jeudi 29 décembre 2022

Chuyến Tàu Cuối Năm - SƯƠNG BIÊN THUỲ

Tôi biết nhà thơ Lê Mai Lĩnh qua trung gian nhà thơ Hồ Công Tâm. Nhà thơ Hồ Công Tâm gọi và đọc trên điện thoại cho tôi nghe một bài thơ của nhà thơ Lê Mai Lĩnh tức Lê Văn Chính tức Sương Biên Thùy vừa gởi cho báo Dân Chủ Mới. Tôi không biết bút danh và tên thật của ông, và cũng chưa từng nghe đến bút hiệu Lê Mai Lĩnh. Với ông và thế hệ ông tôi là kẻ vô danh. Nhưng bài thơ làm tôi xúc động. Khi báo in ra tôi đọc lại kỹ bài thơ và càng xúc động hơn.
Bài thơ Chuyến Tàu Cuối Năm là bút ký của một người tù trên chuyến tàu từ Bắc vào Nam. Người tù này chưa được thả, chỉ bị chuyển từ một nhà tù ở Thanh Hóa vào nhà tù khác ở Gia Rai. (TTĐ)

Giáo sư Trần Quang Hải – Vua Muỗng Việt Nam (Vũ Hoàng, RFA)

Ngoài nghệ thuật đàn môi nhạc sĩ Trần Quang Hải còn được mệnh danh là vua muỗng Việt Nam, để tìm hiểu thêm về nghệ thuật độc đáo mà người nghệ sĩ tài danh này đã cất công nhiều thập kỷ qua giới thiệu đến bè bạn quốc tế, chúng tôi trân trọng gửi tới quí vị cuộc trao đổi với ông dưới đây.


mercredi 28 décembre 2022

Đôi nét về thân thế và sự nghiệp của Giáo sư Dân tộc nhạc học Trần Quang Hải.

Trần Quang Hải, sinh ngày 13 tháng 5, 1944 tại làng Linh Đông Xã, tỉnh Gia Định, miền Nam nước Việt Nam. Con trai trưởng của GS TS Trần Văn Khê (sinh ngày 24 tháng 7, 1921) và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn trường nữ trung học Gia Long (sinh ngày 19 tháng 9, 1921).
Ông là cựu học sinh trường trung học Pétrus Ký, sau khi tốt nghiệp âm nhạc viện Saigon với bộ môn vĩ cầm (học với cố GS Đỗ Thế Phiệt), đi sang Pháp năm 1961 và học nhạc học tại trường đại học Sorbonne và dân tộc nhạc học ở trường cao đẳng khoa học xã hội (Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales).

Khưi tờ lịch cũ - Trạch Gầm

Chồng tờ lịch cũ trên tờ lịch…
…bóc giữa tha phương. Gởi bạn bè
Bao nhiêu xương máu chồng lên đó
Có gió sương nào không sắt se

 

lundi 26 décembre 2022

Chương trình ca nhạc Tình Ca Việt Dzũng

Một chương trình hát tình ca của cố nhạc sĩ Việt Dzũng sẽ được phát hình vào 12 giờ trưa Thứ Ba, 20 tháng 12 năm 2022, từ Little Saigon, miền Nam California, Hoa Kỳ, đồng thời giới thiệu học bổng mang tên Việt Dzũng do khoa báo chí truyền thông tại đại học California State University, Fullerton, thiết lập để tưởng nhớ một nhà truyền thông, một nghệ sĩ của cộng đồng Việt Nam đã qua đời 9 năm về trước, gần vào dịp lễ Giáng Sinh.

dimanche 25 décembre 2022

Chuyện tàu Trường Xuân – Phạm Ngọc Lũy

Cụ Phạm Ngọc Lũy, nguyên thuyền trưởng tàu Trường Xuân. Cụ là ân nhân của gần 4000 người chạy nạn cộng sản vào ngày 30 tháng Tư 1975.

Cụ Phạm Ngọc Lũy tàu Trường Xuân vừa qua đời (ngày 21/12/2022) sau thời gian bệnh, thọ 103t

samedi 24 décembre 2022

Nhạc sĩ Nguyễn Hiền

Ngàn Năm Mây Bay - Nguyễn Hiền

Nguyễn Hiền, nhạc, thơ tràn muôn lối

*- Tôi nhớ, vào một buổi tối, sau ngày ông mất, lúc đang ngồi ở bàn computer tôi bỗng nghe một giọng hát cất lên. "Chiều tím không gian mênh mang niềm nhớ..." Một bài của Nguyễn Hiền. Người ta đang cho phát thanh lại một bài nhạc cũ của ông. Tôi ngồi yên lặng một lúc, lắng nghe... Bỗng dưng tôi cảm thấy thèm hết sức một hơi thuốc. Tôi vẫn để gói thuốc lá trong ngăn kéo bàn làm việc, lâu lâu kéo một điếu khi bè bạn đến chơi. Có khi tôi quên bẵng đi, khá lâu không đụng tới.

jeudi 22 décembre 2022

Lính Nghĩ Gì? – Người lính Cộng Hòa trong dòng nhạc Lam Phương

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong số các nhạc sĩ của miền Nam Việt Nam hồi trước 1975, như Trần Thiện Thanh, Anh Bằng, Trúc Phương, Anh Thy, Nguyên Vũ, Hoàng Thi Thơ… có nhiều bản nhạc viết về người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa. 
Trong khi nhạc Trần Thiện Thanh nổi tiếng vì các ca khúc vinh danh những anh hùng đã bỏ mình trong cuộc chiến (Anh Không Chết Đâu Anh, Người Ở Lại Charlie, Bắc Đẩu, Người Chết Trở Về…) và nhạc của Anh Thy cũng như Nguyên Vũ thì viết về tình yêu lã lướt giữa các chiến sĩ Hải Quân với những người em gái hậu phương (Hoa Biển, Tâm Tình Người Lính Thủy, Vùng Biển Trời Và Màu Áo Em, Thoáng Giấc Mơ Qua…), thì nhạc của Lam Phương thường nói đến những hy sinh, gian khổ nơi sa trường cùng với tình yêu đôi lứa của những người lính phải xa nhà, xa người yêu vì cuộc chiến.

"Ấm Áp Mùa Giáng Sinh" SBTN

http://intermati.com/vietsn/004/04/truchogiangsinh2016%20(18).jpg 

mardi 20 décembre 2022

Vĩnh Biệt "Lời Kinh Đêm" - Hạt sương khuya

Chỉ còn vài tiếng nữa thôi, thân xác Anh sẽ đi vào lòng đất. Kể từ cái ngày kinh hoàng ấy, nhận được hung tin anh đã ra đi, tôi không tin vào tai mình, vội vàng bấm những con số quen thuộc hy vọng câu trả lời sẽ không phải là một đáp số chung, tôi lặng đi thật sâu như thể không còn tồn tại trên thế gian này, ừ… chỉ là một giấc mơ thôi. Chị ts…. chị còn nghe em không, nghe …nghe rõ lắm…nghe em báo anh Việt Dũng đã ra đi không bao giờ còn trở lại. Lạ quá..nước mắt không rơi mà sao nỗi buồn như quặn thắt, nghe trống vắng cả một khung trời.

Người tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu

Ông Nguyễn Hữu Cầu không chỉ là tù nhân lương tâm ở tù lâu nhất VN mà còn là một tác giả của những thi ca nói lên tình yêu quê hương dân tộc, yêu thiên nhiên và biết tôn trọng cái quyền làm thú vật (ông gọi là ngưu quyền, quyền làm con bò) chứ không chỉ quyền làm người...
Mai mốt ta về ta mua một con bò 
Rồi ta sẽ đi đi lên trên núi cao 
Mai mốt ta về ta đóng cái quan tài 
Rồi ta sẽ nhờ con bò kéo theo đằng sau. 
Khỏe re như con bò kéo xe

Người tù Kiên Giang: Nguyễn Hữu Cầu

Vĩnh biệt 
Người chiến sĩ bất khuất, Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu đã vĩnh viễn ra đi sáng ngày 19/12/2022, thọ 75t.
 



 

Ông Nguyễn Hữu Cầu: Đời tôi như một giấc mơ

Lên tiếng với phóng viên Mặc Lâm hôm 28 tháng Ba, người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu tâm sự “ngắn gọn” rằng cuộc đời ông như một “giấc mơ”, “không ngờ cuộc đời mình phủi hết, không còn gì hết”, và “đã nhiều lần định tự tử nhưng mà tới giờ đó tự nhiên có tâm linh gì khiến mình mạnh mẽ lại” để bây giờ, sau gần 4 thập niên trong cảnh tù đày, người tù thế kỷ ấy đã trở về đầm ấm với “hai giọt máu” cùng mấy đứa cháu, trong đó, có đứa cháu nội – theo lời ông Nguyễn Hữu Cầu, “sao mới 13, 14 tuổi mà nó làm kinh động võ lâm”.
Cho dù cuộc đời ông “phủi hết, không còn gì hết” vào lúc cao niên và mang nhiều chứng bệnh, nhưng tù nhân thế kỷ ấy vẫn kiên quyết:

lundi 19 décembre 2022

Giấc mơ trăng và đá - Việt Dzũng

" Tuyệt Phẫm của Việt Dzũng "
Cây Trúc: Biểu tượng lòng trung thành và chính trực - Trăng: Biểu tượng choTâm hồn Nghệ Sĩ - Trống Đồng: Biểu tượng cho tiếng gọi huyền diệu của non sông nước Việt.
Trong tôi, sự quyến rũ về Trăng và Đá đến từ trí tưởng lãng mạn qua những huyền thoại dã sử. Hình ảnh những tráng sỹ nhung y gọn ghẽ ngồi mài kiếm dưới trăng, nung nấu ý chí can trường và sẵn sàng nhảy lên lưng chiến mã, lao vào bóng đêm mịt mùng để hoàn thành sứ mạng bí mật, là những giấc mơ rực rỡ, chan hòa suốt tuổi thơ tôi. 

Chuyện tình Việt Dzũng và BeBe Hoàng Anh - Du Tử Lê

Như một vài thân hữu khác, Topaz Trần trở thành “thành viên” của nhóm NC rồi Tuần báo Tay Phải (TP). Khi thời gian cho phép, đôi lần Topaz cũng cùng chúng tôi đi… “lưu diễn.”
Nói tới “lưu diễn”, tất cả chúng tôi đều trông vào Việt Dzũng, một trong vài yếu tố quyết định sự thành bại của các chuyến đi dù gần hay xa.

Từ Những Góc Khuất, Việt Dzũng - Du Tử Lê.

Đó là sáng Thứ Sáu, ngày 20 tháng 12-2013. Như thường lệ, chúng tôi gặp nhau ở café Tài Bửu. NH. Phương tiếp tục kể chuyện Phương Dung và đêm trước anh em tập trung ở nhà một bạn học cũ. NB. Hòa nói về chuyến bay về phương đông, đã cận kề… Tôi hỏi thăm NL. Vỵ, tin Khánh Minh, sau khi người nữ có nhiều bài thơ khá tốt trong thời gian gần đây, té ngã, phải vào nhà thương, vì một phần xương bánh chè bị bể. Và, Thiên Hương, cô chủ quán dài lâu của café Tao Nhân - - Một thời là “địa chỉ Thơ”; điểm hẹn quen thuộc của nhiều sinh hoạt VHNT ở quận hạt Orange County nhiều thập niên, đang ở nhà thương, chưa có ngày về. Vỵ giải tỏa phần nào mối bận tâm của tôi bằng hai “short briefs”… 

dimanche 18 décembre 2022

Việt Dzũng, Tiếng Hát Hoạn Nạn - Phan Ni Tấn

Có lần Việt Dzũng qua Toronto làm Mc Hội Chợ Tết, gặp tôi ở hậu trường Dzũng vồn vã: "anh Ba, khoẻ không?", rồi không đợi tôi trả lời Dzũng cười cười tiếp ngay: "Trở lại với anh em Hưng Ca đi chớ, cha nội!". Xưa nay Việt Dzũng vẫn vậy. Hiền hòa, giản dị, hiếu khách, rất vui tánh. Lúc chuẩn bị ra sân khấu, Dzũng ngỏ ý muốn giới thiệu một bài nhạc miền núi của tôi trên Trung tâm Asia, tôi gật đầu nói sẽ email bản nhạc cho Dzũng.  Xiết chặt tay tôi, Việt Dzũng dở giọng miền Nam hào hứng: "Nhớ nghen, anh Ba?".

samedi 17 décembre 2022

Nhớ bài tình ca cho Giáng sinh cuối của nhạc sĩ Việt Dzũng

Nhạc sĩ Việt Dzũng mất khi chỉ còn vài ngày nữa là đến đêm Giáng Sinh, bỏ lỡ những cuộc hẹn trước với bạn bè, không kịp nói lời chia tay. Anh mất vào ban mai ngày 20 tháng Mười Hai, năm 2013. Buổi sáng định mệnh ấy, khi những người thân loan tin cho nhau, không ai tin được. Mọi người sửng sốt hỏi lại dè dặt, vì biết đâu có thể đó là một trò đùa nào đó ngày thường của Việt Dzũng chăng?

jeudi 15 décembre 2022

Hoàng Ngọc Ẩn, người mang thơ đến với âm nhạc

Trong thơ Hoàng Ngọc Ẩn, thời gian, không gian làm nền lót cho những hình ảnh quen thuộc, cho những gợi khêu cảnh tượng muôn đời còn lấp lánh trong ký ức nhân gian.
Tiếng hát khơi dòng thương nhớ xưa
Mênh mang trời đất mới giao mùa
Ở đây ta vẫn sầu cô quạnh
Vẫn nhớ thương về năm tháng qua.
 

mercredi 14 décembre 2022

Trở lại Sài Gòn

Trở lại Sài Gòn 

 

 

Vĩnh biệt Việt Dzũng

Với tất cả những mũi tên tẩm thuốc độc bắn thẳng vào anh, Việt Dzũng chỉ im lìm, không lên tiếng biện minh hay viết bài đính chính. Anh vẫn âm thầm tiếp tục thực hiện những dự án và càng hăng say hoạt động, cống hiến tài năng của mình cho đồng hương như anh đã làm suốt hơn ba mươi năm nay. Lúc nào cũng vậy, anh vẫn luôn luôn là một đứa con cưng của tổ quốc và quê hương Việt Nam. Anh vẫn tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền và quang phục quê hương trong niềm tin rằng chế độ Cộng sản sẽ cáo chung trong một tương lai rất gần.
Duy-Khiêm Vũ Xuân Tráng

mardi 13 décembre 2022

Tìm trong dĩ vãng: Nhạc chủ đề

Tìm trong dĩ vãng: Nhạc chủ đề
 
 
 
 
 
 

Dư âm những mùa Giáng sinh

Với nhiều người, có lẽ mùa Giáng Sinh là mùa đẹp nhất trong năm. Vượt lên trên ý nghĩa của tôn giáo, lễ Giáng Sinh trở thành ngày lễ chung và mang đến niềm vui đến tất thảy mọi người. Đây mà mùa mang đến những màu đỏ rộn vui và màu xanh của hy vọng.
“Anh có nhớ không anh?
Em mặc màu áo xanh lam,
Xanh như liễu Đà-lạt,
Một chiều Đông Giáng Sinh”.

dimanche 11 décembre 2022

Nhạc sĩ Tuấn Hải: Trái tim để lại miền Nam yêu dấu - Tuấn Khanh

Nhạc sĩ Tuấn Hải là một cái tên không phải ai cũng nhanh chóng nhận ra, nếu không liệt kê một vài bài hát nổi tiếng của ông làm điểm tựa, bởi ông chọn sống một cuộc đời yên lặng và khiêm tốn. Suốt hàng chục năm, nhiều phóng viên văn nghệ đã từng đề nghị ông kể lại câu chuyện đời sáng tác của mình, nhưng ông chỉ cười xòa, và nói rằng kể lại, cũng giống như tự ca ngợi mình nên ông thấy ngại.

Nguyễn Đình Toàn – Một Ngày Sau Chiến Tranh

Nhạc Nguyễn Đình Toàn, tiếng kêu bi thương của thời đại ...

Hơn ba mươi năm sau, khi khối người Việt Nam lưu lạc nơi hải ngoại đã chuyển tiếp từ thế hệ thứ nhất qua thế hệ thứ hai, rồi thế hệ thứ ba, “Tình Ca Việt Nam” mới được in và phát hành lần đầu tiên dưới hình thức CD. Nguyễn Ðình Toàn gửi đến thính giả mười lăm bài hát cũ của chương trình “Nhạc Chủ Ðề” trên làn sóng điện của Ðài Phát Thanh Sài Gòn, cùng lúc với tuyển tập ca khúc thứ hai do ông sáng tác “Tôi Muốn Nói Với Em”. 

Việt Dzũng, Anh buồn Em...

Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.. Vâng, Việt Dzũng, Em hãy VUI SỐNG MUÔN ĐỜI dưới chân Chúa từ nhân và cùng anh nguyện cầu cho quê hương Việt Nam sớm có Tự Do , Công lý và Hoà bình thực sự Rồi đây, sau khi em đã về cõi vĩnh hằng, ngọn lửa đấu tranh rực sáng của em vẫn ̣̣̣̣̣dược hải ngoại thắp sáng và chuyển mạnh mẽ hơn về VN. Anh sẽ cùng đồng bào tiếp tục bước chân của em cho đến ngày quang phục được quê hương, cho đến ngày nguòi dân Việt được sống trong tự do, dân chủ và phú cường như ước vọng của em và của toàn dân Việt Nam nói chung.

samedi 10 décembre 2022

Hồi-ký của Bà Ngô Đình Nhu

Ở hải-ngoại, từ giữa thập niên 1980, từ sau cuốn hồi-ký của ông Đỗ Mậu, các hồi-ký về cái chết của Việt-Nam Cộng-Hòa, về cái chết của Đệ nhất cộng hòa và anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, về cuộc chiến chấm dứt ngày 30-4-1975 ở miền Nam, ... đua nhau xuất-bản, tái-bản. Sử liệu thì cũng có dù giả-chân đầy ra đó, nhưng không thiếu những lời tự biện hộ hoặc tự đề cao cá nhân và phe nhóm; toàn là lời chót lưỡi của những con người khi có quyền lực đã không làm gì hoặc đã nhúng tay vô chàm hay đồng lõa, nay đánh bóng lại cái sai lầm, cái đồng lõa một thời, và nếu có thủ phạm thì toàn là người đã chết không còn tự biện hộ hoặc phản pháo lại “đồng đội” được nữa! Và mỗi năm đến ngày 2 tháng 11, người ta lại tổ chức tưởng niệm người đã chết, chạy theo khí tiết người bị giết, đăng đàn diễn thuyết, ra sách, viết báo về những chuyện tưởng chưa bao giờ nghe nhưng thực ra đã nghe đâu đó rồi! Năm nay là đã 50 năm sau ngày đảo chánh 1-11-1963, công tội đã rõ, nhưng người ta vẫn chưa thỏa mãn, đặc-biệt người ta mong đợi cuốn Hồi-ký của Bà Ngô Đình Nhu từ nhiều năm qua – mong đợi có thể vì tò mò và sẵn sàng “phản pháo, đính chính, chụp mũ” hơn là vì muốn biết Bà Ngô Đình Nhu nghĩ gì về những biến cố bi thảm đã xảy ra cho đất nước và cho riêng gia-đình bà và chồng bà.

vendredi 9 décembre 2022

Đọc tản văn của Khuất Đẩu - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEjBfg-yPoaqjUvxXUVxL-NQBec_ceiQt2DQw7otbS8u5D9TGdQrXJkGKMEqolHQi-GhAOnQ8LwaabJE51SpshidJd36mwTwZ-WfCN0NWjgF1_CnW6d3LxUAygaUl0SqK1v_aCND3H5Ae9xrZTlynrz87BqMH-trEip2jNpBUW25czfDCJaZXrQWgxCNVào giữa năm 2010 trên trang mạng Talawas xuất hiện tác phẩm “Những tháng năm cuồng nộ” được người đọc nhanh chóng yêu thích không những do đề tài cấm kỵ được một cây viết đang sống trong nước khai thác mà bởi chính phong cách riêng của tác phẩm đã khiến nó được tìm đọc và lan truyền.

Viết chỉ để mở lòng

Tác giả quyển sách là nhà văn Khuất Đẩu. Ông không sống bằng nghề viết văn và theo như ông tự nhận, ông viết chỉ để mở lòng ra cho vơi những chất chứa, như con tầm tự phải nhả tơ. Mặc dù khó khăn chúng tôi cũng may mắn tìm ra địa chỉ của ông và được ông cho biết:

Việt Dzũng Kẻ Mang Nặng Những Khổ Đau Cùng Đất Nước. Hoàng Thu Dũng

Và Việt Dzũng, kẻ mang nặng khổ đau cùng đất nước, cũng được Đức Thích Ca lấy đó để tặng chúng ta một công án tu thân, rằng, hãy cố sống cho tử tế, danh vọng, tiền bạc, chân dài, chân ngắn rồi ra cũng sẽ tiêu tan, mục rữa, tan vào cát bụi vì đời là vô thường. Việt Dzũng từ bỏ cuộc sống này, không phải là chết, mà là về với với cái “Không”. Anh Chi Em ơi, CĐ/NVTN ơi đừng khóc, đừng bi quan. Việt Dzũng, kẻ mang nặng những khổ đau cùng đất nước của chúng ta không chết, anh chỉ về với nỗi nhớ khôn cùng của mỗi chúng ta.  

Việt Dzũng: Một Nghệ Sĩ Đa Dạng - Minh Thanh

Dù rất thành công với tờ Nhân Chứng, Việt Dzũng khg quên nghệ thuật đầu tiên anh yêu thích đó là Âm Nhạc. Việt Dzũng đi trình diễn thường xuyên cho cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới. Tuyển tập ca khúc / Album "Kinh Tỵ Nạn" ra đời trong thời gian này và được cộng đồng đón nhận nồng nàn. Có hơn 100, 000 băng đã được thính giả khắp nơi trên thế giới mua.

jeudi 8 décembre 2022

Tình Khúc Mùa Đông

Tình Khúc Mùa Đông

Mắt đã một chiều thu hoen lệ sầu
Tiếng đã lạc loài trong tim nghẹn ngào
Đưa em về chiều thu reo dưới gót
Âm thầm từng hồi giá buốt
Nghe tiếng đông sang(Thanh Trang)
 

Thơ Nhạc Mùa Đông

Những chiều đông cuối năm ngồi nhớ quê hương
Nhớ vắt cơm nếp nhớ cọng rau thơm nhớ vị ớt cay
Nhớ mùi trầm trên bàn thờ ngoại
Nhớ mẹ cha mắt mờ theo ngày tháng
Nhớ em thơ từ cay đắng lớn lên
Nhớ chị hiền theo chồng ra biên giới
Nhớ họ hàng bỏ làng xóm ra đi...
 

mercredi 7 décembre 2022

Những văn nghệ sĩ hy sinh khi tuổi đời còn trẻ - Phạm Văn Duyệt

Từ 1954 đến 75, hằng vạn thanh niên miền Nam hăng hái lên đường tòng quân chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản cuồng tín phương Bắc.

 Biết bao chàng trai ưu tú đã vĩnh viễn ra đi chẳng hẹn ngày về, kể cả giới làm thơ, viết văn và sáng tác âm nhạc. Do tuổi thọ ngắn ngủi, nên di sản văn chương của họ không được phong phú dồi dào. Mặc dù các tác phẩm để lại cho thấy tài năng đang nở rộ.

NHỮNG SUY NGHĨ NHÂN NGÀY 20/11 - Cô Giáo Mai Thị Mùi

Không có một đất nước nào mà lại lắm ngày truyền thống như nước ta. Ban bệ, ngành nghề nào cũng có ngày riêng, quân đội, công an, luật sư, nhà giáo, nhà báo, nhà may, nhà thổ… Tất tật phải cố đặt ra một ngày nào đó để tự tôn và được tôn vinh. Ngày nhà giáo VN có lẽ là ngày dễ nhớ nhất vì ai trong đời cũng là học sinh, không thì cũng là phụ huynh để PHẢI nhớ mà cúng cô hồn cho yên thân cả cha mẹ lẫn con cái.

mardi 6 décembre 2022

Một thời ai cũng có... Hoàng Thị - Trần Hoàng Vy

Một buổi sáng của năm 1972, tại một quán cà phê trên đường Võ Tánh, Sài Gòn (bây giờ là Nguyễn Trãi), cạnh bên tòa soạn báo Điện Tín, tôi gặp nhà thơ Kiên Giang, tác giả của bài thơ nổi tiếng “Hoa trắng thôi cài trên áo tím”, đang ngồi uống cà phê, và hình như ông đang say mê, đắm chìm vào một bài hát, được phát ra nho nhỏ từ chiếc radio “ấp chiến lược”, để ở trên bàn, trước mặt. Đến gần, thì nghe giọng Thái Thanh, cao vút với những ca từ, vui tươi, rộn rã nhưng cũng thật da diết và trữ tình: 

lundi 5 décembre 2022

NGUYỄN ĐÌNH TOẢN, GIÓ VẪN THƠM MÙI HOA BƯỞI HOA NGÂU - Nguyễn Đức Tùng

Tình yêu quê hương là cảm giác thuộc về, cảm thấy bạn là một phần nhỏ bé của cái lớn hơn, cái toàn thể. Cảm giác ấy chống lại sự đứt rời, tan vỡ, phân liệt. Cũng như tình yêu nam nữ, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước đều có thể được làm mới lại mỗi ngày, đều có thể được gieo xuống và gặt lên.
Kỷ niệm cũ vẫn còn nguyên vẹn đó
Trời tháng giêng, tháng bảy buồn như nhau
Gió vẫn thơm mùi hoa bưởi, hoa ngâu
Rồi tết đến, rồi lòng anh nhớ quá

samedi 3 décembre 2022

Buồn Tàn Thu

Bước chân khẽ đi tìm mùa Thu muộn,
Em sợ làm lay động lá vàng rơi.



vendredi 2 décembre 2022

Chiếc Lá Tình Muà Thu - Nguyễn Thị Thanh Dương

http://vnthuquan.net/audio/dv_3/image/poster/chiec_la_tinh_mua_thu.jpgMùa Thu có hàng triệu lá vàng, lá đỏ,Nhưng em chỉ thương một chiếc lá của anh,Anh đã trao em lần tình cờ gặp gỡ,Em sẽ giữ hoài làm kỷ niệm trăm năm. 

Tôi thức dậy, trời đã sáng từ lâu. Ðêm, trước khi ngủ, tôi thích cuốn blind lên khung cửa, vì phòng ngủ trên lầu, để khi thức dậy tôi có thể nhìn ra thấy núi và mây xa xa.
 

Paris By Night 40 - Mẹ

http://ecx.images-amazon.com/images/I/91hoLN4SLlL._SL1500_.jpg 

Giã Biệt Sài Gòn - Thúy Nga Paris 10

 http://farm4.static.flickr.com/3400/5712097637_98a09601f9_b.jpg

jeudi 1 décembre 2022

Tình Ca - Hội Quán Cây Tre 1971

 

Những lời trăn trối của TT Diệm gửi cho nước Mỹ...

Những lời trăn trối của TT Diệm gửi cho nước Mỹ trước khi từ chối được tị nạn chính trị tại Tòa Đại sứ HK - Hiên ngang chờ đón cái chết vì nước vì dân  

Maggie Higgins đã dành cả một chương 9 trong cuốn Our Nightmare of Vietnam để viết về TT Diệm. Theo Higgins Ngô Đình Diệm là một vị quan lạị bị ngộ nhận quá nhiều. Khi cụ Diệm bị HCM bắt tại Tuyên Quang, lúc đó cụ Diệm đang đói và rất đau khổ. HCM đã nói với cụ,” Tôi đã sẵn sàng dành cho ông một chức vị cao trong chính quyền. Tôi mong ông đến sống cùng tôi và ở trong dinh Toàn Quyền.”

Người Lính Già Chỉ Mờ Đi - Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

http://diendangiaodan.us/cacngaylehoi/VietnamMemorialWall_2.jpg1
Trong ánh sáng dìu dịu của ngọn đèn chong nhỏ, tôi thấy Ba tôi ngồi như một cái bóng mờ. Tôi rón rén đến gần. Ba nhìn lui. Tôi hỏi nhỏ:
“Sao Ba không mở đèn sáng lên hở Ba?”
“Ba xong rồi.”
Tôi đặt tách trà gừng lên bàn, liếc nhìn màn hình computer. Chỉ có tấm ảnh gia đình, Ba thường cho nó “hiện lên” sau khi đã làm xong việc. Tôi hơi mỉm cười, mừng vì Ba có thể nghỉ ngơi sớm.
Tôi kéo một chiếc ghế lại để ngồi gần Ba.

Nhớ Sài Gòn (Asia 18)