mercredi 19 février 2020

DÒNG SÔNG CÁI & ĐÌNH XƯƠNG HUÂN

L’image contient peut-être : ciel, plein air, eau et natureSông Cái Nha Trang.
Hồi tôi còn nhỏ, khoảng sáu, bảy tuổi gì đó, cứ tưởng rằng con sông Cái chỉ bắt nguồn từ hướng tây của chợ Đầm rồi chảy dọc dài theo đường Lò O đến Nguyễn Bỉnh Khiêm mà thôi. Còn làng Xương Huân, nơi tôi sinh ra với tiếng khóc chào đời với lời ru vỗ về của mẹ, chỉ quanh quẩn con đường Lý Thường Kiệt, chạy song song với đường Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Bỉnh Khiêm, rồi quẹo qua đường Lò O, Bến Chợ. Hồi ấy, đường làng tôi chỉ có con đường Phan Đình Phùng được tráng nhựa, còn ngoài ra hầu hết các con đường khác chỉ được rải đá, rồi dùng xe “hồ lô” cán đá cho bằng phẳng thôi. Đến mùa mưa, nước chảy, những viên đá trồi lên lởm chởm, cứa nát chân không giày, không dép của bọn trẻ trong thôn xóm tôi.
Khi lớn thêm vài tuổi nữa, tôi mới biết rằng sông Cái  Nha Trang còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù, là sông lớn nhất tỉnh Khánh Hòa.
Sông có chiều dài 84 cây số, lưu vực này bao gồm toàn bộ hai huyện  Diên Khánh và Vĩnh Xương rồi chảy dài về thành phố Nha Trang. Dòng sông Cái có 15 phụ lưu chia ra nhiều nhánh với chiều dài trên 10 cây số.  Mùa lũ từ tháng 10 đến tháng 12, cho một lưu lượng nước thật nhiều, để cung cấp cho các bình nguyên từ Hòn Gia Lê, dốc Đá Đứng, chảy qua các huyện  Diên  Khánh, rồi qua huyện Vĩnh Xương, quanh co theo các khe núi thẳng đứng Đá Đen, Đá Trắng, rồi xuôi về Đồng Trăng, Đất Sét và xuôi dòng chảy về đồng bằng Thanh Minh. Nơi đây nước chảy lững lờ về Trường Lạc, rồi chảy xiết về cây cầu Phú Lộc. Thôn xóm này nổi tiếng về nghề “đúc đồ đồng” và làm “nghề bánh tráng” với các thiếu nữ, có những ngón tay thiên thần, da trắng như bông bưởi, ngày đêm chằm nón lá, cung cấp cho các nữ sinh Nha Trang, nghiêng nón, e ấp khi tan trường về.
Nước sông Cái cũng từ thôn xóm hiền hòa này, xuôi dòng về Xuân Phong và dòng chảy đến thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc thì chia làm hai nhánh:
Một nhánh chảy theo hướng Đông-Nam, men theo chân núi Đồng Bò, chảy xuống Trường Đông, Vĩnh Trường và chảy tiếp ra biển Cửa Bé. Nhánh này hiện nay đã bị lấp, chỉ đến mùa nước lũ, dòng chính mới hiện ra thật rõ ràng.
Nhánh thứ hai chảy xuyên theo hướng Đông-Bắc, đây là nhánh chính của sông Cái, từ Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc chảy qua cây cầu sắt Lư Cấm trên tuyến đường xe lửa Bắc Nam, nước sông len lỏi  đến Ngọc Hội, xuyên qua những hàng dừa rợp bóng mát, rồi dòng nước sông chia làm hai nhánh nhỏ:
Nhánh thứ nhất chảy vào Phương Sài, còn gọi là  Phường Củi, rồi chảy xuống Cồn Dê, rồi nước âm thầm rỉ rả chảy qua cây cầu Hà Ra, nước xoáy tạo thành một đầm rộng gọi là Đầm Xương Huân nay đã bị lấp để xây Chợ Đầm, rồi dòng nước chảy dọc dài theo đường Lò O, qua đình Xương Huân, tạo thành một cồn Giữa, trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, bên tả ngạn của dòng sông Cái, mà phía bên này bờ là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Dòng chảy này chảy ra biển, có tên gọi là  Cửa Lớn Nha Trang.
Nhánh thứ hai rộng và sâu hơn, chảy xuống Xóm Bóng - Cù Lao, rồi cũng chảy ra cửa Biển Nha Trang như nhánh sông  kia.
Hai nhánh sông này,  trước khi chảy ra cửa biển, đã gặp nhau và cùng ôm lấy cồn đất phù sa, để tạo thành  Cồn Dê và Cồn Giữa Nha Trang.
Nói chung, dòng sông Cái  đã bao quanh Làng Xương Huân, thôn xóm hiền hòa, nằm ngay giữa lòng đất của thành phố Nha Trang.
Sau đó, làng Xương Huân được đổi tên thành phường Đệ Nhất thị xã Nha Trang.
Đình Xương Huân.
Giữa đình làng Xương Huân là một nhà thờ Thành Hoàng nho nhỏ nằm trên một nền xi măng  cao hơn một thước, rộng độ mươi thước vuông, dưới gốc cây đa che bóng mát quanh năm.
Trước đình Xương Huân là nơi dòng Sông Cái đổ về và bồi thành một cái đầm  nước khá rộng, mà hữu ngạn của dòng sông lại chạy qua đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, để tạo thành Cồn Giữa và thoát ra xóm Cồn rồi hòa nhập vào cửa biển mênh mông.
Dọc theo bờ sông là con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đất đá gồ ghề, lởm chởm chạy dọc theo  hàng cây Bàng đưa ta đến tận Lầu Ông Tư và tạo thành một Xóm Cồn đông đúc cư dân, với những túp lều được lợp bằng lá dừa thô sơ của dân chài lưới.
Xóm Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày ấy, chen chúc với nhiều nhà gỗ được dựng  thô sơ, phần trước của các căn nhà nằm trên con lộ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng mặt sau thì nhô ra dòng sông Cái, làm cho con sông càng ngày càng hẹp và rác rưởi bị ném bừa  bãi, cho nên dòng sông bị nghẽn.
Thỉnh thoảng lũ lụt tràn về, tôi thường hay đến nhà một người bạn, anh Lê Duy Phước, cạnh nhà thi sĩ Thi Thi, ở đây anh đặt một cái băng gỗ cạnh bờ nước đầy nắng lung linh, mà ngồi ở đó, tôi có thể đưa tay ra vớt những que củi đang xuôi dòng trôi ra biển khơi.
Những lúc ấy, tôi tự nhiên cảm thấy bơ vơ lạc lõng vô cùng.
Tôi nhìn quanh, chỉ thấy xa xa về phía dưới kia là gác chuông Lầu Ông Tư, cao lêu nghêu, đứng trơ trụi một mình.
Hồi nhỏ, chúng tôi thường được nghe người lớn kể, mỗi khi có gió to, giông bão kéo về, Ông Tư (bác sĩ Yersin),  thường đứng trên gác chuông, nhìn ống dòm, ngắm bắn “sóng thần”; nên Nha Trang không thể nào bị “sóng thần” cuốn trôi ra biển cả.
Tôi cám ơn ông Tư như một vị Thánh!
Con sông Cái không sâu, nước trong nhìn thấy đáy. Dòng nước chảy nhanh. Khi nước chảy xiết, gặp mấy vỏ xe hơi phế thải cột chặt xung quanh nền nhà gỗ, nước bắn lên trắng xóa coi thật sinh động, nước tung toé, tựa hồ như chàng thợ rèn, đang hàn nối kết các sàn gỗ cho vững chắc thêm lên, nhìn không chán.
Lòng sông đầy đá cuội lóng lánh dưới mặt nước như thể các viên kim cương nhấp nháy dưới bầu trời nắng rực rỡ. Cũng có những cục đá to nhưng chẳng có viên đá nào còn góc cạnh. Viên đá nào cũng nhẵn nhụi vì nước chảy đá mòn.
Kỷ niệm về dòng sông Cái và đình Xương Huân nó còn nhắc tôi một cái gì sâu đậm hơn là kỷ niệm, sự gợi nhớ to rộng mênh mông hơn là không gian của tuổi thơ, luôn nhắc nhở tôi, tình quê hương ngàn trùng nhung nhớ.
Duy Xuyên
Fb Nth Nhatrang

 L’image contient peut-être : arbre et plein air 
Đình Xương Huân Nha Trang

 L’image contient peut-être : ciel, plein air, eau et nature 
 đầm Xương Huân

L’image contient peut-être : ciel, océan, plein air, eau et nature 

L’image contient peut-être : montagne, ciel, plein air, nature et eau 
L’image contient peut-être : eau et plein air  L’image contient peut-être : plein air
 Cầu xóm Bóng 1920
 
L’image contient peut-être : ciel, arbre, nuage, plein air, nature et eau
 Cầu Xóm Bóng khoảng 1940 – 1950

2 commentaires:

  1. As stated by Stanford Medical, It's indeed the ONLY reason women in this country live 10 years longer and weigh 19 KG less than we do.

    (And by the way, it is not about genetics or some hard exercise and really, EVERYTHING around "HOW" they eat.)

    P.S, I said "HOW", and not "WHAT"...

    Tap on this link to discover if this little questionnaire can help you unlock your real weight loss potential

    RépondreSupprimer
  2. As stated by Stanford Medical, It is really the one and ONLY reason women in this country live 10 years longer and weigh an average of 42 lbs less than us.

    (Just so you know, it is not about genetics or some secret exercise and absolutely EVERYTHING related to "how" they eat.)

    P.S, What I said is "HOW", not "WHAT"...

    Click this link to find out if this brief questionnaire can help you decipher your real weight loss possibility

    RépondreSupprimer