mercredi 29 juillet 2020

Trường Trung Học Võ Tánh (1952-1975)

Afficher l’image sourceTrường Trung Học Võ Tánh (1952-1975) :

Địa chỉ: Số 1 đường Bá Đa Lộc, Nha Trang, khuôn viên rộng rãi tiếp giáp với các đường: Bá Đa Lộc, Hoàng Hoa Thám, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Tri Phương. Phía đông là trường Collège de Francais, Lasan Bá Ninh. Phía tây là Quân Y Viện Nguyễn Huệ. Phía bắc, Trụ sở Liên Đoàn Lao Động, xa hơn là Bệnh Viện Khánh Hòa và Sân Vận Động Nha Trang. Phía nam là Trường Nữ Trung Học chỉ cách 1 con đường Nguyễn Tri Phương.
Năm 1949, khuôn viên này được Công Sứ Pháp và Nha Địa Chính KH cấp cho Trường. Ông Tỉnh trưởng Khánh Hòa Trần Thúc Linh cấp ngân khoản xây dựng.

Thầy Lê Tá được Nha Học Chánh Trung Việt cử làm Hiệu Trưởng là vị Hiệu trưởng có công nhất trong việc vận động và xây dựng trường: năm 1952 trường cất xong: 1 dãy lầu 2 tầng 8 phòng học: 4 trệt 4 lầu, mang tên “Trường Trung Học Võ Tánh” hướng ra đường Bá Đa Lộc, ngày khánh thành Ông Tỉnh trưởng Trần Thúc Linh đọc bài diễn văn bằng tiếng Pháp.

Niên học đầu tiên 1952-1953: có 2 lớp Đệ Thất, 1 lớp Đệ Lục, 1 lớp Đệ Ngũ (tất cả từ Trường Nam Tiểu Học NT chuyển đến).

Năm 1954, nhiều Thầy và học sinh di cư vào Nam dừng chân ở Võ Tánh, Ô. Tỉnh Trưởng Khánh Hòa Nguyễn Trân cấp ngân khoản xây một dãy lầu dài 50m, hội Phụ Huynh Học Sinh tặng bàn ghế... các nhà Mạnh Thường Quân giúp tiền xây nhà Hiệu trưởng, nhà Giáo sư.

Niên khóa1953-1954: tuyển thêm học sinh từ các trường tư thục, nâng tổng số lên 3 lớp Đệ Lục.

Niên khóa1954-1955: 3 lớp Đệ Ngũ, riêng Đệ Ngũ 3 có 2/3 là nữ sinh. Dạy hoàn toàn chương trình Việt.

Năm 1957, trường Trung Học Võ Tánh được Bộ nâng lên hàng Đệ Nhị Cấp nhưng mãi đến niên khóa 1959-1960 mới có Đệ Tam vì thiếu thầy.

Kể từ niên khóa 1969-1970 đổi tên lớp: Đệ Thất, Đệ Lục đến Đệ Nhất gọi là Lớp 6, Lớp 7 đến lớp 12 (cả nước).

Tóm lại, qua một quá trình xây dựng lâu dài, Trường Võ Tánh trông khang trang cổ kính chung quanh có tường xây, mặt tiền có 1 cổng chính với 2 cửa hông 2 bên. Phía cửa hông bên phải có một ngôi nhà nhỏ dành cho Ban Giám Thị và Ban Trật Tự. Từ cổng vào là sân đất rộng, giữa sân là cột cờ, cuối về phía tay phải nhìn ra đường là nhà để xe đạp và 1 cổng lớn để học sinh lưu thông bằng xe đạp.

Qua khỏi sân đất: 2 dãy lầu 2 tầng nguy nga thẳng tắp dài khoảng 300m theo hướng đông-tây, mỗi tầng 8 lớp nối vào giữa bằng một vòm cung rộng, tại đầu 2 dãy lầu ở tầng trệt là Văn phòng Hiệu trưởng, Văn phòng Tổng Giám thị, Văn phòng Giáo sư. Phía sau là sân chơi tráng xi măng, rồi đến tòa nhà trệt nhiều phòng dành cho Đệ Nhất Cấp... Sau nữa là sân vận động.

Đến năm 1973 có 30 phòng học, trên 3.000hs, cùng các phòng thí nghiệm, hội trường, thư viện. Có 55 lớp, riêng Lớp 6 có tới 10 lớp. Ban giảng huấn có trên 65 giáo sư.

Các thời Hiệu Trưởng (kế tiếp Thầy Hiệu trưởng Trương Văn Như) :

- Thầy Lê Tá: Hiệu trưởng 1952-1955 và trên 30 giáo sư:

- Thầy Nguyễn Quảng Tuân dạy Việt văn 1954-1955 và 1964-1965 - Thầy Nguyễn Quang Gĩ từ 1954 - Thầy Đặng Đức Cường từ 1954 - Thầy Vũ Hữu Nghi từ 1954 - Thầy Bùi Trọng Bạch từ 1954 dạy Lý Hóa - v...v...

- Thầy Nguyễn Vỹ: Hiệu trưởng (1955-1956) và trên 30 giáo sư:

- Thầy Cao Văn Huy: Tổng Giám thị - Thầy Võ Thành Điểm: Giám thị, kiêm Thể dục - Thầy Nguyễn Xuân Vinh: Toán (tốt nghiệp Kỹ sư Hàng Không năm 1953 tại Pháp, tốt nghiệp Trường Võ Bị Không Quân Pháp năm 1955, về nước phục vụ tại Căn Cứ Không Quân Nha Trang là giáo sư thỉnh giảng môn Toán trường VT dạy mỗi tuần 4 giờ) - v...v...

- Thầy Lê Khắc Nguyện: Hiệu Trưởng (1956-1959) và trên 60 giáo sư:

- Thầy Đào Trữ: dạy Toán, Giám Học - Thầy Cao Văn Huy: Tổng Giám thị - Thầy Võ Thành Điểm: Giám thị, Hội họa - Thầy Phạm Văn Thanh (Văn phòng) - Thầy Hồ Văn Túy (Văn phòng) - Thầy Thạch Trung Giã: Việt văn (Thầy của Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nguyễn Văn Liễu tức Trịnh Cung...) - Thầy Cung Giũ Nguyên: Pháp, Việt văn - Thầy Ưng Trung: Pháp văn - Thầy Lê Văn Đào: Anh văn - Thầy Nguyễn Hải: Toán - Cô Tôn Nữ Dung Đài: Anh văn - Thầy Trần Đăng Nhơn: Anh văn - Thầy Trần Thanh Lý: Toán - v...v...

- Thầy Lê Nguyên Diệm: Hiệu Trưởng (1959-1972) và trên 65 giáo sư:

- Thầy Đào Trữ: Giám học - Thầy Nguyễn Văn Dành: Tổng Giám thị - Thầy Sử Văn Tuy: Văn phòng - Nguyễn Văn Đỡ: Văn phòng - Nguyễn Văn Đại: văn phòng - Phạm Văn Thanh: Văn phòng - Thầy Bùi Văn Chọng: Lý Hóa, Trưởng Phòng Thí nghiệm - Thầy Nguyễn Quảng Tuân: Việt văn - Thầy Nguyễn Đức Nhơn: Pháp văn - Thầy Vũ Hữu Nghi: Việt văn - Thầy Bùi Ngoạn Lạc: Toán - Thầy Ngô Đức Diễm: Triết - Thầy Võ Túc: Triết - Nguyễn Thị Kim Thành: Pháp văn - Thầy Võ Doãn Nhẫn: Triết - v...v...

- Thầy Nguyễn Đức Giang: Hiệu trưởng từ 1972-1973 và trên 65 giáo sư:

- Thầy Nguyễn Thúc Thâm: Giám học - Thầy Nguyễn Lự: Phụ tá Giám học - Thầy Nguyễn Văn Dành: Tổng Giám thị - Thầy Vũ Thanh Triệu: Phụ tá Giám thị - Cô Trần Thị Hồng Trang: Hội họa - Thầy Đặng Như Đức: Sử Địa - Thầy Trần Phước Hải: Việt văn - Thầy Cao Quảng Hà: Vạn vật - Thầy Ngô Liệp: Toán - Thầy Đinh Gia Hoài: Lý Hóa - Thầy Lê Thế Nhiếp: Vạn vật - v...v...

- Thầy Nguyễn Thúc Thâm: Hiệu trưởng từ 1974-1975 và trên 65 giáo sư:

-Thầy Phạm Liêu: Pháp văn (1962-1975) - Thầy Hồ Đăng Châu: Việt văn (1959-1975) - Thầy Nguyễn Gia Bá: Lý-Hóa (1960-1975) - Cô Tôn Nữ Dung Kiều: Anh văn - Cô Nguyễn Thị Hoàng Bắc: Việt văn - v...v...

Sau 1975, Trường Trung Học Võ Tánh đổi tên. Ba chữ Bá Đa Lộc và hai hàng cây rợp bóng trên con đường dẫn ra biển cũng không còn nữa.

Bài sưu tầm của Vinh Hồ.
https://vtnth1970.weebly.com/about.html
*
*     *
Picture 

Afficher l’image source 
*
*     *
Trường Trung Học Võ Tánh

*
*     *
Picture 

Vài Nét về Trường Nữ Trung Học Nha Trang


Ngày 20/8/1960 Cô Bùi Ngoạn Lạc nhận Sự vụ lệnh của Giám đốc Nha Đại Diện Giáo Dục miền Trung vào Nha Trang với hai nhiệm vụ: tách nữ sinh ở trường Võ Tánh, thành lập Trường Nữ Trung Học Nha Trang đầu tiên tại Miền Nam Trung Phần.

Việc tách trường chia lớp kéo dài 3 tháng, đầu năm 1961 trường có đủ sổ sách các lớp.

Ngày 14/12/0960 Bộ Giáo Dục ra nghị định thành lập Trường Nữ Trung Học Đêỉ Nhị Cấp và một nghị định khác cử Cô Bùi Ngoạn Lạc làm Hiệu trưởng và Cô Nguyễn Ngân làm Tổng Giám thị. Bộ cấp ngân khoản xây 15 phòng học tại Chụtt, nhưng vì xa thành phố (5 km) nên Ông Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Lý đồng ý đổi địa điểm, cấp cho Trường dãy nhà xe lợp tôn của trại lính Bảo An đường Lê Văn Duyệt (cơ sở ở Chụtt được Trường Kỷ Thuật mua, chuyển tiền về cho quỹ NTH) được sửa chữa chia thành 12 phòng học, 1 văn phòng Hiệu trưởng, 1 văn phòng Tổng Giám thị và 2 nhân viên. Cô Bùi Ngoạn Lạc, Hiệu Trưởng và Cô Nguyễn Ngân, Tổng Giám thị là những người có công nhất trong việc vận động và xây dựng trường.

Niên khóa đầu tiên 1961-1962 có 810 nữ sinh, 17 lớp từ Đệ Thất đến đệ Nhị. (Đệ Nhất chưa đủ lớp còn học tại VT). Ban Giảng Huấn gồm 24 giáo sư:

- Cô Bùi Ngoạn Lạc: Hiệu trưởng

- Cô Đoàn Thị Thu Cúc (tức bà Nguyễn Ngân): Tổng Giám thị - Cô Lê Thị Oanh: Văn phòng - Cô Tôn Nữ Dung Đài: Anh văn - Cô Trương Thị Túy Trúc: Toán - Cô Vũ Thị Ngà: Hội họa - Cô Nguyễn Thị Thanh Trí: Hội họa - Cô Thái Thị Bạch Vân: Nữ công Gia chánh - Cô Lê Thị Thanh Tâm: Vạn vật - Cô Lê Thị Cúc: Triết - Cô Phạm Thị Hải: Anh văn - v...v...

Các nữ giáo sư Võ Tánh được chuyển qua NTH cùng một số nam giáo sư dạy giờ, thêm 10 giáo sư tốt nghiệp khóa đầu tiên tại Đại Học Huế.

- Niên khóa 1962-1963: thêm 1 giáo sư người Pháp, mở 1 lớp Đệ Tam C, thêm 1 lớp Đệ Lục, có 19 lớp với 947hs. USOM cho 1 phòng thí nghiệm nhưng không có đất xây. Năm 1962 Bộ cho mở lớp Đệ Nhất nhưng NTH thiếu giáo sư nên nữ sinh vẫn học tại VT.

- Niên khóa 1963-1964: xây thêm 2 phòng học, thêm 1 lớp Đệ Nhị C, 1 lớp Đệ Ngũ, có 21 lớp, 1.120hs, 27 giáo sư, bắt đầu có y tá.

- Niên khóa 1964-1965 tại NTH mới: Sau ngày Cách Mạng 1/11/1963, Đại tá Tỉnh trưởng Nguyễn Vĩnh Xuân thuận cấp cho Trường 1 khu đất rộng bỏ trống trên 12.000 mét vuông ở đường Lê Thánh Tôn, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Tri Phương cạnh trường VT, để xây Trường NTHNT (NTH mới) gồm 3 dãy lầu 2 tầng,10 phòng học (5 trệt 5 lầu) nối nhau bằng một nhà chơi. Có 22 lớp (thêm 1 lớp Đệ Tứ), 1158hs, 30 giáo sư, có 1 Giám thị đầu tiên.

Bắt đầu từ niên khóa này, một nửa học ở Nữ Trung Học mới, một nửa học ở Nữ Trung Học cũ (cách nhau khoảng 200m).

- Niên khóa 1965-1966: thêm1 lớp Đệ Tam, có 23 lớp, 1177hs, 36gs, xây thêm 1 dãy lầu thứ hai song song với dãy lầu trước, xây 1 bức tường bao quanh trường (sau 2 năm kéo bằng dây kẽm gai).

- Niên khóa 1966-1967: thêm 1 lớp Đệ Nhị A, thêm 1 số giáo sư và 1 người Mỹ giúp dạy đàm thoại tiếng Anh, có 1 giám học, 1 thư ký, 1 gác dan, có 24 lớp, 1200hs.

- Niên khóa 1967-1968: mở thêm 2 lớp Đệ Nhất A và Đệ Nhất C, có 27 lớp, 1.300hs. Đệ Nhất B vẫn học ở VT.

- Niên khóa 1968-1969: thêm 1 lớp Đệ Lục, xây 1 nhà chơi dài 52m nối liền 2 dãy phòng học, xây1 nhà để xe, có 28 lớp, 1466hs.

- Niên khóa 1969-1970: thêm 2 lớp Đệ Thất, 1 lớp Đệ Nhất, 1 lớp Đệ Ngũ, xây 1 phòng gia chánh nhưng thiếu dụng cụ, có 32 lớp, 1734 hs.

Năm 1970 trường có đủ các lớp từ Đệ Thất đến Đệ Nhất với cả 3 ban A, B, C.

- Niên Khóa 1970-1971: Lễ Kỷ Niệm 10 năm thành lập NTH với sự hiện diện của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Tỉnh trưởng... Trường có 3 dãy lầu 2 tầng 10 phòng được nối với một nhà chơi rộng rãi dài gần 80m, tthêm 1 lớp Đệ Thất, 2 lớp Đệ Lục, 1 lớp Đệ Tứ, có 36 lớp, 2.154hs.

Thi đậu Tú Tài 1 cao nhất thuộc niên khóa 1966-1967: 78%

Thi đậu Tú Tài II cao nhất thuộc niên khóa 1969-1970: 74%

Năm1973, Bộ cho lập ở các tỉnh Sở Giáo Dục Trung-Tiểu Học và Kỹ Thuật. Cô Bùi Ngoạn Lạc qua Sở làm Trưởng Ban Thanh Tra, Cô Tôn Nữ Diệu Trang thay làm Hiệu trưởng, từ đó trường có tên mới là Huyền Trân.

Các thời Hiệu trưởng :

1- Cô Bùi Ngoạn Lạc: Hiệu trưởng 1961-1973

2- Cô Tôn Nữ Diệu Trang: Hiệu trưởng: 1973-1974

3- Cô Lê Thị Gia Hương: Giám học từ 1970-1973, X.L.T.V. Hiệu trưởng 1974-1975

- Cô Phạm Thị Trang: Giám học

- Cô Nguyễn Ngân: Tổng Giám thị 1961-1975

Trường NTHNT- ngôi trường xinh đẹp quét vôi trắng hòa với màu trắng của áo dài nữ sinh như đàn chim thiên nga, tạo thành nét trinh nguyên quyến rũ độc đáo của miền Thùy Dương Cát Trắng hiền hòa, êm đềm, mát ngọt trong lòng khách du.

Khen ai đã tạo ra nét thần tiên ấy!

Sau 1975, trường cũng cùng chung một số phận với Võ Tánh: thay họ đổi tên.


Bài sưu tầm của Vinh Hồ

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire