mercredi 9 septembre 2020

Nghị lực và đau thương của cá hồi.

Tập quán sinh sản ở cá hồi

Cá hồi là loài cá có đặc tính ngược dòng tìm về cội nguồn để đẻ trứng, chúng sinh ra tại khu vực các dòng suối nước ngọt.  Qua những sự  thay đổi hóa học giúp chúng thích nghi được với nước mặn và sau đó là cuộc hành trình di cư ra biển. Khi đã trưởng thành chúng quay trở lại vùng nước ngọt để sinh sản.
Hầu hết cá hồi đều tuân theo  sự tiến hành này, trước đó chúng sinh trưởng và phát triển tại các vùng biển nước mặn đây cũng là giai đoạn chúng phải ăn nhiều nhất để tích trữ mỡ và năng lượng chuẩn bị cho cuộc hành trình trở về các dòng suối nước ngọt quê hương để đẻ trứng .



 

Thông thường cá hồi đẻ tại những dòng suối nước ngọt nơi có độ cao lớn hơn vùng đồng bằng. Cá con sau khi nở ra sẽ ở lại dòng suối quê hương trong khoảng từ sáu tháng tới ba năm . Ước tính chỉ 10% trứng cá hồi sống sót tới giai đoạn này. Tính chất hóa học của cơ thể cá con thay đổi, cho phép chúng sống và thích nghi trong môi trường nước mặn.

Quá trình ngược suối tìm về cội nguồn.

Cá hồi dành khoảng một tới năm năm (tùy theo loài) sinh sống ngoài biển khơi nơi chúng dần trưởng thành về giới tính. Sau khi đã trưởng thành thì quay về dòng sông quê hương để sinh sản. Nhiều người đặt câu hỏi làm sao cá hồi có thể xác định được phương hướng nơi chúng sinh ra để quay về? thì đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Tuy nhiên nhiều giả thuyết cho rằng khứu giác của chúng rất tốt và đây cũng có thể là cách định vị để tìm về dòng sông cội nguồn của cá hồi.

 

Cá hồi có thể thực hiện những chuyến đi khiến bạn phải kinh ngạc, chúng có thể di chuyển hàng trăm dặm ngược dòng nước chảy nhanh và mạnh. Chúng phải vượt qua hơn 3200km , vượt qua các  thác nước để tìm về các dòng suối nông để để trứng. Rất nhiều con trong số chúng đã chết trên đoạn đường trở về này vì kiệt sức. Thật phi thường phải không nào?
Thời điểm này, chúng ngừng ăn vì sự phát triển của trứng và tinh trùng ở cá hồi đã chèn hết bao tử chúng. Trong thời gian này cá hồi sống nhờ vào các chất béo đã dữ trự trong cơ thể.

Quá trình đẻ trứng.

Sau chặng đường dài vượt thác, vượt suối để đến được vùng suối cao và đã lựa chọn được địa điểm thích hợp thì lúc này cá hồi bắt đầu bước vào giai đoạn đẻ trứng.
Trước khi sinh sản cá hồi phải trải qua sự thay đổi về cơ thể, tùy thuộc theo loài mà có sự thay đổi khác nhau. Chúng có thể phát triển một cái bướu, mọc răng nanh, phát triển bướu gù đó là một sự uốn cong của hàm ở cá hồi đực).

 

Trước khi đẻ trứng cá hồi cái dùng đuôi, để tạo một vùng áp suất thấp, khiến sỏi trôi xuôi dòng, tạo một hố lõm nông gọi là ổ sỏi để cá cái đẻ trứng vào đó. Trứng thường có màu cam tới đỏ. Một hoặc nhiều con đực bơi cạnh con cái và giải phóng lượng tinh trùng lên trên vùng trứng của con cái để thụ tinh.
Sau đó con cái đẩy sỏi và bụi bao phủ lấy trứng và tiếp tục bơi để tạo các ổ sỏi tiếp theo cứ như vậy đến khi con cái đẻ hết trứng.Trung bình một con cái có thể làm đến 7 ổ sỏi đẻ trứng như vậy.

 

Sự ra đi sau khi hoàn thành sứ mệnh.

Sức khỏe của chúng kém đi do quá trình vượt suối và do thay đổi môi trường sống đến vùng nước ngọt, và càng suy giảm hơn nữa sau khi đẻ trứng và giải phóng tinh trùng Ở loài cá hồi Thái Bình Dương, cá hồi đực chết trong vòng vài ngày còn cá hồi cái có thể sống trong vòng vài tuần để bảo vệ trứng và sau đó cũng chết vì kiệt sức.

 


Đúng là một loài cá kiên cường và bản lĩnh

*
*     *
Quãng đường di chuyển hồi hương của chúng dài tới 500km trong điều kiện nước chảy xiết, đúng với hành trình mà chúng ra đi.

Trong quá trình di chuyển, cá hồi đỏ không ăn thứ gì. Đẻ xong, chúng kiệt sức và chết. Cá hồi con sinh ra và lại bắt đầu một hành trình kéo dài 4 năm như thế. Theo ước tính, mỗi năm, ngư dân Canada đánh bắt khoảng 15 triệu con cá hồi đỏ làm thực phẩm.

Số cá hồi còn sót lại, khoảng 8-10 triệu con, trong đó có một nửa là cá cái sẽ di cư về sông Adams để sinh sản và chết đi.
Cận cảnh dòng sông đỏ rực vì 10 triệu con cá hồi di cư 5
Cận cảnh dòng sông đỏ rực vì 10 triệu con cá hồi di cư 6
Cận cảnh dòng sông đỏ rực vì 10 triệu con cá hồi di cư 7
Cận cảnh dòng sông đỏ rực vì 10 triệu con cá hồi di cư 8
Cận cảnh dòng sông đỏ rực vì 10 triệu con cá hồi di cư 9
Cận cảnh dòng sông đỏ rực vì 10 triệu con cá hồi di cư 10
Cận cảnh dòng sông đỏ rực vì 10 triệu con cá hồi di cư 11
Cận cảnh dòng sông đỏ rực vì 10 triệu con cá hồi di cư 12
Cận cảnh dòng sông đỏ rực vì 10 triệu con cá hồi di cư 13
Cận cảnh dòng sông đỏ rực vì 10 triệu con cá hồi di cư 14
Cận cảnh dòng sông đỏ rực vì 10 triệu con cá hồi di cư 15
Cận cảnh dòng sông đỏ rực vì 10 triệu con cá hồi di cư 16
Cận cảnh dòng sông đỏ rực vì 10 triệu con cá hồi di cư 17
Cận cảnh dòng sông đỏ rực vì 10 triệu con cá hồi di cư 18
Dã Quỳ (Tổng hợp)
*
*     *
  


 





Sau khi đi coi cá hồi vượt đập về nguồn thì tôi đã tìm hiểu tại sao cá lại khổ thân như vậy . Tôi coi ở Wikipedia và xin tóm lược sơ về loài cá hồi Đại Tây Dương (Atlantic Salmon) để các bạn cùng đọc cho biết .

Cá hồi Đại Tây Dương sống lâu nhứt trong các loại cá hồi, có thể sống tới 13 năm . Các nhà khoa học nghiên cứu thì họ rất ngạc nhiên là cá hồi luôn tìm về được nơi nó đã được sinh ra để đẻ trứng tại đó , rồi lại cũng lìa đời tại đó luôn . Giống như ông bà mình hay nói là muốn được an nghỉ tại nơi chôn nhau cắt rún của mình vậy . Đó là lý do tại sao mình thấy nó cứ cố gắng nhảy lên cả trăm lần cho tới khi thành công mới thôi . Chắc vì vậy mà sau khi đẻ trứng rồi thì hết cả năng lượng .

Một con cá cái có thể đẻ tới 7-8 cái ổ trứng . Một ổ có diện tích cỡ 2.8 mét vuông . Cá cái phải tới chỗ muốn đẻ trứng trước để làm ổ cho an toàn . Nó dùng đuôi để di chuyển các hòn đá sao cho khi trứng đẻ ra được bảo vệ tốt nhứt . Trứng cá lớn cỡ hột đậu hoà lan , có màu cam hay đỏ . Sau khi cá cái thả trứng thì cá đực "làm nhiệm vụ gieo giống" . Cá đực sẽ chạy vòng vòng ổ trứng để thả "lăng quăng" vô đám trứng đó . Cái cha sẽ chạy lòng vòng khu đó để tấn công kẻ nào muốn tiêu diệt ổ trứng . Sau đó thì cá cha và mẹ đều yên nghỉ . Cá hồi sản xuất ra thế hệ sau chỉ 1 lần trong cuộc đời thôi .
Trứng sau khi đã thụ tinh thì nằm yên đó từ 2 tới 6 tháng để phát triển . Mấy tháng sau thi nở ra cá con , chỉ dài cỡ 15-20 cm thôi . Cá con sống trong sông tới 2-3 năm để làm quen với môi trường . Lúc này thì cá con có da sọc đen , trắng , chưa có vảy . Khi cơ thể đã trưởng thành , cứng cáp (giống như thanh niên 18 tuổi) thì cá thay da thành màu trắng và có vảy bạc . Sau đó cá sẽ bơi ra biển vẫy vùng . Sau cỡ 9-10 sống ngoài biển thì cá lại bơi vào sông để sản xuất trứng . Trước khi trở vô sông thì cá lại thay đổi da 1 lần nữa thành màu đen sẫm .



October 16, 2016
TK
*
*     *


Bài Ca Về Nguồn (Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Nguyễn Hữu Nghĩa)
*
*     *
BA LOÀI CÁ KHIẾN CHÚNG TA CẢM ĐỘNG.

1. Con cá thứ nhất là cá hồi chó.
Cá hồi chó sống ở vùng nước sâu trong đại dương bao la.
Cá hồi chó mẹ sau khi đẻ trứng sẽ đợi ở một bên, trứng sau khi nở thành cá con vẫn chưa thể tự kiếm ăn, chỉ có thể dựa vào thịt của Mẹ để lớn.
Cá Mẹ nhịn đau đớn không hề kêu ca. Khi cá con lớn lên, cá Mẹ chỉ còn lại một đống xương, đó là minh chứng đắt giá nhất cho tình Mẹ vĩ đại trên thế giới này.
Cá hồi chó là con cá tượng trưng cho tình thương bao la của Mẹ

L’image contient peut-être : plein air et eau 

2. Con cá thứ hai là cá lóc Tàu
Loài cá này sau khi sinh con sẽ bị mất đi khả năng nhìn, không thể kiếm mồi mà chỉ có thể nhịn đói.
Khi trứng nở thành hàng ngàn con cá con, đàn cá con không nỡ nhìn Mẹ chết nên từng con, từng con một chút động bơi vào miệng Mẹ để giúp Mẹ đỡ đói.
Cá Mẹ sống lại, lượng cá con còn tồn tại chẳng đáng là bao, chỉ còn chưa đến 1/10, số còn lại vì Mẹ mà hy sinh tấm thân non nớt của mình.
Cá lóc tàu là con cá tượng trưng cho sự hiếu thảo của người làm con nhiều người trong chúng ta sẽ thấy ngậm ngùi.

L’image contient peut-être : plante et plein air 

3. Con cá thứ ba là cá hồi
Mỗi năm cứ đến mùa sinh sản, cá hồi lại tính trăm phương ngàn kế để từ đại dương rộng lớn trở về dòng sông trong đất liền.
Bởi lẽ loài cá này không sinh nở ở các vùng biển nước mặn mà di cư bơi về dòng suối ngọt, nơi chúng được sinh ra để tiếp tục đẻ trứng.
Cuộc hành trình di cư thật sự vất vả và gian lao khi chúng phải bơi ngược dòng chảy của tự nhiên để trở về quê hương, trên đường trở về phải đối mặt với bao hiểm nguy thách thức, nào là vượt thác, nào là lo bị gấu xám ăn thịt…
Những con cá không vượt được thác phần lớn sẽ rơi vào bụng gấu. Những con vượt thác thành công cũng sức cùng lực kiệt, vừa phải tiếp tục bơi vừa phải đề phòng loài ó cá kiếm mồi.
Chỉ có một số ít những con cá may mắn vượt qua mọi khó khăn và sự bủa vây để trở về quê hương, hoàn thành việc quan trọng nhất đời mình, đó là tìm con đực, giao hợp, đẻ trứng và cuối cùng là chết một cách yên bình ở chính nơi mình sinh ra.
Và khi mùa xuân đến, đàn cá con lại trôi theo dòng nước ra biển, bắt đầu hành trình cuộc đời mình. Cá hồi là loài cá tượng trưng cho tình yêu quê hương xứ sở.

Bởi thế: Chúng ta hãy thường xuyên nghĩ rằng, trên đời này có ít nhất 3 loài cá khiến chúng ta phải cảm động bởi những hành động cao đẹp của chúng.

L’image contient peut-être : plein air, eau et nature

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire