nên mưa xưa còn giăng ngang hồn sầu
tôi đứng như cây cột đèn gẫy gập
và một con đường cúp điện rất lâu
Thiên thu, đối với chúng ta, là bất tận. Đối với nghệ sĩ, đối với thi sĩ, thiên thu là sự tuyệt đối trong nghệ thuật, là lý tưởng của thi ca. Khi say mê theo đuổi lý tưởng đó, thi sĩ tìm ra hạnh phúc. Nhưng vì không thoát được quá khứ, thi sĩ phải tỉnh táo lại, va chạm vào thực tế, nhận ra thiên thu kia không có trên thế giới này, và sẽ đặt câu hỏi:
Sao thiên thu không là thiên thu?
Bi kịch của người làm thơ, bi kịch của Nguyễn Tất Nhiên, bắt đầu từ đó.
“Thiên Thu” là bài cuối trong tập thơ “Thiên Tai” của Nguyễn Tất Nhiên. Những bài trước, như “Khúc Tình Buồn” mà Phạm Duy phổ nhạc dưới tựa đề “Thà như giọt mưa” hoặc “Linh mục” mà Nguyễn Đức Quang phổ ra thành “Vì tôi là linh mục” cho người đọc thấy một Nguyễn Tất Nhiên đang lạc trong một “thiên thu” mà không hề đặt câu hỏi. Thiên thu được xếp vào cuối tập thơ Thiên tai là điều hợp lý. Sau cơn mê say, sau cơn ảo tưởng, khi trở về với thực tại, thi sĩ bắt đầu chiêm nghiệm về lý tưởng của mình, và bắt đầu đặt câu hỏi. Và thi sĩ bắt đầu phải đối mặt với sự thật.
Sao thiên thu không là xa nhau?
Sao xa nhau không là thiên thu? Để nỗi sầu của thi sĩ trở thành nỗi sầu bất tận, để thi sĩ không nhận ra mình bất lực, như cột đèn dựng lên để soi sáng con đường, nhưng đã bị gẫy đổ, để cho “con đường [ bị ] cúp điện rất lâu”.
Đang “chạy vòng vòng”, đang “chạy mòn chân”, đang “nào hay đời cạn”, thi sĩ bừng tỉnh, thấy mình như cột đèn đã gẫy, không còn khả năng để soi sáng đường đi.
Hơn mọi bài khác, “Thiên thu” cho ta thấy được chân diện mục của nghệ sĩ Nguyễn Tất Nhiên: luôn theo đuổi lý tưởng của nghệ thuật nhưng không thoát khỏi cuộc đời thực, nơi thi sĩ phải đối diện với những khuyết điểm của mình, của thơ. Muốn thiên thu thực là thiên thu, thi sĩ chỉ còn con đường duy nhất là rời bỏ cõi thực.
Nhưng tại sao thi sĩ không ngủ quên trong mê say để khỏi va chạm vào thực tế? Nguyễn Tất Nhiên không quên được vì quá khứ mãi chắn ngang. Nguyễn Tất Nhiên bị “mưa xưa giăng ngang hồn sầu”, bị “nắng xưa làm hanh mái tóc nhầu”, bị “mây năm xưa còn vương trên tay phiền”, bị “tình xưa đốt cháy âm thầm”, và bị “mặt trời xưa còn gượng huy hoàng”. Nói tóm lại, Nguyễn Tất Nhiên bị những cái XƯA làm cho mình không quên được, không thoát được, thực tại.
Mỗi khi bị quá khứ bắt kịp, buộc Nguyễn Tất Nhiên phải đối mặt thực tại, nhà thơ ĐỨNG lại. Tôi đứng như cây cột đèn gẫy gập
. . .
Tôi đứng như xe tang ngừng ngập
. . .
Tôi đứng như tường vôi luống tuổi
. . .
Tôi đứng như căn nhà nám lửa
. . .
Tôi đứng như dòng sông im lặng
Tôi đứng một mình trong nghĩa địa ...
Nguyễn Tất Nhiên phải đứng lại để chiêm nghiệm về hành trình tìm thiên thu của mình, tự biến mình thành nhân chứng cho thực tại, cho cái hữu hạn, cho sự bất lực của nhà thơ. Và để tự thấy mình đã bị gẫy gập như cây cột đèn, ngập ngừng như chiếc xe tang chưa muốn đưa quan tài đi chôn vào lòng đất, thấy mình cằn cỗi như tường vôi, sắp sửa bị đốt cháy như căn nhà nám lửa, im lặng như dòng sông không có sóng đưa thuyền, để rồi đứng giữa nghĩa trang tìm hiểu sao thiên thu lại không là thiên thu . . . Ngày trước, Bùi Giáng cũng tìm thiên thu của thi ca nơi mùa xuân trước mặt.
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau.
Bùi Giáng không băn khoăn về những gì bỏ lại ở sau lưng. Quá khứ là một giấc ngủ dài, chỉ có mùa xuân, lý tưởng của thi ca phía trước là quan trọng. Bùi Giáng không đặt câu hỏi về cõi thực, nên thơ ông không bị dằn vặt, không có tính chất bi kịch của nhà thơ trẻ Nguyễn Tất Nhiên.
Sao thiên thu không là chôn sâu?
nên nắng xưa còn hanh mái tóc nhầu
tôi đứng như xe tang ngừng ngập
và một họ hàng khăn trắng buồn đau
Nguyễn Tất Nhiên không chôn sâu được cuộc đời thực, vẫn để nó ngập ngừng như chiếc quan tài chưa chịu bị chôn vùi vĩnh viễn. Có nghĩa là Nguyễn Tất Nhiên dạo ấy, thuở còn ở ngưỡng cửa tuổi trưởng thành, đã ao ước thiên thu nhưng không dám đi vào thiên thu. Để rồi nhà thơ phải đặt câu hỏi quan trọng nhất, một câu hỏi mà ông không muốn trả lời: Sao thiên thu không là thiên thu?
Sao thiên thu không là thiên thu?
nên những người yêu là những ngôi mồ
tôi đứng một mình trong nghĩa địa
và chắc không đành quên khổ đau!
Nhà thơ muốn tìm một tình yêu tuyệt đối, nhưng chỉ có được những mối tình ngắn ngủi trong cuộc sống phù du. Nhà thơ muốn quên mà không quên được cuộc đời thực, cuộc đời hữu hạn, nên đành nói chữa: Và chắc không đành quên khổ đau.
Năm 1992, năm Nguyễn Tất Nhiên được 40 tuổi, nhà thơ đã đi tìm thiên thu, đã giã từ quá khứ, đã chấp nhận rời cuộc sống thực để quên khổ đau. Và huyền thoại Nguyễn Tất Nhiên đã trở thành thiên thu từ đó.
Đỗ Quý Dân
https://vietbao.com/a256058/san-jose-chieu-tho-nhac-nguyen-tat-nhien-nong-nan
Bi kịch của người làm thơ, bi kịch của Nguyễn Tất Nhiên, bắt đầu từ đó.
“Thiên Thu” là bài cuối trong tập thơ “Thiên Tai” của Nguyễn Tất Nhiên. Những bài trước, như “Khúc Tình Buồn” mà Phạm Duy phổ nhạc dưới tựa đề “Thà như giọt mưa” hoặc “Linh mục” mà Nguyễn Đức Quang phổ ra thành “Vì tôi là linh mục” cho người đọc thấy một Nguyễn Tất Nhiên đang lạc trong một “thiên thu” mà không hề đặt câu hỏi. Thiên thu được xếp vào cuối tập thơ Thiên tai là điều hợp lý. Sau cơn mê say, sau cơn ảo tưởng, khi trở về với thực tại, thi sĩ bắt đầu chiêm nghiệm về lý tưởng của mình, và bắt đầu đặt câu hỏi. Và thi sĩ bắt đầu phải đối mặt với sự thật.
Sao thiên thu không là xa nhau?
Sao xa nhau không là thiên thu? Để nỗi sầu của thi sĩ trở thành nỗi sầu bất tận, để thi sĩ không nhận ra mình bất lực, như cột đèn dựng lên để soi sáng con đường, nhưng đã bị gẫy đổ, để cho “con đường [ bị ] cúp điện rất lâu”.
Đang “chạy vòng vòng”, đang “chạy mòn chân”, đang “nào hay đời cạn”, thi sĩ bừng tỉnh, thấy mình như cột đèn đã gẫy, không còn khả năng để soi sáng đường đi.
Hơn mọi bài khác, “Thiên thu” cho ta thấy được chân diện mục của nghệ sĩ Nguyễn Tất Nhiên: luôn theo đuổi lý tưởng của nghệ thuật nhưng không thoát khỏi cuộc đời thực, nơi thi sĩ phải đối diện với những khuyết điểm của mình, của thơ. Muốn thiên thu thực là thiên thu, thi sĩ chỉ còn con đường duy nhất là rời bỏ cõi thực.
Nhưng tại sao thi sĩ không ngủ quên trong mê say để khỏi va chạm vào thực tế? Nguyễn Tất Nhiên không quên được vì quá khứ mãi chắn ngang. Nguyễn Tất Nhiên bị “mưa xưa giăng ngang hồn sầu”, bị “nắng xưa làm hanh mái tóc nhầu”, bị “mây năm xưa còn vương trên tay phiền”, bị “tình xưa đốt cháy âm thầm”, và bị “mặt trời xưa còn gượng huy hoàng”. Nói tóm lại, Nguyễn Tất Nhiên bị những cái XƯA làm cho mình không quên được, không thoát được, thực tại.
Mỗi khi bị quá khứ bắt kịp, buộc Nguyễn Tất Nhiên phải đối mặt thực tại, nhà thơ ĐỨNG lại. Tôi đứng như cây cột đèn gẫy gập
. . .
Tôi đứng như xe tang ngừng ngập
. . .
Tôi đứng như tường vôi luống tuổi
. . .
Tôi đứng như căn nhà nám lửa
. . .
Tôi đứng như dòng sông im lặng
Nguyễn Tất Nhiên phải đứng lại để chiêm nghiệm về hành trình tìm thiên thu của mình, tự biến mình thành nhân chứng cho thực tại, cho cái hữu hạn, cho sự bất lực của nhà thơ. Và để tự thấy mình đã bị gẫy gập như cây cột đèn, ngập ngừng như chiếc xe tang chưa muốn đưa quan tài đi chôn vào lòng đất, thấy mình cằn cỗi như tường vôi, sắp sửa bị đốt cháy như căn nhà nám lửa, im lặng như dòng sông không có sóng đưa thuyền, để rồi đứng giữa nghĩa trang tìm hiểu sao thiên thu lại không là thiên thu . . . Ngày trước, Bùi Giáng cũng tìm thiên thu của thi ca nơi mùa xuân trước mặt.
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau.
Bùi Giáng không băn khoăn về những gì bỏ lại ở sau lưng. Quá khứ là một giấc ngủ dài, chỉ có mùa xuân, lý tưởng của thi ca phía trước là quan trọng. Bùi Giáng không đặt câu hỏi về cõi thực, nên thơ ông không bị dằn vặt, không có tính chất bi kịch của nhà thơ trẻ Nguyễn Tất Nhiên.
Sao thiên thu không là chôn sâu?
nên nắng xưa còn hanh mái tóc nhầu
tôi đứng như xe tang ngừng ngập
và một họ hàng khăn trắng buồn đau
Nguyễn Tất Nhiên không chôn sâu được cuộc đời thực, vẫn để nó ngập ngừng như chiếc quan tài chưa chịu bị chôn vùi vĩnh viễn. Có nghĩa là Nguyễn Tất Nhiên dạo ấy, thuở còn ở ngưỡng cửa tuổi trưởng thành, đã ao ước thiên thu nhưng không dám đi vào thiên thu. Để rồi nhà thơ phải đặt câu hỏi quan trọng nhất, một câu hỏi mà ông không muốn trả lời: Sao thiên thu không là thiên thu?
Sao thiên thu không là thiên thu?
nên những người yêu là những ngôi mồ
tôi đứng một mình trong nghĩa địa
và chắc không đành quên khổ đau!
Nhà thơ muốn tìm một tình yêu tuyệt đối, nhưng chỉ có được những mối tình ngắn ngủi trong cuộc sống phù du. Nhà thơ muốn quên mà không quên được cuộc đời thực, cuộc đời hữu hạn, nên đành nói chữa: Và chắc không đành quên khổ đau.
Năm 1992, năm Nguyễn Tất Nhiên được 40 tuổi, nhà thơ đã đi tìm thiên thu, đã giã từ quá khứ, đã chấp nhận rời cuộc sống thực để quên khổ đau. Và huyền thoại Nguyễn Tất Nhiên đã trở thành thiên thu từ đó.
Đỗ Quý Dân
https://vietbao.com/a256058/san-jose-chieu-tho-nhac-nguyen-tat-nhien-nong-nan
Chiều nhạc Thiên Thu Nguyễn Tất Nhiên
*
* *
* *
Nguyên Nhu-Bởi Yêu Em Nên Sầu Khổ Dịu Dàng
*
* *
* *
Chiều nhạc Thiên Thu Nguyễn Tất Nhiên
*
* *
* *
Thi sĩ DQ Do dẫn nhập "Thiên Thu" tuyệt vời "Sao thiên thu không là xa nhau?" và nhạc sĩ Nam Quang Tran
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire