lundi 28 février 2022

Tạp ghi Huy Phương

Điều ông muốn dặn dò là thế hệ trẻ gốc Việt là phải cố giữ gìn ngôn ngữ Việt. “Phải bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Đây là nhiệm vụ của chúng ta, những người Việt hải ngoại, vì tiếng Việt trong nước đã trở thành một ‘cái gì’ rất dị hợm rồi,” ông nói. “Mất tiếng Việt là mất văn hóa Việt.” 

Cuốn sách mới nhất của ông tựa đề “Tuyển Tập Huy Phương,” xuất bản năm 2020 là một bộ tổng hợp gồm 12 tuyển tập tạp ghi của ông, viết từ ngày ông sang Mỹ năm 1990 đến năm 2020. 

Sau cuốn tạp ghi đầu tay “Nước Mỹ Lạnh Lùng” (1991-2003), ông viết không mệt mỏi với “Đi Lấy Chồng Xa,” “Ấm Lạnh Quê Người,” “Hạnh Phúc Xót Xa,” “Quê Nhà-Quê Người,” “Những Người Thua Trận,” “Nhìn Xuống Cuộc Đời,” “Ngậm Ngùi Tháng Tư,” “Quê Hương Khuất Bóng,” “Nước Non Ngàn Dặm,” “Ga Cuối Đường Tàu” và “Sóng Vỗ Bèo Trôi.”

 
Dị ứng với chữ nghĩa!
Tạp ghi Huy Phương
 
"Không phải dị ứng với chữ nghĩa, mà tôi còn dị ứng với giọng nói của Hà Nội bây giờ, nó khác xa với Hà Nội thanh lịch của bốn mươi năm về trước. Làm sao tôi quên được giọng nói của đài phát thanh Hà Nội, “thủ đô của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” mà mỗi tối, tôi vẫn thường phải nghe cái giọng the thé của cô xướng ngôn viên qua chiếc loa rè treo ở cái chòi gác đầu trại, những đêm rét buốt ở trong những trại tù Hoàng Liên Sơn. Giọng nói đó còn theo đuổi, ám ảnh tôi cho đến ngày hôm nay." 

 
*
*     *
 

Hữu Thỉnh, Phan Nhật Nam và miếng mồi ‘hòa hợp hòa giải dân tộc’ - Huy Phương  
"Này Phan Nhật Nam! Có thể ông cũng bị nhiều người ghét, nhưng chớ làm người hèn cho thiên hạ khinh.
Một bông hoa cho ông, người xứng đáng mang danh hiệu nhà văn."
Huy Phương
 http://phailentieng.blogspot.com/2017/09/huu-thinh-phan-nhat-nam-va-mieng-moi.html
 
*
*     *
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiNLCEtv-C0NqroXm2LfUfg15l0rxqNgZfoXNGxDfYT0q8ekOt2kDfAuQZnNKv_Ao8ITUGttQR_zNrTPksH2XcY-UyPp7p6N7pmIJOtdtPXNtU8bw7F83PRxxqnwJo0h4yb1LerPH8k9s4/s400/1-36-678x381.jpg 

Bản sắc Hà Nội “Bún Mắng – Cháo Chửi” - Huy Phương
Mặc dầu sang định cư ở Mỹ đã lâu, một ông cụ vẫn còn giữ phong cách ăn uống lịch sự ngày trước. Một buổi sáng Chủ Nhật được các con dẫn đi ăn ở phố Bolsa, nhưng khách đông phải chờ. Khách ghi tên và đứng đợi, ngóng nhìn về cửa chính, nhiều khi hơn nửa giờ, để chờ nhân viên nhà hàng kêu tên mình. Biết chuyện, ông cụ nhất định đòi về cho bằng được, vì cho rằng vì miếng ăn mà phải chầu chực như thế là quá nhục nhã, khó coi. Lần sau mời đi ăn tiệm kiểu này, là không bao giờ ông chịu đi nữa.

 
*
*     *
 

Quê Hương Là Mùi…Nước Mắm – Huy Phương
Người ta định nghĩa quê hương bằng nhiều lối, đối với tôi, cũng không là chùm khế ngọt hay con diều biếc, mà quê hương chính là mùi… nước mắm!
Đã là người Việt Nam, ai cũng mê nước mắm. Thích thì còn bỏ được, nhưng mê thì có phần đắm đuối, khó xa rời. ...
...Xa quê hương, không cần phải thấy “khói sóng trên sông,” chỉ nghe mùi nước mắm là cũng đủ nhớ nhà. Bạn đi Pháp, sang Ý, lên Bắc Âu hay Bắc Á, qua Úc hay Tân Tây lan, cũng không tìm đâu ra mùi nước mắm, nhưng khi nghe được mùi nước mắm là “cầm được tay, day được cánh” thấy quê nhà bên cạnh rồi.
Không thể nào nhầm lẫn! Tô phở là của người Việt, tô mì là của người Tàu! Cũng không ai ăn phở với xì dầu, cũng như không ai chan mì với nước mắm! Sau 1,000 năm bị lệ thuộc dân Tàu, dân tộc Việt vẫn không thể nào thích nghi với… xì dầu, mà vẫn nặng lòng với nước mắm!
 
*
* *
  
 
Trong ký ức của mỗi người đều chứa đựng những điều tốt đẹp nhất, đó là những kỷ niệm thời ấu thơ mà những hương vị của ngày cũ đã ghi dấu đậm nét không hề phai nhạt.
Những điều chúng ta đã trải qua trong quá khứ, ngày nay chúng ta hồi tưởng lại, có phải là những cảm giác thật sự không hay chỉ là những ảo giác. Sao ngày xưa chúng ta ăn một tô bún bò của một cái gánh bún nhỏ, từ An Cựu lên sao ngon đến thế? Sao tô phở nước trong veo, đơn giản với mấy sợi bánh, lát chả nhỏ, chút tiêu hành, của gánh phở ông già đầu xóm, sao mà ngon đến thế? Miếng thịt quay Chợ Cũ, ổ bánh mì nóng ngày ấy, bây giờ làm sao tìm thấy lại. Những buổi tiệc “sơn hào hải vị” này nay trên những bàn tiệc xa hoa ở xứ người, làm sao bằng bát canh rau và những con cá kho ngày ấy của mẹ?
Mọi người đều nói, làm sao tìm được hương vị của một món ăn, thuở nhỏ, của ngày xửa ngày xưa, đã thật xa rồi.
NGÀY XƯA… - Huy Phương 
 
 
*
*     *
 

Cờ vàng, cờ đỏ - Tạp ghi Huy Phương
"Đây là một câu chuyện khó tha thứ, và cũng là một bài học đắt giá cho tất cả những người Việt đã sống chết hết cuộc đời mình với một lá cờ."

 
*
*     *
https://lh6.googleusercontent.com/lSkeZDDyTj969_DfWqC69yzHecVNnkKV-5Mx2h1rWIc8SiCZ4y_Rn2jOmOtaadbstr8Y4maOvXMe9OMYvkfLekRdA0YAnXm507W8WZB3DX-fzbE7cEn9PzbkFXdGltTl_zSMJzUv 

Theo tin báo chí trong nước, vào Tháng Ba năm nay, Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn thuộc Bộ Văn Hóa Thông Tin-Du Lịch vừa quyết định “tạm thời dừng lưu hành năm ca khúc sáng tác trước năm 1975.” Đây là những nhạc phẩm đã được cấp phép trước đó, bây giờ lại có lệnh tạm dừng phổ biến.

‘Bóng ma’ nhạc vàng Tạp ghi Huy Phương
 
*
*     *
 


Trải qua một thời gian dài nước mất nhà tan, bị tù đày, gia đình ly tán, phải sống dưới một chế độ thù nghịch, ngày được ra khỏi đất nước, được đứng nghiêm trang, mắt ngước nhìn lá quốc kỳ thân yêu xa vắng bao nhiêu năm, tai nghe lại điệu nhạc hùng tráng năm xưa, lòng bỗng dưng xôn xao bao kỷ niệm, hai dòng nước mắt tuôn rơi. Ðã bao nhiêu người mang tâm trạng như tôi vào những ngày đầu đặt chân đến xứ người. Phải chăng những điều gì đã mất khiến cho lòng chúng ta tiếc nuối và xót xa. (Huy Phương)

Dòng nước mắt cho một bản quốc ca - Huy Phương

 
*
*     *
 
 

Tôi biết trên thế giới Tây phương có nhiều đứa con không dám đi du lịch xa, vì sợ con mèo, con chó hay bầy cá ở nhà không ai cho chúng ăn hay săn sóc, nhưng cha mẹ già thì đã có những nhà dưỡng lão. Thậm chí trong tình vợ chồng, người vợ còn mạnh khỏe, siêng đi lễ hay lên chùa, nhưng chồng thì cô đơn, trên chiếc xe lăn trong một nhà già quạnh hiu nào đó. 

Chúng ta có bao nhiêu lý do để bào chữa, biện minh cho việc bỏ bê cha mẹ già trong một cơ quan y tế, được cho ăn mỗi bữa, áo quần có người giặt, vài ba ngày được đẩy xe vào phòng tắm, trần truồng và được cô y tá hay một nam nhân viên dội nước, xát xà phòng, vo đầu. Những việc săn sóc này dù có mang chút tình người đi nữa thì cũng là những công việc hằng ngày bắt buộc, thương ghét hay xúc động chỉ là những cảm tính vô ích.

NỖI BUỒN CUỐI ĐỜI - Huy Phương 
https://phailentieng.blogspot.com/2022/02/noi-buon-cuoi-oi-huy-phuong.html 

 

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire