Có ai là người Việt Nam mà không biết bài Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân, thậm chí còn có thể ngân nga ít nhất là hai câu đầu của bài hát:
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…
Bài hát tha thiết, êm ái và chân thành quá khiến ai cũng có thể… vơ vào để tưởng tượng người mẹ trong bài hát là mẹ của mình, để rồi hát lên và chảy nước mắt.
Nhạc sĩ Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, sinh năm 1933 và mất năm 1992, đúng 60 tuổi, y như bài twist “60 Năm Cuộc Đời” mà ông đã viết thuở nào. Y Vân lúc nhỏ nhà rất nghèo, sống xa bố, chỉ có mẹ hiền và bên ngoại đùm bọc. Có lẽ ông đã thừa hưởng dòng máu nghệ sĩ từ bên ngoại vì ông ngoại giỏi thơ văn và mẹ cũng rất giỏi thơ văn.
Năm 1954, ông cùng 2 em và mẹ di cư vào Nam với hai bàn tay trắng, lúc vừa 21 tuổi. Mẹ hiền buôn bán nuôi 3 con. Còn Y Vân thì đã thích nhạc từ nhỏ, học đàn, sáng tác, hòa âm từ trước năm 54 nên vào Nam đã có thể đi trình diễn giúp vui cho đồng bào di cư.
Y Vân kể lại giai thoại sáng tác bài Lòng Mẹ như sau:
Sau một buổi trình diễn với Phủ Tổng Ủy Di Cư về, Y Vân bị mưa ướt như chuột lột, quần áo dơ hết. Mới di cư còn nghèo, chỉ có một bộ đồ coi được nhất để trình diễn, Y Vân rất lo lắng vì ngay sáng hôm sau lại phải đi đàn nữa. Khuya hôm đó, mẹ ông đã đem bộ quần áo ra máy nước công cộng đầu hẻm giặt sạch rồi về nhà đốt than lên hơ cho chóng khô. Sáng hôm sau, Y Vân đã nghiễm nhiên có được bộ quần áo sạch mặc đi diễn. Ông cảm động lắm và cảm hứng viết ca khúc đầu tay Lòng Mẹ, một bài hát đã đi vào lòng hằng triệu người dân nước Việt.
Và đó là khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc của một trong những nhạc sĩ tài hoa nhất của Việt Nam.
Người mẹ đã đóng một vai trò quan trọng trong suốt cuộc đời Y Vân. Mẹ là người nuôi nấng nên người từ khi còn nhỏ và săn sóc con khi đã lớn. Mẹ cũng chính là người dựng vợ cho con.
Cô N.H. quen với Y Vân do bạn thân làm mối năm mới 16 tuổi. Cô không mê nhạc mà chỉ thích thơ. Y Vân về nói chuyện với mẹ. Bà cụ thân hành qua nhà cô để xem mặt. Để tìm hiểu về cô dâu tương lai, bà xin phép xuống nhà dưới đi vệ sinh nhưng mục đích chính là xem thử bếp nước như thế nào. Bà về nói với cô em gái:
– Được lắm! Bếp nước gọn gàng sạch sẽ.
Thế là Y Vân được vợ. Từ lúc quen đến lúc cưới chỉ vỏn vẹn 5 tháng. Ngày đám cưới, Y Vân đã viết bài Người Vợ Hiền tặng vợ.
Y Vân là một trong số ít những nhạc sĩ Việt Nam sống hoàn toàn bằng âm nhạc. Ngoài việc sáng tác và làm việc cho các đài TV và radio, ông còn đánh đàn contre bass và guitar tại các phòng trà ca nhạc của Sài Gòn và các club Mỹ. Là một nghệ sĩ, ông ít có đầu óc thương mại, thường bán đứt bản quyền các bài hát ăn khách. Trong một thời gian ông và vợ có thực hiện một số băng nhạc lấy tên trung tâm Mây Hồng nhưng cũng không kéo dài lâu.
Sau 1975, Y Vân trở nên nghèo túng như nhiều nghệ sĩ khác. Bài hát của Y Vân bị cấm không được trình diễn, ông không được hành nghề nữa, phải sống bằng tiền dành dụm. Đến những năm 1980, ông mới hoạt động âm nhạc trở lại nhưng ít viết ca khúc mà chỉ làm nhạc phim và viết hòa âm.
Ông mất năm 1992, sau một cơn mệt tim nặng. Mẹ ông lúc đó còn sống, đã nói:
“Con đi trước mẹ nhưng không nợ mẹ vì mẹ nuôi con 20 năm nhưng con đã nuôi mẹ đến 40 năm”
10 tháng sau, mẹ ông mất.
Nhạc sĩ của tình yêu
Sau bài Lòng Mẹ, Y Vân bước hẳn vào con đường âm nhạc.
Giai đoạn đầu trong cuộc đời nhạc sĩ, Y Vân chưa sáng tác nhiều, ông thường viết chung với các nhạc sĩ Xuân Lôi, Xuân Tiên. Nhưng sau khi được nhận làm việc với các đài TV, đài phát thanh… Y Vân bước vào giai đoạn sung mãn nhất với rất nhiều sáng tác ra đời trong thời gian những năm 1960, 1970.
Về bút hiệu Y Vân, ông giải thích:
Người yêu đầu đời tên Thể Vân (có nơi khác ghi là Tường Vân) là một cô gái đẹp con nhà giàu. Cô đi Pháp du học bỏ lại chàng nhạc sĩ nghèo đã lấy bút hiệu khi viết nhạc là Y Vân, có nghĩa giản dị là Yêu Vân.
Và dĩ nhiên tình yêu là một chủ đề lớn của Y Vân. Tuy thất vọng trong mối tình đầu nhưng tình yêu trong nhạc Y Vân không ướt át lãng mạn sướt mướt mà rất thực tế và nhất là không than van khóc lóc.
Trao nhau đôi câu ấm lòng
Ghi nên bao tin yêu để duyên ta càng sâu
Mong cho thôn xóm tươi màu
Vì đời còn tin yêu thì thương nhau còn mãi
Như khi trăng soi giữa đời
Câu ca đang chơi vơi còn ghi trong lòng tôi
Trăng ơi trăng sáng ngàn nơi. (Bóng Người Cùng Thôn)
Khi em nhìn anh
Từ đôi mắt đen dịu dàng
Như trăng hồ thu
Đợi thuyền tình anh ghé thăm (Khi Em Nhìn Anh)
Tôi sẽ đưa em về. Miền hoa thơm cỏ biếc
Chiều hôn trên làn tóc Mùa thu in màu mắt
Tôi sẽ đưa em về! Tôi sẽ đưa em về
Mà không lo thiếu tình yêu. (Tôi Sẽ Đưa Em Về)
Cho quen với nồng cay
Yêu cho thấy bao lâu đài
Chỉ còn vài trang giấy (Ảo Ảnh)
Đừng nói “yêu” khi ta gần nhau
Đừng lừa dối nhau
Vì biết đâu tin nơi tình yêu (Đừng Lừa Dối Nhau)
—
Nhưng không ai nào ngờ, duyên đang mặn mà bỗng đã chia lìa
Đêm chia ly lạnh lùng, đưa tay một lần, đến mai không còn.
Đêm nay không còn dài, xin cho vài lời, chớ trách nhau hoài
Lời từ ly êm ái, để đâu không nói đêm nay… (Ngăn Cách)
Hắt hiu ngọt đèn vàng em tiễn anh
Mưa ướt mềm đôi vai biết bao điều chưa nói
Biệt ly sầu vời vợi có gì vui. (Đêm Giã Từ)
—
Em đứng đây chờ anh trước thềm ga
Hiu hắt cây đèn đêm giã từ xưa.
Ngày xưa vội vã trong mưa nhòa,
Nay lúc đón anh quay về
Thì sao thời gian chậm qua. (Đêm Tái Ngộ)
Nhạc sĩ của cuộc đời
Y Vân rất thường viết những bài ca mang những nỗi suy tư, u hoài về cuộc sống.
Hoài công tìm kiếm
Trên bước đi thăng trầm
Còn đâu đẹp hơn
Bên gốc thông ngàn
Lặng nghe muôn tiếng ca
Quên niềm ưu phiền
Vì đời ai biết ta hơn mình! (Đồi Thông)
—
Đời mình là con tàu qua nhiều lối
Mà thăng trầm như trùng dương nổi sóng
Trời mây một lớp thành
Biển khơi một nỗi niềm
Bàn tay còn trắng
Lòng không tình thương. (Đại Lộ Hoàng Hôn)
—
Trời mây dắt nhau đi vào đêm.
Mình tôi đứng đây nghe chiều lên tiếng
Người đi tiếc chi cho thêm buồn
tìm thư thái trong tâm hồn
thì đừng xây mơ trên cát vàng. (Hoàng Hôn Trên Bãi Biển)
Nhạc sĩ của những bài ca sôi động
Điệu twist được sáng tác vào thập niên 1960, theo những quân nhân Mỹ vào Việt Nam và được đón nhận nồng nhiệt. Y Vân là một trong vài nhạc sĩ của miền Nam Việt Nam sáng tác rất nhiều ca khúc theo những thể điệu sôi động thời đó: twist, hully gully, soul, cha cha cha…
Nhờ những ca khúc này – vẫn còn được hát hôm nay – chúng ta biết được phần nào tâm tình của những con người trong cuộc chiến kéo dài trên đất nước Việt Nam.
Và ca khúc về Sài Gòn của Y Vân, có lẽ không người Việt nào không biết đến:
Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai,
Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay
Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi! Saigon ơi!
Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau
Người ra thăm bến câu chào nói lao xao
Phố xa thênh thang đón chân tôi đến chung vui
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi! Saigon ơi!
(Sài Gòn)
Trên đây chỉ là một số những bài ca tiêu biểu và được biết đến nhiều nhất cả Y Vân, một nhạc sĩ hiền hòa, nhiều suy tư và tràn đầy tính nhân bản. Theo lời bà N.H. – vợ của nhạc sĩ Y Vân thì ông là người chồng tốt và rộng lượng. Nghe nhạc ông, người ta không ngạc nhiên về những đặc tính này.
Nhạc sĩ Y Vân có công lớn đối với nền tân nhạc còn phôi thai vào những thập niên 50, 60. Hôm nay, chúng ta tưởng nhớ đến ông và những nhạc sĩ khác rồi hy vọng rằng giới trẻ sẽ tiếp nối được những bước đi đầy tình người của những nhạc sĩ đàn anh.
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…
Bài hát tha thiết, êm ái và chân thành quá khiến ai cũng có thể… vơ vào để tưởng tượng người mẹ trong bài hát là mẹ của mình, để rồi hát lên và chảy nước mắt.
Nhạc sĩ Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, sinh năm 1933 và mất năm 1992, đúng 60 tuổi, y như bài twist “60 Năm Cuộc Đời” mà ông đã viết thuở nào. Y Vân lúc nhỏ nhà rất nghèo, sống xa bố, chỉ có mẹ hiền và bên ngoại đùm bọc. Có lẽ ông đã thừa hưởng dòng máu nghệ sĩ từ bên ngoại vì ông ngoại giỏi thơ văn và mẹ cũng rất giỏi thơ văn.
Năm 1954, ông cùng 2 em và mẹ di cư vào Nam với hai bàn tay trắng, lúc vừa 21 tuổi. Mẹ hiền buôn bán nuôi 3 con. Còn Y Vân thì đã thích nhạc từ nhỏ, học đàn, sáng tác, hòa âm từ trước năm 54 nên vào Nam đã có thể đi trình diễn giúp vui cho đồng bào di cư.
Y Vân kể lại giai thoại sáng tác bài Lòng Mẹ như sau:
Sau một buổi trình diễn với Phủ Tổng Ủy Di Cư về, Y Vân bị mưa ướt như chuột lột, quần áo dơ hết. Mới di cư còn nghèo, chỉ có một bộ đồ coi được nhất để trình diễn, Y Vân rất lo lắng vì ngay sáng hôm sau lại phải đi đàn nữa. Khuya hôm đó, mẹ ông đã đem bộ quần áo ra máy nước công cộng đầu hẻm giặt sạch rồi về nhà đốt than lên hơ cho chóng khô. Sáng hôm sau, Y Vân đã nghiễm nhiên có được bộ quần áo sạch mặc đi diễn. Ông cảm động lắm và cảm hứng viết ca khúc đầu tay Lòng Mẹ, một bài hát đã đi vào lòng hằng triệu người dân nước Việt.
Lòng Mẹ - Giao Linh
Và đó là khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc của một trong những nhạc sĩ tài hoa nhất của Việt Nam.
Người mẹ đã đóng một vai trò quan trọng trong suốt cuộc đời Y Vân. Mẹ là người nuôi nấng nên người từ khi còn nhỏ và săn sóc con khi đã lớn. Mẹ cũng chính là người dựng vợ cho con.
Cô N.H. quen với Y Vân do bạn thân làm mối năm mới 16 tuổi. Cô không mê nhạc mà chỉ thích thơ. Y Vân về nói chuyện với mẹ. Bà cụ thân hành qua nhà cô để xem mặt. Để tìm hiểu về cô dâu tương lai, bà xin phép xuống nhà dưới đi vệ sinh nhưng mục đích chính là xem thử bếp nước như thế nào. Bà về nói với cô em gái:
– Được lắm! Bếp nước gọn gàng sạch sẽ.
Thế là Y Vân được vợ. Từ lúc quen đến lúc cưới chỉ vỏn vẹn 5 tháng. Ngày đám cưới, Y Vân đã viết bài Người Vợ Hiền tặng vợ.
Y Vân là một trong số ít những nhạc sĩ Việt Nam sống hoàn toàn bằng âm nhạc. Ngoài việc sáng tác và làm việc cho các đài TV và radio, ông còn đánh đàn contre bass và guitar tại các phòng trà ca nhạc của Sài Gòn và các club Mỹ. Là một nghệ sĩ, ông ít có đầu óc thương mại, thường bán đứt bản quyền các bài hát ăn khách. Trong một thời gian ông và vợ có thực hiện một số băng nhạc lấy tên trung tâm Mây Hồng nhưng cũng không kéo dài lâu.
Sau 1975, Y Vân trở nên nghèo túng như nhiều nghệ sĩ khác. Bài hát của Y Vân bị cấm không được trình diễn, ông không được hành nghề nữa, phải sống bằng tiền dành dụm. Đến những năm 1980, ông mới hoạt động âm nhạc trở lại nhưng ít viết ca khúc mà chỉ làm nhạc phim và viết hòa âm.
Ông mất năm 1992, sau một cơn mệt tim nặng. Mẹ ông lúc đó còn sống, đã nói:
“Con đi trước mẹ nhưng không nợ mẹ vì mẹ nuôi con 20 năm nhưng con đã nuôi mẹ đến 40 năm”
10 tháng sau, mẹ ông mất.
Nhạc sĩ của tình yêu
Sau bài Lòng Mẹ, Y Vân bước hẳn vào con đường âm nhạc.
Giai đoạn đầu trong cuộc đời nhạc sĩ, Y Vân chưa sáng tác nhiều, ông thường viết chung với các nhạc sĩ Xuân Lôi, Xuân Tiên. Nhưng sau khi được nhận làm việc với các đài TV, đài phát thanh… Y Vân bước vào giai đoạn sung mãn nhất với rất nhiều sáng tác ra đời trong thời gian những năm 1960, 1970.
Về bút hiệu Y Vân, ông giải thích:
Người yêu đầu đời tên Thể Vân (có nơi khác ghi là Tường Vân) là một cô gái đẹp con nhà giàu. Cô đi Pháp du học bỏ lại chàng nhạc sĩ nghèo đã lấy bút hiệu khi viết nhạc là Y Vân, có nghĩa giản dị là Yêu Vân.
Và dĩ nhiên tình yêu là một chủ đề lớn của Y Vân. Tuy thất vọng trong mối tình đầu nhưng tình yêu trong nhạc Y Vân không ướt át lãng mạn sướt mướt mà rất thực tế và nhất là không than van khóc lóc.
- Những ca khúc tình yêu của ông nói lên mối tình cảm nồng nàn của hai người yêu nhau:
Trao nhau đôi câu ấm lòng
Ghi nên bao tin yêu để duyên ta càng sâu
Mong cho thôn xóm tươi màu
Vì đời còn tin yêu thì thương nhau còn mãi
Như khi trăng soi giữa đời
Câu ca đang chơi vơi còn ghi trong lòng tôi
Trăng ơi trăng sáng ngàn nơi. (Bóng Người Cùng Thôn)
Bóng Người Cùng Thôn - Y Vân - Trúc Mai
***
Khi em nhìn anh
Từ đôi mắt đen dịu dàng
Như trăng hồ thu
Đợi thuyền tình anh ghé thăm (Khi Em Nhìn Anh)
Khi em Nhìn Anh - Mỹ Huyền, Phillip Huy
***
Tôi sẽ đưa em về. Miền hoa thơm cỏ biếc
Chiều hôn trên làn tóc Mùa thu in màu mắt
Tôi sẽ đưa em về! Tôi sẽ đưa em về
Mà không lo thiếu tình yêu. (Tôi Sẽ Đưa Em Về)
Tôi Sẽ Đưa Em Về - Duy Trác
- Và những thực tại phũ phàng của tình yêu:
Cho quen với nồng cay
Yêu cho thấy bao lâu đài
Chỉ còn vài trang giấy (Ảo Ảnh)
NGỌC LAN - ẢO ẢNH (Y VÂN)
—
Đừng lừa dối nhauĐừng nói “yêu” khi ta gần nhau
Đừng lừa dối nhau
Vì biết đâu tin nơi tình yêu (Đừng Lừa Dối Nhau)
Đừng Lừa Dối Nhau [Y Vân] Duy Trác
Nhưng không ai nào ngờ, duyên đang mặn mà bỗng đã chia lìa
Đêm chia ly lạnh lùng, đưa tay một lần, đến mai không còn.
Đêm nay không còn dài, xin cho vài lời, chớ trách nhau hoài
Lời từ ly êm ái, để đâu không nói đêm nay… (Ngăn Cách)
Hoàng Oanh | Ngăn Cách | Y Vân
- Những chia cách và sum họp đời thường do ông chứng kiến và viết lên:
Hắt hiu ngọt đèn vàng em tiễn anh
Mưa ướt mềm đôi vai biết bao điều chưa nói
Biệt ly sầu vời vợi có gì vui. (Đêm Giã Từ)
ĐÊM GIÃ TỪ (Y Vân) - Hà Thanh
—
Em đứng đây chờ anh trước thềm ga
Hiu hắt cây đèn đêm giã từ xưa.
Ngày xưa vội vã trong mưa nhòa,
Nay lúc đón anh quay về
Thì sao thời gian chậm qua. (Đêm Tái Ngộ)
Đêm Tái Ngộ -Y Vân - Tâm Hảo
Nhạc sĩ của cuộc đời
Y Vân rất thường viết những bài ca mang những nỗi suy tư, u hoài về cuộc sống.
Hoài công tìm kiếm
Trên bước đi thăng trầm
Còn đâu đẹp hơn
Bên gốc thông ngàn
Lặng nghe muôn tiếng ca
Quên niềm ưu phiền
Vì đời ai biết ta hơn mình! (Đồi Thông)
Đồi thông (Y Vân - Duy Trác)
—
Đời mình là con tàu qua nhiều lối
Mà thăng trầm như trùng dương nổi sóng
Trời mây một lớp thành
Biển khơi một nỗi niềm
Bàn tay còn trắng
Lòng không tình thương. (Đại Lộ Hoàng Hôn)
Thái Thanh | Đại Lộ Hoàng Hôn | Y Vân
—
Trời mây dắt nhau đi vào đêm.
Mình tôi đứng đây nghe chiều lên tiếng
Người đi tiếc chi cho thêm buồn
tìm thư thái trong tâm hồn
thì đừng xây mơ trên cát vàng. (Hoàng Hôn Trên Bãi Biển)
HOÀNG HÔN TRÊN BÃI BIỂN-Y Vân-Duy Khánh
Nhạc sĩ của những bài ca sôi động
Điệu twist được sáng tác vào thập niên 1960, theo những quân nhân Mỹ vào Việt Nam và được đón nhận nồng nhiệt. Y Vân là một trong vài nhạc sĩ của miền Nam Việt Nam sáng tác rất nhiều ca khúc theo những thể điệu sôi động thời đó: twist, hully gully, soul, cha cha cha…
Nhờ những ca khúc này – vẫn còn được hát hôm nay – chúng ta biết được phần nào tâm tình của những con người trong cuộc chiến kéo dài trên đất nước Việt Nam.
Và ca khúc về Sài Gòn của Y Vân, có lẽ không người Việt nào không biết đến:
Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai,
Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay
Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi! Saigon ơi!
Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau
Người ra thăm bến câu chào nói lao xao
Phố xa thênh thang đón chân tôi đến chung vui
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi! Saigon ơi!
(Sài Gòn)
Trúc Mai Hát Sài Gòn của Y Vân-2 Bản Ghi Âm Trước 1975
Trên đây chỉ là một số những bài ca tiêu biểu và được biết đến nhiều nhất cả Y Vân, một nhạc sĩ hiền hòa, nhiều suy tư và tràn đầy tính nhân bản. Theo lời bà N.H. – vợ của nhạc sĩ Y Vân thì ông là người chồng tốt và rộng lượng. Nghe nhạc ông, người ta không ngạc nhiên về những đặc tính này.
Nhạc sĩ Y Vân có công lớn đối với nền tân nhạc còn phôi thai vào những thập niên 50, 60. Hôm nay, chúng ta tưởng nhớ đến ông và những nhạc sĩ khác rồi hy vọng rằng giới trẻ sẽ tiếp nối được những bước đi đầy tình người của những nhạc sĩ đàn anh.
Nguồn: Nguyễn Việt
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire