dimanche 13 novembre 2022

Bước vào khu rừng tình khúc Anh Bằng - Du Tử Lê

Tôi nghĩ không ai có thể biết nhạc sĩ Anh Bằng có tất cả bao nhiều ca khúc được nhiều người yêu thích, dù chỉ là con số ước lượng. Tôi nghĩ, nếu có hỏi Anh Bằng, ông cũng không thể cho chúng ta con số, dù không chính xác.
Theo tôi, có hai lý do để câu hỏi, nhiều phần sẽ vẫn là câu hỏi vì:
Trước hết, với hàng ngàn ca khúc đã được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở đủ mọi thể loại, từ nhạc quê hương, đất nước, tới chiến tranh, xã hội và dĩ nhiên, tình ca (nhiều hơn cả) mà, ở thể loại nào, dù Anh Bằng viết một mình hay viết chung với Lê Dinh, Minh Kỳ, những ca khúc ấy, thường được quần chúng ở nhiều trình độ khác nhau, đón nhận nồng nhiệt.
Về tình khúc Anh Bằng, có người đã ví sự phong phú của ông trong thể tài này, như một cánh rừng rậm rạp với rất nhiều loại cây cỏ, hoa trái bất ngờ. Thậm chí Anh Bằng có những tình khúc được nhiều người ưa thích, nhưng số người không biết đó là sáng tác của ông, cũng là con số đáng kể.

Tôi nhớ, thời trước tháng 4, 1975, một nhạc sĩ nổi tiếng và, ông cũng nổi tiếng là người có tài “bắt mạch quần chúng,” “bắt mạch thị trường” từng cho biết, nếu mỗi năm, một nhạc sĩ có khoảng 4, 5 bài khi tung ra thị trường, được liệt kê vào danh sách “Top Hits” thì kể như đã giỏi lắm rồi.

Ông giải thích:

“Bởi vì không phải bất cứ một sáng tác nào khi được tác giả, nhà xuất bản nhạc lẻ cũng như nhà thu đĩa quảng bá bằng mọi phương tiện, cũng được quần chúng đón nhận. Dù cho tác giả có khẳng định, đó là một ca khúc thuộc loại công phu, và hết sức có giá trị… thì khi đã “sượng” thị trường rồi thì có làm gì cũng vô ích mà thôi. Bởi thế, có những nhạc sĩ mỗi năm sáng tác cả chục bài; nhưng tổng kết lại, vẫn không được một bài nào hết…”

Người nhạc sĩ tài ba này nhấn mạnh:

“Ngày xưa, thời tiền chiến, nhiều nhạc sĩ chỉ cần có một bài ‘ăn khách’ là nổi tiếng, đủ dương danh với đời… Thí dụ như Hoàng Quý với “Cô láng giềng,” Nguyễn Văn Tý với “Dư âm,” hay Lê Hoàng Long với “Gợi giấc mơ xưa”… Nhưng thời buổi bây giờ là thời buổi của hàng ngàn chứ không phải hàng trăm hay vài chục nhạc sĩ. Sự nhộn nhịp, sầm uất ở lãnh vực tân nhạc này, đương nhiên đưa mọi người tới tình trạng cạnh tranh ráo riết! Nếu không muốn bị lãng quên thì lâu lâu, hoặc một hai năm, tối thiểu cũng phải có một ca khúc vào ‘top hits’ mới được…”

Bước vào khu rừng tình khúc Anh Bằng (Du Tử Lê)
*
*     *

Ðặc biệt, có những thi sĩ của 20 năm văn học miền Nam trước đây, được rất nhiều nhạc sĩ thuộc các thế hệ khác nhau tìm đến, như trường hợp thơ Nguyên Sa. Thơ của thi sĩ này, (người từng được cố nhà văn Mai Thảo ngợi ca là một trong bảy ngôi sao Bắc đẩu của nửa thế kỷ thơ Việt Nam), đã đem thành công, tên tuổi đến cho nhiều hơn một nhạc sĩ.

Không kể những bài thơ tự do có trong thi phẩm “Thơ Nguyên Sa” tập một, (xuất bản lần thứ nhất ở Saigon, năm 1958), những bài còn lại, đã được các nhạc sĩ lần lượt khai thác. Tuy nhiên, có một bài thơ ở dạng thơ tự do, nhưng rất giầu hình ảnh và âm điệu, lại không được một nhạc sĩ nào chấm, chọn. Ðó là bài “Paris.” (3) Phải đợi tới lúc nhạc sĩ Anh Bằng, thực hiện một cuộc hợp hôn cách đây vài năm, “Paris” mới trở thành ca khúc, với tên mới “Mai tôi đi.” Và “Mai tôi đi” đã… ở lại! Quay về. Ðể bước vào “Top hits.”

Cảm thụ nhậy bén với thi ca, cũng như khả năng cho ca từ của mình, tính kể chuyện, theo tôi là hai trong số những yếu tố quan trọng, làm thành vương quốc nhạc Anh Bằng hôm qua, hôm nay và, cả ngày mai nữa.

Dòng Nhạc của Nhạc sĩ Anh Bằng (Playlist)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire