dimanche 6 novembre 2022

NHỮNG VẾT THƯƠNG TRONG CHIẾN TRANH - Phần 2

Chiến si hề : " thề ra đi không trở lại "
Chí làm trai thề : " lấy da ngựa bọc thay "
Hảy quên đi chuyện DANH LỢI thế gian này
Nhìn thế sự như làn mây bây gió thõang.




 
Tặng bạn bè nỗi nhớ (Anh Phải Sống) 
Thơ Trạch Gầm, nhạc & tiếng hát Quốc Anh nbsp;

Tặng bạn bè nỗi nhớ
Cánh tay nầy Anh tặng cho Triệu Phong
Đôi chân nầy Anh tặng cho Đồng Long
Cắt thân thể để duy trì mạch sống
Chia tuổi đời để gìn giữ núi sông
Anh dần quen, quen tháng ngày tàn phế
Nhưng không quên,quên nỗi nhớ bạn bè
Bao địa danh phủ cả trời lửa đỏ
Vẫn quay về đốt cháy từng đêm mê
Ngày mất nước hận thù moi chiến tích
Cuộc sống bên lề… người lạ phố quen
Ngậm ngùi đau vết thương đời bật khóc
Mưa bão trùng trùng rách buốt đời đen
Giữ hình hài tặng bạn bè nỗi nhớ
Những ân tình chia xẽ thưở gió sương
Đây hoài bảo vẫn còn nuôi hơi thở
Hãy quay về đạp đỗ hết đau thương
Anh vẫn sống và bạn bè vẫn sống
Với Quê Hương…ai nhận tiếng vô tình

Trạch Gầm 






 
Giữa Quê Người Tôi Hát Tên Anh 
Sáng tác: Dzuy Lynh - Trình bày: Võ Thu Nga & Huy Hoàng 

Người Thương Binh Việt Nam ! Non sông nợ ơn người
Người Thương Binh Việt Nam ! Giữa quê người tôi hát tên anh
Xin viết những vần thơ về người thương binh phương Nam
Xin hát khúc ngợi ca về người đồng đội năm nào
Từ khi quê hương chinh chiến anh lên đường – theo tiếng núi sông
Liều thân ra nơi quan tái lấy máu đào tô thắm sử xanh
Từ thân chinh nhân hoang phế các anh người chiến sĩ vô danh trở về..
Bao chiến tích liệt oanh còn hằn sâu trơ hốc mắt
Trong bóng tối nghiệt oan gậy là kiếm chống giữa trời
Vòng xe lăn theo cơm áo tiếng hát khàn thay “Khúc Xuất Quân”
Tàn y phai theo năm tháng những huyết lệ oan trái xót xa
Ngưới thương binh đã mất nước vẫn âm thầm cay đắng hiên ngang làm NGƯỜI
Người Thương Binh Việt Nam ! Non sông nợ ơn người
Người Thương Binh Việt Nam !Tổ Quốc nhớ công anh
Người Thương Binh Việt Nam !chúng tôi vẫn nhớ người
(Người Thương Binh Việt Nam ! Giữa quê người tôi vẫn nhớ anh)
 Người Thương Binh Việt Nam ! Giữa quê người tôi hát tên anh

*
*     *


 
Ngồi Xuống Đây! Tao Đút Cho Mày 
 Thơ Giồng Ông Tố - Nhạc & trình bày mũxanh dzuylynh

Ngồi xuống đây tao đút mầy lần cuối
Để mai này biết có gặp nữa không
nợ trần gian nợ cơm áo chất chồng
Tao bương chải đời long đong vô định
Ngồi xuống đây giữa tâm tình người Lính
Đừng nghĩ gì những toan tính thế gian
Tao với mày từng vượt những gian nan
Đã sống chết – lầm than – và tủi nhục
Ngồi xuống đây tao đút mầy thêm chút
Cũng như mầy ngày xưa đút cơm tao
Giữa Cổ Thành tiếng quân dậy lao xao
Tao gục xuống và mầy lao ra cứu
Tao biết lắm mầy sống đời mãnh thú
Con hùm thiêng trong giây phút sa cơ
Thân phế nhân đành trôi nổi mịt mờ
Muốn sống lại thuở viễn mơ rừng núi
Thôi mầy ạ! Đời chúng mình gió bụi
Chết ngang tàng trong ngày tháng Tư Đen
Tao với mày chinh chiến đã thành quen
Thì tủi nhục cũng để rèn nhân cách
Vậy hãy sống ngẩng cao đầu trong sạch
Biết tử sinh thì nhận lấy cho hùng
Tao với mầy có dòng máu chảy chung
Thà đổ xuống không bao giờ khuất phục
*
*     *


 

Đến Cùng Nguyễn Cung Thương 
thơ Trach Gầm, nhạc Nguyễn Hữu Tân - Tiếng hát ChốngBaoQuyen_csvn 

Đến cùng Nguyễn Cung Thương
Đ. M, tao buồn muốn khóc
Tao chẳng còn là tao, tao chẳng nên người
Mấy chục năm rồi tao lạc lỏng chơi vơi
Dù trước đó
Tao có triệu anh em chung màu áo trận
Tàn cuộc chiến…
Hình hài tao nguyên vẹn
Mười năm tù xem tựa giấc chiêm bao
Tao còn tay còn chân. Còn nỗi tự hào
Chỉ tội cái…mang ước mơ lần lựa
Cứ chờ đợi Ai cho tao nhúm lửa
Nơi tha phương tao hốt toàn tro tàn
Tro bụi từ quá khứ vinh quang
Đến nỗi đầu óc tao ung què, tao chẳng hề hay biết
Đọc thơ mầy
Đ. M. tao buồn muốn chết
Nơi quê hương mầy hào khí ngút trời
Nơi tha phương…
Tao cũng có lắm người
Yêu nước thật thà, thật thà yêu nước
Rắn không đầu, mạnh thằng nào nấy thét
Ngày cứ tàn, đất nước cứ tan thương
Hai chữ tự do sấp ngữa đoạn trường…
Tao ôm chặt lội qua ngày khốn đốn
Mầy cần súng mà tao không có súng
Nỗi nghẹn ngao nầy mới chết mẹ tao
Cám ơn mầy
…Ừ thì cũng dù sao
Nhờ mầy thét Trăm hồn sông núi thức
Trạch Gầm 
*
*     *



























































Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire