vẫn mãnh liệt lắm. Nó không chỉ âm thầm đi sâu vào lòng người ở ngay đó, mà còn sinh sôi nảy nở ngoài cương thổ, nơi có mấy triệu người Việt nữa kìa!

dimanche 13 novembre 2022

Bước vào khu rừng tình khúc Anh Bằng - Du Tử Lê

Tôi nghĩ không ai có thể biết nhạc sĩ Anh Bằng có tất cả bao nhiều ca khúc được nhiều người yêu thích, dù chỉ là con số ước lượng. Tôi nghĩ, nếu có hỏi Anh Bằng, ông cũng không thể cho chúng ta con số, dù không chính xác.
Theo tôi, có hai lý do để câu hỏi, nhiều phần sẽ vẫn là câu hỏi vì:
Trước hết, với hàng ngàn ca khúc đã được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở đủ mọi thể loại, từ nhạc quê hương, đất nước, tới chiến tranh, xã hội và dĩ nhiên, tình ca (nhiều hơn cả) mà, ở thể loại nào, dù Anh Bằng viết một mình hay viết chung với Lê Dinh, Minh Kỳ, những ca khúc ấy, thường được quần chúng ở nhiều trình độ khác nhau, đón nhận nồng nhiệt.

samedi 12 novembre 2022

Anh Còn Nợ Em & Anh Còn Yêu Em – Duyên thơ & nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng

Khi nhạc sĩ Anh Bằng giã từ nhân thế, báo chí khi ghi sự nghiệp âm nhạc Anh Bằng có nhắc đến bản “Anh Còn Nợ Em” như là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của ông. Có lẽ đây là ca khúc phổ thơ thành công và sau cùng nhất so với những ca khúc khác và được nhiều ca sĩ trình bày trên sân khấu hiện thời, cũng như bao nhiêu người yêu nhạc hát khắp nơi.

Nhạc sĩ Anh Bằng: “Hãy nói về cuộc đời, khi Tôi không còn nữa...” - Cát Linh, phóng viên RFA

https://scontent.fbru3-1.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/314407405_5939669999385542_7072179492140833372_n.jpg?_nc_cat=110&ccb=1-7&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=WXt3MAPx-mUAX-o5KdQ&_nc_ht=scontent.fbru3-1.fna&oh=00_AfC_rJ2CR2oorT33uLy-BubXpBUSPKj-1nkegMYoJfymLQ&oe=63748E7DDòng nhạc Anh Bằng”

Nền âm nhạc Việt Nam lại thêm một lần khoác chiếc khăn sô, cúi đầu tiễn biệt người nhạc sĩ mà mỗi khi nhắc về Hà Nội, người ta thầm thì ca khúc Nỗi lòng người đi; mỗi khi muốn nói về thân phận người trên con đường đi về bên kia thế giới, người ta hát lên “Khúc Thuỵ du”; mỗi khi nói về lính trận xa nhà, người ta hát lên “Nửa đêm biên giới”... Nói chung, khi nói về nhạc của ông, người ta hay gọi là “dòng nhạc Anh Bằng”.

Ca Khúc ANH BẰNG

  - Huế Xưa
- Nếu Vắng Anh
-  Nửa Đêm Biên Giới
- Người thợ săn và đàn chim nhỏ
- Nỗi Lòng Người Đi
- Nối Lửa Đấu Tranh


Tưởng niệm Anh Bằng, Người Cuối Ga Khói - Trịnh Thanh Thủy

 Tôi không biết tình yêu ở một người con trai tuổi mười tám đầu đời cuồng nhiệt như thế nào. Chứ riêng tôi lúc mới mười lăm, trong mắt đã bắt đầu có khói, thì tình yêu tuổi mười tám nếu bị tan vỡ, chắn chắn là một điều kinh khủng lắm. Đã mất tình yêu lại còn cách xa, đứt lìa cuống rốn, nơi chốn đầm đìa tuổi thơ và mật ngọt hoa niên, hẳn ruột gan con người phải buốt đau từng khúc. Tôi nhắc tới sự đau lòng này, chẳng qua vì khi nghe bài hát “Nỗi lòng người đi”, tôi bỗng hình dung được hình ảnh một Anh Bằng trong giòng người chen chúc vo khăn tay, nhầu nước mắt những ngày tản cư thập niên năm tư, năm lăm. Ẩn hiện trong khúc phim đen trắng quay chậm, có dáng chàng thanh niên tay đàn, tay sách, mặt mũi xác xơ, ngơ ngác trông vời tít tắp bóng người con gái mịt mờ xa chân chiều, cuối ga khói.

Người Nhạc Sĩ Của Dân Tộc Việt Nam: Nhạc sĩ Anh Bằng

http://cothommagazine.com/nhac/AnhBang/TangLeNSAnhBang-Nov212015-16.jpgNhạc sĩ Anh Bằng, tên thật Trần An Bường, sinh năm 1926 tại Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa, từ trần ngày 12 tháng 11, 2015 (90–91 tuổi) tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, Ông cùng các nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ thành lập nhóm Lê-Minh-Bằng, mở lớp nhạc, sáng tác nhiều ca khúc. Tại Hoa Ky sau 1975, ông tiếp tục sáng tác, sáng lập Trung Tâm Asia. Ông cũng là vị trưởng lão sáng lập “Câu Lạc Bộ Nghệ Sĩ”, tạo nơi sinh hoạt chung cho giới ca nhạc tài tử. Bài tưởng nhớ vị nhạc sĩ một đời vì âm nhạc được viết bởi Anthony Hưng Cao –tức Cao Minh Hưng- một tác giả từng nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ, và được chính Nhạc sĩ Anh Bằng chọn là người điều hành sinh hoạt Câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ.

Nhạc sĩ Anh Bằng, một người Việt thương quê mình.- Tuấn Khanh

imagesCho đến khi nằm xuống, nhạc sĩ Anh Bằng vẫn còn những bài hát và dự án còn dang dở. Sức làm việc của ông thật đáng nể. Nhiều tổng kết cho rằng số lượng  tác phẩm của ông để lại khoảng 650 bài, nhưng thực tế còn nhiều hơn như vậy, bởi gần mười năm đau yếu, ông vẫn không thôi sáng tác.
Nhạc sĩ Anh Bằng (1926-2015)  viết rất nhiều thể loại, có lẽ vì vậy mà ông cũng là nhạc sĩ hiếm hoi trong lịch sử âm nhạc Việt Nam có rất nhiều bút danh. Bản tính hào sảng của ông cũng khiến cho gia tài âm nhạc của ông càng đồ sộ hơn, với hàng loạt các ca khúc sáng tác chung với nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ – với tên chung là Lê Minh Bằng.

Nhìn lại sau hơn 55 năm, Nhạc Sĩ Anh Bằng cống hiến cho nền âm nhạc Việt

Nhìn lại sau hơn 55 năm, Nhạc Sĩ Anh Bằng cống hiến cho nền âm nhạc Việt
(Người Việt Tây Bắc posted Nov 17, 2015)

Khi nghe CD “Anh Còn Yêu Em…” trình làng trong năm 2008 của Anh Bằng (phổ thơ Phạm Thành Tài) cùng với Khúc Thụy Du (phổ thơ Du Tử Lê), chúng ta thấy mélody qua dòng nhạc của người nhạc sĩ từng trải mênh mang như sóng nhưng cũng trỗi dậy căng tràn nhựa mới.

Người phụ trách nhạc yêu cầu trên SBTN-TV Orchid Lâm Quỳnh cho biết, “‘Anh Còn Yêu Em” là ca khúc top hit được yêu cầu liên miên trên truyền hình. Với lời thơ: ‘Anh còn yêu em, Nụ hôn sim tím, áo nhàu qua đêm’ ‘Anh còn yêu em, như rừng lửa cháy, anh còn yêu em, như ngày xưa ấy, anh còn yêu em, đường xanh ngực nở, anh còn yêu em lồng tim rạn vỡ, anh còn yêu em, bờ vai mười sáu… Nồng nàn hương ấm’, và ‘Bạch đàn thâu đêm, Thầm thì tóc rũ chiều xuống mờ sương, cửa đóng rèm buông – Gối kề bên gối, môi kề bên môi’… ‘Buồm trăng giương cánh, khi biển triều lên, sóng xa êm đềm’ ‘Anh còn yêu em – Chênh vênh mi buồn’, mélody của ca khúc này bắt được bằng những rung động của lời thơ, như chính Anh Bằng là người làm thơ, sống động như đó là nội dung cuộc sống của ông.”


NHẠC SĨ ANH BẰNG

Dòng Nhạc Anh Bằng 

Mai tôi ra đi chắc trời mưa
Tôi chắc trời mưa mau
Mưa thì mưa chắc tôi không bước vội
Nhưng chậm thế nào cũng phải xa nhau ...
 

TƯỞNG NHỚ NHẠC SĨ ANH BẰNG (1926-2015)


Giữa khuya tôi tỉnh giấc
Tưởng mình còn quê hương.
Rồi thêm tin Anh mất
Thơ-Nhạc nghẹn đêm trường !

Lặng nhìn ra khung cửa
Hiu hắt một màn sương.
Thêm một người đi nữa
Vừa khuất bóng bên đường.


Nhạc sĩ Anh Bằng, biểu tượng miền Nam tự do và giấc mơ chưa thành

Số lượng tác phẩm của ông rất đồ sộ, với nhiều ca khúc, chưa kể các vở kịch từng đoạt giải thưởng, nhạc chính huấn, nhạc đáp ứng chương trình phát thanh thương mại.

Những năm cuối đời ông tập trung dĩa nhạc thánh ca Công Giáo, nhưng không thể hoàn tất, vì tình trạng sức khỏe không cho phép, ngoại trừ khoảng 10 ca khúc trữ tình thắm thiết trong số này được giao phó cho Lâm Nhật Tiến, Y Phương, Nga My, nhưng tất cả vẫn chưa có cơ hội đến với khán thính giả yêu mến dòng nhạc của ông.

jeudi 10 novembre 2022

Thời Ở KBC 4100 - Luân Hoán

Đêm Xuống Tóc

chẳng phải xuống tóc đi tu
tại sao lòng vẫn hình như buồn buồn
tìm đâu ra được tấm gương
soi lại mái tóc đời thường vài giây
cái gì vuốt chợt rối tay
hương em ủ ấm trong này đấy thôi
cũng đành vui, để chuyển đời
làm anh lính chiến tuyệt vời, oai hơn 

mardi 8 novembre 2022

NGƯỜI ĐÃ VÌ AI ĐÂY???

TIẾNG GỌI MAGA (NHẠC SĨ: VĨNH ĐIỆN)
THE CALL OF MAGA 
Biên dịch: Nhà văn Phong Thu
Ca sĩ: MAGAVINA
Nhóm nhạc: MAGA BAND 

lundi 7 novembre 2022

Nhà báo và mặt trận An Lộc - Nam Nguyên (P3)

Trong hai bài trước, Nam Nguyên đã kể lại câu chuyện trực thăng vận thành công vào An Lộc ngày 13/6/1972, anh phỏng vấn tướng tử thủ Lê Văn Hưng và gởi tường trình đặc biệt về Hệ thống Truyền thanh Quốc gia; Trong bài thứ 2, Nam Nguyên thuật lại sự kiện anh trở lại An Lộc ngày 7/7/1972 tham gia chuyến đi được bảo mật chặt chẽ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hôm nay trong bài thứ ba, Nam Nguyên lúc đó là Đặc phái viên Hệ thống truyền thanh Quốc gia ghi nhớ những kỷ niệm khó quên, khi mặt trận An Lộc đang ở đỉnh điểm các cuộc tấn công của đại quân Cộng sản Bắc việt.

Nhà báo và mặt trận An Lộc - Nam Nguyên (P2)

Tháp tùng TT Nguyễn Văn Thiệu vào An Lộc
An Lộc tỉnh lỵ Bình Long là một trong ba mặt trận ác liệt nhất trong mùa hè đỏ lửa 1972. Đại quân Cộng sản Bắc việt quân số 40.000 người có xe tăng pháo binh yểm trợ đã phong tỏa thị xã này trong gần ba tháng. Ngày 7/7/1972 Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã có một quyết định dũng cảm, ông đi vào nơi nguy hiểm nhất để tôn vinh những chiến binh tử thủ An Lộc, thăm quân cán chính và người dân còn kẹt trong thị xã. Nam Nguyên lúc đó là đặc phái viên của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia kể lại chuyến đi mà chỉ có mình anh là phóng viên tường thuật và một thu hình viên được tháp tùng.
Công tác đặc trách mặt trận An Lộc của tôi thực sự kết thúc vào ngày 7/7/1972 với kỷ niệm không bao giờ quên. Hôm đó tôi được lệnh vào Đài Phát Thanh Saigon rất sớm, lệnh trên là chuẩn bị máy cassette và băng pin đầy đủ… đi đâu làm gì không biết và thêm một lệnh đặc biệt nữa, từ lúc này không được điện thoại liên lạc với bất kỳ ai.

Nhà báo và mặt trận An Lộc - Nam Nguyên (P1)

Nhà báo và mặt trận An Lộc
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-01-01 
Lịch sử đã sang trang vào ngày 30/4/1975, nhưng những dấu ấn của chiến tranh khó phai mờ. Mùa hè 1972 chiến cuộc diễn biến ác liệt, quân Cộng sản Bắc Việt công khai vượt vĩ tuyến 17 mở các mặt trận lớn, đưa xe tăng, pháo binh và phòng không hiện đại tiến công lấn chiếm lãnh thổ VNCH. Ở phía Nam, địch quân từ Campuchia tràn sang mở mặt trận Bình Long, cuộc vây hãm thị xã An Lộc gần ba tháng là một chiến trường thách đố đối với các nhà báo. Nam Nguyên, lúc đó là đặc phái viên của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia kể lại câu chuyện của mình.

Nhà báo và mặt trận An Lộc - Nam Nguyên, RFA

  Lịch sử đã sang trang vào ngày 30/4/1975, nhưng những dấu ấn của chiến tranh khó phai mờ. Mùa hè 1972 chiến cuộc diễn biến ác liệt, quân Cộng sản Bắc Việt công khai vượt vĩ tuyến 17 mở các mặt trận lớn, đưa xe tăng, pháo binh và phòng không hiện đại tiến công lấn chiếm lãnh thổ VNCH. Ở phía Nam, địch quân từ Campuchia tràn sang mở mặt trận Bình Long, cuộc vây hãm thị xã An Lộc gần ba tháng là một chiến trường thách đố đối với các nhà báo. Nam Nguyên, lúc đó là đặc phái viên của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia kể lại câu chuyện của mình.

dimanche 6 novembre 2022

Trường Sơn Duy Khánh CD 8

Trường Sơn Duy Khánh CD 8 
 Vườn Dâu Xanh - Ca Khúc Trần Đình Quân




CD Con Quốc Việt Nam

CD Con Quốc Việt Nam 
Nhạc Trầm Tử Thiêng - Tiếng hát Duy Khánh




NHỮNG VẾT THƯƠNG TRONG CHIẾN TRANH - Phần 2

Chiến si hề : " thề ra đi không trở lại "
Chí làm trai thề : " lấy da ngựa bọc thay "
Hảy quên đi chuyện DANH LỢI thế gian này
Nhìn thế sự như làn mây bây gió thõang.

NHỮNG VẾT THƯƠNG TRONG CHIẾN TRANH

Người lính bị thương đạn bom réo nổ,
Anh hôn mê. Sống chết qúa mong manh,
Và bây giờ anh là một thương binh,
Hai mắt anh không còn nhìn thấy nữa.
Không còn chỗ để cho giọt lệ ứa,
Hai hố mắt khô vẫn biết khóc thầm,
Trong chiến tranh súng đạn vốn vô tình,
Với con người như trò đùa tàn nhẫn.

samedi 5 novembre 2022

SANG NGANG và ĐỖ LỄ - Phượng Vũ

Bài hát đệ nhất thất tình
Nếu nói về các ca khúc “thất tình” trước 1975 ở miền Nam, chắc chắn ai cũng biết bài Sang ngang của nhạc sĩ Đỗ Lễ, vì nó não tình, sướt mướt đến độ... không có bài hát nào có thể vượt qua được.
Cứ tưởng tượng rằng ngày mai người yêu lên xe hoa, đêm nay trong chếnh choáng hơi men, mình ôm cây đàn, hát cho em, tiễn em lần cuối bằng ca khúc Sang ngang với hợp âm La thứ, điệu Boston: “Thôi nín đi em, lệ đẫm vai rồi, buồn thương nhớ ơi... Em hỡi đôi mình mộng nay đã tan, tình đã dở dang. Em khóc những chiều anh xót xa nhiều thương cho tình yêu. Nỗi buồn chua cay, khi lòng đổi thay thôi hết sum vầy...”. Sao mà lâm ly, thê thiết đến vậy! Cho nên, bảo rằng hầu như người dân miền Nam trước 1975, ai cũng biết, cũng hát Sang ngang là không hề cường điệu.

Nền Âm Nhạc Của VNCH và Âm Nhạc Dưới Thời XHCN

Nền Âm Nhạc Của VNCH và Âm Nhạc Dưới Thời XHCN 
Ns Lê Dinh

Việt Nam hiện nay không có nền tân nhạc mà chỉ có “nhạc nói và nhạc chạy đua” nghĩa là “nhạc Việt Nam bây giờ toàn là những lời nói khi thì chậm, khi thì thật nhanh như chạy đua” chẳng có cung điệu trầm bổng du dương gì cả, và nhạc sĩ chỉ việc theo lời nói lên xuống hay mau chậm này mà viết nốt nhạc vào đấy là thành một bản nhạc, cho nên chẳng có một bản nhạc nào ra hồn cả, do dó không có ai thèm nhớ dù chỉ một câu.

vendredi 4 novembre 2022

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Lính tráng (2) - Nguyễn Ngọc Chính,

Trong lãnh vực văn chương, Sài Gòn xưa không thiếu những ấn phẩm viết về lính. Một trong những tác phẩm nổi bật là Đời Phi Công của nhà văn Toàn Phong, bút hiệu của Đại tá Không quân Nguyễn Xuân Vinh. Đời Phi Công xuất bản lần đầu năm 1960 và được Giải thưởng Văn chương Toàn quốc cùng năm. Trong một phỏng vấn ở hải ngoại sau này, tác giả Toàn Phong cho biết ông bắt đầu viết Đời Phi Công vào năm 1959 và đăng mỗi tuần một kỳ vào ngày thứ Hai trên nhật báo Tự Do.

Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Lính tráng (1) - Nguyễn Ngọc Chính

Ngôn ngữ Sài Gòn trước 1975 mang đậm chất “lính”. Cũng là điều dễ hiểu vì miền Nam khi đó đang trong thời kỳ “leo thang chiến tranh” với lệnh “tổng động viên” trên toàn lãnh thổ. Thanh niên đến tuổi 18 đều bị “động viên” vào quân ngũ, chỉ trừ một số trường hợp được “hoãn dịch” vì lý do sức khỏe, gia cảnh hoặc học vấn.
“Đi lính” là một thuật ngữ xuất hiện thường xuyên trên đầu môi cũng như trong tâm thức của mọi người. Bậc cha mẹ lo lắng khi con cái đến tuổi “quân dịch” còn thanh niên thì đứng trước một ngã rẽ quan trọng của cuộc đời: “xếp bút nghiên theo việc đao cung”. Mối lo của họ được thể hiện qua ám ảnh “Thi rớt tú tài…” và còn bi đát hơn với hai câu thơ:

Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Đốt sách - Nguyễn Ngọc Chính

“Nơi nào người ta đốt sách thì họ sẽ kết thúc bằng việc đốt sinh mạng con người”.

Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, thừa tướng Lý Tư đã đề nghị dẹp bỏ tự do ngôn luận để thống nhất chính kiến và tư tưởng. Lý Tư chỉ trích giới trí thức dùng ‘sự dối trá’ qua sách vở để tạo phản trong quần chúng.

jeudi 3 novembre 2022

Trịnh Hưng và các nhạc bản đượm tình quê hương - Thy Nga (2006.07.24)

Nhạc sĩ Trịnh Hưng tên thật là Nguyễn Văn Hưng, ông sinh năm 1930, quê ở Bắc Ninh. Đến năm 1954, ông di cư vào miền Nam, mở lớp dạy đàn, sáng tác và luyện giọng. Đến với miền Nam, vùng đất tự do với cái nắng chan hòa, con người dễ mến đã tạo cho ông nhiều cảm hứng sáng tác về đồng quê nơi đây. Nhạc đồng quê của ông rất được yêu thích, tiêu biểu là bài: “Lối về xóm nhỏ”. Với lời ca mộc mạc, trong sáng, tiết tấu vui tươi, chan chứa tình quê, gợi cho người nghe một cảm giác thanh bình, an lành nơi thôn quê. Bài hát được viết dựa theo tiết tấu của điệu Mambo vui tươi, nên được người dân miền Nam yêu thích.

mercredi 2 novembre 2022

5 năm, 10 năm, và…nghìn năm, thời gian trong những ca khúc tình cũ.- Cát Linh, phóng viên RFA

Không biết có phải vô tình hay không mà trong âm nhạc, đã có nhiều nhạc sĩ chọn những mốc thời gian như 5 năm, 10 năm, 20 năm, rồi nghìn năm để làm đơn vị đo cho sự tồn tại của một cuộc tình, mặc dù tất cả đều gọi là “tình cũ”.
“Ba năm qua em trở thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình buồn
Xin một đời thôi tiếc thương nhau
Xin một đời ngủ yên dĩ vãng

Ba năm qua em trở thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình sầu
Kỷ niệm nào ghi dấu trên tay
Cho lòng này dài những cơn đau…” (Ru con tình cũ)