Tinh Thần Trần Văn Bá
Giọng đọc: Cát Bụi
- Tác giả: Ðinh Lâm Thanh
****
* *
Trần Văn Bá bị nhà cầm
quyền CS bắt đêm 11 tháng 9 năm 1984 tại tỉnh Minh Hải Cà Mâu.
Ngày 18 tháng 12, Tòa án Nhân Dân xử 21 can phạm tại Nhà Hát Lớn Sàigòn
( Trụ sở Quốc Hội cũ ). Trần Văn Bá là người thứ nhì trong danh sách
những người bị xử.
Anh đã từ chối không ký vào bản xin nhà cầm quyền ân xá, khi bị kết án tử hình cùng với 4 can phạm khác.
Sáng ngày mùng 9 tháng 1 năm 1985, tin anh bị hành quyết ngày hôm trước tại Nghĩa Trang Quân Đội Thủ Đức, đã làm rúng động và gây phẫn nộ trong mọi giới chức tại Pháp….
Anh đã từ chối không ký vào bản xin nhà cầm quyền ân xá, khi bị kết án tử hình cùng với 4 can phạm khác.
Sáng ngày mùng 9 tháng 1 năm 1985, tin anh bị hành quyết ngày hôm trước tại Nghĩa Trang Quân Đội Thủ Đức, đã làm rúng động và gây phẫn nộ trong mọi giới chức tại Pháp….
Trần Văn Bá
Anh đã nằm xuống nơi miền quê hương khốn khổ.
Anh đã nằm xuống cho trọn giấc mơ mà Anh vẫn thường ấp ủ
« Kháng chiến phải thật sự phát xuất từ quê nhà… »
Anh đã ra đi, đã lội qua Biển Đông để « vá trời lấp biển »
để câu nói của anh « Mưa sẽ từ dưới đất mưa lên »
sẽ như một lời nhắn nhủ với lớp đàn em, với Thế Hệ Trẻ.
Anh về, để lượm lại những vũ khí đã rơi rớt ngày 30 tháng Tư,
để lượm lại những huy chương đã bị lớp đàn anh bỏ lại sau lưng.
Anh về, để thắp sáng Chính Nghĩa Quốc Gia, để cấy lại
một mùa mạ mới cho Miền Nam Việt Nam.
Anh đã về và đã chết như một Kinh Kha Đất Việt….
Nhưng thật sự, Anh không chết đâu Anh :
Anh đã đi vào Lịch Sử Dăn Tộc.
Anh vẫn sống trong lòng Lớp Trẻ.
Bởi vì, vẫn còn nhưng con đường mang tên Trần Văn Bá.
Từ Liège - Bỉ Quốc, đến Virginia - Mỹ Quốc,
Và mai đây, sẽ ở ngay tại quê nhà, tại Việt Nam.
Còn chúng tôi, lớp người Tỵ Nạn Hải Ngoại,
Vẫn coi anh như một Đứa Con Hiếm Quý của Miền Nam Cộng Hòa,
Vẫn coi anh như một chiến sĩ của Dân Tộc tự do, nhân hậu và bác ái…
Ký tên : Nhóm thân hữu Trần Văn Bá
*
* *
Bức thơ tay của Trần Văn Bá
Chúng
tôi đăng tải bức thơ, viết tay, của Trần Văn Bá đề ngày 6 tháng 6 năm 1982,
gởi bưu điện từ Sàigòn về trụ sở Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris lúc
bấy giờ, 51 rue Damesme, 75013 Paris.
Trần Văn Bá viết bức thơ nầy trong gấp rút, cùng lúc với một bức thơ khác
cho một người bà con, cũng được gởi qua bưu điện, từ Sàigòn. Trong bản đánh
máy dưới đây, chúng tôi có sửa chữa vài lỗi chính tả nhỏ (xin xem bản gốc
viết tay đính kèm. Nhiều người vẫn còn nhớ tuồng chữ của Trần Văn Bá…).
Trong một vài cơ hội, những vết tích mà Trần Văn Bá để lại như thế, rất
quí báu để thẩm định một số sự việc, chẳng hạn như việc « một số
phong trào nầy hay một vài nhân vật khác » thường viện dẫn lời
tuyên bố, hoặc lập trường, hay việc làm, mà họ khẳng định là của Trần Văn Bá.
Trần Văn Bá còn để lại nhiều tài liệu, được lưu giữ, kể cả những tài liệu
viết tay, một vài tháng trước khi bị cộng sản Hà Nội bắt và hành quyết ở Việt
Nam…
Ngoài ra, chúng tôi cũng đem lên trang mạng tranvanba.org, bài « những đường phố
Paris » do Phan Văn Hưng sáng tác và hát. Gia đình của Trần Văn Bá
đã yêu cầu điều này, vì cho rằng sáng tác của Phan Văn Hưng bàng bạc những
xúc cảm cùng tâm tư của con người Trần Văn Bá khi cất bước trở về
Việt Nam : vị nhân sinh chứ không vì quyền bính, danh lợi hay hận thù;
tranh đấu để bảo trì một con người Việt Nam nhân ái, hữu tình, không để một
chế độ vô nhân làm băng hoại; tranh đấu để xác định, trong xã hội và trong
lịch sử, quyền hạn của mỗi cá nhân được theo đuổi cơ may hạnh phúc, vượt lên
trên đòi hỏi của bất cứ xã hội hay lịch sử nào.
Chúng tôi không thuộc về ai,
ngoại trừ điểm vàng son của một ngọn nến
xa lạ với chúng tôi, ngoài tằm tay với của chúng tôi, nhưng luôn làm
tỉnh thức sự im lặng và lòng can đảm.
Nous n’appartenons à personne sinon au point d’or de cette lampe inconnue de nous, inaccessible à nous et qui tient éveillés le silence et le courage.
Nous n’appartenons à personne sinon au point d’or de cette lampe inconnue de nous, inaccessible à nous et qui tient éveillés le silence et le courage.
René Char, Les feuillets d’hypnos.
Ngày giỗ thứ 24 của Trần Văn Bá
Tranvanba.org
Bức thơ của Trần Văn Bá
Sàigòn ngày 06/06/1982
[……….]
Đã 2 năm trôi qua tôi không có tin thơ gì thăm mấy chú cả. Chắc được
thơ nầy của tôi mấy chú sẽ ngạc nhiên lắm phải không ? Độ nầy gia đình
mình ra sao ? Chắc mấy chú cũng lu bu lắm thì phải.
[…] như thế nào rồi, vẫn còn phong độ như những năm nào hay đã rửa tay
gác kiếm, dừng bước giang hồ để trở vế với mái ấm gia đình, vợ con thân yêu.
Phần tôi thì cũng bình thàn thôi, cực thì có, nhưng tôi vẫn trọn vẹn
với con người tôi, với quê hương nghèo đói. Con đường tôi chọn rất chông gai,
nhưng dù sao tôi cũng phải đi đến cùng, không thểchấp nhận một sự sai lệch
hay chùn bước.
Mấy cô độ nầy ra sao [ …] và còn nhiều cô nữa kể không hết. Cho
tôi có lời thăm họ nhé.
Mấy chú ạ, đã trải biết bao nhiêu cam go, tôi thành thật nói với mấy
chú rằng đừng nên tin bọn người đã bỏ nước ra đi, đừng để ai lợi dụng lòng
hăng say của tuổi trẻ. Mấy ông chánh trị gia ở Pháp, ở Mỹ, mấy ông Tướng
không làm gì được đâu. Không còn người dân nào trong nước còn có thể tin
họ được. Lực lượng của mấy ông ấy chỉ có cá nhân của họ, còn bao nhiêu đều là
rỗng toét, không có gì ngoài hơn là bịp bọm, tôi nói như vậy vì trước
hết là lời của một người biết được một số việc ở đất nước mình, nơi mà tôi
đang sinh sống vất vả.
Tôi đã nghe nói vế phong trào nầy rồi đến nhân vật khác, tất cả đều
chỉ là tin đồn và tin đồn mà thôi. Nếu có gì mới lạ thì chắc chắn là không
phải họ làm nên cơm cháo đâu.
Tôi tin rằng mấy chú hiểu tôi và tin rằng tôi nói thật tình với mấy
chú. Tôi tin rằng đất nước mình một ngày nào đó, không xa lắm sẽ tự do và hòa
bình, và đó là thành quả của anh em ở trong nước chứ không phải do một số
người lưu vong làm nên.. Mấy chú cứ tin chắc như vậy, mấy chú sẽ không lầm
đâu.
Thôi lời ít nhưng tình thật đậm đà, thăm tất cả anh em mạnh. […] có
qua cứ cho tụi nó xem thư nầy. Cảnh giác anh em nghe mấy chú.
Nhớ nhiều
Bá
T.B. […] những gì tôi nói với […] có sai không, tôi đã có nói
việc đó từ đầu và những gì mình làm chung chỉ có mục đích là không cho ai lợi
dụng mình. […..] tôi có gởi thơ thăm cả.
Trần Văn Bá
*
* *
*
* *
*
* *
Ngày 8/1/1985, bọn Cộng nô đã đem anh hùng TRẦN VĂN BÁ ra xử bắn. Trần Văn Bá, sinh ngày 14 tháng 5 năm 1945 tại Sa Đéc, Việt Nam, là con trai thứ của dân biểu Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Văn (ông bị bọn VC sát hại năm 1966). Năm 1972 anh dẫn đầu một phái đoàn sinh viên Việt Nam tại Châu Âu trở về thăm viếng và ủy lạo chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa để tạo sự thông cảm giữa những sinh viên du học và quân cán chính của Việt Nam Cộng hòa trong chương trình "Nối Vòng Tay Lớn", và từng là chủ tịch của Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris từ năm 1973 đến 1980. Năm 1984, anh cùng các chiến hữu trong Mặt trận thống nhất các lực lượng giải phóng miền Nam về nước nhằm đấu tranh giành lại miền Nam, giải phóng dân tộc. Nhưng không may sa cơ...
Trước tòa án CS, anh vẫn hiên ngang không nhận tội, bị tuyên án tử hình cùng với Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hồ Thái Bạch; anh cũng không làm đơn xin ân xá. Và trả nợ nước ngày 8 tháng 1 năm 1985...
Hôm nay, xin gửi đến anh lời tri ân và biết ơn sâu sắc. Đã hơn 29 năm từ ngày anh ra đi, dân tộc vẫn lầm than dưới bàn tay bọn tay sai CS...
"Anh chẳng màng tình riêng, hay phồn hoa quyền quý
...Đem thân trai, nguyện dâng cho lý tưởng mẹ VN không tủi hờn" (Nhật Trường).
*
* *
* *
Anh Hùng Trần Văn Bá
Anh đã nằm xuống nơi miền quê hương khốn khổ.
Anh đã nằm xuống cho trọn giấc mơ mà Anh vẫn thường ấp ủ
« Kháng chiến phải thật sự phát xuất từ quê nhà… »
Anh đã ra đi, đã lội qua Biển Đông để « vá trời lấp biển »
để câu nói của anh « Mưa sẽ từ dưới đất mưa lên »
sẽ như một lời nhắn nhủ với lớp đàn em, với Thế Hệ Trẻ.
Anh về, để lượm lại những vũ khí đã rơi rớt ngày 30 tháng Tư,
để lượm lại những huy chương đã bị lớp đàn anh bỏ lại sau lưng.
Anh về, để thắp sáng Chính Nghĩa Quốc Gia, để cấy lại
một mùa mạ mới cho Miền Nam Việt Nam.
Anh đã về và đã chết như một Kinh Kha Đất Việt….
Nhưng thật sự, Anh không chết đâu Anh :
Anh đã đi vào Lịch Sử Dăn Tộc.
Anh vẫn sống trong lòng Lớp Trẻ.
Bởi vì, vẫn còn nhưng con đường mang tên Trần Văn Bá.
Từ Liège - Bỉ Quốc, đến Virginia - Mỹ Quốc,
Và mai đây, sẽ ở ngay tại quê nhà, tại Việt Nam.
Còn chúng tôi, lớp người Tỵ Nạn Hải Ngoại,
Vẫn coi anh như một Đứa Con Hiếm Quý của Miền Nam Cộng Hòa,
Vẫn coi anh như một chiến sĩ của Dân Tộc tự do, nhân hậu và bác ái…
Ký tên : Nhóm thân hữu Trần Văn Bá
Anh đã nằm xuống nơi miền quê hương khốn khổ.
Anh đã nằm xuống cho trọn giấc mơ mà Anh vẫn thường ấp ủ
« Kháng chiến phải thật sự phát xuất từ quê nhà… »
Anh đã ra đi, đã lội qua Biển Đông để « vá trời lấp biển »
để câu nói của anh « Mưa sẽ từ dưới đất mưa lên »
sẽ như một lời nhắn nhủ với lớp đàn em, với Thế Hệ Trẻ.
Anh về, để lượm lại những vũ khí đã rơi rớt ngày 30 tháng Tư,
để lượm lại những huy chương đã bị lớp đàn anh bỏ lại sau lưng.
Anh về, để thắp sáng Chính Nghĩa Quốc Gia, để cấy lại
một mùa mạ mới cho Miền Nam Việt Nam.
Anh đã về và đã chết như một Kinh Kha Đất Việt….
Nhưng thật sự, Anh không chết đâu Anh :
Anh đã đi vào Lịch Sử Dăn Tộc.
Anh vẫn sống trong lòng Lớp Trẻ.
Bởi vì, vẫn còn nhưng con đường mang tên Trần Văn Bá.
Từ Liège - Bỉ Quốc, đến Virginia - Mỹ Quốc,
Và mai đây, sẽ ở ngay tại quê nhà, tại Việt Nam.
Còn chúng tôi, lớp người Tỵ Nạn Hải Ngoại,
Vẫn coi anh như một Đứa Con Hiếm Quý của Miền Nam Cộng Hòa,
Vẫn coi anh như một chiến sĩ của Dân Tộc tự do, nhân hậu và bác ái…
Ký tên : Nhóm thân hữu Trần Văn Bá
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire