mardi 10 novembre 2020

Nhạc sĩ Lê Dinh

Image result for Nhạc sÄ© Lê DinhBuổi nay, Thy Nga mời quý vị cùng nghe nhạc của Lê Dinh, từ các sáng tác thưở đầu, đến các bài sau này. Từ 26 năm nay, ông định cư tại Canada. Đã ở tuổi hưu nhưng ông vẫn tiếp tục sinh hoạt trong ngành phát thanh và báo chí; thỉnh thoảng lại sáng tác nhạc, đặc biệt là trong vòng ba năm qua, nhạc sĩ Lê Dinh phát hành được 5 cuốn CD. Vào tháng Tư năm ngoái 2003 thì ông được mời xuất hiện trên chương trình Paris by Night 70.

Các bản ông viết ở hải ngoại như “Nắng bên này sông”, “Sao anh không nhớ Gò Công”, “Dòng kỷ niệm”, “Huế buồn”, “Chỉ là phù du” cho thấy tâm tư ông luôn nhớ về quê nhà. Mời quý vị nghe bài “Thương về Gò Công”
Hoàng Oanh | Thương Về Gò Công 

*
Sao Anh Không Về Thăm Lại Gò Công_ Lê Dinh-Phương Dung 

Lê Dinh sinh năm 1934 tại Gò Công, nơi mà cổ nhạc miền Nam rất phổ biến. Thân phụ hay cùng với bạn bè trình bày vui chơi các bản cổ nhạc trong những buổi họp mặt tại nhà do đó, Lê Dinh lớn lên đã nhiễm những âm điệu của vọng cổ, của bài Bình bán, của điệu Tây Thi.
Trong khi theo bậc trung học tại Mỹ Tho thì Lê Dinh có học nhạc hàm thụ với trường “Ecole universelle de Paris” về hòa âm và sáng tác. Nhạc bản đầu tay là bài “Làng anh, làng em” viết năm 1956.
Đến năm 1958, ông bắt đầu làm việc tại đài phát thanh Saigon, giữ chức vụ Chủ sự phòng sản xuất, rồi Chủ sự phòng Điều Hợp, cho tới khi Saigon rơi vào tay cộng sản.
Những nhạc bản ông viết từ năm 1956 đến 1975 gồm trên hai trăm bài đều được thâu thanh và xuất bản tại Việt Nam.
Nhạc Lê Dinh, chúng ta có thể thấy hai thể loại: là nhạc tình, và nhạc quê hương với các bài viết về Huế, về miền cao nguyên.
“Tấm ảnh ngày xưa”…
Hoàng Oanh & Trung Chỉnh | Tấm Ảnh Ngày Xưa | Lê Dinh 
Image result for Tấm ảnh ngày xÆ°a, Lê Dinh 
“Tấm ảnh ngày xưa” qua giọng hát Nhật Trường. Lê Dinh nói là ưng ý với nhạc phẩm này nhất vì đó là sáng tác đã đưa tên tuổi ông lên, vào thời gian mới viết nhạc được vài năm.
Cũng thời gian ấy, vào khoảng năm 1961, 62, bài “Ga chiều” ra đời. Đây là nhạc bản của Lê Dinh được trình bày nhiều nhất.

Thanh Thúy | Ga chiều - Lê Dinh - YouTube
Ga chiều (Lê Dinh) - Thanh Thúy

. Một trong những ca khúc của Lê Dinh được nhiều người ưa chuộng là bản “Tình yêu trả lại trăng sao”, mời quý vị nghe “con nhạn trắng Gò Công” Phương Dung hát sau đây. Sở dĩ khán thính giả gọi Phương Dung như thế vì cô ca sĩ này quê quán từ Gò Công, và có chất giọng đặc biệt.
TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO (Lê Dinh) Phương Dung 

Trong giai đoạn này, có một số nhạc bản, Lê Dinh viết cùng với Minh Kỳ như Đà Lạt hoàng hôn, Mưa trên phố Huế, Đường chiều sơn cước, Tiếng hát Mường Luông, Người em xứ Thượng, Hạnh phúc đầu Xuân, Cánh thiệp đầu Xuân, …
Mưa Trên Phố Huế | Lê Dinh; Minh Kỳ | Hoàng Oanh 

Đến năm 1966 thì nhóm Lê Minh Bằng ra mắt khán thính giả, do tên ba nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng ghép thành. Sáng tác đầu tiên của nhóm là “Đêm nguyện cầu”.
Đêm Nguyện Cầu - Thế Sơn 

Tháng 8 năm 1978, ông cùng gia đình vượt biển, may mắn được tàu chở hàng của hãng Federal Navigation thuộc Canada vớt và đưa đến Đài Loan.
Hai tháng sau thì gia đình ông được sang Canada, định cư ở thành phố Montreal cho tới giờ. Năm sau đó, chính hãng tàu ấy đã nhận ông vào làm việc
Sau 20 năm phục vụ tại Federal Navigation, đến năm 1999 thì Lê Dinh về hưu. Thế nhưng xem chừng như tình cảm nơi Lê Dinh vẫn lai láng. Hãy nghe các bản anh viết sau này như “Bài hát của người điên” về tâm trạng một kẻ thất tình; “Dòng kỷ niệm” nhớ về chuỗi ngày hoa mộng; và định nghĩa Tình Yêu như thế này, thì biết
Trung Chỉnh | Dòng Kỷ Niệm | Lê Dinh 

*
Chữ Tình - Hoàng Oanh
Trong âm thanh ca khúc “Chữ tình” do Hoành Oanh hát, Thy Nga xin chấm dứt chương trình về nhạc sĩ Lê Dinh ... Chào tạm biệt quý thính giả và các bạn.
Nhạc Sĩ Lê Dinh & Những tình khúc không quên
*
*     *
 

 Tuyển tập những sáng tác mới nhất của Nhạc sĩ LÊ DINH

 *
*     *


  Nhạc sĩ Lê Dinh Thy Nga trình bày (2004)  

Nhạc sĩ Lê Dinh, từ các sáng tác thưở đầu, đến các bản ông viết ở hải ngoại như “Nắng bên này sông”, “Sao anh không nhớ Gò Công”, “Dòng kỷ niệm”, “Huế buồn”, “Chỉ là phù du” cho thấy tâm tư ông luôn nhớ về quê nhà.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire