Có một người làm nhạc tên là Vũ Đức Nghiêm. Anh theo đuổi nghề dạy học,
sống rất là khiêm tốn. Như những người tuổi trẻ khác, lớn lên gặp thời
buổi giặc giã, đành phải "xếp bút nghiên, theo việc đao cung".
Vì nghèo và vì sĩ khí còn nguyên khối, không thích mỏi gối quì mòn sân
tướng phủ, chàng sĩ quan trẻ đã ngẩng mặt nơi chiến trường. Hơn 20 năm
chinh chiến, đeolon trung tá. Mộng ước bình thường là giải ngũ sớm.
Nhưng mộng ước phôi pha. Chẳng nơi nào dung dưỡng lính già thì bấu víu
quân đội trông chờ đồng lương hưu trí. Cuối cùng được chuyển từ Đà Lạt
về Long Bình đã vội mừng rỡ. Chiều chiều phóng xe hết xa lộ Biên Hòa để
kịp giờ dạy Anh Văn ở Hội Việt Mỹ kiếm chút tiền nuôi vợ con.
Tháng 4-1975, tướng chỉ huy đã bỏ đơn vị chạy trốn. Vũ Đức Nghiêm, trung tá Vũ Đức Nghiêm, kẹt lại. Tháng 6-1975, lính già đeo balô, tới trường Don Bosco Gò Vấp, trình diện đi tù. Bài kết luận của một truyện dài một đời chinh chiến của tuổi trẻ Miền Nam thật là bi đát. Đã hơn 10 năm quằn quại ngục tù rồi đấy nhỉ, Nghiêm? Khi tôi viết bài này, Nghiêm đang mòn mỏi ở Trại Trừng Giới Phú Khánh. Tôi đã nghĩ nhiều vô cùng về Vũ Đức Nghiêm, Văn Quang, Thảo Trường, Duy Lam, Thục Vũ..., bởi họ cũng đã một thời sinh hoạt văn nghệ với tôi. Hai người tôi gần gũi nhất: Vũ Đức Nghiêm và Thục Vũ. Thục Vũ đã chết ở nhà tù Sơn La, di chúc để lại là ca khúc "Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây" nằm gọn trong túi áo lưu đầy. Vậy thì tôi viết những gì cần viết về Vũ Đức Nghiêm và xin được phép ví Nghiêm như một biểu tượng sĩ quan trong sạch nhất và oan khiên nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi không dám nghĩ tôi sẽ cứu nổi Vũ Đức Nghiêm. Đó là chuyện khôi hài của những kẻ ào tưởng, luôn luôn thắp hương, đốt nến thờ cúng cái thiêng liêng ngớ ngẩn của sứ mạng ngòi bút. Tôi cũng không dám nghĩ tôi sẽ làm hại Vũ Đức Nghiêm. Những dòng chữ sau đây sẽ nói rõ ràng.
Người Cộng Sản hằng rêu rao cái truyền thống khoan hồng đại lược của dân tộc. Họ nhắc nhở tinh thần đại nghĩa của thời Trần, thời Lê trong các trại tù. Năm lần cả thẩy, từ 1975 đến 1982, trên giấy trắng mực đen, họ tuyên bố "đại xá, đại xá." Không hề có đại xá! Bằng chứng rõ rệt nhất là mới đây, trên đài vô tuyến truyền hình Pháp, tên Nguyễn Cơ Thạch đã khẳng định chế độ của hắn còn nhốt... 7000 tù cải tạo! Dẫu tên Nguyễn Cơ Thạch gian dối, Cộng sản là những tên gian dối chuyên nghiệp, thế mà khi bắt chúng ta, họ cứ đòi hỏi chúng ta thành thật khai báo. Con số khiêm nhượng của của tên Nguyễn Cơ Thạch vẫn là dấu ấn ô nhục của chế độ Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa. Chế độ nào cũng có quyền, có lý, khi bắt nhốt những kẻ chống đối. Sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa không phải là những kẻ chống đối. Họ không chống đối. Họ chiến đấu. Vì tổ quốc, họ chiến đấu. Cộng sản Việt Nam đã ký hiệp định Genève với Pháp chia đôi Việt Nam. Họ coi Hiệp Định Genève như một chiến thắng vĩ đại đợt nhất. Chúng ta lấy ngày 20-7-1954 làm ngày quốc hận. Khi Cộng sản công nhận Hiệp Định Genève 1954, họ phải mặc nhiên công nhận một nước Việt Nam dưới vĩ tuyến 17. Nước Việt Nam ấy mang quốc hiệu Việt Nam Cộng Hòa, đầy đủ cơ cấu quốc gia, hiến pháp và luật pháp. Nước Việt Nam ấy có quân đội. Quân lực Việt Nam CỘng Hòa bảo vệ tổ quốc Việt Nam Cộng Hòa. Đến tuổi làm bổn phận công dân, tuổi trẻ thi hành nghĩa vụ quân sự. Có bằng tú tài thì làm sĩ quan, không bằng tú tài thì làm lính. Tố Hữu, Lê Duẩn, Nguyễn CƠ Thạch, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, v.v... sống trong hiếp pháp và luật pháp Việt Nam Cộng Hòa thì cũng, hoặc trở thành sĩ quan, trở thành lính, hoặc hèn nhát trốn lẩn nghĩa vụ công dân. Thế thôi. Con người chỉ là con vít nhỏ trong guồng máy thống trị. Muốn sống trở về với vợ con thì phải bước qua xác đối phương. Giết kẻ thù ở chiến trường là chiến sĩ, chứ không bao giờ là sát nhân. Chẳng cần đề cập lý tưởng và ý thức hệ, triết lý của chiến tranh là chém giết và kẻ chiến thắng là kẻ sống sót. Và ai cũng muốn chiến thắng để sống sót. Như vậy sĩ quan thua trận không có tội gì. Tòa án Nuremberg lập ra để xử bọn tội đồ chiến tranh sau khi chiến tranh chấm dứt, chứ không hề xửa toàn thể tướng lãnh và sĩ quan, dẫu họ chiến đấu dưới chế độ phát xít Hitler.
Người Cộng sản khoe chủ nghĩa của họ ưu việt, cái nôi của loài người. Thực ra, họ lạc hậu và ngu xuẩn. Cộng sản Việt Nam chỉ là một bọn trả thù vặt và hèn hạ. Thủ phạm chiến tranh 20 năm ở Việt Nam là Mỹ, họ quả quyết thế. Họ chỉ dám xử tội Mỹ bằng mồm và vẫn lạy xin theo Mỹ. Còn sĩ quan của chúng ta là nạn nhân của chiến tranh ý thức hệ chó má hay là những kẻ gây ra máu lửa, những tội đồ của chiến tranh? Tại sao Cộng sản Việt Nam bắt nhốt họ, đầy đọa họ hơn 10 năm ròng rã? Bọn cai thầu chiến tranh đang phè phỡn ở Mỹ, không bắt được chúng, Cộng sản Việt Nam giận cá chém thớt. Nếu Cộng sản Việt Nam còn một chút liêm sỉ tối thiểu thì họ phải thả hết các sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa khỏi các trại tập trung khổ sai lao động. Những sĩ quan hôm nay còn nằm tù chỉ vì đã có dĩ vãng trong sạch và nghèo. Tôi biết đích xác nhiều sĩ quan bị Cộng sản liệt vào thành phần ác ôn như sĩ quan cảnh sát đặc biệt, turng ương tình báo v.v... được trả tự do sớm sủa, được cấp xuất cảnh sang Âu châu, Mỹ châu sum họp gia đình đều đã nộp vàng và dâng hết tài sản cho Cộng sản để được ra đi. Vũ Đức Nghiêm, vợ buôn thúng bán bưng nuôi con, nuôi chồng tù, lấy tiền đâu nộp cho Cộng sản?
Bạn cần biết một chút về Vũ Đức Nghiêm. Hẳn bạn đã hát hoặc nghe ca khúc Gọi Người Yêu Dấu. Ca khúc của Nghiêm đấy. Anh chàng sáng tác khá nhiều bài hát nhưng ít được phổ biến. Năm 1974, Nghiêm nhờ bạn hữu giúp in tuyển tập "Nhạc Tình Vũ Đức Nghiêm" mà tôi được vinh hạnh đề tựa. Người lính văn nghệ, bạn tôi, lãng mạn vô tả. Đã từng làm lính chiến mà nhạc của Nghiêm chỉ ca ngợi tình yêu. Anh không cổ võ chiém giết, không kêu gọi hận thù. Một thầy giáo nhập ngũ, một nhạc sĩ ca ngợi Tình Yêu, tội tình chi mà lận đận hơn 10 năm tù ròng rã? Anh đã bị đưa từ các nhà lao miền Nam ra các trại tù miền Bắc. Năm 1981, anh bị đưa về trại tù Hàm Tân. Nghiêm thấp nhỏ, cận thị nặng, sức khỏe suy kém vì những mùa đông núi rừng Hoàng Liên Sơn, Lào Cai, Yên Bái, vì thuốc men và dinh dưỡng tồi tệ. Anh không lao động nổi nữa. Cộng sản kết tội anh chống đối lao động, đẩy anh vào đỉnh cao tù ngục Chí Hòa rồi đưa anh ra trại trừng giới Phú Khánh. Tôi nghĩ Nghiêm chẳng bị kết tội chống đối lao động đâu. Cộng sản thù ghét anh vì ngục tù và hình phạt khổ sai của chúng không giết nổi tâm hồn anh lãng mạn. "Xuân Diệu thi sĩ" ngày xưa bênh vực sự lãng mạn trong thi ca, nhưng hôm nay 'Xuân Diệu thi nô" rạch miệng chửi bới chúng ta lãng mạn. Sao lạ thế? Các anh không thể lãng mạn nổi, các anh cấm chúng tôi à? Các anh nên nhớ rằng muốn lãng mạn, cần không khí lãng mạn, thời tiết lãng mạn, nơi chốn lãng mạn, con người lãng mạn... Không khí của các anh ư, thời tiết, nơi chốn, con người của các anh ư? Tất cả đã bị ô nhiễm bởi Đảng tính và Nhân dân tính rồi! Nghệ thuật chứa Đảng tính là thứ nghệ thuật gì nhỉ? Như thơ hót xác chết Staline của Tố Hữu hay thơ khen phân xanh của Bút Tre? Tội nghiệp các anh quá! Các anh hoàn toàn không có hạnh phúc vì các anh không có ước mơ. Xin hãy nghe một người lính văn nghệ hát từ trong xà lim ngục tù Cộng Sản:
Cho tôi tôi xin một lần gục ngã
Cho em tôi muôn đời ngẩng mặt
Cho tôi xin một lần được chết
Cho em tôi một đời thênh thang
Cho tôi xin một một lần hận thù
Cho em tôi một đời yêu thương
Cho tôi xin một đời chinh chiến
Cho em tôi muôn đời thanh bình
(Đôi giày dũng sĩ - Nguyễn Văn Hồng)
Sự lãng mạn cao quý này, rất khách quan nhận xét, tôi không hề tìm thấy ở "Từ Ấy" của Tố Hữu hay "Ngục Trung nhật Ký" của Hồ Chí Minh. Bọn Hoài Thanh, Xuân Diệu, Đặng Thái Mai đã lắp ống đu đủ thổi Tố Hữu, Hồ CHí Minh là những thi sĩ lớn của dân tộc. Thi sĩ lớn, than ôi, chỉ biết nghĩ đến cái ta mà rên xiết, đau khổ trong tù! Với nghệ sĩ của chúng ta, ngục tù và hình phạt của thù hận là cảm hứng của sáng tạo lãng mạn. Người ta sẽ ngạc nhiên lắm, và Cộng sản sẽ ngạc nhiên nhiều, rằng, sống quằn quại trong thù hận mà nghệ sĩ của chúng ta, những kẻ có quyền thét hận đã thản nhiên chuyện thù hận. Có phải điều này là một phân biệt tư tưởng và nghệ thuật giữa Pasternak và Soljenitsyne ? Nghệ thuật vĩnh cửu không bao giờ ngậm thù hận hay cổ võ hận thù. Những kẻ cổ võ thù hận không phải là nghệ sĩ chân chính mà chỉ là những nghệ nô mượn hình thức nghệ thuật múa may một giai đoạn nào đó theo yêu cầu. Bởi lẽ đó, 30 năm rồi, Hà Nội không có nghệ phẩm giá trị. Nghệ nô nhồi thuốc đạn, mài mã tấu, vẽ nhà tù, sản xuất dụng cụ tra tấn con người. Nghệ sĩ viết thông điệp yêu thương gửi cho cuộc sống. Vũ Đức Nghiêm là nghệ sĩ...
Không ai nỡ thù hận nghệ sĩ cả. Có thù hận nghệ sĩ thì cũng chỉ đến "Choàng hoa lên cổ thi sĩ và đuổi nó ra khỏi thành phố". Người Cộng sản hằng la lối chế độ của họ quý trọng con người, và tài năng con người. Một nửa nước Việt Nam, suốt mấy chục năm chỉ sản xuất được một số tài năng thi ca, văn chương, âm nhạc, đếm trên đầu ngón tay. Tại sao Cộng sản bắt nhốt họ và giam cầm họ lâu đến thế. Ít nhất, ông Trường Chinh đã ký tên trên một cuốn sách bàn về nghệ thuật. Ít nhất, ông Huy Cận đã có "Lửa Thiêng". Ít nhất, ông Tố Hữu đã có "Từ Ấy". Các ông không có cảm giác nhục nhã để Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Mạnh Côn, Hồ Hữu Tường chết trong tù à? Các ông nên thả ngay, thả hết những nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc còn trong tù, kẻo mang tiếng đố kỵ tài năng đấy. Hay các ông sợ lãng mạn ngục tù? Như trường hợp Vũ Đức Nghiêm.
Người viết ca khúc Vũ Đức Nghiêm đã không chống đối ai, mãi mãi không chống đối ai. Anh ta đã lận đận với chế độ cũ, đớn đau với chế độ mới. Mới hay cũ thì vẫn là những hệ lụy của cuộc đời. Con người đầu thai là để chấp nhận tử, sinh, vinh, nhục. Vinh quang tột đỉnh như ông Hồ Chí Minh cũng phải nằm buồn bã trong hòm kính, muốn lên trời không nổi, xuống đất chẳng xong. Thiên Đường và Địa Ngục đều không chịu cho ông ta vào hộ khẩu. Nhà tù, cho là nhà tù Cộng sản, với tâm hồn lãng mạn, ví như cái mô ụ trên sầu đạo, có vùi xác ở đó sẽ bằng lòng. Có điều, con người sinh ra đã khổ, tại sao con người còn thích làm khổ con người thêm? Khi một con người hành hạ một con người mà nó tưởng con người bị hành hạ sẽ đau đớn khôn cùng, chắc chắc, nó sẽ vinh tôn sự độc ác của nó, nó sung sướng tột đỉnh, nó đại hội báo cáo thành quả. Nhưng đâu phải vì thế mà nó sống muôn năm, "sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta"? Khi một con người hành hạ một con người mà nó thấy con người bị nó hành hạ thương hại nó, chắc chắn, nó sẽ, trước hết, ngạc nhiên...
Hãy nghe kỹ, người Cộng sản! Một năm xa nhà, chưa một lần gặp vợ con, thèm nhìn giọt nước mắt vợ, thèm thấy nụ cười con, Vũ Đức Nghiêm, trong nỗi cô đơn của trời mưa đất ước, quên nhục nhằn tù đày, quên hận thù, hình phạt, lên tiếng hát:
Trời có điều chi buồn
Mà trời mưa mãi thế?
Cây cỏ có chi buồn
Mà cỏ cây đẫm lệ
Mà cỏ cây lệ tuôn?
Anh nhớ em từng phút
Anh thương em từng giây
Chim nào không có cánh
Cánh nào không thèm bay
Người nào không có lòng
Lòng nào không ngất ngây
Gửi làm sao nỗi nhớ
Trao làm sao niềm thương
Nhớ thương như trời đất
Trời đất cũng vô thường
Ngày xưa chim hồng lộc
Vượt chín tầng mây cao
Ngày xưa khắp năm châu
Bước chân coi nhỏ hẹp
Bây giờ giữa Long Giao
Ngồi nghe mưa sụt sùi
Cuộc đời như chiêm bao
Có hay không nẻo cụt
Anh châm điếu thuốc lào
Mình say, mình say sao.
(Thơ: Mưa buồn Long Giao - Hà Thượng Nhân.
Vũ Đức Nghiêm phổ nhạc.)
Không có tâm hồn nào đẹp hơn tâm hồn nghệ sĩ Việt Nam trong tù ngục. Người Cộng sạn à? Họ sẽ rên xiết, gào thét đòi chặt phá xiềng gông, đòi "phanh thây, uống máu quân thù". Giữa chúng ta và người Cộng sản có một ngăn cách vời vợi. Họ đã mất lương tri con người và tình nghĩa con người. Chủ nghĩa của họ biến họ thành công cụ của thù hận. Họ tàn sát cả tình cảm thiêng liêng của gia đình. Yên Thao, thi sĩ bộ đội trong kháng chiến 1946-1950, tác giả bài thơ "Nhà Tôi" bất hủ đã bị nghiêm khắc phê bình đến nỗi phải tự diệt tài năng thi ca. Yên Thao bỏ làm thơ. Người Cộng sản thù ghét tình cảm gia đình. Họ đã điên lên khi Vũ Đức Nghiêm nhớ vợ, thương con, coi cuộc đời như chiêm bao. Cái thung dung chính là sự can đảm phi thường. Nó làm con người bình tĩnh và không thèm đếm xỉa đến mọi đe dọa. Người Cộng sản nể nang nhất sự im lặng của tù nhân. Họ không ồn ào chống đối. Chống đối, Cộng sản có lý do đàn áp. Im lặng, thì họ thúc thủ. Thời đại tôi, đôi khi, im lặng bị chụp mũ khiếp nhược nên im lặng cũng là tai họa. Vũ Đức Nghiêm không chống đối, không thích làm anh hùng rơm tù ngục. Anh hát và anh im lặng. Anh không sợ hãi. Người Cộng sản muốn chúng ta sợ hãi, phải sợ hãi họ, phải khiếp nhược trước họ. Không sợ hãi họ là... thiếu thiện chí cải tạo! Và Vũ Đức Nghiêm vào cachot, cachot, cachot dài dài vì cứ hát nhớ vợ, thương con.
Ước mơ của Nghiêm cũng rất đẹp, đúng một ước mơ nghệ sĩ tù đầy. Nó thật. Nó người. Nó không giả, không kệch cỡm kiểu đứng bên kia Thái Bình Dương đòi về diệt thù giải phóng quê hương làm dáng chiến đấu và... yêu nước. Xin hãy nghe Nghiêm hát:
... Mai em, anh về
Xin làm cỏ biếc
vương chân em đi
Xin làm giọt mưa
mưa dầm rưng rức
trên vai người yêu...
Người lính chiến nào lãng mạn hơn người lính chiến Việt Nam, dẫu sa cơ thất thế:
... Anh cầm tay em
bàn tay khô héo
anh nhìn mắt em
gió lùa lạnh lẽo
anh nhìn lòng mình
mùa đông mông mênh
cỏ non mùa xuân
còn xanh dấu chân
trăng non mùa hạ
ướt đôi vai trần
có xa không nhỉ?
ngày xưa thật gần
có xa không em?
ngày xưa thật gần.
(Xin Làm Cỏ Biếc Vương Chân Em Đi - Thơ Hà Thượng Nhân)
Vũ Đức Nghiêm không kêu gào thù hận, không thống trách kẻ bắt nhốt mình, đầy đọa mình hao mòn thân xác. Ngày về, anh mơ ước, là ngày cùng vợ con anh sống trở lại với tháng năm kỷ niệm cũ. Anh không than vãn, không xin xỏ. Nhưng trở lại với tháng năm êm đềm cũ, theo tôi, là ước mơ phi thường và đòi hỏi một thực hiện cam go. Đó mới là đích thật chiến đấu. Hô hoán om xòm chỉ làm rẻ chữ nghĩa. Vũ Đức Nghiêm viết nhiều. Một bài khiến tôi xúc động ghê gớm rồi tôi thương Nghiêm và tất cả những ai đang còn trong ngục tù cộng sản là bài "Giả Sử Mai Ta Về"
... Giả sử mai đây
ta về lại trên đường
gặp tuổi thơ ta cười
ròn tan trong nắng
Đuổi bắt trái sao khô bay tròn khii gió vang,
Ai gọi ta
mà mùa thu rơi đỏ mộng?
...
Giả sử mai đây ta về trên con phố cũ
Ai thắp lên cho ta những ngọn đèn trong sương?
Có đôi mắt nào nhìn ta qua khung cừa kính...
Phải ở tù, phải nghe chuyện phôi phai tình nghĩa vợ chồng bên ngoài nhà tù mới cảm thông tâm sự của người tù. nhiều tù nhân phát điên, leo rào trốn trại để lãnh nguyên băng đạn, vì vợ ở nhà đã bỏ con cho mẹ nuôi, đi lấy kẻ thù. Giả sử của Vũ Đức Nghiêm toàn là giả sử lạc quan:
... Các con ta dưới vầng trăng thuở nhỏ
với ước mộng xanh như người
thả bóng lên trời
và em nữa, vẫn là em thời trẻ
của Sàigòn
mở cửa những đêm vui
em và Sàigòn ăn ô mai ngoài phố
Em và Sàigòn
như một vết son môi...
Vũ Đức Nghiêm, cơ hồ, còn tồn tại là nhờ anh đã dùng kỷ niệm như đôi tay mơn man nỗi thống khổ:
... Con chim biếc bay rồi, vườn vắng cây khô
Chợt một buổi nghe dòng sông nước chảy
Gọi ta về thầm kể những cơn mơ.
Ta bỗng thấy em đi giữa trời áo lụa,
Dãy phố dài thấp thoáng bóng dù xưa
Em, dắt tay con, mắt nhìn trời rộng mở
Khi nắng reo hanh vàng, mùa đã sang thu
...
Đoạn kết của bài hát, lần đầu tiên nghe Vũ Trung Hiền hát, tôi đã khóc:
Ôi giả sử mai đây
Ta về lại bên đời
Dẫu chẳng còn ai biết đến ta
chẳng còn ai đợi cửa
Thì trọn kiếp ta xin làm
người nghệ sĩ rong chơi
đi đọc thơ ta
giữa những vùng bụi đỏ
(Giả Sử Mai Đây Ta Về - Thơ Nguyễn Xuân Thiệp)
Người Công Sản Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Tố Hữu! Tôi đã trình bày chính xác con người trung tá Vũ Đức Nghiêm và con người nghệ sĩ Vũ Đức Nghiêm. Cả hai con người trong một con người đều vô tội! Tôi xin ghi lại một câu chưa rõ nghĩa: Khi hành hạ một con người mà nó thấy con người bị nó hành hạ thương hại nó, tha thứ nó, nó còn dám hành hạ thêm không? Các ông trả lời: hành hạ tiếp, thê thảm hơn. Tôi ghê tởm các ông! Các ông trả lời: lòng các ông chùng xuống. Thành thật cám ơn và xin - tôi nhấn mạnh tôi xin - các ông hãy thả Vũ Đức Nghiêm ra, thả hết các nhà văn, nhà thơ ra khỏi ngục tù. Thả ra, thả hết họ ra, tôi sẽ công khai bày tỏ lòng cảm phục thái độ của các ông.
Người ta nói nhiều về lãng mạn cách mạng. Tôi nói lãng mạn ngục tù, tưởng không có gì mới mẻ. Điều mới mẻ là chúng ta chứng minh được nghệ sĩ của chúng ta lãng mạn trong ngục tù, trong niềm đau đớn không nguôi. Để tự hào chúng ta vẫn còn cái gì hơn người Cộng sản, hơn cả loài người.
Duyên Anh
(18-12-1985 - Trích báo Ngày Nay, số 55, tháng 3 & 4 - 1986)
https://hung-viet.org/a221/lang-man-nguc-tu
Anh Ở Đây-Nhạc:Thục Vũ-Tiếng hát:Đoàn Chính
Tháng 4-1975, tướng chỉ huy đã bỏ đơn vị chạy trốn. Vũ Đức Nghiêm, trung tá Vũ Đức Nghiêm, kẹt lại. Tháng 6-1975, lính già đeo balô, tới trường Don Bosco Gò Vấp, trình diện đi tù. Bài kết luận của một truyện dài một đời chinh chiến của tuổi trẻ Miền Nam thật là bi đát. Đã hơn 10 năm quằn quại ngục tù rồi đấy nhỉ, Nghiêm? Khi tôi viết bài này, Nghiêm đang mòn mỏi ở Trại Trừng Giới Phú Khánh. Tôi đã nghĩ nhiều vô cùng về Vũ Đức Nghiêm, Văn Quang, Thảo Trường, Duy Lam, Thục Vũ..., bởi họ cũng đã một thời sinh hoạt văn nghệ với tôi. Hai người tôi gần gũi nhất: Vũ Đức Nghiêm và Thục Vũ. Thục Vũ đã chết ở nhà tù Sơn La, di chúc để lại là ca khúc "Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây" nằm gọn trong túi áo lưu đầy. Vậy thì tôi viết những gì cần viết về Vũ Đức Nghiêm và xin được phép ví Nghiêm như một biểu tượng sĩ quan trong sạch nhất và oan khiên nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi không dám nghĩ tôi sẽ cứu nổi Vũ Đức Nghiêm. Đó là chuyện khôi hài của những kẻ ào tưởng, luôn luôn thắp hương, đốt nến thờ cúng cái thiêng liêng ngớ ngẩn của sứ mạng ngòi bút. Tôi cũng không dám nghĩ tôi sẽ làm hại Vũ Đức Nghiêm. Những dòng chữ sau đây sẽ nói rõ ràng.
Người Cộng Sản hằng rêu rao cái truyền thống khoan hồng đại lược của dân tộc. Họ nhắc nhở tinh thần đại nghĩa của thời Trần, thời Lê trong các trại tù. Năm lần cả thẩy, từ 1975 đến 1982, trên giấy trắng mực đen, họ tuyên bố "đại xá, đại xá." Không hề có đại xá! Bằng chứng rõ rệt nhất là mới đây, trên đài vô tuyến truyền hình Pháp, tên Nguyễn Cơ Thạch đã khẳng định chế độ của hắn còn nhốt... 7000 tù cải tạo! Dẫu tên Nguyễn Cơ Thạch gian dối, Cộng sản là những tên gian dối chuyên nghiệp, thế mà khi bắt chúng ta, họ cứ đòi hỏi chúng ta thành thật khai báo. Con số khiêm nhượng của của tên Nguyễn Cơ Thạch vẫn là dấu ấn ô nhục của chế độ Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa. Chế độ nào cũng có quyền, có lý, khi bắt nhốt những kẻ chống đối. Sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa không phải là những kẻ chống đối. Họ không chống đối. Họ chiến đấu. Vì tổ quốc, họ chiến đấu. Cộng sản Việt Nam đã ký hiệp định Genève với Pháp chia đôi Việt Nam. Họ coi Hiệp Định Genève như một chiến thắng vĩ đại đợt nhất. Chúng ta lấy ngày 20-7-1954 làm ngày quốc hận. Khi Cộng sản công nhận Hiệp Định Genève 1954, họ phải mặc nhiên công nhận một nước Việt Nam dưới vĩ tuyến 17. Nước Việt Nam ấy mang quốc hiệu Việt Nam Cộng Hòa, đầy đủ cơ cấu quốc gia, hiến pháp và luật pháp. Nước Việt Nam ấy có quân đội. Quân lực Việt Nam CỘng Hòa bảo vệ tổ quốc Việt Nam Cộng Hòa. Đến tuổi làm bổn phận công dân, tuổi trẻ thi hành nghĩa vụ quân sự. Có bằng tú tài thì làm sĩ quan, không bằng tú tài thì làm lính. Tố Hữu, Lê Duẩn, Nguyễn CƠ Thạch, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, v.v... sống trong hiếp pháp và luật pháp Việt Nam Cộng Hòa thì cũng, hoặc trở thành sĩ quan, trở thành lính, hoặc hèn nhát trốn lẩn nghĩa vụ công dân. Thế thôi. Con người chỉ là con vít nhỏ trong guồng máy thống trị. Muốn sống trở về với vợ con thì phải bước qua xác đối phương. Giết kẻ thù ở chiến trường là chiến sĩ, chứ không bao giờ là sát nhân. Chẳng cần đề cập lý tưởng và ý thức hệ, triết lý của chiến tranh là chém giết và kẻ chiến thắng là kẻ sống sót. Và ai cũng muốn chiến thắng để sống sót. Như vậy sĩ quan thua trận không có tội gì. Tòa án Nuremberg lập ra để xử bọn tội đồ chiến tranh sau khi chiến tranh chấm dứt, chứ không hề xửa toàn thể tướng lãnh và sĩ quan, dẫu họ chiến đấu dưới chế độ phát xít Hitler.
Người Cộng sản khoe chủ nghĩa của họ ưu việt, cái nôi của loài người. Thực ra, họ lạc hậu và ngu xuẩn. Cộng sản Việt Nam chỉ là một bọn trả thù vặt và hèn hạ. Thủ phạm chiến tranh 20 năm ở Việt Nam là Mỹ, họ quả quyết thế. Họ chỉ dám xử tội Mỹ bằng mồm và vẫn lạy xin theo Mỹ. Còn sĩ quan của chúng ta là nạn nhân của chiến tranh ý thức hệ chó má hay là những kẻ gây ra máu lửa, những tội đồ của chiến tranh? Tại sao Cộng sản Việt Nam bắt nhốt họ, đầy đọa họ hơn 10 năm ròng rã? Bọn cai thầu chiến tranh đang phè phỡn ở Mỹ, không bắt được chúng, Cộng sản Việt Nam giận cá chém thớt. Nếu Cộng sản Việt Nam còn một chút liêm sỉ tối thiểu thì họ phải thả hết các sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa khỏi các trại tập trung khổ sai lao động. Những sĩ quan hôm nay còn nằm tù chỉ vì đã có dĩ vãng trong sạch và nghèo. Tôi biết đích xác nhiều sĩ quan bị Cộng sản liệt vào thành phần ác ôn như sĩ quan cảnh sát đặc biệt, turng ương tình báo v.v... được trả tự do sớm sủa, được cấp xuất cảnh sang Âu châu, Mỹ châu sum họp gia đình đều đã nộp vàng và dâng hết tài sản cho Cộng sản để được ra đi. Vũ Đức Nghiêm, vợ buôn thúng bán bưng nuôi con, nuôi chồng tù, lấy tiền đâu nộp cho Cộng sản?
Bạn cần biết một chút về Vũ Đức Nghiêm. Hẳn bạn đã hát hoặc nghe ca khúc Gọi Người Yêu Dấu. Ca khúc của Nghiêm đấy. Anh chàng sáng tác khá nhiều bài hát nhưng ít được phổ biến. Năm 1974, Nghiêm nhờ bạn hữu giúp in tuyển tập "Nhạc Tình Vũ Đức Nghiêm" mà tôi được vinh hạnh đề tựa. Người lính văn nghệ, bạn tôi, lãng mạn vô tả. Đã từng làm lính chiến mà nhạc của Nghiêm chỉ ca ngợi tình yêu. Anh không cổ võ chiém giết, không kêu gọi hận thù. Một thầy giáo nhập ngũ, một nhạc sĩ ca ngợi Tình Yêu, tội tình chi mà lận đận hơn 10 năm tù ròng rã? Anh đã bị đưa từ các nhà lao miền Nam ra các trại tù miền Bắc. Năm 1981, anh bị đưa về trại tù Hàm Tân. Nghiêm thấp nhỏ, cận thị nặng, sức khỏe suy kém vì những mùa đông núi rừng Hoàng Liên Sơn, Lào Cai, Yên Bái, vì thuốc men và dinh dưỡng tồi tệ. Anh không lao động nổi nữa. Cộng sản kết tội anh chống đối lao động, đẩy anh vào đỉnh cao tù ngục Chí Hòa rồi đưa anh ra trại trừng giới Phú Khánh. Tôi nghĩ Nghiêm chẳng bị kết tội chống đối lao động đâu. Cộng sản thù ghét anh vì ngục tù và hình phạt khổ sai của chúng không giết nổi tâm hồn anh lãng mạn. "Xuân Diệu thi sĩ" ngày xưa bênh vực sự lãng mạn trong thi ca, nhưng hôm nay 'Xuân Diệu thi nô" rạch miệng chửi bới chúng ta lãng mạn. Sao lạ thế? Các anh không thể lãng mạn nổi, các anh cấm chúng tôi à? Các anh nên nhớ rằng muốn lãng mạn, cần không khí lãng mạn, thời tiết lãng mạn, nơi chốn lãng mạn, con người lãng mạn... Không khí của các anh ư, thời tiết, nơi chốn, con người của các anh ư? Tất cả đã bị ô nhiễm bởi Đảng tính và Nhân dân tính rồi! Nghệ thuật chứa Đảng tính là thứ nghệ thuật gì nhỉ? Như thơ hót xác chết Staline của Tố Hữu hay thơ khen phân xanh của Bút Tre? Tội nghiệp các anh quá! Các anh hoàn toàn không có hạnh phúc vì các anh không có ước mơ. Xin hãy nghe một người lính văn nghệ hát từ trong xà lim ngục tù Cộng Sản:
Cho tôi tôi xin một lần gục ngã
Cho em tôi muôn đời ngẩng mặt
Cho tôi xin một lần được chết
Cho em tôi một đời thênh thang
Cho tôi xin một một lần hận thù
Cho em tôi một đời yêu thương
Cho tôi xin một đời chinh chiến
Cho em tôi muôn đời thanh bình
(Đôi giày dũng sĩ - Nguyễn Văn Hồng)
Sự lãng mạn cao quý này, rất khách quan nhận xét, tôi không hề tìm thấy ở "Từ Ấy" của Tố Hữu hay "Ngục Trung nhật Ký" của Hồ Chí Minh. Bọn Hoài Thanh, Xuân Diệu, Đặng Thái Mai đã lắp ống đu đủ thổi Tố Hữu, Hồ CHí Minh là những thi sĩ lớn của dân tộc. Thi sĩ lớn, than ôi, chỉ biết nghĩ đến cái ta mà rên xiết, đau khổ trong tù! Với nghệ sĩ của chúng ta, ngục tù và hình phạt của thù hận là cảm hứng của sáng tạo lãng mạn. Người ta sẽ ngạc nhiên lắm, và Cộng sản sẽ ngạc nhiên nhiều, rằng, sống quằn quại trong thù hận mà nghệ sĩ của chúng ta, những kẻ có quyền thét hận đã thản nhiên chuyện thù hận. Có phải điều này là một phân biệt tư tưởng và nghệ thuật giữa Pasternak và Soljenitsyne ? Nghệ thuật vĩnh cửu không bao giờ ngậm thù hận hay cổ võ hận thù. Những kẻ cổ võ thù hận không phải là nghệ sĩ chân chính mà chỉ là những nghệ nô mượn hình thức nghệ thuật múa may một giai đoạn nào đó theo yêu cầu. Bởi lẽ đó, 30 năm rồi, Hà Nội không có nghệ phẩm giá trị. Nghệ nô nhồi thuốc đạn, mài mã tấu, vẽ nhà tù, sản xuất dụng cụ tra tấn con người. Nghệ sĩ viết thông điệp yêu thương gửi cho cuộc sống. Vũ Đức Nghiêm là nghệ sĩ...
Không ai nỡ thù hận nghệ sĩ cả. Có thù hận nghệ sĩ thì cũng chỉ đến "Choàng hoa lên cổ thi sĩ và đuổi nó ra khỏi thành phố". Người Cộng sản hằng la lối chế độ của họ quý trọng con người, và tài năng con người. Một nửa nước Việt Nam, suốt mấy chục năm chỉ sản xuất được một số tài năng thi ca, văn chương, âm nhạc, đếm trên đầu ngón tay. Tại sao Cộng sản bắt nhốt họ và giam cầm họ lâu đến thế. Ít nhất, ông Trường Chinh đã ký tên trên một cuốn sách bàn về nghệ thuật. Ít nhất, ông Huy Cận đã có "Lửa Thiêng". Ít nhất, ông Tố Hữu đã có "Từ Ấy". Các ông không có cảm giác nhục nhã để Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Mạnh Côn, Hồ Hữu Tường chết trong tù à? Các ông nên thả ngay, thả hết những nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc còn trong tù, kẻo mang tiếng đố kỵ tài năng đấy. Hay các ông sợ lãng mạn ngục tù? Như trường hợp Vũ Đức Nghiêm.
Người viết ca khúc Vũ Đức Nghiêm đã không chống đối ai, mãi mãi không chống đối ai. Anh ta đã lận đận với chế độ cũ, đớn đau với chế độ mới. Mới hay cũ thì vẫn là những hệ lụy của cuộc đời. Con người đầu thai là để chấp nhận tử, sinh, vinh, nhục. Vinh quang tột đỉnh như ông Hồ Chí Minh cũng phải nằm buồn bã trong hòm kính, muốn lên trời không nổi, xuống đất chẳng xong. Thiên Đường và Địa Ngục đều không chịu cho ông ta vào hộ khẩu. Nhà tù, cho là nhà tù Cộng sản, với tâm hồn lãng mạn, ví như cái mô ụ trên sầu đạo, có vùi xác ở đó sẽ bằng lòng. Có điều, con người sinh ra đã khổ, tại sao con người còn thích làm khổ con người thêm? Khi một con người hành hạ một con người mà nó tưởng con người bị hành hạ sẽ đau đớn khôn cùng, chắc chắc, nó sẽ vinh tôn sự độc ác của nó, nó sung sướng tột đỉnh, nó đại hội báo cáo thành quả. Nhưng đâu phải vì thế mà nó sống muôn năm, "sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta"? Khi một con người hành hạ một con người mà nó thấy con người bị nó hành hạ thương hại nó, chắc chắn, nó sẽ, trước hết, ngạc nhiên...
Hãy nghe kỹ, người Cộng sản! Một năm xa nhà, chưa một lần gặp vợ con, thèm nhìn giọt nước mắt vợ, thèm thấy nụ cười con, Vũ Đức Nghiêm, trong nỗi cô đơn của trời mưa đất ước, quên nhục nhằn tù đày, quên hận thù, hình phạt, lên tiếng hát:
Trời có điều chi buồn
Mà trời mưa mãi thế?
Cây cỏ có chi buồn
Mà cỏ cây đẫm lệ
Mà cỏ cây lệ tuôn?
Anh nhớ em từng phút
Anh thương em từng giây
Chim nào không có cánh
Cánh nào không thèm bay
Người nào không có lòng
Lòng nào không ngất ngây
Gửi làm sao nỗi nhớ
Trao làm sao niềm thương
Nhớ thương như trời đất
Trời đất cũng vô thường
Ngày xưa chim hồng lộc
Vượt chín tầng mây cao
Ngày xưa khắp năm châu
Bước chân coi nhỏ hẹp
Bây giờ giữa Long Giao
Ngồi nghe mưa sụt sùi
Cuộc đời như chiêm bao
Có hay không nẻo cụt
Anh châm điếu thuốc lào
Mình say, mình say sao.
(Thơ: Mưa buồn Long Giao - Hà Thượng Nhân.
Vũ Đức Nghiêm phổ nhạc.)
Không có tâm hồn nào đẹp hơn tâm hồn nghệ sĩ Việt Nam trong tù ngục. Người Cộng sạn à? Họ sẽ rên xiết, gào thét đòi chặt phá xiềng gông, đòi "phanh thây, uống máu quân thù". Giữa chúng ta và người Cộng sản có một ngăn cách vời vợi. Họ đã mất lương tri con người và tình nghĩa con người. Chủ nghĩa của họ biến họ thành công cụ của thù hận. Họ tàn sát cả tình cảm thiêng liêng của gia đình. Yên Thao, thi sĩ bộ đội trong kháng chiến 1946-1950, tác giả bài thơ "Nhà Tôi" bất hủ đã bị nghiêm khắc phê bình đến nỗi phải tự diệt tài năng thi ca. Yên Thao bỏ làm thơ. Người Cộng sản thù ghét tình cảm gia đình. Họ đã điên lên khi Vũ Đức Nghiêm nhớ vợ, thương con, coi cuộc đời như chiêm bao. Cái thung dung chính là sự can đảm phi thường. Nó làm con người bình tĩnh và không thèm đếm xỉa đến mọi đe dọa. Người Cộng sản nể nang nhất sự im lặng của tù nhân. Họ không ồn ào chống đối. Chống đối, Cộng sản có lý do đàn áp. Im lặng, thì họ thúc thủ. Thời đại tôi, đôi khi, im lặng bị chụp mũ khiếp nhược nên im lặng cũng là tai họa. Vũ Đức Nghiêm không chống đối, không thích làm anh hùng rơm tù ngục. Anh hát và anh im lặng. Anh không sợ hãi. Người Cộng sản muốn chúng ta sợ hãi, phải sợ hãi họ, phải khiếp nhược trước họ. Không sợ hãi họ là... thiếu thiện chí cải tạo! Và Vũ Đức Nghiêm vào cachot, cachot, cachot dài dài vì cứ hát nhớ vợ, thương con.
Ước mơ của Nghiêm cũng rất đẹp, đúng một ước mơ nghệ sĩ tù đầy. Nó thật. Nó người. Nó không giả, không kệch cỡm kiểu đứng bên kia Thái Bình Dương đòi về diệt thù giải phóng quê hương làm dáng chiến đấu và... yêu nước. Xin hãy nghe Nghiêm hát:
... Mai em, anh về
Xin làm cỏ biếc
vương chân em đi
Xin làm giọt mưa
mưa dầm rưng rức
trên vai người yêu...
Người lính chiến nào lãng mạn hơn người lính chiến Việt Nam, dẫu sa cơ thất thế:
... Anh cầm tay em
bàn tay khô héo
anh nhìn mắt em
gió lùa lạnh lẽo
anh nhìn lòng mình
mùa đông mông mênh
cỏ non mùa xuân
còn xanh dấu chân
trăng non mùa hạ
ướt đôi vai trần
có xa không nhỉ?
ngày xưa thật gần
có xa không em?
ngày xưa thật gần.
(Xin Làm Cỏ Biếc Vương Chân Em Đi - Thơ Hà Thượng Nhân)
Vũ Đức Nghiêm không kêu gào thù hận, không thống trách kẻ bắt nhốt mình, đầy đọa mình hao mòn thân xác. Ngày về, anh mơ ước, là ngày cùng vợ con anh sống trở lại với tháng năm kỷ niệm cũ. Anh không than vãn, không xin xỏ. Nhưng trở lại với tháng năm êm đềm cũ, theo tôi, là ước mơ phi thường và đòi hỏi một thực hiện cam go. Đó mới là đích thật chiến đấu. Hô hoán om xòm chỉ làm rẻ chữ nghĩa. Vũ Đức Nghiêm viết nhiều. Một bài khiến tôi xúc động ghê gớm rồi tôi thương Nghiêm và tất cả những ai đang còn trong ngục tù cộng sản là bài "Giả Sử Mai Ta Về"
... Giả sử mai đây
ta về lại trên đường
gặp tuổi thơ ta cười
ròn tan trong nắng
Đuổi bắt trái sao khô bay tròn khii gió vang,
Ai gọi ta
mà mùa thu rơi đỏ mộng?
...
Giả sử mai đây ta về trên con phố cũ
Ai thắp lên cho ta những ngọn đèn trong sương?
Có đôi mắt nào nhìn ta qua khung cừa kính...
Phải ở tù, phải nghe chuyện phôi phai tình nghĩa vợ chồng bên ngoài nhà tù mới cảm thông tâm sự của người tù. nhiều tù nhân phát điên, leo rào trốn trại để lãnh nguyên băng đạn, vì vợ ở nhà đã bỏ con cho mẹ nuôi, đi lấy kẻ thù. Giả sử của Vũ Đức Nghiêm toàn là giả sử lạc quan:
... Các con ta dưới vầng trăng thuở nhỏ
với ước mộng xanh như người
thả bóng lên trời
và em nữa, vẫn là em thời trẻ
của Sàigòn
mở cửa những đêm vui
em và Sàigòn ăn ô mai ngoài phố
Em và Sàigòn
như một vết son môi...
Vũ Đức Nghiêm, cơ hồ, còn tồn tại là nhờ anh đã dùng kỷ niệm như đôi tay mơn man nỗi thống khổ:
... Con chim biếc bay rồi, vườn vắng cây khô
Chợt một buổi nghe dòng sông nước chảy
Gọi ta về thầm kể những cơn mơ.
Ta bỗng thấy em đi giữa trời áo lụa,
Dãy phố dài thấp thoáng bóng dù xưa
Em, dắt tay con, mắt nhìn trời rộng mở
Khi nắng reo hanh vàng, mùa đã sang thu
...
Đoạn kết của bài hát, lần đầu tiên nghe Vũ Trung Hiền hát, tôi đã khóc:
Ôi giả sử mai đây
Ta về lại bên đời
Dẫu chẳng còn ai biết đến ta
chẳng còn ai đợi cửa
Thì trọn kiếp ta xin làm
người nghệ sĩ rong chơi
đi đọc thơ ta
giữa những vùng bụi đỏ
(Giả Sử Mai Đây Ta Về - Thơ Nguyễn Xuân Thiệp)
Người Công Sản Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Tố Hữu! Tôi đã trình bày chính xác con người trung tá Vũ Đức Nghiêm và con người nghệ sĩ Vũ Đức Nghiêm. Cả hai con người trong một con người đều vô tội! Tôi xin ghi lại một câu chưa rõ nghĩa: Khi hành hạ một con người mà nó thấy con người bị nó hành hạ thương hại nó, tha thứ nó, nó còn dám hành hạ thêm không? Các ông trả lời: hành hạ tiếp, thê thảm hơn. Tôi ghê tởm các ông! Các ông trả lời: lòng các ông chùng xuống. Thành thật cám ơn và xin - tôi nhấn mạnh tôi xin - các ông hãy thả Vũ Đức Nghiêm ra, thả hết các nhà văn, nhà thơ ra khỏi ngục tù. Thả ra, thả hết họ ra, tôi sẽ công khai bày tỏ lòng cảm phục thái độ của các ông.
Người ta nói nhiều về lãng mạn cách mạng. Tôi nói lãng mạn ngục tù, tưởng không có gì mới mẻ. Điều mới mẻ là chúng ta chứng minh được nghệ sĩ của chúng ta lãng mạn trong ngục tù, trong niềm đau đớn không nguôi. Để tự hào chúng ta vẫn còn cái gì hơn người Cộng sản, hơn cả loài người.
Duyên Anh
(18-12-1985 - Trích báo Ngày Nay, số 55, tháng 3 & 4 - 1986)
https://hung-viet.org/a221/lang-man-nguc-tu
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire