Nội hai chữ "khẩu trang" thôi cũng đã làm tôi nghi ngại, chần chừ
mãi mới viết bài tản mạn về đề tài này, vì thấy danh từ này lấn cấn làm
sao. Thứ nhất nó có vẻ Tàu, "khẩu" là miệng, "trang" là trang bị. Thứ nhì nó đâu chỉ che miệng, mà còn che mũi và mặt nữa. Còn nếu dùng chữ "mặt nạ" dịch từ chữ "gauze mask / face mask"
trong tiếng Anh, thì lại có thể hiểu lầm là các mặt nạ đeo để hóa trang
vào các ngày xin kẹo Halloween hay trong các phim ảnh. Thôi thì tạm
thời gọi nó là "khẩu trang" theo số đông vậy, cho tới khi biết chữ khác đúng hơn.
lundi 31 août 2020
dimanche 30 août 2020
samedi 29 août 2020
Xuân cười trên căn gác nhà Nguyễn Đình Toàn - Trịnh Thanh Thủy
Đã từ lâu tôi muốn viết một cái gì đó về Nguyễn Đình Toàn, người nghệ
sĩ tài hoa mà tôi rất mến mộ. Tôi đã nghe nhạc, nghe lời thoại của
chương trình phát thanh "Bông hồng tạ ơn", đọc các tác phẩm văn học của
ông. Loay hoay mãi, tôi ngẫm ra một điều, viết gì về ông cũng bằng thừa.
Bởi vì những tác phẩm, những ca khúc, thi phẩm hay các lời nhạc thoại
đã nói hết, nói hay một cách tuyệt vời và bộc lộ gần như hết tâm tư của
con người mà tôi muốn viết về. Tôi chỉ còn quyết định đến thăm để trò
chuyện với ông thôi là đủ.
lundi 24 août 2020
Quyền lực của Big Media đưa tin tiêu cực về TT Trump
Trong
khi giới truyền thông cánh tả tập trung toàn lực để đưa tin về những
cái “xấu” của Tổng thống Trump - mà đối với những người có nhãn quan
khác thì đó lại là điểm mạnh hiếm có ở một chính trị gia - thì Big Media
lại ra sức bao che cho những lỗi “ngớ ngẩn” và những chính sách cánh tả
viển vông của Joe Biden...
Tiếng hát Lệ Thanh
Vào
những thập niên 60 thời còn phòng trà Anh Vũ, Kim Sơn, Hòa Bình ở SG
đêm nào cũng có mặt người thư sinh Đỗ Lễ rất yêu tiếng hát của nữ ca sĩ
Lệ Thanh. Một ca sĩ có bàn tay không mấy đẹp với sắc vóc trung bình
nhưng giọng ca nồng nàn với những nốt vuốt độc đáo mà hình như cho tới
bây giờ chưa có người thay thế. Có người cho rằng tiếng hát ca sĩ Xuân
Thu hơi giông giống Lệ Thanh, nhưng chỉ giống ở phần láy âm.
NHạc sĩ Đỗ Lễ đã để lòng mình mở rộng đón tiếng hát Lệ Thanh đi sâu vào cõi thầm kín nhất của tình si.Từ tiếng ca chất chứa nỗi lòng tan tác bởi chia ly của người nữ ca sĩ tài hoa này đã dẫn Đỗ Lễ vào bến si mê. Yêu giọng ca, yêu cả con người. khoảng năm 1963 - 1964 cũng là lúc Lệ Thanh lên xe hoa với một người khác. Trước tin này, Đỗ Lễ thất điên bát đảo trong tâm hồn. Anh thường trực tìm đến men rượu để chia sầu nhạc phẩm "Sang Ngang" ra đời trong trạng thái đó với tấm lòng tan nát, ôm mối tình của hai con đường song song không bao giờ gặp nhau.
NHạc sĩ Đỗ Lễ đã để lòng mình mở rộng đón tiếng hát Lệ Thanh đi sâu vào cõi thầm kín nhất của tình si.Từ tiếng ca chất chứa nỗi lòng tan tác bởi chia ly của người nữ ca sĩ tài hoa này đã dẫn Đỗ Lễ vào bến si mê. Yêu giọng ca, yêu cả con người. khoảng năm 1963 - 1964 cũng là lúc Lệ Thanh lên xe hoa với một người khác. Trước tin này, Đỗ Lễ thất điên bát đảo trong tâm hồn. Anh thường trực tìm đến men rượu để chia sầu nhạc phẩm "Sang Ngang" ra đời trong trạng thái đó với tấm lòng tan nát, ôm mối tình của hai con đường song song không bao giờ gặp nhau.
dimanche 23 août 2020
Ca sĩ Lệ Thanh -một thời rồi rơi vào quên lãng
Vào những thập niên 60 thời còn phòng trà Anh Vũ, Kim Sơn, Hòa Bình ở SG đêm nào cũng có mặt người thư sinh Đỗ Lễ rất yêu tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thanh. Một ca sĩ có bàn tay không mấy đẹp với sắc vóc trung bình nhưng giọng ca nồng nàn với những nốt vuốt độc đáo mà hình như cho tới bây giờ chưa có người thay thế. Có người cho rằng tiếng hát ca sĩ Xuân Thu hơi giông giống Lệ Thanh, nhưng chỉ giống ở phần láy âm.
”Một chút giai thoại về bài hát Mộng Dưới Hoa”
Nhạc sĩ Phạm Đình
Chương đã đóng góp nhiều tác phẩm thật đẹp, như những hạt kim cương lóng
lánh, vào kho tàng tân nhạc Việt Nam – đây tôi không có tham vọng trình
bày về sự nghiệp sáng tác phong phú và giá trị của ông, mà chỉ xin ghi
lại một giai thoại nhỏ đã được chính ông kể trong một lần tôi chở ông
trên xe khi đi thăm ca sĩ Hoài Trung đang nằm trong một bệnh viện ở
Pasadena vào năm 1990. Khi tôi hỏi về trường hợp sáng tác bản Mộng Dưới
Hoa thì ông cho hay là khoảng năm 1957 gì đó, ông đọc tập thơ Đường Vào
Tình Sử của Đinh Hùng, thấy bài Tự Tình Dưới Hoa hay hay, có nhiều hình
ảnh đẹp, lời thơ có vẻ cổ điển ước lệ với mỹ nhân, với trăng sao, mây
nước, suối rừng, mơ mộng v,v…, ông bèn âm ư nho nhỏ trong miệng, rồi bật
ra thành những nốt nhạc đầu tiên, và ông đã ghi lại trên giấy.
vendredi 21 août 2020
Cuộc Đời Đau Thương Của Loài Chim Yến
Câu
chuyện ray rứt lòng người: Xé gió biển, đôi cánh nhỏ dang rộng hết
cỡ, lượn lên
mất hút trên không trung, rồi bất thần lao xuống hết tốc lực. Chẳng
có gì ngăn cản nổi, Yến mẹ lao đầu vào vách đá dựng đứng để lại trên
vách núi vệt máu tươi uất nghẹn và tiếng kêu khản đặc xé lòng của
chim trống... Cảnh tượng đó lập đi lập lại trong những ngày vào mùa,
mùa mà “một loài” hân hoan trên sự chết chóc đau thương của một loài
khác. Đó là mùa khai thác Tổ Yến.
Chuyện tình chim yến
Những bức
ảnh được một nhiếp ảnh gia vô tình chộp lại trên đường, đã tường thuật
lại câu chuyện tình li biệt cảm động của đôi chim yến: “cô gái” lúc đó
ven theo đường cái, lượn vòng sát mặt đường thì đâm phải một chiếc ô tô
đang lao tới. “Cô gái” bị thương, tình hình vô cùng nguy cấp… “Chàng
trai” từ đâu bay đến mang thức ăn kiếm được cho “người yêu” như để an ủi
“cô ấy”.
dimanche 16 août 2020
Hoa Hoàng lan
Tên gọi ylang-ylang có nguồn gốc từ tiếng Tagalog ilang-ilang, có nghĩa là “hoa của các loài hoa” mà không phải là để nói bóng gió tới mùi thơm dễ chịu của hoa hoàng lan.
Cánh hoa trắng Ngọc Lan
Hoa Ngọc Lan: Loài hoa của sự nhân từ và lòng nhân ái
Ngọc Lan còn là biểu tượng cho tấm lòng hiếu thảo, sự nhân từ, thánh thiện. Ngọc Lan cũng là cái tên được các cụ ngày xưa đặt cho con gái của mình với mong muốn con luôn ngoan hiền, hiếu thảo, xinh đẹp. Hoa ngọc lan có vẻ đẹp nhẹ nhàng, cuốn hút cùng hương thơm quyến rũ sẽ giúp thay đổi cho không gian sống của bạn thêm đẹp đẽ hơn.
samedi 15 août 2020
mercredi 12 août 2020
mardi 11 août 2020
Buổi Chiều Trong Thành-Phố
Người
bạn tu hành của tôi nhìn về chân trời phía Tây đỏ ối ánh mặt trời
chiều. Nói. Giọng nói nhẹ tênh trong hơi thở: ông đừng bỏ đi đâu nữa.
Tất cả rồi cũng là không. Ông ạ.
Tôi
nhìn người bạn tu hành. Vái một vái xuống chùa như một lần thăm. Vâng.
Tất cả rồi cũng là không. Qua khỏi động cát, nhìn lại, chùa trên cao.
Và, sau lưng tôi, vẫn còn nghe thấy hương thơm của hoa sứ và tiếng
chuông chùa ngân./.
dimanche 9 août 2020
Nỗi buồn trong nhạc của Ngô Thuỵ Miên
Nhạc Việt, để chỉ giới hạn trong nhạc chúng ta – nhạc Vàng như phe
thắng cuộc thường gán ghép – là một chuỗi sầu mang mang vô tận.
Hầu như tất cả các nhạc sĩ của chúng ta đều đắm mình trong mối sầu muôn thuở vang vọng từ vạn kiếp xa xưa nào đó. Cung điệu sao buồn lê thê, dai dẳng và ấm ức khôn nguôi. Phải chăng đó là những tiếng thở dài trong canh vắng, những kể lể than van trong tịch mịch cô đơn, những oán trách tức tưởi vì oan trái chua cay hay là những tiếc nuối xót xa vì chinh chiến chia lìa?
Hầu như tất cả các nhạc sĩ của chúng ta đều đắm mình trong mối sầu muôn thuở vang vọng từ vạn kiếp xa xưa nào đó. Cung điệu sao buồn lê thê, dai dẳng và ấm ức khôn nguôi. Phải chăng đó là những tiếng thở dài trong canh vắng, những kể lể than van trong tịch mịch cô đơn, những oán trách tức tưởi vì oan trái chua cay hay là những tiếc nuối xót xa vì chinh chiến chia lìa?
Ngô Thụy Miên Một Đời Cho Tình Ca
Ngô Thụy Miên có lẽ là một trong số rất ít nhạc sĩ sáng tác có một cuộc sống nhàn nhã, như một ẩn sĩ ở riêng một góc trời tại thành phố tĩnh mịch và hiền hòa có tên Olympia, tiểu bang Washington. Mỗi ngày một ly rượu vang vào bữa cơm tối, cuối tuần quây quần quanh bàn "mà chược" với vài ba người bạn thân, ngày thường đi làm đều đặn tại một nơi đã 20 năm. Bên cạnh anh luôn có bóng dáng người bạn đời đã cùng anh chung sống trong niềm hạnh phúc từ 24 năm qua. Góc trời của Ngô Thụy Miên là như vậy. Nơi đó, anh sống để viết nhạc bằng tất cả sự rung cảm sau 38 năm cống hiến những tình khúc đã in sâu trong trí nhớ mọi người, kể từ ca khúc đầu tiên "Chiều Nay Không Có Em" vào năm 1965.
samedi 8 août 2020
mardi 4 août 2020
Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên – Cuộc đời buồn như những bài thơ
Khi là lính và đồn trú ở Pleiku, tôi đã quen một cô bé trong một
chuyến bay trực thăng từ Đà Lạt về. Hôm ấy, thời tiết thật xấu và cô bé
ngồi bên cạnh tôi ói lên cả quần áo của tôi. Khi xuống đến phi trường
trời mưa dữ dội, tôi lấy xe chở cô ra phố và bắt đầu quen nhau.
Mấy tháng hè, cô về thăm nhà và hình như ngày nào tôi cũng đều kiếm dịp để đến thăm cô. Mỗi lần tôi đến, không hiểu sao cô lại cho máy chạy bài hát “Thà Như Giọt Mưa”, mà Phạm Duy phổ nhạc bài thơ “Khúc Buồn Tình” của Nguyễn Tất Nhiên. Lời thơ, tiếng nhạc như có một điều gì gửi gấm, lạ lạ, bâng khuâng. Bài thơ thủ thỉ, thì thầm:
Mấy tháng hè, cô về thăm nhà và hình như ngày nào tôi cũng đều kiếm dịp để đến thăm cô. Mỗi lần tôi đến, không hiểu sao cô lại cho máy chạy bài hát “Thà Như Giọt Mưa”, mà Phạm Duy phổ nhạc bài thơ “Khúc Buồn Tình” của Nguyễn Tất Nhiên. Lời thơ, tiếng nhạc như có một điều gì gửi gấm, lạ lạ, bâng khuâng. Bài thơ thủ thỉ, thì thầm:
Nguyễn Tất Nhiên, gã cuồng thơ yểu mệnh
Nguyễn Tất Nhiên, tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh ngày 30 tháng 5 năm 1952 tại quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa và mất ngày 3 tháng 8 năm 1992 tại California.
Nguyễn Tất Nhiên theo học trường trung học Ngô Quyền từ năm 1963 cho tới năm 1970. Lúc mới vừa lên trung học đệ nhất cấp, Nguyễn Tất Nhiên đã làm thơ. Theo lời những người bạn cùng trường lúc đó, thơ của Nguyễn Tất Nhiên đã rất hay từ nhỏ. Lúc đó Nguyễn Tất Nhiên thành lập thi văn đoàn với bạn học là Đinh Thiên Phương, tên thật là Đinh Thiên Thọ. Cả hai thi sĩ học trò này cùng chung nhau xuất bản tập thơ Nàng thơ trong mắt năm 1966, khi đó Nguyễn Tất Nhiên được 14 tuổi. Trong tập thơ này Nguyễn Tất Nhiên lấy bút hiệu là Hoài Thi Yên Thi.Đại dịch cúm năm 1918 (1918 Flu Pandemic)
100 years ago the 1918 influenza pandemic devastated entire communities and took at least 675,000 American lives. It was the most severe pandemic in recent history, sweeping the globe quickly and killing more than 50 million people. This video provides information and background on the 1918 flu pandemic.
lundi 3 août 2020
Nhà thơ áo lính Tô Thùy Yên
Chiều Trên Phá Tam Giang được Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc từ bài
thơ dài cùng tên của thi sĩ Tô Thùy Yên. Lời bản nhạc chỉ diễn tả một
góc thân phận tình yêu trong cuộc chiến trong không gian bài thơ là về
cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, một cuộc chiến mà Tô Thùy Yên gọi
những người cầm súng bắn nhau cũng mê muội không khác gì cùng "mê sa một
con đĩ thập thành".
dimanche 2 août 2020
Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước
Dương Thiệu Tước (1915–1995) là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và
được coi là một trong những nhạc sĩ tiền phong của tân nhạc Việt Nam.
Dương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, nguyên Đốc học Nam Định.
Dương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, nguyên Đốc học Nam Định.
samedi 1 août 2020
nghỉ hè ở Mallorca - Phạm Tín An Ninh
Mallorca, một
hòn đảo du lịch nổi tiếng của Tây Ban Nha, nằm trong quần đảo Balearic.
Trước khi đến đây, vì nghĩ là đảo, nên tưởng chỉ có rừng núi và biển
cùng một vài làng mạc hay khu phố nhỏ, nhưng tôi rất ngạc nhiên khi phi
cơ đáp xuống phi trường Palma rộng lớn, kiến trúc tân kỳ, sang trọng còn
hơn nhiều phi trường quốc tế khác mà tôi đã từng đi qua. Palma là thủ
phủ tráng lệ của Mallorca, nằm trên một dãy đồi cao nhìn xuống biển
xanh. Đặc biệt khu nhà thờ Cathedral nằm bên cạnh giáo đường Mussulman,
gồm những kiến trúc độc đáo, nổi tiếng theo kiểu Mediterranean Gothic từ
thế kỷ thứ 13.
Nhạc sĩ Vĩnh Điện, những điều chưa nói hết - VƯƠNG HỒNG ANH
*Câu chuyện từ năm 1967
Mùa hè 1967, trên trang Tân Nhạc của nhật báo Dân Tiến xuất bản tại Sài Gòn do chúng tôi phụ trách, trong bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ- tác giả nhiều tình khúc nổi tiếng như Bông Hồng Cài Áo, Trăng Tàn Trên Hè Phố, Nắng Lên Xóm Nghèo…-lúc bấy giờ đang là giáo sư môn Việt Văn và Âm nhạc tại một số trường trung học ở Đà Nẵng, khi được hỏi về một số nhạc sĩ tại miền Trung, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã nhắc đến một tài năng có dòng nhạc rất lạ, rất mới, đó là nhạc sĩ Vĩnh Điện, mà vào thời gian đó, là sĩ quan ngành hành chính tài chính của ở một đơn vị tại Đà Nẵng.
Mùa hè 1967, trên trang Tân Nhạc của nhật báo Dân Tiến xuất bản tại Sài Gòn do chúng tôi phụ trách, trong bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ- tác giả nhiều tình khúc nổi tiếng như Bông Hồng Cài Áo, Trăng Tàn Trên Hè Phố, Nắng Lên Xóm Nghèo…-lúc bấy giờ đang là giáo sư môn Việt Văn và Âm nhạc tại một số trường trung học ở Đà Nẵng, khi được hỏi về một số nhạc sĩ tại miền Trung, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã nhắc đến một tài năng có dòng nhạc rất lạ, rất mới, đó là nhạc sĩ Vĩnh Điện, mà vào thời gian đó, là sĩ quan ngành hành chính tài chính của ở một đơn vị tại Đà Nẵng.
Inscription à :
Articles (Atom)