Vẫn biết sinh tử là chuyện thường hằng của cuộc sống, nhưng sự ra đi
của bà vẫn khiến hàng triệu trái tim yêu âm nhạc nuối tiếc, bùi ngùi.
Có thể coi giọng ca Thái Thanh là một huyền thoại và gần như không nhiều người yêu nhạc tại Việt Nam phản đối điều này. Vẫn biết sinh tử là chuyện thường hằng của cuộc sống, nhưng sự ra đi của bà vẫn khiến hàng triệu trái tim yêu âm nhạc nuối tiếc, bùi ngùi.
Người ta có thể viết cả một cuốn sách về tiếng hát Thái Thanh, về giọng ca trác tuyệt, về danh xưng “Tiếng hát vượt thời gian”, về tiểu sử, con đường cuộc đời của bà. Tuy nhiên, trong bài viết nhỏ này, người viết chỉ xin chia sẻ với quý độc giả yêu nhạc những điều đáng lưu ý nhất cùng cảm xúc chân thành về giọng ca Thái Thanh, như một lời tri ân đến những tác phẩm mà bà đã thể hiện, chắp cánh bay xa.
Người phụ nữ tạo ra trường phái ấn tượng/cường điệu trong cách hát
Thái Thanh đi hát từ năm 14 tuổi và sở hữu một giọng ca đáng kinh ngạc, khiến những ai lần đầu tiên nghe phải giật mình. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân nhạc Bắc bộ (chầu văn, quan họ, chèo) và opera phương Tây.
Điều đáng nói là bà đã tự học hát, học nhạc qua những cuốn sách âm nhạc và tự định hình cách hát của mình – đó chính là sự “cường điệu”.
Cường điệu, gây sự chú ý là một phẩm tính biểu hiện nằm ngoài văn hóa tinh thần cũng như tính cách của người Việt Nam lúc bấy giờ, vốn ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Nho giáo, phương Đông. Ngay cả những người đàn ông dù rất tài ba cũng ráng ép mình khiêm cung, còn phụ nữ thì càng không được và không khuyến khích được biểu hiện.
Bà Thái Thanh ngay từ nhỏ đã dám làm điều mà ngay cả các đấng nam nhi cũng ngại ngần không dám, và chính điều đó đã khởi đầu cho một hành trình phi thường trong nền văn nghệ Việt Nam.
Có người nói vui là ai công lực yếu không nghe nổi Thái Thanh bởi tính cường điệu này. Tuy nhiên, khi nghe được thì sẽ bị nghiện, bị mê hoặc và tôn thờ.
Bà sở hữu âm vực giọng rất rộng, trải dài từ trung đến cao, uyển chuyển, kỹ thuật lắt léo lên bổng xuống trầm, bi ai, bông đùa như một trò chơi đơn giản đến khó tin.
Hầu hết các tác phẩm qua giọng ca Thái Thanh đều thổn thức, rũ rượi, nồng nàn hơn nguyên bản bởi sự cường điệu hóa trong cách biểu hiện tác phẩm. Thường sự “đi quá giới hạn” sẽ gặp ngay phản tác dụng và làm mất tinh thần tác phẩm, nhưng với Thái Thanh, khi bà “làm quá”, chính tác giả cũng giật mình, rơi lệ tâm đắc và phát hiện ra những chiều kích ẩn sâu trong tác phẩm của mình.
Chưa nói đến cách phát âm, nhả chữ hết sức chuẩn mực, từng câu từng chữ đều được bà trau chuốt, diễm lệ hóa như người thợ thủ công khó tính nhất. Nói không ngoa, Thái Thanh là nữ ca sĩ đã góp phần làm cho tiếng Việt trở nên lộng lẫy và lóng lánh đến không bút nào tả xiết.
Xin trích dẫn nhận định của nhà văn Nguyễn Đình Toàn về điều này: “Qua tiếng hát Thái Thanh, người ta cảm thấy yêu tiếng nói dân tộc hơn, thương yêu nhau hơn”.
Với trường phái cường điệu, ấn tượng của giọng ca, bà có thể được xem như một nữ anh thư hào kiệt của phụ nữ Việt trong thời kỳ bị đè nén, kìm kẹp bởi những gông cùm công – dung – ngôn – hạnh đầy bảo thủ, khắc nghiệt.
Thế nên, danh xưng tượng đài âm nhạc vốn chỉ dành cho những nhạc sĩ lớn, khán thính giả cũng không ngại ngần trao cho bà. Thậm chí không cần bất cứ danh xưng nào, hai chữ “Thái Thanh” đã mang theo một sức nặng và ánh hào quang lộng lẫy, khó phai mờ trong tâm trí người yêu nhạc.
Danh gia vọng tộc của làng văn nghệ
Danh ca Thái Thanh sinh ra tại làng Bạch Mai, Hà Nội với cái tên mang nhiều kỳ vọng từ một gia đình trí thức Bắc hà: Phạm Thị Băng Thanh. Băng Thanh là một phần trong cụm từ “Băng thanh ngọc khiết”, chỉ về phẩm hạnh cao quý, trong sáng.
Có cả trăm điều đáng nói khi nhắc đến Thái Thanh của nền tân nhạc Việt, nhưng chắc chắn phải nhắc đến hai người: Phạm Đình Chương và Phạm Duy. Đây là hai người thân có ảnh hưởng lớn đến con đường âm nhạc của bà.
Cả hai người đàn ông này đều được coi là những đại nhạc sĩ có ảnh hưởng lớn đến văn hóa, tinh thần người Việt lúc bấy giờ: một người là anh trai ruột (Phạm Đình Chương), một người vừa là anh rể, vừa là người dìu dắt và chắp cánh cho giọng ca Thái Thanh trở thành huyền thoại (Phạm Duy).
Với
người anh trai ruột Phạm Đình Chương, bà đã gắn bó mật thiết với ông cả
trên con đường âm nhạc khi đều là thành viên của nhóm nhạc gia đình:
Ban hợp ca Thăng Long. Các thành viên gồm: Hoài Trung (tức Phạm Đình
Viêm, anh cùng cha khác mẹ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương), Thái Hằng (tức
Phạm Thị Quang Thái, chị ruột Phạm Đình Chương, vợ nhạc sĩ Phạm Duy, là
mẹ của Thái Hiền, Duy Quang, Thái Thảo sau này), Hoài Bắc (tức nhạc sĩ
Phạm Đình Chương), Khánh Ngọc (vợ cũ của ông Phạm Đình Chương), Thái
Thanh (em gái út của gia đình, mẹ của ca sĩ Ý Lan).
Ban hợp ca Thăng Long được thành lập năm 1949 tại Hà Nội, sau này hoạt động hàng đêm ở miền Nam tại phòng trà Đêm Màu Hồng. Có thể coi gia đình Thái Thanh, sau này có thêm nhạc sĩ Phạm Duy làm con rể, chính là một danh gia vọng tộc lớn nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam.
Khá nhiều người trẻ sau này biết đến Thái Thanh qua ca từ của nhạc sĩ Anh Bằng trong tác phẩm Giọt Buồn Không Tên: “Phòng trà nghỉ chân nghe Thái Thanh ca Biệt ly”.
Tuy nhiên, nhắc đến Thái Thanh, không thể tách rời dòng nhạc Phạm Duy, dù bà đã ca thành công hầu hết các thể loại từ dân ca, nhạc kháng chiến miền Bắc trước 1954 (tiêu biểu có Quê Em Miền Trung Du trở thành hiện tượng trên đài phát thanh Pháp Á), nhạc tiền chiến, nhạc tình, nhạc đạo… Và chắc chắn không ai cần phân định xem giọng Thái Thanh là sang hay sến, bởi một ca khúc tưởng bình dân đại chúng nhất qua tiếng hát của bà cũng trở nên đẹp và lộng lẫy khó tin.
Không ai ca nhạc Phạm Duy hay hơn Thái Thanh. Chính bởi dòng nhạc Phạm Duy mà Thái Thanh được báo chí, giới chuyên môn thời bấy giờ mệnh danh là “Đệ nhất danh ca”.
Với những ai là phật tử, chắc hẳn đều không xa lạ gì với tuyển tập 10 bài Đạo Ca mà Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư qua tiếng hát Thái Thanh.
Với ai yêu nhạc tình, sẽ không thể quên Nghìn trùng xa cách, Trả lại em yêu, Đường chiều lá rụng…
Những ai yêu hùng ca sử Việt, quê hương sẽ đắm chìm trong Tình ca, Kỷ niệm, trường ca Con đường cái quan, trường ca Mẹ Việt Nam… Thậm chí, những tác phẩm vang danh nhất của cây đại thụ Phạm Duy, bà đều khiến chúng tỏa sáng rực rỡ.
Ngoài ra, bà cũng ca tác phẩm của nhiều nhạc sĩ vang danh thời bấy giờ như Văn Cao, Cung Tiến, Phạm Đình Chương, Phạm Trọng Cầu…
Với những khán giả lần đầu muốn tìm hiểu tiếng ca Thái Thanh, người viết xin giới thiệu đến bạn băng nhạc Tơ vàng 4: Thái Thanh – Tiếng hát vượt thời gian. Đây là một băng nhạc kinh điển, dễ nghe nhất và mang nhiều giá trị nghệ thuật khi nhắc đến tiếng hát Thái Thanh.
Xin khép lại bài viết này bằng câu hát của nhạc sĩ Phạm Duy trong tác phẩm Tình ca: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi…”. Qua tiếng hát Thái Thanh, tiếng nước tôi càng trở nên đẹp đẽ lạ thường.
Xin tri ân tiếng hát ngàn năm có một của Thái Thanh, bay bổng suốt hơn nửa thế kỷ và theo gió mây về cõi trời cao. Tiếng hát Thái Thanh sẽ còn vang vọng rất lâu, chừng nào người Việt Nam còn nghe nhạc Phạm Duy.
Có thể coi giọng ca Thái Thanh là một huyền thoại và gần như không nhiều người yêu nhạc tại Việt Nam phản đối điều này. Vẫn biết sinh tử là chuyện thường hằng của cuộc sống, nhưng sự ra đi của bà vẫn khiến hàng triệu trái tim yêu âm nhạc nuối tiếc, bùi ngùi.
Người ta có thể viết cả một cuốn sách về tiếng hát Thái Thanh, về giọng ca trác tuyệt, về danh xưng “Tiếng hát vượt thời gian”, về tiểu sử, con đường cuộc đời của bà. Tuy nhiên, trong bài viết nhỏ này, người viết chỉ xin chia sẻ với quý độc giả yêu nhạc những điều đáng lưu ý nhất cùng cảm xúc chân thành về giọng ca Thái Thanh, như một lời tri ân đến những tác phẩm mà bà đã thể hiện, chắp cánh bay xa.
Thái Thanh hát nhạc Phạm Duy trước năm 1975
Người phụ nữ tạo ra trường phái ấn tượng/cường điệu trong cách hát
Thái Thanh đi hát từ năm 14 tuổi và sở hữu một giọng ca đáng kinh ngạc, khiến những ai lần đầu tiên nghe phải giật mình. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân nhạc Bắc bộ (chầu văn, quan họ, chèo) và opera phương Tây.
Điều đáng nói là bà đã tự học hát, học nhạc qua những cuốn sách âm nhạc và tự định hình cách hát của mình – đó chính là sự “cường điệu”.
Cường điệu, gây sự chú ý là một phẩm tính biểu hiện nằm ngoài văn hóa tinh thần cũng như tính cách của người Việt Nam lúc bấy giờ, vốn ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Nho giáo, phương Đông. Ngay cả những người đàn ông dù rất tài ba cũng ráng ép mình khiêm cung, còn phụ nữ thì càng không được và không khuyến khích được biểu hiện.
Bà Thái Thanh ngay từ nhỏ đã dám làm điều mà ngay cả các đấng nam nhi cũng ngại ngần không dám, và chính điều đó đã khởi đầu cho một hành trình phi thường trong nền văn nghệ Việt Nam.
Có người nói vui là ai công lực yếu không nghe nổi Thái Thanh bởi tính cường điệu này. Tuy nhiên, khi nghe được thì sẽ bị nghiện, bị mê hoặc và tôn thờ.
Bà sở hữu âm vực giọng rất rộng, trải dài từ trung đến cao, uyển chuyển, kỹ thuật lắt léo lên bổng xuống trầm, bi ai, bông đùa như một trò chơi đơn giản đến khó tin.
Hầu hết các tác phẩm qua giọng ca Thái Thanh đều thổn thức, rũ rượi, nồng nàn hơn nguyên bản bởi sự cường điệu hóa trong cách biểu hiện tác phẩm. Thường sự “đi quá giới hạn” sẽ gặp ngay phản tác dụng và làm mất tinh thần tác phẩm, nhưng với Thái Thanh, khi bà “làm quá”, chính tác giả cũng giật mình, rơi lệ tâm đắc và phát hiện ra những chiều kích ẩn sâu trong tác phẩm của mình.
Chưa nói đến cách phát âm, nhả chữ hết sức chuẩn mực, từng câu từng chữ đều được bà trau chuốt, diễm lệ hóa như người thợ thủ công khó tính nhất. Nói không ngoa, Thái Thanh là nữ ca sĩ đã góp phần làm cho tiếng Việt trở nên lộng lẫy và lóng lánh đến không bút nào tả xiết.
Xin trích dẫn nhận định của nhà văn Nguyễn Đình Toàn về điều này: “Qua tiếng hát Thái Thanh, người ta cảm thấy yêu tiếng nói dân tộc hơn, thương yêu nhau hơn”.
Với trường phái cường điệu, ấn tượng của giọng ca, bà có thể được xem như một nữ anh thư hào kiệt của phụ nữ Việt trong thời kỳ bị đè nén, kìm kẹp bởi những gông cùm công – dung – ngôn – hạnh đầy bảo thủ, khắc nghiệt.
Thế nên, danh xưng tượng đài âm nhạc vốn chỉ dành cho những nhạc sĩ lớn, khán thính giả cũng không ngại ngần trao cho bà. Thậm chí không cần bất cứ danh xưng nào, hai chữ “Thái Thanh” đã mang theo một sức nặng và ánh hào quang lộng lẫy, khó phai mờ trong tâm trí người yêu nhạc.
Danh ca Thái Thanh sinh ra tại làng Bạch Mai, Hà Nội với cái tên mang nhiều kỳ vọng từ một gia đình trí thức Bắc hà: Phạm Thị Băng Thanh. Băng Thanh là một phần trong cụm từ “Băng thanh ngọc khiết”, chỉ về phẩm hạnh cao quý, trong sáng.
Có cả trăm điều đáng nói khi nhắc đến Thái Thanh của nền tân nhạc Việt, nhưng chắc chắn phải nhắc đến hai người: Phạm Đình Chương và Phạm Duy. Đây là hai người thân có ảnh hưởng lớn đến con đường âm nhạc của bà.
Cả hai người đàn ông này đều được coi là những đại nhạc sĩ có ảnh hưởng lớn đến văn hóa, tinh thần người Việt lúc bấy giờ: một người là anh trai ruột (Phạm Đình Chương), một người vừa là anh rể, vừa là người dìu dắt và chắp cánh cho giọng ca Thái Thanh trở thành huyền thoại (Phạm Duy).
Ban hợp ca Thăng Long được thành lập năm 1949 tại Hà Nội, sau này hoạt động hàng đêm ở miền Nam tại phòng trà Đêm Màu Hồng. Có thể coi gia đình Thái Thanh, sau này có thêm nhạc sĩ Phạm Duy làm con rể, chính là một danh gia vọng tộc lớn nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam.
Khá nhiều người trẻ sau này biết đến Thái Thanh qua ca từ của nhạc sĩ Anh Bằng trong tác phẩm Giọt Buồn Không Tên: “Phòng trà nghỉ chân nghe Thái Thanh ca Biệt ly”.
Tuy nhiên, nhắc đến Thái Thanh, không thể tách rời dòng nhạc Phạm Duy, dù bà đã ca thành công hầu hết các thể loại từ dân ca, nhạc kháng chiến miền Bắc trước 1954 (tiêu biểu có Quê Em Miền Trung Du trở thành hiện tượng trên đài phát thanh Pháp Á), nhạc tiền chiến, nhạc tình, nhạc đạo… Và chắc chắn không ai cần phân định xem giọng Thái Thanh là sang hay sến, bởi một ca khúc tưởng bình dân đại chúng nhất qua tiếng hát của bà cũng trở nên đẹp và lộng lẫy khó tin.
Không ai ca nhạc Phạm Duy hay hơn Thái Thanh. Chính bởi dòng nhạc Phạm Duy mà Thái Thanh được báo chí, giới chuyên môn thời bấy giờ mệnh danh là “Đệ nhất danh ca”.
Với những ai là phật tử, chắc hẳn đều không xa lạ gì với tuyển tập 10 bài Đạo Ca mà Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư qua tiếng hát Thái Thanh.
Với ai yêu nhạc tình, sẽ không thể quên Nghìn trùng xa cách, Trả lại em yêu, Đường chiều lá rụng…
Những ai yêu hùng ca sử Việt, quê hương sẽ đắm chìm trong Tình ca, Kỷ niệm, trường ca Con đường cái quan, trường ca Mẹ Việt Nam… Thậm chí, những tác phẩm vang danh nhất của cây đại thụ Phạm Duy, bà đều khiến chúng tỏa sáng rực rỡ.
Ngoài ra, bà cũng ca tác phẩm của nhiều nhạc sĩ vang danh thời bấy giờ như Văn Cao, Cung Tiến, Phạm Đình Chương, Phạm Trọng Cầu…
Với những khán giả lần đầu muốn tìm hiểu tiếng ca Thái Thanh, người viết xin giới thiệu đến bạn băng nhạc Tơ vàng 4: Thái Thanh – Tiếng hát vượt thời gian. Đây là một băng nhạc kinh điển, dễ nghe nhất và mang nhiều giá trị nghệ thuật khi nhắc đến tiếng hát Thái Thanh.
Băng Nhạc Tơ Vàng 4 - Tiếng Hát Thái Thanh
Xin khép lại bài viết này bằng câu hát của nhạc sĩ Phạm Duy trong tác phẩm Tình ca: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi…”. Qua tiếng hát Thái Thanh, tiếng nước tôi càng trở nên đẹp đẽ lạ thường.
Xin tri ân tiếng hát ngàn năm có một của Thái Thanh, bay bổng suốt hơn nửa thế kỷ và theo gió mây về cõi trời cao. Tiếng hát Thái Thanh sẽ còn vang vọng rất lâu, chừng nào người Việt Nam còn nghe nhạc Phạm Duy.
Theo Thiên Ca (phunuonline.com.vn)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire