Anh cho em mùa Xuân
nụ hoa vàng mới nở
chiều Đông nào nhung nhớ
đường lao xao lá đầy
chân bước mòn vỉa phố
mắt buồn vin ngọn cây…
Tôi sẽ lại được nghe lời ca ấy khi Tết đến, thơ Kim Tuấn, Nguyễn Hiền phổ nhạc. Tôi được đọc thơ anh đã lâu, nhất là cứ vào tối 30 Tết mỗi năm là tôi đón đợi nghe bài thơ được phổ nhạc của anh. Có một cái gì dịu dàng trong đó. Có không khí của mùa Xuân trong đó, mùa Xuân trong lòng người xưng em.
Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân, bài thơ năm chữ, 38 câu, làm năm 1961, thời Kim Tuấn vừa hơn hai mươi tuổi. Chúng tôi là bạn của nhau từ thời gian đó, còn giữ trong album ảnh Kim Tuấn đề tặng từ Pleiku năm 1959.
Kim Tuấn hiền lành, mập mạp, da hơi ngâm đen với nụ cười híp mắt. Ba anh dáng phương phi cao to, mẹ anh còn giữ được hàm răng đen như các bà cụ xưa. Quê quán gốc Hà Tĩnh, vào Huế rồi vào Phan Thiết, Pleiku lập nghiệp. Thời gian sau cùng là ở Sài Gòn.
Anh là con trai một nên rất được nuông chiều. Những năm 1960 chúng tôi thường gặp nhau trong những không khí văn nghệ như Đàm trường viễn kiến của Nguyễn Đức Quỳnh, Câu lạc bộ văn hoá của Phạm Xuân Thái, thường đi với Định Giang, Ninh Chữ, Hoàng Trúc Ly… nay các bạn đã không còn.
Tập thơ Ngàn Thương của Kim Tuấn – Định Giang in chung năm 1961, tôi vẽ bìa, chữ kẻ bằng tay, bức tranh nhỏ là hình ảnh rừng cây như những con người chụm mặt vào nhau trên mặt đất nồng nàn. Kim Tuấn, người bạn thơ dễ thương hết sức (nói như Nguyễn Xuân Thiệp) ra đi đêm 10 tháng 9 năm 2003 – đêm rằm trung thu – tại Sài Gòn sau khi dự lễ phát quà trung thu cho học sinh nghèo tại trường dạy tiếng Anh và dạy nghề Thăng Long tại quận 4 do anh làm hiệu trưởng, được tổ chức từ thiện trẻ em Sài Gòn hỗ trợ (Saigon Children’s Charity).
Năm 20 tuổi, Kim Tuấn kết hôn cùng chị Hồ Thị Mộng Sương (em gái nhà thơ Hồ Đình Phương). Sau năm 1975 Kim Tuấn cưới người vợ mới, chị Minh Phương, làm việc ở Phú Nhuận:
Đưa em về Phú Nhuận
Dong xe trên phố chiều
Lúc xa người – ngõ rẽ
Lòng nhớ thầm bao nhiêu…
(đưa em về phú nhuận, bài viết tặng Minh Phương)
Anh chị có hai cháu trai, nay đều đã học hành thành tài, Bảo Khôi
hiện là giảng viên khoa ngữ văn Đại Học Sư Phạm TPHCM, em là Bảo Khánh,
chuyên viên chứng khoán, đang làm tại công ty chứng khoán HSC. Kim Tuấn
là người lo cho gia đình, thời khó khăn anh đã viết sách giáo khoa, biên
khảo, sách dạy văn phạm Anh văn để phụ nuôi sống. Năm 1977 trở lại làm
ông giáo bên quận tư cùng các nhà thơ thân quen ở đó như Nguyễn Văn
Nghĩa, Cao Quảng Văn, Vu Gia, Lý Minh…
”… Đầu năm 1977, tôi quay lại nghề cũ của tôi ở Quận Cảng nghèo nàn. Tôi tự nhốt mình lại trong bốn bức vách với những đứa học trò nghịch ngợm. Phía sau lưng tôi là bảng đen và phía trước tôi là những đôi mắt nhìn lên ông thầy xác xơ của chúng nó. Ngày tháng lại qua đi và tóc tôi mỗi ngày lại thêm những sợi bạc…” (Kim Tuấn, đôi điều với bạn yêu thơ – Thời của trái tim hồng – trang 73, Nxb tổng hợp Sông Bé 1990). Anh còn dạy ở Trung tâm Ngoại ngữ ĐHSP 280 An Dương Vương cùng với Châu Văn Thuận.
Năm xưa thỉnh thoảng tôi lên Pleiku thăm bạn, ở lại nhà là tiệm thuốc tây Kim Tuấn trên đường Phan Bội Châu, nhớ nhất là lần anh cùng Vũ Hoàng, nghị viên thành phố và các bạn tổ chức tuần lễ văn hóa Pleiku năm 1974, mời tôi lên bày tranh chung với Hạ Quốc Huy, Nguyễn Văn Hiền. Bên văn có các anh Mai Thảo, Duyên Anh, bên nhạc có Phạm Duy…
Một ngày cuối tuần anh Mai Thảo cùng chúng tôi đi xe jeep lên thăm Kinh Dương Vương (họa sĩ Rừng) ở KonTum, lúc ấy Bích Vân, vợ của Rừng đang làm ở bệnh viện Kon Tum. Còn in dấu trong tôi ngôi nhà thờ KonTum xưa cổ, đoạn đường Pleiku – KonTum qua dòng sông Dakbla và dãy núi Chuprong khi chiều xuống mờ sương tím, buồn.
Pleiku, thời tướng Vĩnh Lộc tư lệnh quân đoàn 2, thiếu tá Dương Diên Nghị (nhà thơ Diên Nghị) làm trưởng phòng 5, Uyên Thao (Vũ Quốc Châu) trực phòng phóng viên chiến trường, trung úy Trầm Trọng Tài (nhà thơ Tô Mặc Giang) rất thân Kim Tuấn, trung úy Nguyễn Vinh Hiển (nhà văn Hoàng Khởi Phong) bên quân cảnh, sau qua Đà Lạt, Đà Lạt với trung úy Nguyễn Xuân Thiệp (nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp) làm trưởng đài phát thanh quân đội. Thời Trịnh Công Sơn và tôi đang lang bạt ở đó, cả những Thái Ngọc San, Lê Văn Ngăn, Chu Sơn… từ Huế vào (nhớ có bạn bị quân cảnh bắt vì giấy tờ không hợp lệ đã được trung úy Hiển thả vì tình văn nghệ).
Một thời chiến tranh, đầy nhiễu nhương. Thuở đất trời bày đặt nhiễu nhương (Trần Hoài Thư)… Pleiku, như Nguyễn Mạnh Trinh viết: “…Thành phố lạ lùng, của những lưu dân từ khắp nơi của đất nước. Và nhất là thành phố của lính, của những người từ tiền đồn, chiến trường trở về, đốt tiền để mua một đêm vui tạm bợ rồi trở lại đơn vị lao mình vào cuộc máu lửa ngày mai…” (Kim Tuấn, nhà thơ vừa ra đi – Hoa Thịnh Đốn Việt Báo 26.9. 2003)
Kim Tuấn, con trai một, nhập ngũ được ưu tiên, anh phụ trách dạy anh văn trong quân đội, cũng trực gác, cắm trại kể cả đi theo hành quân:
Tết này ngưng chiến lo đồn trại
đêm gác chòi cao nhìn núi cao
lửng lơ dăm bóng đèn soi sáng
mưa dưới đồi xa khuất chiến hào
(Gửi mẹ mùa xuân – Thơ Kim Tuấn, Gìn vàng giữ ngọc xb 1.1975)
Thời ở Sài Gòn, tôi hay ghé nhà Kim Tuấn ở 35/7C đường Phát Diệm (nay là Trần Đình Xu), rủ Kim Tuấn đi cà phê, nhớ bộ divan gỗ quý láng bóng ở phòng trước, nhớ hai bác hiền lành phúc hậu. Kim Tuấn cũng hiền như thơ anh, những câu thơ vốn đã đầy nhạc tính:
từng bước từng bước thầm
hoa vông rừng tuyết trắng
rặng thông già lặng câm
hai đứa nhiều hối tiếc
sương mù giăng mấy đồi
tay đan đầy kỷ niệm
mưa giữa mùa tháng năm
dật dờ cơn gió thổi… (Kỷ Niệm)
Bài Kỷ Niệm, Y Vân phổ nhạc lấy tên Những Bước Chân Âm Thầm,
điệu boléro, cùng với Anh Cho Em Mùa Xuân, điệu tango habanera – Nguyễn
Hiền phổ là hai bản nhạc một thời các ca sĩ hay hát tại các phòng trà
vũ trường Sài Gòn.
Thơ Kim Tuấn còn được rất nhiều nhạc sĩ nổi tiếng khác phổ nhạc, như Phạm Duy với Khi Tôi Về, Lê Uyên Phương với Khi Xa Sài Gòn, Phạm Đình Chương với Ta Ở Trời Tây Nhớ Trời Đông…
và những người bạn như Vũ Hoàng, Đoàn Đình Thạch, Lê Văn Lộc, Song Giang nhưng chưa phổ biến. Thơ Kim Tuấn được phổ nhạc rất nhiều. Mùa xuân bàng bạc trong thơ anh cũng như phố núi, dĩ nhiên, anh đã gắn bó bao nhiêu năm cùng Pleiku:
ở trên núi ta làm thơ với núi
có khi buồn làm bạn với rừng khô
(Trên núi mình ta, Thơ Kim Tuấn – Gìn vàng giữ ngọc xb 1.1975)
Như Miền Lệ Xanh, tên một bức tranh của tôi Kim Tuấn rất thích, lấy làm tựa một bài thơ xuôi kỷ niệm. Có những chiều lang thang cùng nhau trên phố, đêm ghé hội quán Phượng Hoàng…
buổi chiều Pleiku không có mặt trời
chỉ có mây bay trên đầu ngọn núi
(Buổi chiều ở Pleiku)
làm sao không nhớ Vũ Hữu Định:
em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em uớt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong
(Còn một chút gì để nhớ)
Lần gặp Kim Tuấn sau cùng, tháng 7 năm 2002 tại gallery Tự Do, Sài Gòn nơi Bửu Chỉ và tôi bày tranh chung, không ngờ chỉ năm sau đó anh mất… vì bị nhồi máu cơ tim, ở tuổi 65.
Kim Tuấn, chiều đông nào nhung nhớ, câu thơ làm khi còn xuân xanh, cho đến hơn mười năm trước khi mất, như thấy trước, anh đã để lại bài cuối cùng cho em:
Anh buồn anh tóc trắng
Trời buồn mây trắng bay
Em ngày nào áo trắng
Vòng hoa trắng trên tay
Anh cuối đời tóc bạc
Nhớ đầu đời tóc xanh
Một đời anh lận đận
Ngày tháng đã qua nhanh
Ngày tháng còn lại gì?
Nụ cười và nước mắt
Khi anh về với đất
Em về hoa trắng bay…
(Thời của trái tim hồng, trang 69, nxb tổng hợp Sông Bé 1990)
Ba tháng trước khi mất, anh còn gửi về dòng sông Hương yêu dấu như soi thấu lòng anh. Ở đâu và bao giờ, anh cũng là nhà giáo – nhà thơ, với trái tim ắp đầy thương yêu và khát khao được sẻ buồn chung vui cùng tất cả mọi người. Có thể xem đây là một trong những bài thơ cuối cùng của KimTuấn:
ơi dòng sông xanh
trôi hoài nỗi nhớ
ngọn sóng cồn cào
con đò bến nước
trăng vàng lênh đênh
ơi dòng sông xanh
trôi qua phố Huế
lặng lờ như thế
ôm phố vào lòng
tay dài yêu dấu
một đời nhìn nhận
yêu mà không nói
ơi dòng sông xanh
ngày em qua cầu
nỗi sầu để lại
mắt nhìn ái ngại
ngậm ngùi xa nhau
ơi dòng sông xanh
soi thấu lòng anh
bồng bềnh gương nước
soi đời thuở trước
soi đời mai sau
(Kim Tuấn – Thơ gởi dòng sông xanh 6. 2003 – Nhớ Huế tập 19)
Chiều mùa đông rét mướt, tháng Chạp, nghe mùa đổi gió nhớ quanh
quanh, nhìn lại mấy tấm ảnh cũ, nhớ bạn, nhớ năm xưa nào ngoài Biển Hồ,
Pleiku bạn đã cùng tôi nhìn bồng bềnh gương nước, ước mơ một ngày hoà
bình, cùng thích Erich Maria Remarque: Một thời để yêu và một thời để
chết. Nay bạn đã về với đất, nhưng thơ và lời ca thơ bạn mãi còn ngân
vang…
nụ hoa vàng mới nở
chiều Đông nào nhung nhớ
đường lao xao lá đầy
chân bước mòn vỉa phố
mắt buồn vin ngọn cây…
Tôi sẽ lại được nghe lời ca ấy khi Tết đến, thơ Kim Tuấn, Nguyễn Hiền phổ nhạc. Tôi được đọc thơ anh đã lâu, nhất là cứ vào tối 30 Tết mỗi năm là tôi đón đợi nghe bài thơ được phổ nhạc của anh. Có một cái gì dịu dàng trong đó. Có không khí của mùa Xuân trong đó, mùa Xuân trong lòng người xưng em.
Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân, bài thơ năm chữ, 38 câu, làm năm 1961, thời Kim Tuấn vừa hơn hai mươi tuổi. Chúng tôi là bạn của nhau từ thời gian đó, còn giữ trong album ảnh Kim Tuấn đề tặng từ Pleiku năm 1959.
Kim Tuấn hiền lành, mập mạp, da hơi ngâm đen với nụ cười híp mắt. Ba anh dáng phương phi cao to, mẹ anh còn giữ được hàm răng đen như các bà cụ xưa. Quê quán gốc Hà Tĩnh, vào Huế rồi vào Phan Thiết, Pleiku lập nghiệp. Thời gian sau cùng là ở Sài Gòn.
Anh là con trai một nên rất được nuông chiều. Những năm 1960 chúng tôi thường gặp nhau trong những không khí văn nghệ như Đàm trường viễn kiến của Nguyễn Đức Quỳnh, Câu lạc bộ văn hoá của Phạm Xuân Thái, thường đi với Định Giang, Ninh Chữ, Hoàng Trúc Ly… nay các bạn đã không còn.
Tập thơ Ngàn Thương của Kim Tuấn – Định Giang in chung năm 1961, tôi vẽ bìa, chữ kẻ bằng tay, bức tranh nhỏ là hình ảnh rừng cây như những con người chụm mặt vào nhau trên mặt đất nồng nàn. Kim Tuấn, người bạn thơ dễ thương hết sức (nói như Nguyễn Xuân Thiệp) ra đi đêm 10 tháng 9 năm 2003 – đêm rằm trung thu – tại Sài Gòn sau khi dự lễ phát quà trung thu cho học sinh nghèo tại trường dạy tiếng Anh và dạy nghề Thăng Long tại quận 4 do anh làm hiệu trưởng, được tổ chức từ thiện trẻ em Sài Gòn hỗ trợ (Saigon Children’s Charity).
Năm 20 tuổi, Kim Tuấn kết hôn cùng chị Hồ Thị Mộng Sương (em gái nhà thơ Hồ Đình Phương). Sau năm 1975 Kim Tuấn cưới người vợ mới, chị Minh Phương, làm việc ở Phú Nhuận:
Đưa em về Phú Nhuận
Dong xe trên phố chiều
Lúc xa người – ngõ rẽ
Lòng nhớ thầm bao nhiêu…
(đưa em về phú nhuận, bài viết tặng Minh Phương)
”… Đầu năm 1977, tôi quay lại nghề cũ của tôi ở Quận Cảng nghèo nàn. Tôi tự nhốt mình lại trong bốn bức vách với những đứa học trò nghịch ngợm. Phía sau lưng tôi là bảng đen và phía trước tôi là những đôi mắt nhìn lên ông thầy xác xơ của chúng nó. Ngày tháng lại qua đi và tóc tôi mỗi ngày lại thêm những sợi bạc…” (Kim Tuấn, đôi điều với bạn yêu thơ – Thời của trái tim hồng – trang 73, Nxb tổng hợp Sông Bé 1990). Anh còn dạy ở Trung tâm Ngoại ngữ ĐHSP 280 An Dương Vương cùng với Châu Văn Thuận.
Năm xưa thỉnh thoảng tôi lên Pleiku thăm bạn, ở lại nhà là tiệm thuốc tây Kim Tuấn trên đường Phan Bội Châu, nhớ nhất là lần anh cùng Vũ Hoàng, nghị viên thành phố và các bạn tổ chức tuần lễ văn hóa Pleiku năm 1974, mời tôi lên bày tranh chung với Hạ Quốc Huy, Nguyễn Văn Hiền. Bên văn có các anh Mai Thảo, Duyên Anh, bên nhạc có Phạm Duy…
Một ngày cuối tuần anh Mai Thảo cùng chúng tôi đi xe jeep lên thăm Kinh Dương Vương (họa sĩ Rừng) ở KonTum, lúc ấy Bích Vân, vợ của Rừng đang làm ở bệnh viện Kon Tum. Còn in dấu trong tôi ngôi nhà thờ KonTum xưa cổ, đoạn đường Pleiku – KonTum qua dòng sông Dakbla và dãy núi Chuprong khi chiều xuống mờ sương tím, buồn.
Pleiku, thời tướng Vĩnh Lộc tư lệnh quân đoàn 2, thiếu tá Dương Diên Nghị (nhà thơ Diên Nghị) làm trưởng phòng 5, Uyên Thao (Vũ Quốc Châu) trực phòng phóng viên chiến trường, trung úy Trầm Trọng Tài (nhà thơ Tô Mặc Giang) rất thân Kim Tuấn, trung úy Nguyễn Vinh Hiển (nhà văn Hoàng Khởi Phong) bên quân cảnh, sau qua Đà Lạt, Đà Lạt với trung úy Nguyễn Xuân Thiệp (nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp) làm trưởng đài phát thanh quân đội. Thời Trịnh Công Sơn và tôi đang lang bạt ở đó, cả những Thái Ngọc San, Lê Văn Ngăn, Chu Sơn… từ Huế vào (nhớ có bạn bị quân cảnh bắt vì giấy tờ không hợp lệ đã được trung úy Hiển thả vì tình văn nghệ).
Một thời chiến tranh, đầy nhiễu nhương. Thuở đất trời bày đặt nhiễu nhương (Trần Hoài Thư)… Pleiku, như Nguyễn Mạnh Trinh viết: “…Thành phố lạ lùng, của những lưu dân từ khắp nơi của đất nước. Và nhất là thành phố của lính, của những người từ tiền đồn, chiến trường trở về, đốt tiền để mua một đêm vui tạm bợ rồi trở lại đơn vị lao mình vào cuộc máu lửa ngày mai…” (Kim Tuấn, nhà thơ vừa ra đi – Hoa Thịnh Đốn Việt Báo 26.9. 2003)
Kim Tuấn, con trai một, nhập ngũ được ưu tiên, anh phụ trách dạy anh văn trong quân đội, cũng trực gác, cắm trại kể cả đi theo hành quân:
Tết này ngưng chiến lo đồn trại
đêm gác chòi cao nhìn núi cao
lửng lơ dăm bóng đèn soi sáng
mưa dưới đồi xa khuất chiến hào
(Gửi mẹ mùa xuân – Thơ Kim Tuấn, Gìn vàng giữ ngọc xb 1.1975)
Thời ở Sài Gòn, tôi hay ghé nhà Kim Tuấn ở 35/7C đường Phát Diệm (nay là Trần Đình Xu), rủ Kim Tuấn đi cà phê, nhớ bộ divan gỗ quý láng bóng ở phòng trước, nhớ hai bác hiền lành phúc hậu. Kim Tuấn cũng hiền như thơ anh, những câu thơ vốn đã đầy nhạc tính:
từng bước từng bước thầm
hoa vông rừng tuyết trắng
rặng thông già lặng câm
hai đứa nhiều hối tiếc
sương mù giăng mấy đồi
tay đan đầy kỷ niệm
mưa giữa mùa tháng năm
dật dờ cơn gió thổi… (Kỷ Niệm)
Những Bước Chân Âm Thầm của Kim Tuấn và Y Vân do Mai Trường, Hồng Phúc và Trần Ngọc
Lệ Thanh - Anh Cho Em Mùa Xuân -nhac Nguyễn Hiền thơ Kim Tuân
Thơ Kim Tuấn còn được rất nhiều nhạc sĩ nổi tiếng khác phổ nhạc, như Phạm Duy với Khi Tôi Về, Lê Uyên Phương với Khi Xa Sài Gòn, Phạm Đình Chương với Ta Ở Trời Tây Nhớ Trời Đông…
Ngọc Minh Hát Khi Tôi Về Của Phạm Duy - Thơ Kim Tuấn
*
KHI XA SÀIGÒN (Lê Uyên Phương, thơ Kim Tuấn) - Lê Uyên Phương
*
Ta ở trời Tây,nhớ trời Đông -Kim Tuấn, Phạm Đình Chương - Elvis Phương
và những người bạn như Vũ Hoàng, Đoàn Đình Thạch, Lê Văn Lộc, Song Giang nhưng chưa phổ biến. Thơ Kim Tuấn được phổ nhạc rất nhiều. Mùa xuân bàng bạc trong thơ anh cũng như phố núi, dĩ nhiên, anh đã gắn bó bao nhiêu năm cùng Pleiku:
ở trên núi ta làm thơ với núi
có khi buồn làm bạn với rừng khô
(Trên núi mình ta, Thơ Kim Tuấn – Gìn vàng giữ ngọc xb 1.1975)
Như Miền Lệ Xanh, tên một bức tranh của tôi Kim Tuấn rất thích, lấy làm tựa một bài thơ xuôi kỷ niệm. Có những chiều lang thang cùng nhau trên phố, đêm ghé hội quán Phượng Hoàng…
buổi chiều Pleiku không có mặt trời
chỉ có mây bay trên đầu ngọn núi
(Buổi chiều ở Pleiku)
làm sao không nhớ Vũ Hữu Định:
em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em uớt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong
(Còn một chút gì để nhớ)
Lần gặp Kim Tuấn sau cùng, tháng 7 năm 2002 tại gallery Tự Do, Sài Gòn nơi Bửu Chỉ và tôi bày tranh chung, không ngờ chỉ năm sau đó anh mất… vì bị nhồi máu cơ tim, ở tuổi 65.
Kim Tuấn, chiều đông nào nhung nhớ, câu thơ làm khi còn xuân xanh, cho đến hơn mười năm trước khi mất, như thấy trước, anh đã để lại bài cuối cùng cho em:
Anh buồn anh tóc trắng
Trời buồn mây trắng bay
Em ngày nào áo trắng
Vòng hoa trắng trên tay
Anh cuối đời tóc bạc
Nhớ đầu đời tóc xanh
Một đời anh lận đận
Ngày tháng đã qua nhanh
Ngày tháng còn lại gì?
Nụ cười và nước mắt
Khi anh về với đất
Em về hoa trắng bay…
(Thời của trái tim hồng, trang 69, nxb tổng hợp Sông Bé 1990)
Ba tháng trước khi mất, anh còn gửi về dòng sông Hương yêu dấu như soi thấu lòng anh. Ở đâu và bao giờ, anh cũng là nhà giáo – nhà thơ, với trái tim ắp đầy thương yêu và khát khao được sẻ buồn chung vui cùng tất cả mọi người. Có thể xem đây là một trong những bài thơ cuối cùng của KimTuấn:
ơi dòng sông xanh
trôi hoài nỗi nhớ
ngọn sóng cồn cào
con đò bến nước
trăng vàng lênh đênh
ơi dòng sông xanh
trôi qua phố Huế
lặng lờ như thế
ôm phố vào lòng
tay dài yêu dấu
một đời nhìn nhận
yêu mà không nói
ơi dòng sông xanh
ngày em qua cầu
nỗi sầu để lại
mắt nhìn ái ngại
ngậm ngùi xa nhau
ơi dòng sông xanh
soi thấu lòng anh
bồng bềnh gương nước
soi đời thuở trước
soi đời mai sau
(Kim Tuấn – Thơ gởi dòng sông xanh 6. 2003 – Nhớ Huế tập 19)
Virginia, 28 Dec. 2011
Đinh Cường
Đinh Cường
*
* *
* *
Nhà thơ Kim Tuấn | TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
Nhà thơ Kim Tuấn là một tên tuổi quen thuộc trong làng nhạc trước 1975,
vì thơ của ông đã được phổ thành những bài nhạc nổi tiếng là Anh Cho Em
Mùa Xuân, Những Bước Chân Âm Thầm… (trước năm 1975) và Khi Xa Sài Gòn,
Khi Tôi Về… (sau năm 1975).
Thơ của ông Gồm 3 mảng chính: Thiên Nhiên – Chiến Tranh – Tình Yêu.
Thơ của thi sĩ Kim Tuấn được in trên nhiều báo, tạp chí trước và sau 1975. Ngoài ra ông còn được nhà thơ Du Tử Lê gọi là “chiếc cầu nối huy hoắc giữa thơ ca và âm nhạc trước 1975” với nhiều bài thơ phổ nhạc đặc sắc.
VongNgayXanh sưu tập hình ảnh và video
Thơ của ông Gồm 3 mảng chính: Thiên Nhiên – Chiến Tranh – Tình Yêu.
Thơ của thi sĩ Kim Tuấn được in trên nhiều báo, tạp chí trước và sau 1975. Ngoài ra ông còn được nhà thơ Du Tử Lê gọi là “chiếc cầu nối huy hoắc giữa thơ ca và âm nhạc trước 1975” với nhiều bài thơ phổ nhạc đặc sắc.
VongNgayXanh sưu tập hình ảnh và video
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire