Nghệ sĩ Vô Thường vốn là một nhạc sĩ nhưng sáng tác rất ít, công chúng biết nhiều đến ông qua ngón đàn guitar tuyệt kỹ.
Vô Thường tên thật là Võ Văn Thường, sinh năm 1940 tại Phan Rang, đỗ khóa 9 trường sĩ quan Thủ Đức, phục vụ ngành tâm lý chiến. Lúc nhỏ ông rất yêu nhạc, nhưng không có phương tiện để học nhạc vì nơi ông ở là Phan Rang không có trường quốc gia âm nhạc như Saigon và Huế. Vì vậy ông đã tự học đàn một mình. Nhờ có khiếu, ông đánh đàn măng cầm (mandoline) rất khá, và đã chiếm giải «người đánh đàn mandoline hay nhứt của quân khu» vào năm 1962.
Tên tuổi Vô Thường đã được xuất hiện từ lúc đó, nhưng chỉ được một số
người trong binh chủng biết đến mà thôi. Ông cũng có giao lưu và gặp gỡ
những tay đàn mandoline nổi tiếng ở Việt Nam lúc đó như Pierre Trần
(Trần Anh Tuấn), Lê Duyên, Khánh Băng, Nguyễn Mạnh, Đức Quê, Văn Lạc.
Cũng như nhạc sĩ Khánh Băng, ông chuyển từ mandoline qua guitar vào năm
1966. Có một điều là ông đàn tây ban cầm bằng tay trái, ngược đối với
tất cả cao thủ đàn guitar. Trước năm 1975, ông đã tham gia đàn ở một số
club Mỹ ở thành phố Nha Trang.
Cuộc đời binh chủng cũng như văn nghệ của ông cứ như thế mà tiến triển một cách trầm lặng nếu không có biến cố băn 1975. Sau sự kiện đó, Vô Thường đã theo lớp người Việt đầu tiên đến xứ Mỹ, không kịp mang theo vợ và hai người con gái nhỏ mới 4,5 tuổi.
Không biết làm nghề gì trong giai đoạn đầu của cuộc sống mới, ông mới nảy ra ý tưởng mở một cửa hàng bán bàn ghế, tủ giường, Vô Thường trở thành người Việt đầu tiên hành nghề này tại vùng Quận Cam. Từ đó cho tới năm 1987 ông làm chủ tiệm Kim’s Furniture ở Santa Ana, California. Có một dạo, ông mở tới 5 tiệm nhưng vì coi không xuể, và vì có máu văn nghệ mạnh quá, ông mới “thử thời vận” hùn với một người bạn mở một khiêu vũ trường mang tên là RITZ vào tháng 3, năm 1983. Nhưng tới tháng 7, 1984, sau 16 tháng “lăn lóc” có dịp thù tạc chén anh chén em, ông đã nhường khiêu vũ trường RITZ lại cho nhạc sĩ Ngọc Chánh, trưởng ban Shotguns, để quay về nghề bán bàn ghế như trước .
Tuy không có họp mặt cùng anh em nghệ sĩ trên sân khấu, ông vẫn tiếp tục mượn tiếng đàn tây ban cầm để dạo những khúc nhạc của thời vàng son của miền Nam, không những nhạc Việt mà còn cả nhạc ngoại quốc.
Vô Thường có một lần nói như sau: “tôi đàn tay trái, thành ra phải học mò và đàn lấy một mình khi còn nhỏ. Không học ký âm pháp nhiều, chỉ quọt quẹt chút ít, nên đôi khi nhìn bản nhạc mà đàn thì chẳng ra hồn. Tôi chỉ ân hận là những ngày còn nhỏ vứt đi những thời giờ quý báu, thành ra cho tới bây giờ, nghĩ cũng muốn để đi vào khuôn khổ. Tôi kỳ vọng gởi hồn vào những bản nhạc những khi hứng đàn, hát và viết nhạc. Đền bù vào đó, tôi rất nhớ dai và dễ học. Những bản nhạc nghe qua một lần hai lần là tôi mò ra và đánh được, dầu không đúng hẳn 100%”.
Rồi một ngày chủ nhật 19 tháng 4, 1987, tại quán Phở Ngon ở quận Cam, Cali, Vô Thường đã cho trình làng hai cuốn băng nhạc “Ru khúc mộng thường” 1 và 2, với sự hiện diện của 200 bạn bè, và đã gặt hái một kết quả tài chánh và nghệ thuật rất đáng kể. Ông đã dành số tiền 800 USD bán băng buổi ra mắt để tặng cho Ủy ban cứu trợ quốc tế (International Rescue Committee) để giúp những trẻ mồ côi tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á.
Băng nhạc đó của ông đã được tái bản nhiều lần, hơn hẳn những băng nhạc “chuyên nghiệp” và báo chí đã cho hiện tượng đó là “ngựa về ngược”. Ông tiếp tục cho trình làng thêm hai cuốn băng khác vào tháng 6 với tựa đề “Hạnh phúc nửa vời” gồm những bản nhạc do ông sáng tác qua một số giọng hát có tên tuổi trình bày, và một cuốn “Hải Âu” do ca sĩ và nhạc sĩ Phạm Hoàng Dũng phụ trách.
Con đường âm nhạc ông đã dấn thân vào chỉ mới có mấy tháng trong năm 1987 mà đã gây một tiếng vang lớn, dư âm đã vang dội cho tới ngày anh ra đi vào tháng 4, 2003 sau nhiều tháng chống trả với tử thần vì bệnh ung thư, sau 16 năm thành công với hơn 120 CD đã lưu lại cho hậu thế.
Lúc Vô Thường sang Mỹ năm 1975, ông không kịp mang vợ và con theo. Đến tận sau này, ông mới bảo lãnh được hai người con gái Diễm và Khanh sang Mỹ và giúp họ có một nghề chắc chắn. Có thể nói ông đã hoàn thành sứ mệnh của một người cha trước khi nhắm mắt. Về cuối đời, ông có trở về Việt Nam lần cuối để thực hiện CD “Tình Ca Vô Thường/Giọt Nước Mắt Vô Thường” qua tiếng hát của Quỳnh Lan, Đức Minh, Vô Thường và bài «Nhớ chút tình bỏ quên» do Bạch Yến hát cả hai lời Việt/Pháp.
Nghệ sĩ Vô Thường đã trở về với cát bụi, nhưng ông đã để lại cho đời một số sáng tác nhạc, hàng trăm dĩa CD ghi lại tiếng đàn guitar tay trái bất hủ của ông.
Vô Thường tên thật là Võ Văn Thường, sinh năm 1940 tại Phan Rang, đỗ khóa 9 trường sĩ quan Thủ Đức, phục vụ ngành tâm lý chiến. Lúc nhỏ ông rất yêu nhạc, nhưng không có phương tiện để học nhạc vì nơi ông ở là Phan Rang không có trường quốc gia âm nhạc như Saigon và Huế. Vì vậy ông đã tự học đàn một mình. Nhờ có khiếu, ông đánh đàn măng cầm (mandoline) rất khá, và đã chiếm giải «người đánh đàn mandoline hay nhứt của quân khu» vào năm 1962.
Hòa Tấu Guitar Vô Thường
Cuộc đời binh chủng cũng như văn nghệ của ông cứ như thế mà tiến triển một cách trầm lặng nếu không có biến cố băn 1975. Sau sự kiện đó, Vô Thường đã theo lớp người Việt đầu tiên đến xứ Mỹ, không kịp mang theo vợ và hai người con gái nhỏ mới 4,5 tuổi.
Không biết làm nghề gì trong giai đoạn đầu của cuộc sống mới, ông mới nảy ra ý tưởng mở một cửa hàng bán bàn ghế, tủ giường, Vô Thường trở thành người Việt đầu tiên hành nghề này tại vùng Quận Cam. Từ đó cho tới năm 1987 ông làm chủ tiệm Kim’s Furniture ở Santa Ana, California. Có một dạo, ông mở tới 5 tiệm nhưng vì coi không xuể, và vì có máu văn nghệ mạnh quá, ông mới “thử thời vận” hùn với một người bạn mở một khiêu vũ trường mang tên là RITZ vào tháng 3, năm 1983. Nhưng tới tháng 7, 1984, sau 16 tháng “lăn lóc” có dịp thù tạc chén anh chén em, ông đã nhường khiêu vũ trường RITZ lại cho nhạc sĩ Ngọc Chánh, trưởng ban Shotguns, để quay về nghề bán bàn ghế như trước .
Tuy không có họp mặt cùng anh em nghệ sĩ trên sân khấu, ông vẫn tiếp tục mượn tiếng đàn tây ban cầm để dạo những khúc nhạc của thời vàng son của miền Nam, không những nhạc Việt mà còn cả nhạc ngoại quốc.
Vô Thường có một lần nói như sau: “tôi đàn tay trái, thành ra phải học mò và đàn lấy một mình khi còn nhỏ. Không học ký âm pháp nhiều, chỉ quọt quẹt chút ít, nên đôi khi nhìn bản nhạc mà đàn thì chẳng ra hồn. Tôi chỉ ân hận là những ngày còn nhỏ vứt đi những thời giờ quý báu, thành ra cho tới bây giờ, nghĩ cũng muốn để đi vào khuôn khổ. Tôi kỳ vọng gởi hồn vào những bản nhạc những khi hứng đàn, hát và viết nhạc. Đền bù vào đó, tôi rất nhớ dai và dễ học. Những bản nhạc nghe qua một lần hai lần là tôi mò ra và đánh được, dầu không đúng hẳn 100%”.
Rồi một ngày chủ nhật 19 tháng 4, 1987, tại quán Phở Ngon ở quận Cam, Cali, Vô Thường đã cho trình làng hai cuốn băng nhạc “Ru khúc mộng thường” 1 và 2, với sự hiện diện của 200 bạn bè, và đã gặt hái một kết quả tài chánh và nghệ thuật rất đáng kể. Ông đã dành số tiền 800 USD bán băng buổi ra mắt để tặng cho Ủy ban cứu trợ quốc tế (International Rescue Committee) để giúp những trẻ mồ côi tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á.
Băng nhạc đó của ông đã được tái bản nhiều lần, hơn hẳn những băng nhạc “chuyên nghiệp” và báo chí đã cho hiện tượng đó là “ngựa về ngược”. Ông tiếp tục cho trình làng thêm hai cuốn băng khác vào tháng 6 với tựa đề “Hạnh phúc nửa vời” gồm những bản nhạc do ông sáng tác qua một số giọng hát có tên tuổi trình bày, và một cuốn “Hải Âu” do ca sĩ và nhạc sĩ Phạm Hoàng Dũng phụ trách.
Con đường âm nhạc ông đã dấn thân vào chỉ mới có mấy tháng trong năm 1987 mà đã gây một tiếng vang lớn, dư âm đã vang dội cho tới ngày anh ra đi vào tháng 4, 2003 sau nhiều tháng chống trả với tử thần vì bệnh ung thư, sau 16 năm thành công với hơn 120 CD đã lưu lại cho hậu thế.
Lúc Vô Thường sang Mỹ năm 1975, ông không kịp mang vợ và con theo. Đến tận sau này, ông mới bảo lãnh được hai người con gái Diễm và Khanh sang Mỹ và giúp họ có một nghề chắc chắn. Có thể nói ông đã hoàn thành sứ mệnh của một người cha trước khi nhắm mắt. Về cuối đời, ông có trở về Việt Nam lần cuối để thực hiện CD “Tình Ca Vô Thường/Giọt Nước Mắt Vô Thường” qua tiếng hát của Quỳnh Lan, Đức Minh, Vô Thường và bài «Nhớ chút tình bỏ quên» do Bạch Yến hát cả hai lời Việt/Pháp.
Nghệ sĩ Vô Thường đã trở về với cát bụi, nhưng ông đã để lại cho đời một số sáng tác nhạc, hàng trăm dĩa CD ghi lại tiếng đàn guitar tay trái bất hủ của ông.
Nguồn: Giáo sư Trần Quang Hải
Theo tranquanhai.info
Theo tranquanhai.info
*
* *
* *
Nhớ chút tình bỏ quên -
Nhạc: Vô Thương-Bạch Yến trình bày
Đầu cơn mưa mùa hạ anh lạc bước chân xa
*
1. Anh gầy như que củi
*
Nhớ chút tình bỏ quên
Đầu cơn mưa mùa hạ anh lạc bước chân xa
Paris dường như đã nghe tình len trong ta
Từ anh lặng lẽ tới cho nhung nhớ đầy vơi
Cho mộng tràn chăn gối hao gầy trái tim côi.
Một chút duyên để nhớ một chút tình để quên
Một thoáng thơ mộng vỡ nửa vời hạnh phúc ơi
Đừng trách nhau lầm lỡ dù tình ta lỡ lầm
Một phút ân tình vỡ tình buồn mãi trăm năm.
Từng mưa đêm mưa vụn vỡ anh xuống phố ngẩn ngơ
Paris tình muôn thuở nhớ thương anh vời vợi
Hàng cây sầu im tiếng hiu hắt bến sông Seine
Có một lần anh đến nhớ chút tình bỏ quên.
--------------
Dịch lời sang tiếng Pháp bởi Bạch Yến:
On s’est rencontés un beau soir d’été
Au coeur de Paris notre amour est né
Depuis je te vois en rêve chaque nuit
Et ne pense qu’à toi qui toujours me fuis.
Cet amour si beau si tendre et si doux
Où l’on s’aime trop a s’en rendre fou
Si tu pars un jour me laissant sans toi
O ! Mon bel amour je ne te suivrais pas.
Paris et la Seine bercent mon âme meurtrie
Qu’importe ma peine je veux que tu ris
Que tombe la pluie que règne l’ennui
Nos beaux souvenirs deviendront ma vie.
*
* *
Phơi áo tàn đông -
Nhạc: Vô Thương-Nhật Hạ trình bày
Phơi áo tàn đông
1. Anh gầy như que củi
Phơi áo dưới tàn đông
Anh về như tên hủi
Đứng xa em nghìn trùng
Mai này cơn mưa nhỏ
Bay lất phất ngoài song
Yêu tình yêu chưa ngỏ
Còn gian nan bềnh bồng
ĐK: Em áo cũ tàn đông
hay nhìn mây mơ mộng
Những chiều chiều lười học
Ra hái lá sầu đông
Mưa lất phất ngoài song
Muôn chiều anh bỏ học
Trên đường về một mình
Buồn vương vấn buồn vương
2. Em cười khoe răng khểnh
Ưa cắn móng làm duyên
Anh còn đang ngơ ngẩn
Trái tim anh tật nguyền
Mai này em qua chợ
Anh xuống phố làm thơ
Bên chùm lan mới nở
Rồi thương em dại khờ
*
* *
HÒA TẤU TÌNH KHÚC VÔ THƯỜNG
Tuyển Chọn Nhạc Không Lời Của Nhạc Sĩ Vô Thường
01. Nắng Chiều
02. Tình Bơ Vơ
03. Đèn Khuya
04. Bao Giờ Biết Tương Tự
05. Mắt Biếc
06. Một Cõi Đi Về
07. Chiều Tím
08. Chiếc Lá Thu Phai
09. Duyên Kiếp
10. Dấu Tình Sầu
11. Còn Chút Gì Để Nhớ
12. Chiều Nay Không Có Em
13. Bài Không Tên Số 4
14. Giọt Lệ Sầu
15. Buồn
16. Tuổi 13
17. Em Hiền Như Masour
18. Bài Tango Cho Em
19. Giọt Mưa Thu
20. Anh Về Với Em
21. Ảo Ảnh
22. Khi Người Yêu Tôi Khóc
23. Quỳnh Hương
24. Ai Về Sông Tương
*
* *
Tiếng Hát Ngọc Lan
Nhạc: Vô Thương-Jazzy Dạ Lam trình bày
*
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire