lundi 18 décembre 2017

Tổng thống Trump công bố Chiến lược An ninh Quốc gia, đặt Trung Quốc vào tầm ngắm

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố Chiến lược An ninh Quốc gia với những ngôn từ mạnh mẽ chống lại Trung Quốc, dự báo sẽ dẫn đến những chính sách cứng rắn với Bắc Kinh về Biển Đông.
http://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2017/12/trump-benjamin_chasteen-0864-20171012.jpg“Hoa Kỳ đang trong trận đấu và Hoa Kỳ sẽ giành chiến thắng”, Tổng thống Trump cho biết trong bài diễn văn dài 20 phút công bố Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ vào ngày 18/12.
Ông nói rằng nước Mỹ đang phải đối mặt với “một thế giới nguy hiểm phi thường” và một trong những mục tiêu của ông là đảm bảo rằng Mỹ “trở lại dẫn đầu trên trường quốc tế.”
Bản chiến lược dài 53 trang, dựa trên bốn nguyên tắc: Bảo vệ tổ quốc bằng cách hạn chế nhập cư, Gia tăng áp lực với các đối tác thương mại, Xây dựng quân đội và tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên toàn cầu.

Trong văn bản này, Nga và Trung Quốc được miêu tả là “thế lực muốn thay đổi nguyên trạng” (revisionist powers), hai nước “muốn định hình một thế giới đối nghịch với các giá trị và lợi ích của Hoa Kỳ”.
Cụ thể, văn bản cho biết Trung Quốc và Nga “quyết tâm làm cho các nền kinh tế kém tự do và ít công bằng hơn, phát triển quân đội, kiểm soát thông tin và dữ liệu để trấn áp xã hội và mở rộng ảnh hưởng của họ”.
“Ví dụ, Trung Quốc kết hợp việc sử dụng dữ liệu và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá sự trung thành của công dân với nhà nước, sau đó sử dụng việc xếp hạng này để định đoạt việc làm của họ và nhiều vấn đề khác nữa”, bản Chiến lược An ninh Quốc gia cho biết.
Đối với Nga, văn bản của Mỹ khẳng định: “Nga sử dụng các hoạt động thông tin như một phần của các nỗ lực công kích thông qua không gian mạng nhằm gây ảnh hưởng dư luận trên khắp thế giới. Các chiến dịch gây ảnh hưởng của họ kết hợp các hoạt động tình báo, các cá nhân lừa đảo trực tuyến với các phương tiện truyền thông do nhà nước tài trợ, các bên trung gian bên thứ ba và những người dùng mạng xã hội được trả tiền hay còn gọi là ‘dư luận viên'”.
Bản chiến lược đề cập đến Trung Quốc là một “đối thủ chiến lược”. Đó là một sự thay đổi cơ bản so với chính quyền cũ, khi cựu Tổng thống Obama gọi Bắc Kinh là đối tác trong việc đối phó với các mối đe doạ toàn cầu, từ Chương trình hạt nhân của Iran đến vấn đề biến đổi khí hậu.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Trump về chiến lược an ninh quốc gia 

Ngôn từ của bản chiến lược cho thấy Tổng thống Trump đặt ra lập trường mang tính thách thức mạnh mẽ đối với hoạt động thương mại bất công của Bắc Kinh và việc kiểm soát của Bắc Kinh đối với các hòn đảo và đường thủy ở Biển Đông, theo CNN. Tờ New York Times cũng có nhận định tương tự.
Các bức ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc tiếp tục xây dựng phi pháp trên Biển Đông, bất chấp phán quyết của tòa án quốc tế bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại khu vực.
Trên thực tế, chính quyền Trung Quốc đặc biệt gia tăng lấn chiếm Biển Đông dưới những chính sách mềm mỏng của cựu Tổng thống Barack Obama.
Nhiều lãnh đạo hải quân Mỹ phê phán ông Obama đã không cho phép các cuộc tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông từ năm 2012 đến năm 2015, theo tạp chí Hải quân (Navy Times) của Mỹ. Trong thời gian đó, Trung Quốc ra sức xây dựng các đảo nhân tạo và lắp đặt các thiết bị quân sự, tạp chí này cho biết.
Tổng thống Donald Trump cũng chỉ trích chính sách Biển Đông của ông Obama trong một cuộc phỏng vấn với Reuters vào tháng 2. Ông nói: “Điều này không xảy ra dưới chính quyền Trump, điều này đã xảy ra dưới chính quyền Obama. Nhiều thứ đã diễn ra mà đáng lẽ chúng không được phép. Một trong số đó là việc xây dựng một tổ hợp quân sự khổng lồ ở giữa Biển Đông.”
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã thể hiện một số động thái cứng rắn với Trung Quốc về Biển Đông. Tháng 7, ông phê duyệt kế hoạch một năm cho phép hải quân Mỹ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, trong khi dưới thời Obama mỗi hoạt động như vậy phải xin phép từng lượt.
Tháng 5, tàu chiến Mỹ đã tiến hành ‘cuộc thao diễn’ trong phạm vi 12 hải lý của hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Động thái này chưa từng xảy ra dưới thời Obama và được cho là một thách thức trực tiếp đến hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc tại khu vực.
Thu Phương


1 commentaire: